Xã hội học, số 2 - 1991 1<br />
VŨ BẢO DƯƠNG *<br />
Khoa học và công nghệ<br />
với việc phát triển nông thôn tổng hợp<br />
<br />
Từ năm 1989, ủy ban Khoa học kỹ thuật tĩnh đã cùng với Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện Cơ<br />
giới hóa nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm), Ban thông sử, Cục thống kê tỉnh tiến hành<br />
điều tra về kinh tế hộ nông dân, điều tra phân loại hộ nông dân theo hướng hoạt động kinh tế điều tra việc áp<br />
dụng các giống lúa trong nồng nghiệp, điều tra nhu cầu và khả năng trang bị máy móc nông nghiệp của nông<br />
dân và đánh giá hiện trạng một số ngành nghề truyền thống trong các làng, xã của tỉnh... Kết quả điều tra tóm tắt<br />
như sau:<br />
1. Điều tra kinh tế hộ nông dân.<br />
Cuối năm 19S9 đã tiến hành điều tra kinh tế trên 2.000 hộ nông dân tại 19 hợp tác xã của các huyện Châu<br />
Giang, Ninh Thanh, Nam Thanh:<br />
-Thu nhập của nông dân:<br />
<br />
<br />
Tổng thu Chi cho đời sống<br />
+ Điều tra tại tại Hải Hưng 33.096 đ/ng/tháng 17.896 đ<br />
+ Cả nước 37.530 đ 20.317 đ<br />
Phân loại hộ nông dân:<br />
+ Hộ khá trở lên: 30 - 36% trong đó 15% có tích lũy.<br />
+ Hộ trung bình và nghèo: 64-70%, trong đó hộ nghèo là 34% (cả nước 31%),<br />
những hộ này chi cao hơn thu và chi cho đời sống là 15.944 đ/người/tháng.<br />
Các hộ khá trở lên có giá trị thu trồng trọt, chăn nuôi cao và cộng với phát triển ngành nghề, đầu tư 1 đồng<br />
vốn thu được 2 đồng sản phẩm; riêng về ngành nghề, đầu tư 1 đồng vốn thu 3 đồng sản phẩm. ở những hộ này<br />
có từ 75-78% chủ hộ có trình độ cấp 2 trở lên, trong đó từ 38 - 42% đã công tác thoát ly vê hưu, học nhà có<br />
người đi thoát ly.<br />
Các hộ trung binh và nghèo: yếu tố hạn chế lớn nhất là lao động, số lao động chính/ người ăn theo= 35%.<br />
Hệ số quay vòng ruộng đất thấp, hiệu quả vốn đầu tư thấp, 1 đồng vốn đầu tư cho sản xuất từ 6 - 12 tháng thu<br />
l,38 đồng sản phẩm. Do thiếu vốn nên các hộ không có phân bón, thuốc trừ sâu sử dụng đúng lúc, vỉ vậy tuy số<br />
lượng đầu tư/ sào lúa không thấp hơn các hộ khá (thậm chí lượng urê/sào có khi còn cao hơn) nhưng năng suất<br />
vẫn thấp. ở những hộ này có từ 58-70% chủ hộ có trình độ cấp 2 trở lên, từ 5-28% đã qua công tác thoát ly.<br />
2. Điều tra hộ nông dân theo hướng hoạt động kinh tế.<br />
Qua điều tra xã Cộng Hòa (Nam Thanh), có được kết quả sau:<br />
Khoảng 25% số hộ sản xuất hàng hóa về trồng trọt, các hộ này có thể phát triển thành nông trại sản xuất<br />
hàng hóa..Có 20% số hộ sản xuất hàng hóa về chăn nuôi hay ngành nghề, đây là lực lượng nòng cốt của việc<br />
phát triển công nghiệp nông thôn. 15% số hộ đang làm trồng trọt theo kiểu quảng canh vì thiếu vốn, nếu được<br />
giúp đỡ về vốn và cách làm ăn cũng có thể trở thành nông trại. Còn khoảng 40% số hộ hiện nay đang gặp khó<br />
khăn. Nhóm này cần phải được nghiên cứu sâu hơn, vì nguyên nhân khó khăn có thể khác nhau: mới lập nghiệp,<br />
không biết làm ăn, neo đơn, lười, hộ chính sách... để giúp họ giải quyết.<br />
<br />
<br />
<br />
*<br />
Kỹ sư, Chủ nhiệm ủy ban Khoa kỹ thuật tỉnh Hải Hưng.<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
2 Xã hội học, số 2 - 1991<br />
3. Điều tra hiện trạng số nghề cổ truyền của tỉnh.<br />
Tháng 2-1991 đã tiến hành điều tra lại 18 nghề cổ truyền (trong số 36) tại các huyện: Cẩm Bình, Mỹ Văn,<br />
Nam Thanh, Kim Môn, Kim Thi, Phù Tiên và thị xã Hải Dương... Kết quả cho thấy:<br />
