YOMEDIA
ADSENSE
Khiếm khuyết thị trường và biện pháp của chính phủ
530
lượt xem 166
download
lượt xem 166
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Kinh tế thị trường là một hệ thống tự điều chỉnh nền kinh tế, bảo đảm có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, dư thừa và phong phú hàng hóa. Dịch vụ được mở rộng và coi như là hàng hoá. Thị trường năng động, luôn luôn đổi mới mặt hàng, công nghệ.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khiếm khuyết thị trường và biện pháp của chính phủ
- Khái niệm kinh tế thị trường và một số khuyết điểm: - Kinh tế thị trường là một hệ thống tự điều chỉnh nền kinh tế, bảo đảm có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, dư thừa và phong phú hàng hóa. Dịch vụ được mở rộng và coi như là hàng hoá. Thị trường năng động, luôn luôn đổi mới mặt hàng, công nghệ. Song ngoài những ưu điểm nêu trên, kinh tế thị trường còn tồn tại một số khuyết tật sau: - Kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội. - Kinh tế thị trường, đặt lợi nhuận lên hàng đầu , cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên nó không giải quyết được cái gọi là “hàng hoá công cộng” (đường xá, các công trình văn hoá, y tế và giáo dục .v.v.) - Trong nền kinh tế thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt: giàu ít, nghèo nhiều, bất công xã hội. Do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến bộ mà còn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội nên cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường được ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Bằng cách đó Nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường, đồng thời kính thích đối với sản xuât thông qua trao đổi hàng hoá dưới hình thức thương mại. ạCÁC GIẢI PHÁP MÀ CHÍNH PHỦ CẦN THỰC HIÊN ĐỂ SỬA CHỮA NHỮNG KHIẾM KHUYẾT CỦA THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH: 1
- I/TÁC ĐỘNG NGOẠI VI (EXTERNALITIES) - Tác động ngoại vi là những tác động phụ của hoạt động sản xuất hoặc tiêu dùng tác động lên các bên không trực tiếp tham gia vào giao dịch. (Doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên bừa bãi… nhưng không thanh toán những chi phí đó cho xã hội. Ngược lại doanh nghiệp lảm lợi cho xã hội cũng không nhận được lợi lộc gỉ). - Hãy lấy một ví dụ về một công ty sản xuất các sản phẩm giấy - từ giấy viết đến thùng các-tông tại một nhà máy bên cạnh một con sông. Vấn đề là nhà máy đã đổ xuống sông các hóa chất ô nhiễm là sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất. Nhưng không có một cá nhân hay một pháp nhân nào sở hữu nước sông nên không có ai buộc nhà máy phải ngừng gây ô nhiễm. Hơn nữa, do việc làm sạch dòng sông sẽ tốn tiền, nên công ty có thể bán các sản phẩm giấy rẻ hơn trường hợp họ phải chịu các chi phí kiểm soát ô nhiễm như vậy. Kết quả là, công ty giấy có thể tăng sản lượng do cầu tương đối cao hơn tại mức giá thấp hơn, và nhà máy càng có nhiều chất thải và ô nhiễm hơn. Bằng cách gây ô nhiễm mà không chịu một hình phạt nào, công ty cũng có thể có lợi thế không công bằng so với các đối thủ cạnh tranh, những người mà sản phẩm giấy của họ bao gồm cả chi phí lắp đặt các thiết bị kiểm soát ô nhiễm. Đây là một ví dụ cổ điển về cái gọi là chi phí ngoại sinh không được phản ánh trong giá cả thông qua hoạt động bình thường của thị trường. Cả công ty giấy lẫn các khách hàng của họ đều không chịu chi phí thực sự của việc sản xuất giấy; thay vào đó một phần chi phí - yếu tố ô nhiễm - được chuyển sang những người sống hoặc làm việc dọc dòng sông, và những người trả thuế là những người thực tế phải thanh toán các hóa đơn vệ sinh. - Vai trò của chính phủ trong vấn đề này là cố gắng hiệu chỉnh sự mất cân bằng đó. Bằng cách can thiệp, chính phủ buộc những người sản xuất và tiêu dùng sản phẩm đó phải thanh toán cho những chi phí vệ sinh này. Thực chất, vai trò kinh tế này của chính phủ chỉ đơn giản là khiến những người hưởng lợi từ việc bán và tiêu dùng sản phẩm phải trả cho tất cả các chi phí sản xuất và tiêu dùng chúng. - Chính phủ cần phải có một chính sách giúp doanh nghiệp thích ứng với những đòi hỏi của xã hội và thế giới bên ngoài thay đổi theo chiều hướng và nhận thức chung của thế giới trong thời đại toàn cầu hóa mà Việt Nam bắt đầu tích cực tham dự sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới(WTO).Thí dụ,các hàng xuất khẩu nông nghiệp và công nghiệp ở một số nước gần đây đã bị trả về hoặc thu hồi do sự kém chất lượng,tác hại vào môi trường và an toàn sức khỏe. 2
