intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi nào cần lo lắng về dáng đi của bé

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

81
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Con trai tôi 15 tháng tuổi, khi bước đi hai chân thường chụm vào trong. Bác sĩ bảo bé bình thường, rồi chân bé sẽ thẳng ra. Nhưng tôi vẫn lo lắng. Liệu cách đi đó có làm hại bé không? Có cần để bác sĩ nắn thẳng bước đi của bé không?" Lo lắng này không phải là hiếm của các bà mẹ có con nhỏ. Rất nhiều bé ở độ tuổi chập chững bước đi trong tư thế hai bàn chân hướng vào trong, kiểu đi đôi khi còn được gọi là "chim bồ câu đi bộ". Y học gọi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi nào cần lo lắng về dáng đi của bé

  1. Khi nào cần lo lắng về dáng đi của bé "Con trai tôi 15 tháng tuổi, khi bước đi hai chân thường chụm vào trong. Bác sĩ bảo bé bình thường, rồi chân bé sẽ thẳng ra. Nhưng tôi vẫn lo lắng. Liệu cách đi đó có làm hại bé không? Có cần để bác sĩ nắn thẳng bước đi của bé không?" Lo lắng này không phải là hiếm của các bà mẹ có con nhỏ. Rất nhiều bé ở độ tuổi chập chững bước đi trong tư thế hai bàn chân hướng vào trong, kiểu đi đôi khi còn được gọi là "chim bồ câu đi bộ". Y học gọi đó là chân
  2. hướng nội (in-toeing),. Tư thế này thường được trẻ tự sửa mà không cần sự can thiệp nào. Trong hầu hết trường hợp trẻ tiếp tục đi bộ, chạy và chơi thể thao mà không gặp trở ngại gì. Trước kia, người ta thường sử dụng những loại giày đặc biệt và dây đeo quần để chữa trị chứng chân đi chụm. Nhưng các bác sĩ phát hiện thấy những thiết bị này không khiến kiểu đi đó biến mất nhanh hơn, vì thế chúng thôi không được sử dụng nữa. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Khi trẻ lớn lên trong tử cung, xương ống chân quay vào phía trong để cơ thể bé ăn khớp với buồng tử cung. Đôi khi cả xương đùi cũng quay vào trong. Vì thế khi trẻ bắt đầu tập đi, bàn chân của chúng cũng hướng vào trong. Chứng chân đi chụm thường biến mất khi trẻ lớn lên và cải thiện kỹ năng bước đi, thường khoảng 4 đến 6 tuổi.
  3. Vì hiện tượng này biến mất từ từ, nên cha mẹ khó mà nhận ra sự tiến bộ của trẻ ngày này qua ngày khác. Các bác sĩ khuyên những bậc cha mẹ nếu lo lắng về hiện tượng này của con thì nên quay phim lại khi trẻ bước đi (từ phía trước và từ sau lưng), và quay một đoạn khác ở thời điểm một năm sau đó. Bằng việc so sánh hai đoạn video, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra liệu hiện tượng bước đi chụm của con có cải thiện không. Nếu vẫn chưa tiến bộ, hãy nói với bác sĩ. Trong một số trường hợp, đi chụm chân là dấu hiệu của một tổn thương hoặc bệnh lý, và trẻ cần được chữa trị. Hãy báo với bác sĩ nếu con bạn: - Đi chụm chân và chân khập khiễng - Dường như đau ở bàn chân hoặc ống chân - Không tập đi hoặc nói như quy luật thông thường - Tình trạng chân đi chụm ngày càng nghiêm trọng - Có một chân quay vào trong sâu hơn hẳn chân bên kia
  4. - Đã 3 tuổi và tình trạng đi chân chụm không bắt đầu cải thiện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2