intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi con 4 tháng tuổi – Tuần 2

Chia sẻ: Hoa Bi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

49
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuần thứ 15, mẹ hãy sẵn sàng để chứng kiến một trong những mốc phát triển đầy ngoạn mục của con: bé đã biết lật mình. Từ tuổi này, bé cũng đã biết phân biệt người quen người lạ và cũng sẽ kén chọn hơn trong việc tiếp xúc với những người xung quanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi con 4 tháng tuổi – Tuần 2

  1. Khi con 4 tháng tuổi – Tuần 2
  2. Tuần thứ 15, mẹ hãy sẵn sàng để chứng kiến một trong những mốc phát triển đầy ngoạn mục của con: bé đã biết lật mình. Từ tuổi này, bé cũng đã biết phân biệt người quen người lạ và cũng sẽ kén chọn hơn trong việc tiếp xúc với những người xung quanh. Bé lật Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ dùng hai tay chống xuống để nhấc đầu và vai lên cao. Tư thế như hít đất này giúp cơ bé khỏe hơn và bé có thể quan sát xung quanh tốt hơn. Bé cũng có thể làm bạn bất ngờ vì giai đoạn này, một số bé có thể bắt đầu lật được. Bạn có thể khuyến khích bé lật bằng cách lúc lắc một món đồ chơi bên phía bé hay lật để dụ bé lăn qua. Luôn khen và cười để động viên bé. Bé có thể cần bạn trấn an vì đôi khi kỹ năng mới này làm bé sợ. Bé biết kén chọn
  3. Con sẽ rất thích ở bên các anh chị lớn vui nhộn - Ảnh: Gettyimages Khi thấy bạn xuất hiện, nghe giọng nói và nhìn nét mặt của bạn, bé có thể đáp lại bằng cách vẫy tay vẫy chân. Nếu trước đây bé cười với tất cả những ai bé gặp thì bây giờ có thể bé bắt đầu tỏ ra kén chọn hơn. Giữa một nhóm đông người hoặc với người lạ, bé cần thời gian để làm quen từ từ. Nếu bạn sắp phải gởi bé cho ai đó hoặc giao bé cho người giữ trẻ, bạn cần sắp xếp cho bé tiếp xúc với họ trước. Tuy bé thích cảm giác an toàn khi được bạn ẵm trong lòng, bé vẫn muốn giao tiếp với người khác, đặc biệt là với những đứa trẻ ồn ào, náo nhiệt bởi khi chơi với em bé, những đứa trẻ vui nhộn hơn và nhẹ tay nhẹ chân với em hơn. “Con có mũm mĩm quá không nhỉ?” "Con có mũm mĩm quá không nhỉ?" - Ảnh: Inmagine
  4. Con tôi nhìn có vẻ mập. Có sao không? Béo phì đã trở thành một từ rất thông dụng ngày nay. Mặc dù mập không tốt cho sức khỏe nhưng có thể bác sĩ sẽ tỏ ra chẳng lo lắng gì khi thấy bé mũm mĩm đâu. Nhiều bé sinh ra đã bụ bẫm, nhiều bé khác lúc sinh thì không nhưng sau đó lại trở nên bụ bẫm nhưng không phải vì bé có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh hoặc không chịu vận động. Lý do là do cơ bắp bé chưa phát triển nhiều nên bạn sẽ nhìn thấy nhiều mỡ, dần dần khi lớn lên, lượng mỡ này sẽ giảm đi. Bé có cần chế độ ăn kiêng không? Không cần. Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng và chiều cao của bé để xem có trong giới hạn bình thường không. Nếu bé dư cân nhiều, có thể bác sĩ sẽ kiểm tra lại biểu đồ tăng trưởng của bé. Thật sự là rất hiếm bác sĩ nào lại quan tâm đến chứng béo phì ở lứa tuổi này, đặc biệt là khi bé chưa ăn dặm. Điều này có nghĩa là bé sẽ luôn luôn có vấn đề về cân nặng? Không. Một đứa bé bụ bẫm lúc này không nhất thiết sau này cũng như thế lúc trưởng thành. Nhiều bé ốm lại khi bắt đầu biết bò, biết đi. Đơn giản chỉ là cơ thể bé có kiểu dự trữ mỡ khác những bé khác. Khi bé lớn hơn, bạn có thể giữ cho bé cân đối và khỏe mạnh bằng cách khuyến khích bé chơi các trò chơi cần vận động, chỉ cho bé ăn khi nào bé đói và tránh việc cho bé ngậm bình sữa mỗi khi muốn dỗ dành, xoa dịu bé. Thay vào đó, nên cho bé một món đồ chơi hay ôm ấp, vỗ về bé. Cuộc sống của bạn: Để bé ở nhà
  5. Khi có việc phải để bé lại ở nhà, dù ở với ông bà hay với một người trông trẻ đáng tin cậy, bạn cảm thấy rất lo lắng. Điều đó là bình thường thôi. Cảm thấy lo lắng vì phải tách ra khỏi bé chứng tỏ bạn quan tâm và chăm sóc bé rất chu đáo. Điều đó có nghĩa rằng bạn không nên để nỗi lo của mình lấn át hết lý trí. Bạn nên cân nhắc giữa việc lúc nào cũng giữ rịt bé bên cạnh mình với những nhu cầu khác, chẳng hạn như bạn cần một chút nghỉ ngơi, thư giãn (nên gởi cho người khác trông coi tốt cho cả mẹ lẫn con), bạn phải đi làm kiếm tiền, và bé cũng cần học cách giao tiếp với những người khác. Có một người giữ trẻ lúc này là cần thiết và hữu ích. Nếu bạn chưa có người giữ trẻ, bạn hãy thử nhờ ba mẹ bạn để ý tìm giúp. Khi có người rồi, bạn có thể vừa làm việc nhà vừa quan sát cách cô ấy chơi với bé. Mới đầu bạn có thể ra khỏi nhà để đi mua thứ gì đó gần nhà thôi. Khi ra khỏi nhà, bạn đừng tỏ ra quá lo lắng. Nếu bạn căng thẳ ng, bé sẽ nhận biết ngay và như thế khó mà đi được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2