- - Và khuynh hướng hiện nay là để nâng cao chất lượng cho sản phẩm và thương hiệu của mình trong nước và ngoài nước,các doanh nghiệp vì thế đã dần áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu về bảo vệ môi sinh,bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất từ vật liệu đến sản phẩm sau cùng,thậm chí sao cho sản phẩm cuối đời có thể được tái chế hay dễ được sinh hủy không gây ô nhiễm đến môi trường.Ngoài luật trong nước liên quan đến môi trường mà các doanh nghiệp sản xuất phải tuân theo,vai trò của chính phủ trong lĩnh vực kinh tế là tạo ra một môi trường cạnh tranh với các cơ chế khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn sản xuất phù hợp,các dịch vụ môi trường và sự xử dụng các kỷ thuật bảo vệ môi sinh và an toàn sản phẩm có sức mạnh cạnh tranh trong và ngoài nước - Vấn đề kiểm soát ô nhiễm là một ví dụ nổi bật về cách chính phủ trong một nền kinh tế thị trường có thể khai thác cơ chế cung-cầu để giải quyết một vấn đề quan trọng mà toàn bộ xã hội phải đương đầu. - Khi đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí, nước hoặc đất đai, chính phủ có một số lựa chọn để cân nhắc nhằm cân bằng giữa nhu cầu có một môi trường sạch hơn với các chi phí kinh tế của việc làm sạch môi trường. - Trường hợp đầu tiên, giả sử người ta phát hiện ra một chất ô nhiễm nhất định rất độc hại và không thể khử độc được bằng cách áp dụng các quá trình sản xuất hoặc bảo vệ mới. Trong điều kiện này, chính phủ có thể hành động đúng đắn khi ban hành các quy định trực tiếp đòi hỏi phải loại bỏ hoàn toàn hoặc giảm mạnh lượng chất thải sao cho nó không còn là mối đe dọa đối với sức khỏe con người hoặc môi trường nữa. Tuy nhiên, một chương trình như vậy đòi hỏi chi phí xã hội rất cao. - Đối với các chất ít nguy hiểm hơn, mặc dù mức độ ô nhiễm sẽ được cắt giảm nhưng việc triệt bỏ hoàn toàn có thể khiến phát sinh mức chi phí cao không hợp lý dưới dạng mất mát sản xuất, tiêu dùng và việc làm. Trong hoàn cảnh này, cách làm hiệu quả hơn là đánh thuế đối với việc gây ô nhiễm thay vì đòi hỏi giảm ô nhiễm cụ thể ở tất cả các địa điểm sản xuất. 3
- - Bài học nhiều nước cho thấy,giá phải trả không áp dụng và thực thi luật môi trường là cao hơn nếu chỉ coi trọng phát triển phát sinh lợi nhuận.Tác nhân thường không gánh chịu hậu quả mà là xã hội,người dân và thế hệ sau gánh chịu. - Giá tri của một thương hiệu và hình ảnh của thương hiệu qua sự nhận thức và cảm nhận của người tiêu dùng sẽ chĩ tăng khi thương hiêu đó có những hoạt động xã hội do công ty chủ trương đề ra và thực hiện.Có nhiều nghiên cứu cho thấy những hoạt động như vậy có hiệu quả nhiều trong lĩnh vực tiếp thị quản cáo cho công ty hơn các phương pháp tiếp thị truyền thống cổ điển.Người tiêu thụ hiện nay ở một số nước đã phát triển bắt đầu có khuynh hướng để ý đến vấn đề môi trường,môi sinh tác dộng qua các sản phẩm hau dịch vụ kinh tế.Họ sẵn sàng bỏ ra thêm hay trả giá cao hơn cho các sản phẩm,dịch vụ ít ảnh hưởng đến môi trường mang hiệu quả “sản phẩm xanh”. - Ở Việt Nam thực trạng hiện tại là ít có doanh nghiệp có trách nhiệm về môi trường và lợi ích xã hội trong chính sách và tôn chỉ của công ty.Sự xuất hiện của những “làng ung thư”.Liên tục trong thời gian gần đây cho thấy,các giá phải trả cho ô nhiễm môi trường là quá đắt.Đứng đầu là ô nhiễm môi trường nước do các doanh nghiệp sản xuất đã thải chất thải không được xử lý tiêu chuẩn.Theo ông Trần Hồng Hà,Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường- Bộ TN&MT,cho biết tính đến tháng 6/2006,Việt Nam co 134 khu Công Nghiệp,khu chế xuất,trong đó chỉ có 33 khu đã có công trình xử lý nước thải tập trung.Các khu Công Nghiệp chế xuất này thải ra hàng triệu tấn rác thải mỗi năm,trong đó có hàng vạn tấn chất thải nguy hại.Theo tin tức gần đây,trong số 12 khu Công nghiệp ở Tp.HCM chỉ có 2 khu Công Nghiệp là có hệ thống xử lý nước thải.Hàng năm,các nhà máy trong khu Công Nghiệp ,khu chế xuất tại TPHCM thải ra gần 63.000 tấn chất thải rắn.Con số này tăng lên gấp 10 lần nếu tính cả các nhà máy ngoài khu Công Nghiệp.Đoạn sông Thị Vải kéo dài trên 10 km từ xã Long Thọ (Nhơn Trạch,Đồng Nai) cho đến thị trấn Phú Mỹ(Tân Thanh,Bà Rịa –Vũng Tàu)bị ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. - Với những thông tin cập nhật như trên ,trước hết chính phủ cần phải có một chính sách giúp doanh nghiệp thích ứng với những đòi hỏi của xã hội và thế giới bên ngoài thay đổi theo chiều hướng và nhận thức chung của thế giới trong thời đại toàn cầu hóa mà Việt Nam bắt đầu tích cực tham dự sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới(WTO).Thí dụ,các hàng xuất khẩu nông nghiệp và công nghiệp ở một số nước gần đây đã bị trả về hoặc thu hồi do sự kém chất lượng,tác hại vào môi trường và an toàn sức khỏe. 4