Một số nghề vẫn phát triển tết như gốm sứ Cây; bừa Đông, bừa Muồng ở Hòa Phong - Mỹ Văn; mành<br />
Cuông ở Dị Chế - Phù Tiên; lược Vạc xã Thái Học - Cẩm Bình; hương xạ cao xã Bảo Khê Phù Tiên; chạm gỗ<br />
Dông Giao - Cẩm Điền - Cẩm Bình; và nghề làm bánh đậu xanh thị xã Hải Dương. Để cho những ngành trên<br />
thực sự có khả năng chiếm lĩnh thị trường một cách vững chắc, thì cần phải được đầu tư về chất xám, để cải tiến<br />
mặt hàng, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm: sản xuất gốm mỹ nghệ xuất khẩu, đa dạng hóa<br />
nguyên liệu làm mành và mẫu mã của mành Cuông, nâng cao chất lượng của lược làng Vạc, hương xạ... Một số<br />
nghề phát triển không ổn định hoặc không phát triển được do thiếu thị trường, thiếu tổ chức quản lý, chỉ đạo<br />
như: ngành thêu ren; lụa Vân Phương- Phù Tiên; chiếu Tiên Kiều - Thanh Hồng - Nam Thanh; mũ cốt muồng<br />
xã Phương Chiểu - Phù Tiên; nghề đúc đồng xã Đại Đồng - Mỹ Văn; nghề đúc đá kính chủ xã Phạm Mệnh -<br />
Kim Môn...<br />
Qua kết quả các đợt điều tra trên, rút ra một số nhận xét sau:<br />
a) Trên 60% hộ nông dân trung bình và nghèo thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, sử dụng vốn đầu tư cho sản<br />
xuất còn kém hiệu quả, ruộng đất còn manh mún, trình độ sản xuất không đồng đều do một phần khá lớn các hộ<br />
nông dân không nắm bắt được các tiến bộ kỹ thuật mới, không cố thông tin. Ngay cả những quy trình kỹ thuật<br />
thông thường trong sản xuất nông nghiệp cũng không được thực hiện đầy đủ. Lực lượng cán bộ kỹ thuật của<br />
huyện, cơ sở khá đông nhưng chưa gắn chặt với cơ sở sản xuất, sản phẩm cuối cùng. Cơ cấu giống lúa chậm đổi<br />
mới, chất lượng giống không đảm bảo, kết cấu hạ tầng trong nông thôn nhìn chung còn kém.<br />
b) Trong lĩnh vực ngành nghề truyền thống của tỉnh còn thiếu đầu tư cán bộ kỹ thuật, vốn, thị trường..., do<br />
vậy chưa phát huy được tiềm năng sản có. Tính chất công nghiệp hóa trong nông nghiệp còn ít, nhất là trong<br />
khâu chế biến nông sản thực phẩm.<br />
c) Việc tìm kiếm thi trường và giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, cấp tỉnh làm chưa tốt, đã dẫn<br />
đến tình trạng tư thương hoặc các tỉnh khác tranh mua, tranh bán, ăn lãi gấp nhiều lần người sản xuất, do vậy<br />
không khuyến khích được người sản xuất. Chưa có hệ thống dịch vụ hợp lý, có hiệu quả để đáp ứng kịp thời yêu<br />
cầu của hộ nông dân.<br />
d) Thiếu các mô hình quy mô hợp tác xã, quy mô huyện về việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về<br />
trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, phát triển ngành nghề, mở mang dịch vụ, nâng cao dân trí... để phổ biến các nơi<br />
áp dụng.<br />
Để khắc phục các thiếu sót trên và nhất là để phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở kinh tế hộ nông dân<br />
có sản phẩm hàng hóa cao, khoa học và công nghệ của tỉnh thời kỳ 1991-1995 phải kết hợp đồng bộ các biện<br />
pháp và chính sách về kinh tế - kỹ thuật cụ thể sau:<br />
a) Hai điều kiện không thể thiếu để phát triển kinh tế hộ nông dân và nông trại là:<br />
- Sự hỗ trợ của Nhà nước;<br />
Sự tổ chức lại của nông dân để tiếp xúc với thị trường.<br />
Qua số liệu điều tra đã nêu thì có trên 60% số hộ nông dân thiếu vốn, mức độ đầu tư thâm canh chưa cao,<br />
tiềm năng về lao động và đất đai còn nhiều, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân dưới hình<br />
thức bao cấp cho nông nghiệp, qua việc trợ giá nông sản, nhất là trợ giá vật tư cho phân bón, thuốc trừ sâu để<br />
