49<br />
<br />
Bằng cách nào nhận ra<br />
nấm độc?<br />
<br />
Đừng mất công đi tìm quy luật phân định nấm nào độc,<br />
nấm nào lành. Vô ích mà hậu quả thì không lường được. Ai<br />
nói gì thì nói, ai mách bạn phương pháp này, bí quyết kia để<br />
phân định “độc, lành” của họ nhà nấm thì bạn cứ vui vẻ cám<br />
ơn và - vì chính sự an toàn của bạn - đừng có nghe theo,<br />
đừng có ăn bất cứ thứ nấm nào bạn lượm được ở đâu đó.<br />
Nhiều, rất nhiều người lầm<br />
lẫn hoặc có ý tưởng sai lầm về<br />
nấm và sự lầm lẫn này thường<br />
là lầm lẫn chết người. Chết<br />
theo nghĩa đen và chết đau<br />
đớn nữa kìa chứ không phải<br />
chết theo nghĩa bóng. Chẳng<br />
hạn, có người cho rằng khi cho<br />
muỗng mạ bạc quậy nồi nấu<br />
nấm, nếu muỗng sạm đen lại<br />
thì đó là nấm độc. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chỉ cần<br />
“đụng” vào nấm độc thôi thì cũng đủ tàn đời rồi! Quá đáng.<br />
Thật ra không có sự khác biệt nhau rõ rệt giữa “nấm độc”<br />
và “nấm lành”. Giản dị là có hai thứ tên gọi cho một thứ đồ<br />
vật. Có người lại cho rằng nấm nào có màu đỏ mang cá là<br />
nấm lành, “xực” được. Nhận định này dựa trên sự kiện có hai<br />
loại nấm có màu đỏ mang cá được biết rõ là “lành” và một<br />
86<br />
<br />
loại tên là Amanitas cũng có màu nâu đỏ mang cá nhưng lại<br />
“độc”. Nhưng điều đáng buồn là hầu như chẳng bao giờ có<br />
thể phân biệt được nấm có màu đỏ mang cá nào lành, nấm<br />
nào độc trước khi hậu quả phát tác. Và lúc đó đã muộn rồi. Vả<br />
lại có thiếu gì nấm mang cá không có màu đỏ mà vẫn lành.<br />
Vậy, an toàn nhất là đừng ăn nấm lạ dù nom nó rất giống<br />
với nấm lành.<br />
<br />
50<br />
<br />
Acid là gì?<br />
<br />
Acid còn có tên gọi là cường toan. Toan có nghĩa là chua,<br />
cường có nghĩa là đậm, mạnh. Nói nôm na ra là chua... chết<br />
người. Chết người ở đây cũng xin hiểu theo nghĩa đen. Và<br />
cái chết do acid gây ra thì thật là kinh khủng. Acid làm<br />
cháy quần áo, làm cháy da thịt, thậm chí xương cũng tiêu<br />
luôn. Cho đến sắt thép mà còn chịu thua acid. Do đó, nhiều<br />
người mới nghe nói đến acid là đã sởn gai ốc.<br />
Đúng là acid rất đáng sợ. Nhưng chỉ đáng sợ đối với một<br />
vài loại có nồng độ đậm đặc thôi. Trong thực phẩm ta dùng<br />
hàng ngày có thiếu gì acid. Ngay trong bao tử của bạn hiện<br />
giờ cũng đang có acid đó, bạn tin không? Và còn thiếu gì<br />
loại acid được dùng trong thực phẩm, sơn, thuốc uốn tóc,<br />
kem bôi da và các sản phẩm công nghiệp. Bởi vậy nếu có<br />
nói rằng acid là hữu ích, là cần thiết cho sức khỏe và đời<br />
sống hàng ngày của bạn thì cũng chẳng phải là nói... bậy!<br />
<br />
87<br />
<br />
Có nhiều thứ acid nhưng đại khái có thể phân làm hai<br />
loại: acid hữu cơ và acid vô cơ. Ta thử xem đặc điểm của<br />
mỗi loại này.<br />
Acid sulfuric là acid rất quan trọng trong công nghiệp. Và<br />
cũng rất nguy hiểm, chưa cần đụng vào, chỉ cần hít phải hơi<br />
của nó thôi thì cũng đủ “mệt” với nó rồi. Thậm chí, không<br />
cần hít, chỉ cần nhìn trực tiếp, gần nó thôi thì mắt của bạn<br />
cũng “bị thương rồi”. Acid clohydric là một acid khác cũng rất<br />
mạnh và độc. Nó là sản phẩm tổng hợp của acid sulfuric và<br />
muối ăn của chúng ta. Nguy hiểm nhưng lại rất hữu dụng.<br />
Nó được dùng để chế tạo các acid khác và để lau kim loại.<br />
Trong thân thể con người có chứa một ít acid này ở nồng<br />
độ rất thấp. Nó giúp cho sự tiêu hóa thực phẩm đó bạn.<br />
Acid nitric cũng là loại acid mạnh khác tác hại mắt và da.<br />