- Và khuynh hướng hiện nay là để nâng cao chất lượng cho sản phẩm và thương hiệu của mình trong nước và ngoài nước,các doanh nghiệp vì thế đã dần áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu về bảo vệ môi sinh,bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất từ vật liệu đến sản phẩm sau cùng,thậm chí sao cho sản phẩm cuối đời có thể được tái chế hay dễ được sinh hủy không gây ô nhiễm đến môi trường.Ngoài luật trong nước liên quan đến môi trường mà các doanh nghiệp sản xuất phải tuân theo,vai trò của chính phủ trong lĩnh vực kinh tế là tạo ra một môi trường cạnh tranh với các cơ chế khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn sản xuất phù hợp,các dịch vụ môi trường và sự xử dụng các kỷ thuật bảo vệ môi sinh và an toàn sản phẩm có sức mạnh cạnh tranh trong và ngoài nước. - Hiện nay trong khu vực ASEAN,một số nước như Thái Lan,Mã lai,Singapore,Phi Luật Tan đã triển khai và bắt đầu áp dụng hệ thống chuẩn nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm,ít tác hại vào môi trường và an toàn cho lao động trong quá trình sản xuất,thâu hoạch,chế biến nông phẩm.Dự định trong tương lai gần ,ASEAN sẽ đề ra tiêu chuẩn chung gọi là ASEANGAP dựa vào các chuẩn đang được thực hiện ở các nước trên.Chính phủ Việt Nam vì thế nên đề ra một chuẩn tương tự và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước áp dụng để sửa soạn cho sản phẩm của mình có chất lượng cao về độ an toàn,không tác hại vào môi sinh và sức khỏe con người.Áp dụng được chuẩn này sẽ giúp cho nông dân và doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm có sức cạnh tranh tốt vào thị trường thế giới,nhất là ở các thị trường có tiêu chuẩn cao như Nhật ,Mỹ và Âu Châu.Không những sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng mà giá thành và rủi ro sẽ được giảm nhiều và tạo được tiếng tốt cho thương hiệu của các doanh nghiệp áp dụng chuẩn GAP. Hệ thống chuẩn GAP cho sản phẩm nông nghiệp giống như chuẩn ISO 14000 cho sản phẩm công nghiệp.Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước đã ý thức tầm quan trong của chuẩn ISO 14000 và áp dụng vào trong quá trình sản xuất sản phẩm.Ví dụ như công tư Phong Phú Q9,Việt Tiến,hải sản Bình An(Cần Thơ)đã áp dụng hệ chuẩn ISO 14000 và có những kết quả khả quan trong sự cạnh tranh ở các thị trường này.Đây không phải vì luật pháp bắt buộc mà là sự sống còn của thương hiệu và của chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có chính sách dùng vật liệu tái tạo.Chính quyền trung ương và địa phương cũng phải có chính sách làm dễ dàng hơn cho doanh nghiệp tham dự vào sự việc chung bảo vệ môi trường tài nguyên.Thí dụ ở các thành phố,chính sách dùng vật liệu tái tạo như giấy ,hộp,plastic,chai lọ được khuyến khích và thực thi qua xử lý hai loại rác từ hộ trong thành phố lớn với 5
- hai loại thùng rác khác nhau.Trước hết chính sách này có thể được áp dụng ở các thành phố lớn,nơi mà xử lý chất thải rắn(chưa kể việc xử lý chất thải y tế)là một vấn đề lớn rất trầm trọng ở TPHCM và Hà Nội,để giảm áp lực vào các bải rác chôn.Và từ đó có thể áp dụng các nơi khác.Song song với việc thực thi chính sách này là sự giáo dục quần chúng qua nhiếu phương tiện khác nhau để có được hiệu quả cao.Khi đã có nơi cho phép xử lý khác nhau của các loại phế thải trên,doanh nghiệp cụng vì thế sẽ áp dụng chính sách này trong phạm vi rác từ doanh nghiệp.Vừa có lợi cho doanh nghiệp vừa có lợi cho môi trường và xã hội.Điều này có thể mô tả giống như hoạt động được gọi là marketing xanh(Green Marketing).Marketing môi trường-Marketing sinh thái là những thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động marketing các loại sản phẩm được cho là tốt cho môi trường .Marketing xanh bao gồm hàng hoạt các hoạt động doanh nghiệp từ thay đổi thiết kế sản phẩm,quy trình sản xuất bao bì đóng gói,kể cả hoạt động quản cáo…nhằm đáp ứng “nhu cầu xanh”của người tiêu dùng và xã hội,từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước các đối thủ II/ THIẾU HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG: Hàng hóa công là những hàng hóa có hai thuộc tính: Không tranh giành (nonrival): Một cá nhân có thể tiêu dùng hàng hoá mà không làm giảm đi sự hiện diện hay lợi ích của hàng hoá đó đối với những người khác. Tính chất không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác đồng thời cũng sử dụng nó. Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này ngược lại hoàn toàn so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa. Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng. Không loại trừ ( non-exclusive): Không thể cản trở người khác tiêu dùng hay tiếp nhận lợi ích hàng hoá đó. Tính chất không thể loại trừ cũng được hiểu trên giác độ tiêu dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa của mình. Ví dụ: quốc phòng là một hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người trả tiền còn không bảo vệ những ai không làm việc đó. Đối lập với hàng hóa công cộng, hàng hóa cá nhân có thể loại trừ một cách dễ dàng, ví dụ: bảo vệ rạp hát sẽ ngăn cản những người không có vé vào xem. 6
