intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khó thở

Chia sẻ: Quynh Quynh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

147
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khó thở là cảm giác khó khăn hoặc không dễ chịu khi thở hoặc cảm thấy không lấy đủ không khí. Không có định nghĩa chuẩn cho khó thở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khó thở

  1. Khó thở Khó thở là cảm giác khó khăn hoặc không dễ chịu khi thở hoặc cảm thấy không lấy đủ không khí. Không có định nghĩa chuẩn cho khó thở. Một số người có thể chỉ vận động nhẹ đã bị khó thở (vd như leo cầu thang) mà không có những biểu hiện chứng tỏ sự tồn tại của những rối loạn đặc hiệu. Cũng có một số người có thể bị bệnh phổi tiến triển và trao đổi khí khó khăn nhưng lại không bao giờ thấy khó thở.
  2. Trong một số trường hợp, khó thở mức độ nhẹ có thể là bình thường, chẳng hạn như nghẹt mũi nặng hoặc gắng sức nặng, đặc biệt là ở những người không vận động nặng thường xuyên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khó thở là biểu hiện của một bệnh có độ trầm trọng đáng kể và cần phải được các bác sĩ đánh giá ngay lập tức. Khò khè cũng là một dạng khó thở. NHỮNG NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP Khó thở có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tắc nghẽn đường dẫn khí ở mũi, miệng, hoặc họng có thể dẫn đến khó thở. Bệnh tim cũng có thể gây khó thở nếu tim không thể bơm đủ máu cung cấp oxy đến cho cơ thể. Nếu não, cơ, hoặc những bộ phận khác của cơ thể không nhận đủ oxy thì cảm giác khó thở có thể xuất hiện. Đôi khi những stress thuộc về cảm xúc, chẳng hạn như lo lắng, cũng có thể gây khó thở. Những nguyên nhân đặc hiệu gây khó thở bao gồm: Bệnh phổi  Hen suyễn  Khí phế thũng  Bệnh mạch vành  Nhồi máu cơ tim  Bệnh phổi mô kẽ  Viêm phổi  Tăng áp phổi  Đi lên nhanh chóng ở độ cao có mức oxy trong không khí thấp.  Tắc nghẽn đường thở  Hít phải vật lạ  Môi trường có nhiều bụi  Dị ứng (mốc, phấn hoa)  Suy tim xung huyết  Loạn nhịp tim  Thiếu vận động  Béo phì  Thành ngực bị đè ép  Sợ hãi, hốt hoảng  Thoát vị hoành  Loét dạ dày tá tràng 
  3. ĐIỀU TRỊ Chăm sóc tại nhà Khó thở cho dù xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài đều cần phải được chú ý kỹ. Tuy rằng có nhiều nguyên nhân gây khó thở là vô hại và có thể điều trị dễ dàng nhưng bất kỳ một trường hợp khó thở nào cũng đều đòi hỏi phải được các bác sĩ đánh giá đầy đủ. Bạn cần phải thực hiện đúng theo cách điều trị được đề nghị để giải quyết được nguyên nhân gây khó thở. Hãy gọi cho bác sĩ nếu như: Khó thở xảy ra đột ngột và nặng nề hoặc một người nào đó ngừng thở hoàn toàn. Hãy gọi cho bác sĩ nếu như khó thở xuất hiện cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Khó chịu ở ngực  Khó thở sau khi làm việc nhẹ hoặc trong khi nghỉ ngơi  Khó thở làm bạn phải thức dậy lúc nửa đêm hoặc ngủ ngồi để dễ thở  hơn. Khò khè (đó có thể là dấu hiệu của hen phế quản hoặc khí phế thủng  giai đoạn sớm). Hít phải hay nghẹn bởi vật lạ (hít hoặc nuốt vật lạ).  Co thắt họng hoặc ho giống chó sủa, ho kiểu thanh quản.  Sốt hoặc ho nhiều  Tại phòng mạch Các bác sĩ sẽ ghi nhận bệnh sử chi tiết của bệnh nhân và khám thực thể. Những câu hỏi được dùng để ghi nhận bệnh sử của bệnh nhân bị khó thở có thể là: Bạn có nhận thấy mình bị khó thở?  Bạn có bị phát ra tiếng khi thở hay không?  Bạn có cảm thấy mình cần phải cố gắng để thở hay không?  Triệu chứng khó thở xuất hiện trong bao lâu?  Có phải nó tiến triển chậm chạp từ vài tuần đến vài tháng hay không?  Nó có bắt đầu gần đây hay không? 
  4. Nó có bắt đầu một cách đột ngột hay không?  Nó có đến một cách từ từ không (khởi phát từ từ)?  Nó có diễn ra thành từng giai đoạn riêng biệt hay không? Mỗi giai  đoạn kéo dài bao lâu? Và các giai đoạn có giống nhau không? Thời gian gần đây bạn có cảm thấy khó thở nặng hơn không?  Triệu chứng khó thở có đánh thức bạn dậy lúc nửa đêm hay không  (khó thở đột ngột về đêm)? Số lượng cơn khó thở có thay đổi không?  Khó thở có xuất hiện khi nghỉ ngơi không?  Mỗi đợt khó thở kéo dài bao lâu?  Bạn có khó thở nhiều hơn khi nằm trên mặt phẳng không (khó thở khi  nằm)? Khó thở có nặng hơn khi thay đổi tư thế cơ thể hay không?  Khó thở có xuất hiện trong vòng 4 đến 6 giờ sau khi bạn tiếp xúc với  một chất gì đó mà có thể gây dị ứng cho bạn hay không? Khó thở có nặng hơn khi gắng sức hay không?  Khó thở có xảy ra chỉ khi khò khè hay không?  Kiểu khó thở có hay thay đổi không?  Bạn có cần phải kéo các cơ ngực về phía sau khi thở không (co cơ liên  sườn)? Những triệu chứng khác có thể xảy ra là gì?  Quá trình khám lâm sàng có thể bao gồm khám phổi, tim và đường hô hấp trên. Những xét nghiệm dùng để chẩn đoán có thể được thực hiện bao gồm: Xét nghiệm máu bao gồm luôn cả khí máu động mạch.  Đo độ bão hòa oxy.  ECG  X quang ngực  Đo chức năng hô hấp  Nghiệm pháp gắng sức  CT scan ngực  Siêu âm tim  Trong những trường hợp nặng có thể cần phải cho bệnh nhân nhập viện và cần phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị nguyên nhân gây khó thở.
  5. Trong trường hợp nồng độ oxy máu tương đối thấp có thể cần phải cung cấp thêm oxy cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cung cấp oxy liều cao có thể gây nguy hiểm cho một số bệnh nhân và có thể là không cần thiết ở tất cả các trường hợp khó thở.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2