Trong khi đó acid boric lại là acid rất yếu. Tại nước Ý, người<br />
ta có thể tìm được acid này trong thiên nhiên. Acid này được<br />
dùng để chế tạo đồ gốm, ciment, bột màu, mỹ phẩm. Đôi<br />
khi nó còn được dùng để chế tạo thuốc ngừa thai, nhưng<br />
không nên dùng nó vào mục đích này. Acid carbonic là do<br />
thán khí - tức là khí carbon dioxid - có trong khói xe hơi, xe<br />
gắn máy, động cơ chạy bằng xăng dầu thải ra. Trong nước<br />
ngọt có “ga” cũng có loại khí carbon dioxid nhưng với nồng<br />
độ rất thấp và số lượng rất ít. Acid assenic được dùng để<br />
chế tạo thuốc trừ sâu.<br />
Acid hữu cơ thì không mạnh bằng acid vô cơ. Dấm ăn<br />
là một loại acid. Đó là acid acetic. Người ta tạo ra acid này<br />
88<br />
<br />
bằng cách cho lên men các loại trái cây như táo, chuối...<br />
Ăn Yaourt bạn thấy cái vị chua chua, phải không? Đó chính<br />
là acid lactic. Acid amin rất cần cho cơ thể. Và acid này do<br />
protein trong thực phẩm mà ra. Cam, táo, nho, chanh... đều<br />
chứa acid ascorbic - tức là vitamin C. Trong gan trứng, thịt bò<br />
đều có chứa acid nicotinic giúp chữa và ngừa các bệnh về da.<br />
Chuyện về họ hàng nhà acid còn nhiều phức tạp hơn nữa<br />
kìa. Hữu dụng đó, tác hại đó. Hữu dụng đến mức cần thiết,<br />
không có không xong. Acid clohydric chẳng hạn, không có<br />
nó, không tiêu hóa được thực phẩm. Nhưng có nhiều quá<br />
bao tử lủng liền. Có thứ acid được chế tạo bằng nhiều loại<br />
thực phẩm, có thứ bằng các chất khí của chính nó.<br />
Tóm lại, từ công dụng cho đến chế tạo, họ nhà acid không<br />
đơn giản tí nào.<br />
<br />
51<br />
<br />
Chất kỵ hỏa là gì?<br />
<br />
Chắc nhiều người tưởng chất kỵ hỏa là một sáng chế tân<br />
kỳ?! Thật ra con người đã biết đến nó và dùng nó cả ngàn<br />
năm trước rồi. Trong các đền thờ cổ, nó được dùng bao các<br />
bó đuốc và các tấm che trên các bàn thờ, nóc đền thờ để<br />
khi thiêu của lễ, bàn thờ và đền thờ không bị “bà hỏa” sờ<br />
mó. Cách nay hơn hai ngàn năm, người La Mã cổ đã dùng<br />
chất kỵ hỏa bọc xác lúc hỏa thiêu đặng giữ cho đầy đủ<br />
tro và hài cốt mà không bị lộn với những thứ khác. Trong<br />
89<br />
<br />
truyền thuyết có kể rằng vua Charlesmagne nước Pháp có<br />
cái áo làm bằng chất kỵ hỏa có thể giặt sạch các chất dầu,<br />
mỡ dính vào áo bằng lửa.<br />
Ta dùng cụm từ “chất kỵ hỏa” để chỉ một nhóm kim loại<br />
sợi có đặc điểm kỵ hỏa. Chúng là một hợp chất hỗn hợp rất<br />
khác nhau và mỗi thứ lại có độ dài, độ dẻo và công dụng<br />
khác nhau. Trên quan điểm của nhà hóa học thì chất kỵ hỏa<br />
thường bao gồm Silicat vôi, manhê và đôi lúc có lẫn sắt.<br />
Vì là kết cấu sợi, chất kỵ hỏa nom giống như bông gòn<br />
hay len, chỉ khác ở chỗ nó kỵ hỏa, kỵ nhiệt. Đặc điểm này<br />
rất hữu ích và các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được chất<br />
nào có thể thay thế cho nó. Cho đến nay, người ta chưa tìm<br />
được một kim loại nào có thể se, dệt làm thành tấm như<br />
tấm vải, thành tờ như tờ giấy.<br />
Mấy ông lính cứu hỏa, mấy công nhân làm ở nơi có nhiệt<br />
độ cao như luyện kim... phải mặc quần áo, mang giày, đội<br />
nón, bao tay làm bằng chất kỵ hỏa. Chất kỵ hỏa khá hiếm và<br />
chế tạo cũng khá công phu, có khi phải xử lý tới 50 tấn đá<br />
người ta mới làm ra được 1 tấn chất kỵ hỏa.<br />
<br />
52<br />
<br />
Tại sao tháp bị nghiêng<br />
mà không đổ?<br />
<br />
Thiên hạ thường nhớ cái hấp dẫn của trí tưởng tượng<br />
hơn là cái có tính cách quan trọng. Bởi vậy nhắc đến thành<br />
phố Pisa thì thiên hạ nhớ đến cái tháp bị nghiêng của nó<br />
90<br />
<br />