- - Hàng hoá công thuần túy là hàng mang cả hai thuộc tính trên. Còn hàng h công không thuần túy chỉ mang một trong hai thuộc tính trên. hoá - Tại sao hàng hoá công cộng là một thất bại của thị trường? Hàng hoá công thường có lợi ích lớn hơn chi phí tạo ra. Do vậy về mặt xã hội, đó là hàng hoá cần thiết được cung cấp. Nhưng với hai thuộc tính của hàng hoá công đã dẫn đến tình trạng người ăn theo. Và kết cục là tư nhân không đầu tư, hàng hoá công không tồn tại. Nghĩa là giải pháp thị trường bị thất bại đối với loại hàng hoá này. Ví dụ: chương trình tiêm chủng mở rộng trong cộng đồng. Chương trình này mang lại lợi ích cho tất cả trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng. Nhưng vì đó là hàng hoá công nên các bà mẹ không có động cơ trả đúng giá trị mà chương trình này mang lại cho họ. Họ hành động như những kẻ ăn theo - đánh giá thấp giá trị của chương trình để hưởng lợi mà không phải trả tiền. Giải pháp đối với hàng hoá công: o Chính phủ tổ chức cung cấp hàng hoá công: Chính phủ chi tiền và tổ chức thực hiện đối với an ninh quốc phòng, cứu hoả... Chính phủ chi tiền và tổ chức đấu thầu để tư nhân thực hiện đối với đường sá, cầu cống, công viên. o Định giá hàng hoá công không thuần túy: Chính phủ cung cấp hàng hoá công thuần túy. Chính phủ có thể tính giá đối với hàng hoá công không thuần túy (có tính loại trừ) Cung cấp hàng hóa công cộng một cách có hiệu quả Điều kiện Samuelson: muốn xác định mức cung cấp hàng hóa công cộng một cách hiệu quả, cần xác định đường cung và đường cầu của nó. Mỗi cá nhân có một ngân sách nhất định và có nhu cầu khác nhau về hàng hóa công cộng (G) và hàng hóa cá nhân (X), nếu giá của hàng hóa công cộng là t (mức thuế cá nhân phỉ trả) và của hàng hóa cá nhân là p thì đường ngân sách của cá nhân sẽ có dạng: I = pX + tG. Ở mỗi mức thuế khác nhau, cá nhân sẽ có cầu về hàng hóa công cộng khác nhau và để tối đa hóa lợi ích, mỗi cá nhân sẽ có tỷ suất thay thế biên giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân bằng tỷ số giá giữa chúng (t/p). Đường cầu của mỗi cá nhân về hàng hóa công cộng cũng 7
- chính là tỷ suất thay thế biên nên đường cầu tổng hợp của tất cả các cá nhân là tổng tỷ suất thay thế biên. Mặt khác đường cung về hàng hóa công cộng phản ánh chi phí biên mà xã hội phải bỏ ra để sản xuất nó và để tối ưu hóa lợi ích, đường cung này cũng chính là tỷ suất chuyển đổi biên giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân. Nhà kinh tế học Paul Samuelson đã chứng minh rằng, để hàng hóa công cộng được cung cấp một cách hiệu quả thì tổng tỷ suất thay thế biên của các cá nhân phải bằng tỷ suất chuyển đổi biên hay tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm cho xã hội để sản xuất nó. Dó chính là điều kiện Samuelson về cung cấp hiệu quả hàng hóa công cộng. Tuy vậy, kể cả khi đã xác định được mức cung cấp hiệu quả thì việc thực thi chúng lại còn phụ thuộc vào quá trình lựa chọn công cộng nên không phải lúc nào cũng đạt được mức hiệu quả Cân bằng Lindahl: theo các điều kiện của hiệu quả Pareto, hàng hóa công cộng sẽ được cung cấp một cách hiệu quả nếu tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm đối với xã hội để cung cấp nó. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hàng hóa công cộng thuần túy không có thị trường để trao đổi như hàng hóa cá nhân, nơi mà cân bằng thị trường do cung cầu quyết định, do vậy việc xác định điểm cân bằng hiệu quả gặp khó khăn. Để giải quyết vấn đề xác định mức cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy một cách có hiệu quả, nhà kinh tế học người Thụy Điển Erik Lindahl đã xây dựng một mô hình mô phỏng mô hình thị trường cho hàng hóa công cộng gọi là cân bằng Lindahl. Mô hình này xác định nhu cầu của mỗi cá nhân về một loại hàng hóa công cộng thuần túy tương ứng với mức thuế (chính là giá của hàng hóa công cộng) ấn định cho cá nhân đó, mức cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy có hiệu quả là mức mà cầu của các cá nhân đều như nhau. Lưu ý rằng mức cầu của mỗi cá nhân tương ứng với những mức thuế khác nhau nên cân bằng Lindahl khác với cân bằng thị trường hàng hóa cá nhân khi mà ở đó cân bằng thị trường ở mức giá như nhau đối với mọi cá nhân. Tính không hiệu quả khi khu vực tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng 8
- Cây cầu - một ví dụ về hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá nhưng điều đó là không được mong muốn Đối với những hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá thì để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn, cần áp dụng việc thu phí để những người tiêu dùng có thể được hưởng đầy đủ lợi ích do hàng hóa công cộng mang lại. Tuy nhiên nếu mức phí quá cao (chẳng hạn do chi phí giao dịch để thực hiện cơ chế loại trừ lớn) thì số lượng người sử dụng có thể thấp hơn điểm gây tắc nghẽn quá nhiều dẫn đến tổn thất phúc lợi xã hội. Trong trường hợp khu vực tư nhân đứng ra cung cấp hàng hóa cộng cộng thì mức phí họ thu của người tiêu dùng sẽ khiến cho tổn thất phúc lợi xã hội xảy ra. Hình bên là đồ thị minh họa trường hợp một cây cầu có công suất thiết kế là Qc, trong khi nhu cầu đi lại tối đa qua đó chỉ là Qm. Nếu việc qua cầu miễn phí thì sẽ có Qm lượt người đi qua nhưng nếu thu phí ở mức p thì chỉ còn Qe lượt và xã hội bị tổn thất một lượng bằng diện tích hình tam giác bôi đậm. Do vậy, đối với hàng hóa công cộng mà chi phí biên để cung cấp bằng 0 hoặc không đáng kể thì hàng hóa đó nên được cung cấp miễn phí, kể cả khi nó có thể được loại trừ bằng giá. Một nguyên nhân nữa khiến cho tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng không hiệu quả là nó thường có xu hướng được cung cấp với số lượng ít. Một người có vườn bên đường được trồng hoa thì cả khu vực gần đó sẽ tăng vẻ mỹ quan cũng như nhiều người cùng được thưởng thức vẻ đẹp của hoa. Thế nhưng người trồng hoa sẽ cân đối thời gian, chi phí bỏ ra với nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp của hoa của cá nhân mình chứ không tính đến nhu cầu của những người hàng xóm, chính vì vậy người đó nhiều khả năng sẽ trồng ít hoa đi. 9
- Hàng hóa công cộng có thể loại trừ nhưng với phí tổn rất lớn Hàng hóa công cộng có chi phí giao dịch lớn Có những hàng hóa công cộng mà chi phí để duy trì hệ thống quản lý nhằm loại trừ bằng giá (gọi là chi phí giao dịch) rất tốn kém, ví dụ chi phí để duy trì hệ thống các trạm thu phí trên đường cao tốc,...thì có thể sẽ hiệu quả hơn nếu cung cấp nó miễn phí và tài trợ bằng thuế. Tuy vậy, để cân nhắc việc này cần so sánh tổn thất phúc lợi xã hội trong hai trường hợp. Đồ thị bên phải mô tả việc lựa chọn này. Giả sử hàng hóa công cộng có chi phí biên để sản xuất là c và do phát sinh thêm chi phí giao dịch nên giá của nó bị đẩy lên tới p. Mức cung cấp hàng hóa cộng cộng hiệu quả nhất là khi chi phí biên bằng lợi ích biên nghĩa là Qo. Tuy nhiên do giá bị đẩy lên p bởi chi phí giao dịch nên chỉ còn Qe người sử dụng hàng hóa, xã hội bị tổn thất một lượng phúc lợi bằng diện tích tam giác ABE. Thế nhưng nếu hàng hóa được cung cấp miễn phí thì sẽ có Qm người sử dụng chứ không phải Qo. Trong trường hợp này lợi ích biên (chính là đường cầu) nhỏ hơn chi phí biên c nên xã hội cũng bị tổn thất một lượng phúc lợi bằng diện tích hình tam giác EFQm do tiêu dùng quá mức. Trong trường hợp này chính phủ muốn quyết định xem nên cung cấp hàng hóa công cộng miễn phí hay thu phí cần phải so sánh tổn thất phúc lợi xã hội, nếu tổn thất do tiêu dùng quá mức nhỏ hơn tổn thất trong trường hợp tiêu dùng dưới mức hiệu quả thì cung cấp miễn phí và ngược lại. Tuy nhiên việc cung cấp hàng hóa cộng cộng miễn phí hay thu phí hoàn toàn không liên quan đến khu vực công cộng hay khu vực tư nhân sẽ sản xuất nó. Nếu chính phủ thấy rằng một hàng hóa công cộng nào đó cần được cung cấp miễn phí thì chính phủ hoàn toàn có thể đặt hàng khu vực tư nhân sản xuất rồi cung cấp nó. 10
- III. GIA TĂNG ĐỘC QUYỀN (MONOLOPHY) - Trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, các nhà tư bản luôn muốn thu được lợi nhuận lớn nhất nên đã tìm cách nâng cao, đổi mới công nghệ, trình độ lành nghề của công nhân, cải tiến quản lý, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu để thu được lợi nhuận siêu ngạch, nhà tư bản ra sức tích lũy, tích tụ và tập trung tư bản. trong quá trình chọn lọc tự nhiên ấy một số doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh buộc phải rút lui khỏi quá trình kinh doanh, bị phá sản và bị buộc phải đi làm thuê cho người khác, một số khác phải sáp nhập vào các công ty lớn hơn hoặc tự mình liên kết với các công ty khác tạo nên các công ty lớn hơn, tạo điều kiện để tập trung vốn, tay nghề, gia tăng quy mô nhằm thu được lợi nhuận cao hơn và tồn tại như: Ngày 23/4/2007, Barclays đã công bố thoả thuận mua lại ABN AMRO trong một thương vụ trị giá 67 tỉ Euro, lý do từ năm 2000 tới 2006, giá cổ phiếu ABN AMRO có phần trì trệ, Hiệu suất kinh doanh giảm đến mức 69.9%. Tỉ lệ tăng các khoản nợ khó đòi hàng năm là 192%. Lợi nhuận ròng chỉ được đẩy lên khi liên tục bán tài sản. Ví dụ: trong nông nghiệp nếu tập trung được đất đai thì có thể tận dụng được máy móc và cho ra sản phẩm đồng đều về chất lượng có thể làm nông sản hàng hóa. Trong sản xuất công nghiệp thì có thể áp dụng công nghệ sản xuất theo dây chuyền, sản suất với số lượng lớn, mua nhiều có thể được chiết khấu nhiều hơn, thu hút chất xám bằng các chính sách ưu đãi chủ yếu là lương cao như hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam thời gian qua, tận dụng vốn để đầu tư vào các ngành cần nhiều vốn và kĩ thuật mà các công ty nhỏ không sao đầu