nâng cao năng suất của các hộ này đồng đều với các hộ khá. Cho vay vốn với lãi suất ưu tiên cho người sản xuất<br />
giỏi.<br />
Mặt khác, Nhà nước phải giúp nông dân giải quyết đầu ra cho họ, đảm bảo thuận tiện và khuyến khích sán<br />
xuất, tránh tình trạng các tổ chức kinh doanh của Nhà nước và tư thương nắm lấy khâu trước và sau sản xuất<br />
nông nghiệp là khâu có lãi suất cao, để cho nông dân khâu sản xuất nông nghiệp là khâu ít lãi nhất nhưng lại<br />
nặng nhọc nhất. Vì vậy nên thành lập các hiệp hội sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để giúp người nông dân có vốn<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 2 - 1991 3<br />
trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận thu được sẽ chi phí lại cho sản xuất.<br />
b) Tạo ra và phổ biên rộng rãi các kỹ thuật tiến bộ nâng cao năng suất lao động . Phải có những kỹ thuật<br />
tiến bộ thích ứng cho từng hộ nông dân theo hướng hoạt động kinh tế với phương châm "giỏi nghề nào làm nghề<br />
ấy" để hình thành các hộ hoặc liên hộ kiểu mẫu về trồng trọt, về chăn nuôi, về chế biến, hoặc vừa trồng trọt kết<br />
hợp với chăn nuôi và chế biến...<br />
Tổ chức hệ thống dịch vụ hợp lý, có hiệu quả để cung cấp kịp thời các vật tư thiết yếu: giống lúa có chất<br />
lượng, phân bón, thuốc trừ sâu, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, giúp người nông dân trong việc tìm<br />
kiếm thị trường, giải quyết đầu ra cho các sân phẩm nông nghiệp. Nghiên cứu hoặc hiện đại hóa công nghiệp,<br />
ưu tiên vốn để nâng cao chất lượng sản phẩm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và tiểu thủ công nghiệp, nhất là<br />
các cơ sở sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và các cơ sở sử dụng nguyên liệu sản có, thu hút được nhiều lao<br />
động, ít vốn đầu tư, cho ra sản phẩm hàng hóa nhanh; phát triển rộng mô hình chế biến màu quy mô gia đình -<br />
hợp tác xã bằng công nghệ thích hợp, từ ngô, khoai tây, khoai lang, sắn, rong riềng thành bột, miến, đường nha,<br />
thức ăn gia súc..., cung cấp bán thành phẩm cho công nghiệp chế biến thành thi.<br />
c) Việc nghiên cứu xây dựng mô hình phát triền nông thôn tổng hợp là cần thiết, cấp bách và là vấn đề vô<br />
cùng khó khăn cả về phương pháp luận cũng như việc tổ chức thử nghiệm. Do vậy) đây phải là một đề tài<br />
nghiên cứu tổng hợp của nhiều Bộ trên Trung ương, của nhiều ngành trong tỉnh và phải được đầu tư thỏa đáng<br />
về kinh phí.<br />
Được sự giúp đỡ của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, của Chương trình hợp tác Việt - Pháp về hệ<br />
thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, ở tỉnh Hài Hưng đã xây dựng thí điểm "Trung tâm phát triển<br />
nông thôn" tại huyện Nam Thanh với chức năng và nhiệm vụ là: - Điểm trình diễn các kỹ thuật tiến bộ mới để<br />
tuyên truyền phổ biến các nơi đến học tập áp đụng.<br />
- Nghiên cứu các điều kiện về tổ chức, quản lý, chính sách, chế độ, hệ thống dịch vụ phù hợp với hướng<br />
kinh tế của hộ nông dân để có thể nhanh chóng áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật<br />
Về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, phát triển ngành nghề, mở mang dịch vụ, nâng cao dân trí, văn hóa, tinh<br />
thần cho nhân dân...<br />
Mong rằng Chương trinh nghiên cứu này sẽ được góp ý và giúp đỡ của các nhà khoa học, các cơ quan khoa<br />
học trung ương.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />