intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi con không đạt tới điều cha mẹ muốn

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

88
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi con không đạt tới điều cha mẹ muốn Chuyện bố mẹ quá kỳ vọng vào con và thúc ép con thái quá không phải là cá biệt trong cuộc sống hiện nay. Các em còn quá nhỏ để có thể chịu đựng được áp lực học tập. Ngay từ chyện học, chuyện chơi, chuyện chọn ngành, việc làm, đến dựng vở gả chồng nhiều ông bố bà mẹ luôn muốn con mình làm theo nguyện vọng của họ. Và những đứa con nhiều khi phản kháng bằng những cách rất tiêu cực. Nếu cha mẹ cứ tạo ra cho con những áp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi con không đạt tới điều cha mẹ muốn

  1. Khi con không đạt tới điều cha mẹ muốn Chuyện bố mẹ quá kỳ vọng vào con và thúc ép con thái quá không phải là cá biệt trong cuộc sống hiện nay. Các em còn quá nhỏ để có thể chịu đựng được áp lực học tập.
  2. Ngay từ chyện học, chuyện chơi, chuyện chọn ngành, việc làm, đến dựng vở gả chồng nhiều ông bố bà mẹ luôn muốn con mình làm theo nguyện vọng của họ. Và những đứa con nhiều khi phản kháng bằng những cách rất tiêu cực. Nếu cha mẹ cứ tạo ra cho con những áp lực ngày càng cao hơn và tồn tại trong thời gian dài sẽ có nguy cơ tạo ra những trở ngại về tâm lý cho con Từ lớp một tới giờ, kết quả học tập của Thục lúc nào cũng rất tốt. Thế nhưng, bố mẹ em chưa bao giờ thấy hài lòng. Điệp khúc: "Con phải cố gắng hơn nữa, thế này chưa được đâu" thường xuyên vang lên để nhắc nhở cô bé. Có những hôm chỉ vì bị không được điểm 9, 10 mà em phải ngồi nghe mẹ mắng cả buổi với những câu như: "Bố mẹ nuôi mày thế nào mà mày càng lớn càng ngu thế hả? Mày không muốn học thì ở nhà luôn đi"… Cô bé chỉ biết khóc nức nở. Sau đó, em luôn cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, rồi tâm lý rơi vào hoảng loạn vì sự kỳ vọng thái quá của bố mẹ đối với chuyện học hành. Bố mẹ mong đợi con học hành giỏi giang, thành tài là điều rất chính đáng nhưng nếu điều này thái quá, trở thành những hành động ép con học, hay mắng mỏ khi
  3. con không đạt thành tích mong muốn… sẽ tác động tiêu cực đến trẻ. Bởi thường, những trẻ này đã có sự tự cố gắng, cũng luôn muốn đạt kết quả tốt, làm vui lòng bố mẹ rồi. Nếu bị bố mẹ gây sức ép, trẻ sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí quay ra chống đối. Có hai hình thức kỳ vọng thái quá của các bậc phụ huynh với con. Một là họ luôn thúc ép con phải học thật giỏi, nổi bật hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa. Những người này luôn bắt con học ngày học đêm và hầu như chẳng bao giờ thỏa mãn với thành tích của trẻ. Kiểu thứ hai là những bậc phụ huynh muốn con phải học theo sở thích, nguyện vọng của mình, theo đuổi những ước mơ của họ hay phấn đấu đạt được những thứ họ muốn. Bố mẹ Bắc đều là kiến trúc sư, luôn mong con mình cũng theo nghề, nhưng em không có khiếu hội họa và cũng không thích ngành đó. Dù được bố đưa đến các thày dạy vẽ giỏi, rồi còn tự kèm cặp ở nhà nhưng Bắc vẫn không tiến bộ. Thấy vậy, bố mẹ thất vọng, hay mắng nhiếc con rất thậm tệ nhưng lại không cho con từ bỏ. Bắc cảm thấy quá mệt mỏi khi cứ phải đuổi theo những kỳ vọng của cha mẹ. Mỗi khi đi học về, cậu thường chui vào phòng
  4. riêng và chốt chặt cửa lại. Rất nhiều lần, Bắc bỏ giờ học vẽ để đi chơi với bạn bè và còn có ý bỏ học đi bụi. Hãy để các em học tập theo đúng sở thích của mình. Với trường hợp của Đạt, bố mẹ luôn muốn cậu trở thành nhà ngoại giao, nghề mà họ rất thích và cho rằng kiếm được tiền. Thế nhưng bản thân cậu lại thích học về kỹ thuật, thích chế tạo thứ nọ, thứ kia. Đã nhiều lần Đạt nói với cha mẹ sở thích của mình, cậu cũng cố gắng chứng tỏ khả năng của mình bằng những tác phẩm rô bốt nhỏ. Thế nhưng bố mẹ vẫn nhất mực giữ ý kiến của mình và cho rằng đó chỉ là “sở thích tạm thời”, thiếu thực tế và dọa sẽ từ cậu nếu cậu không chịu nghe lời. Việc học hành từ đó trở thành cực hình đối với Đạt, cậu chống đối quyết liệt bằng cách học thật kém để bố mẹ sợ.
  5. Cha mẹ mong con luôn đạt thành tích cao, luôn đứng đầu bảng, phải làm việc ở những ngành nghề, những nơi danh giá, sang trọng, hoặc kiếm nhiều tiền… cũng là chuyện đương nhiên. Tất cả những điều này có thể đều xuất phát từ tình yêu thương và vì tương lai tốt đẹp cho con. Tuy nhiên, nó lại biến thành áp lực do những điều kỳ vọng này không phù hợp hoặc thậm chí mâu thuẫn với những khả năng, nguyện vọng, sở thích của con. Nếu cha mẹ cứ tạo ra cho con những áp lực ngày càng cao hơn và tồn tại trong thời gian dài sẽ có nguy cơ tạo ra những trở ngại về tâm lý cho con, tạo ra sự hụt hẫng cá nhân, mặc cảm tự ti, stress kéo dài. Để con cái trưởng thành, thành đạt, không phải đặt lên vai con quá nhiều kỳ vọng mà phải giúp con học cách tự đưa ra các quyết định, suy nghĩ cho bản thân và có trách nhiệm với các hành động của mình. Chấp nhận và động viên con trên nền tảng những gì chúng đang có, giúp con khôn lớn, trưởng thành theo sự phát triển riêng của mỗi đứa con mới là điều ma các bậc cha mẹ cần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2