tư được… - Hoặc các công ty lớn tìm cách nuốt chửng các công ty nhỏ hơn bằng tiền hoặc gây sức ép chính trị buộc các công ty nhỏ phải sáp nhập. quá trình này dần già tạo nên các công ty lớn hung mạnh chiếm lĩnh thị trường ở một số ngành nào đó, hoặc xu thế bắt tay thỏa thuận tạo nên các liên minh độc quyền nhằm tăng giá, cách giảm sản lượng để thu lợi nhuận cao, mua giá rẻ và bán với giá đắt do các công ty này chiếm lĩnh phần lớn thị trường. Vd: khi tăng giá xăng thì các doanh nghiệp tăng gần như cùng lúc và rất nhanh chóng, theo sát sự tăng giá của thị trường thế giới, khi hạ giá thì chậm. họ thu được lợi nhuận chênh lệch cực cao (ở Việt Nam vừa qua) Hậu quả: làm ô nhiễm môi trường, các công ty độc quyền nắm quyền về kinh tế lan sang chính trị điều khiển nhà nước dễ trở thành chủ nghiã phát xít, chi phối đời sống của người dân làm cho họ bị lệ thuộc nhiều hơn, gây ra mâu thuẫn xã hội giữa người giàu và người nghèo, giữa công nhân và nhà tư bản, gây khó khăn cho việc gia nhập thị trường của các công ty mới Vd: các tờ rớt, congoocxiong. 11
- Biện pháp: Thi hành các đạo luật chống độc quyền, bằng phát minh sang chế chỉ cấp phép có thời hạn, chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ bằng biện pháp tài chính (cho vay lãi suất thấp lập nghiệp), sử dụng các hàng rào thương mại ngăn hàng nhập khẩu vào quá nhiều, ngăn một số công ty nước ngoài thâm nhập thị trường nhằm baỏ vệ ngành sản xuất non trẻ, sử dụng lòng yêu nước tạo các chiến dịch tiêu dùng hàng nội địa, chính phủ thành lập các công ty quốc doanh, tập trung nghiên cứu khoa học kỹ thuật để tăng phần cạnh tranh, nghiên cứu thị trường, định hướng kinh doanh cho một số doanh nghiệp để huy động được sức mạnh của nhà nước. Ví dụ: như nhật trong giai đoạn 1968-1989 thi hành chính sách hỗ trợ xuất khẩu, ngăn không cho các công ty khác vào để bảo vệ nền công nghiệp, kĩ thuật. Các hình thức hợp tác giữa các công ty hoặc của một công ty đơn lẻ nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường đang diễn ra ngày càng nhiều.Đó cũng là lý do luật cạnh tranh đang được thông qua ngày càng nhiều trên thế giới với xu hướng ngày càng trừng phạt nặng hơn đối với các hành vi có hại cho cạnh tranh,làm giảm sự năng động của thị trường và làm méo mó quan hệ cung cầu.Và 1/7/2005 theo tờ trình của Chính phủ ,sự cần thiết tạo công cụ pháp lý hạn chế cạnh tranh không lành mạnh đảm bảo sự công bằng,bình đẳng trong kinh doanh,Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực.Luật cạnh tranh quy định các hành vi gây hạn chế cạnh tranh bị cấm như: Thỏa thuận ấn định giá ,phân chia thị trường lạm dụng vị thế độc quyền,vị trí thống lãnh thị trường(chiếm trên 30% thị phần)…để áp đạt giá mua,bán bất hợp lý IV. CHÊNH LỆCH THÁI QUÁ CỦA DÂN CƯ - Nền sản Xuất TBCN bắt đầu ở phương tây, thời đại đại công nghiệp cơ khí, các nhà tư bản chiếm đoạt ruộng đất của nông dân biến một bộ phận nông dân thành công nhân làm thuê, dần già đã hình thành một tầng lớp công nhân đông đúc cộng với một số nhà tư bản, thợ thủ công trong quá trình cạnh tranh bị phá sản buộc phải đi làm thuê cho nhà tư bản khác điều này làm gia tăng lực lượng công nhân, sau các cuộc tích tụ đã làm một phần công nhân bị thất nghiệp tạm thời làm lực lượng ở tầng lớp thấp này bắt đầu bị bần cùng, cộng với sự gia tăng về thời gian làm lương của người công nhân và thu nhập của các tầng lớp thấp khác không theo kịp sự phát triển của xã hội làm họ bị bần cùng hơn so với lúc trước, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và điều kiện sống không ổn định làm họ có nguy cơ bị các bệnh khác cao hơn so với tầng lớp 12
- khá giả hơn, giá cả cũng tăng cao và nhanh hơn so với thu nhập làm họ liên tục nằm trong vòng khó khăn thiếu thốn dẫn đến họ ít có điều kiện học hành và tiếp xúc với công nghệ mới, những thay đổi nhanh chóng của xã hội mà họ khó lòng theo kịp khiến họ khó kiếm được chỗ làm tốt hơn hoặc có cơ hội sống tốt hơn làm họ dần dần bị bần cùng hóa, trong mỗi đợt suy thoái kinh tế công nhân là những người đầu tiên bị sa thải và nếu trụ lại được thì mức lương cũng thấp hơn so với giai đoạn trước mà giá cả của các mặt hàng thiết yếu gần như không đổi hoặc tăng, ít khi có xu hướng giảm càng cuộc sống của người công nhân thêm khó khăn, sau mỗi đợt suy thoái kinh tế công nhân lại được tuyển vào nhưng có nguy cơ bị đào tạo lại vì vào công ty sản xuất mặt hàng mới hoặc vào công ty cũ nhưng kĩ thuật sản xuất thay đổi làm công nhân có nguy cơ bị trả lương thấp hơn, thời gian ổn định cuộc sống lâu hơn, những người nông dân thì ít được trang bị kiến thức khoa học kĩ thuật cao và phần lớn họ không phải là nhà kinh tế, chịu nhiều tác động của thị trường nên họ thường không có thu nhập cao. Ngược lại những người giàu (lúc đầu ít) qua các cuộc suy thoái kinh tế và là những nhà tiên phong nên họ có điều kiện tiếp xúc với công nghệ, phương pháp học tập và tích lũy được kinh nghiệm kinh doanh, vốn kiến thức cùng trình độ quản lý, thế hệ sau của họ có thể được kế thừa tài sản và kinh nghiệm kinh doanh, tổ chức quản lý nên có điều kiện để kiếm được công việc tốt hơn những người khác, có điều kiện kinh doanh tốt hơn. Sau mỗi đợt suy thoái họ vẫn có thể tìm được công việc dễ dàng hơn vì họ là những người có trình độ tương đối cao, hoặc nếu trụ lại được trong cuộc suy thoái họ lại chiếm lĩnh được thị trường và lại càng giàu thêm.Có thể nói họ đã giàu lại càng giàu. Hậu quả: làm phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc, tạo nguy cơ bất ổn xã hội tiềm tàng, làm một phần dân cư bị bần cùng hóa và không có khả năng tiếp cận nguồn tri thức, nguồn vốn và công nghệ. Biện pháp: o Lập quỹ hổ trợ người thu nhập thấp. Quỹ này dùng kinh phí tự doanh nghiệp để: + Xây dựng các trung tâm thông tin về doanh nghiệp sử dụng lao động và mức lương cụ thể,chế độ lao động… + Xây dựng trung tâm tìm kiếm việc làm, với trách nhiệm giới thiệu việc làm miễn phí cho thành viên. + Lập các nghiệp đoàn, nhằm đào tạo tay nghề, bổ sung kiến thức miễn phí... 13
- + Lập trung tâm pháp lý bảo vệ người thu nhập thấp, đẩy mạnh hoạt động pháp lý để yêu cầu các công ty sử dụng lao động hoạt động đúng pháp luật... o Công đoàn phải thật sự là công đoàn, lắng nghe người lao động, hoạt động vì người lao động... o Huy động chuyên gia, tình nguyện viên,.... làm việc với Công đoàn nhằm đào tạo miễn phí các khóa Kỹ năng mềm và cứng (hard skills & soft skills...). o Các cơ quan chức năng phải làm quyết liệt, thay vì họp hành và bàn cải. V. CHU KÌ KINH DOANH * Khái Niệm: Có 2 loại khái niệm là khái niệm là khái niệm theo nghĩa chung và khái niệm theo quan điểm các nhà kinh tê. -Theo Nghĩa chung: Chu kỳ Kinh doanh được hiểu là sự biến động của các hoạt động kinh tế ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định, trong đó có giai đoạn tăng trưởng và các giai đoạn suy giảm luân chuyển lẫn nhau không ngừng. -Theo quan điểm các nhà kinh tế: Chu kì kinh doanh là 1 loại dao động được nhận thấy trong các hoạt động kinh tế tổng hợp của những quốc gia mà tổ chức công việc chủ yếu của họ diễn ra trong các đơn vị sản xuất kinh doanh: 1 chu kì gồm có các quá trình mở rộng sản xuất xuất hiện vào các khoảng thời gian giống nhau ở rất nhiều hoạt động kinh tế, kế theo là các giai đoạn giảm sút, thu hẹp và các giai đoạn phục hồi tương tự mà những giai đoạn này hợp nhất vào giai đoạn mở rộng của chu kì tiếp theo; quá trình thay đổi liên tiếp này thường xuyên diễn ra nhưng không mang tính định kì; độ dài của chu kì kinh doanh thường từ hơn 1 năm đến 10 năm hoặc 20 năm; chúng không thể chia thành các chu kì ngắn hơn mà những chu kì này có những đặc tính tương tự với biên độ dao động xấp xỉ của chính chúng. 14
- Các pha của chu kỳ kinh doanh: oSuy thoái là giai đoạn mà GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái. o Phục hồi là giai đoạn trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Thời điểm tiếp giao giữa 2 giai đoạn này gọi là đáy của chu kỳ. o Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở giai đoạn hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). * Biểu hiện − Trong thực tế, mỗi giai đoạn của chu kì kinh doanh ở nước nào cũng thế, đều có những hiện tượng đặc thù xảy ra trở thành những đặc điểm để nhận dạng. Như với giai đoạn suy giảm, thường có những hiện tượng sau xuất hiện: − Cầu về lao động giảm mạnh, đầu tiên là giảm sút về số giờ làm việc bình quân ngày, tuần, tháng…, sau đó là giãn thợ và dẫn đến thất ngiệp cao hơn. − Giá các mặt hằng nhạy cảm thường giảm − Lãi kinh doanh giảm mạnh. 15
- − Giá chứng khoán giảm, vì những người đầu tư trên thị trường loại này khá nhạy bén cảm nhận được điểm xấu. − Yêu cầu tín dụng giảm, kéo theo lãi suất giảm. − Giai đoạn tăng trưởng có hình ảnh ngược lại của giai đoạn suy giảm, cho nên những đặc trưng cho suy giảm xảy ra theo chiều ngược lại ở giai đoạn tăng trưởng. * Cách khắc phục chu kì kinh doanh: − Cần có sự điều phối của nhà nước. Mặc dù khó trành khỏi chu kì kinh doanh nhưng có thể giảm bớt hậu quả của nó. Bằng một số biện pháp như những gói kích cầu của chính phủ, các chương trình khuyến mãi tăng sức mua người dân. − Nhà nước cần phải nắm vững các ngành kinh tế trọng điểm và nhạy cảm để giữ chúng không bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng.( Đặc biệt là tài chính ngân hàng) VI. THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LỆCH LẠC − Lợi nhuận là mục tiêu của một số doanh nghiệp nhưng tối ưu hoá “hiệu quả kinh doanh” bằng cách móc túi người tiêu dùng như một số các cơ sở thì quả là không có đạo đức. − Chính những tư tưởng đó là manh mún để dẫn tới các hanh vi lừa đảo,các hành vi gian lận trong kinh doanh, những trò lừa đảo càng ngay càng tinh vi ra đời như những thông tin tưởng là vu vơ không đâu trên thị trường nhưng lại có sức lan tỏa rất mạnh, làm cho doanh nghiệp điêu đứng, nhà đầu tư và dân mất tiền. Tung tin đồn là cách một hoặc nhóm người dùng để cạnh tranh không lành mạnh, trục lợi riêng. − Chúng ta có thể thấy rất thực tế là những vụ lừa đảo mà hay gặp trong kinh doanh xăng dầu. Từ công đoạn gắn chíp điện tử tại các cột xăng để ăn chặn đến việc bán xăng dầu kém chất lượng đã phơi bày một thực trạng cần phải được báo động. Thật không quá đáng khi các chuyên gia nước ngoài khuyến cáo rằng, môi trường kinh doanh của chúng ta là “low trust society” (xã hội thiếu chữ tín). − Hàng trăm cơ sở xăng dầu có gian lận là kết quả của 2 tháng thanh tra chuyên đề của Bộ Khoa học và Công nghệ và được cho là một thông tin mới. Tuy nhiên, hành động “moi tiền” thiên hạ của các cơ sở xăng dầu thật ra đã có từ lâu và trở thành một thói quen được thực hiện khá đều đặn trong một thời gian dài. Có bao nhiêu người tiêu dùng bị móc túi? Số tiền bị mất là 16
- bao nhiêu? Chắc có lẽ không thể thống kê được nhưng điều mà chúng ta có thể đếm được là đạo đức kinh doanh đã xuống cấp đến mức độ nào. − Hay chúng ta co thể thấy được trong thời kỳ hiện nay, không ai có thể tin được ai,thông tin quá tràn lan mà không nhiều những nguồn tin đáng tin cậy.Điều này dẫn đến sự xuất hiện tin đồn. Tin đồn luôn tồn tại cùng với sự vận động của thị trường. Thị trường càng không minh bạch, tin đồn càng có đất dụng võ. Nhưng xét cho cùng một khi đã tham gia thị trường, anh có đủ tài thì thắng và ngược lại, không có tài phải chấp nhận thua.vậy tin đồn từ đâu mà có vậy? − Sự tồn tại của tin đồn xuất phát từ hai phía. Nhận thức của người tiêu dùng, nhà đầu tư có hạn chế. Còn phía bán hàng, nhà cung ứng, nhà đầu cơ cố tạo ra thông tin có lợi cho mình đặc biệt là trong lĩnh vực chứng khoán nhưng không chỉ riêng trong lĩnh vực chứng khoán, tin đồn tồn tại ở tất cả các thị trường, từ nông sản đến tiền tệ, bất động sản…Nó được phát tán ra theo truyền miệng, trên các diễn đàn trên mạng internet và kể cả báo chí cũng bị cho là kênh truyền thông tin đồn. Có thể nhìn thấy đều này trong đợt tăng giá vàng vừa qua. Hàng ngày, báo chí đưa tin giá vàng ở thị trường trong nước và thế giới hôm nay tăng so với hôm qua bao nhiêu. “Giá vàng tăng trên thị trường là đúng, nhưng chỉ đưa tin mà thiếu dự báo xu hướng thị trường càng làm cho thị trường nóng hơn và tạo điều kiện cho nhà đầu tư cơ vin vào đó để đẩy giá lên cao nữa”. Chúng ta cũng có thể thấy đến thị trường thuốc và thực phẩm cũng đang ít nhiều những hành vi lừa đảo làm ảnh hưởng đến sức khỏe của khach hàng. − Qua những thực tiễn nêu trên,chúng ta thấy được tác động tiêu cực của sự suy thoái đạo đức,thông tin lệch lạc là rất nghiêm trọng,vì vậy cần có những biện pháp triệt để để ngan chặn những tiêu cực này như sử phạt nẵng những doanh nghiệp gian lận,thu giấy phép kinh doanh…và đặc biệt chính phủ phải bắt tay vào việc điều hòa thị trường và hạn chế đến mức tối đa những tác động xấu nhất có thể. * Biện pháp: − Thực hiện khẩn trương công tác quy hoạch hệ thống phân phối, đại lý, cơ sở bán lẻ và các cơ sở dịch vụ kinh doanh xăng, dầu trên toàn tỉnh, tạo lập cơ chế hoạt động để hệ thống này có khả năng tự kiểm soát được chất lượng và số lượng sản phẩm từ khâu nhập khẩu, chế biến, phân phối, đại lý đến khâu bán lẻ cho người tiêu dùng. − Xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể đối với tất cả các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trong phạm vi toàn tỉnh, đặc biệt chú ý gian lận thương mại về đo lường - chất lượng trong kinh doanh xăng, dầu. Chỉ đạo sở công thương 17
- rút giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các trạm, cửa hàng bán lẻ xăng, dầu có hành vi gian lận thương mại, trường hợp có dấu hiệu tội phạm phải lập hồ sơ chuyển cơ quan pháp luật xử lý. − Khẩn trương thực hiện công tác quy hoạch hệ thống phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ phân bón và vật tư nông nghiệp, tạo lập cơ chế hoạt động để bảo đảm hệ thống có khả năng tự kiểm soát chống hàng giả, hàng kém chất lượng thâm nhập vào hệ thống − Tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, về đo lường, xuất xứ, nhãn hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp. Công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tất cả những trạm, cửa hàng bán lẻ xăng, dầu có hành vi gian lận trong kinh doanh xăng, dầu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp có hành vi vi phạm để nhân dân biết và phối hợp các cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra, xử lý. 18
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn