intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

54
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thông qua quá trình khảo sát, phân loại các tác phẩm chữ Nôm để thấy được sự sáng tạo, linh hoạt trong bút pháp của Nguyễn Trãi. Cùng với việc nghiên cứu văn bản Nôm và phân tích chữ Nôm sáng tạo trong tập thơ Quốc âm thi tập, chúng tôi có thể mở ra các hướng tiếp cận tác phẩm một cách phong phú hơn trong nhà trường phổ thông. Đồng thời khẳng định tài năng bậc thầy của Nguyễn Trãi trong việc sáng tác văn chương bằng chữ Nôm sáng tạo và giá trị to lớn của Quốc âm thi tập đối với nền văn học dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN VŨ THỊ BÉ CHỮ NÔM SÁNG TẠO TRONG QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN VŨ THỊ BÉ CHỮ NÔM SÁNG TẠO TRONG QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ THANH VÂN HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian vừa qua, được sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: Chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới giảng viên TS. Nguyễn Thị Thanh Vân, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, cùng các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Với đề tài trên, chắc chắn tôi không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Vì vậy tôi rất mong ý kiến đóng góp đến từ các thầy cô giáo cùng các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Vũ Thị Bé
  4. LỜI CAM ĐOAN Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Vân cùng các thầy cô giáo khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan rằng, đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, nó không trùng lặp với công trình nghiên cứu của bất cứ tác giả nào đã được công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Vũ Thị Bé
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 6 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6 7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 7 8. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 7 NỘI DUNG....................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 8 1.1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi .................................................................. 8 1.1.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi ............................................................................. 8 1.1.2. Sự nghiệp văn chương ........................................................................... 11 1.1.2.1. Những tác phẩm chữ Hán .................................................................. 12 1.1.2.2. Những tác phẩm bằng chữ Nôm ........................................................ 14 1.2. Khái quát về tác phẩm Quốc âm thi tập ................................................... 14 1.2.1. Hoàn cảnh ra đời ................................................................................... 14 1.2.2. Nội dung chính ...................................................................................... 17 1.2.2.1. Nguyễn Trãi - một con người anh hùng yêu nước vĩ đại ................... 17 1.2.2.2. Nét đặc sắc thiên nhiên trong Quốc âm thi tập .................................. 18 1.2.2.3. Nét đặc sắc nghệ thuật trong Quốc âm thi tập ................................... 20 1.3. Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................... 23 CHƢƠNG 2: CHỮ NÔM SÁNG TẠO TRONG QUỐC ÂM THI TẬP ... 25 2.1. Chữ Nôm sáng tạo .................................................................................... 25 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm .................................. 25
  6. 2.1.2. Vai trò của chữ Nôm trong văn hóa, văn học ....................................... 27 2.1.3. Chữ Nôm trong xã hội ngày nay. .......................................................... 28 2.2. Khảo sát chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập ................................. 29 2.2.1. Sự khác biệt chữ Hán và chữ Nôm ....................................................... 29 2.2.2. Phân loại chữ Nôm trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ............... 31 2.2.2.1. Loại định hướng bằng báo hiệu ......................................................... 31 2.2.2.2. Loại định hướng bằng chính âm đầu.................................................. 33 2.2.3. Loại định hướng liên tưởng về nghĩa .................................................... 35 2.2.4. Loại định hướng chữ Nôm viết tắt ........................................................ 36 2.2.5. Loại định hướng chữ Nôm liên tưởng về kết cấu trong Quốc âm thi tập ... 38 2.2.6. Loại định hướng chữ Nôm nghĩa nghĩa trong Quốc âm thi tập............ 40 2.3. Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................... 42 KẾT LUẬN .................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XV là mảnh đất màu mỡ tươi tốt sản sinh và nuôi dưỡng biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ ưu tú đã có những đóng góp vô cùng lớn lao trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá, văn học nước nhà. Trong giai đoạn văn học này được ghi dấu bởi những tác phẩm với những tác giả nổi tiếng, trong đó phải kể đến tác phẩm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi được sáng tác bằng chữ Nôm. Sự ra đời của Quốc âm thi tập đánh một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển nền văn học dân tộc. Với văn chương, Nguyễn Trãi đã để lại một khối lượng các tác phẩm đồ sộ - một di sản văn học quý báu muôn đời. Theo Ngô Thế Vinh, văn chương Nguyễn Trãi thật đặc biệt, đó là “thứ văn chương có đủ sức sửa sang việc đời”. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, ở thể loại nào ông cũng có những kiệt tác để lại âm vang lớn, làm rạng rỡ nền văn học nước nhà. Quốc âm thi tập ra đời đã khẳng định sức sống và sự trường tồn mạnh mẽ của ngôn ngữ, văn hóa Việt. Sự ra đời của Quốc âm thi tập chính là nền tảng vững chắc cho sự xuất hiện các tác phẩm chữ Nôm về sau như: Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, các tập thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… do đó mà Xuân Diệu gọi Quốc âm thi tập là “tác phẩm mở đầu nền văn học cổ điển Việt Nam”. Đối với tác phẩm Quốc âm thi tập, từ trước đến nay được rất nhiều người quan tâm và đã có rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu, đánh giá. Những bài nghiên cứu này, phần nào cho chúng ta thấy được sự đóng góp vô cùng to lớn của Quốc âm thi tập trong nền văn học dân tộc. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy chưa có bài viết hay bài nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích các 1
  8. loại chữ Nôm sáng tạo trong tác phẩm. Với mong muốn đi sâu nghiên cứu chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập, hy vọng đề tài sẽ phần nào đóng góp những thành quả nghiên cứu để thấy được cái hay, cái đẹp và tài năng cũng như giá trị của Nguyễn Trãi trong nền văn học Việt Nam. Đặc biệt một số bài thơ trong tác phẩm Quốc âm thi tập đã được lựa chọn giảng dạy ở SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 (cả hai bộ cơ bản và nâng cao). Đây là một tác phẩm có giá trị và là nguồn tri thức vô tận để các nhà nghiên cứu văn học đánh giá. Vì những lẽ trên mà chúng tôi đã chọn đề tài khóa luận “Chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”. Chúng tôi mong muốn phần nào mang tới cho bạn đọc sự hiểu biết hơn nữa về tác giả cũng như thấy được tài năng của Nguyễn Trãi trong việc sử dụng linh hoạt sáng tạo chữ Nôm. Đồng thời, với việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, đưa ra những nhận định, đánh giá có sức thuyết phục, nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến chữ Nôm và vấn đề nghiên cứu chữ Nôm hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề Liên quan đến đề tài Chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi mà tôi chúng tôi đã lựa chọn, có các bài viết và các công trình nghiên cứu sau đây: Trong cuốn Ba thi hào dân tộc xuất bản năm 2000, Xuân Diệu đã viết: “Bây giờ chúng ta đọc một mình thơ Nôm của Nguyễn Trãi, càng thêm thấy hứng thú, như bản thân ta thêm lông cánh tung bay hào sảng với thơ này”. Ở đây tác giả luôn đề cao thơ Nôm của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập “Thi treo giải nhất chi nhường cho ai”. Ở cuốn Sáu trăm năm Nguyễn Trãi in năm 1980, khi nghiên cứu thơ Nôm của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập Hoài Thanh viết rằng: “Đi vào thơ nôm Nguyễn Trãi là chuyện vất vả. Có khi thấy rối rít như đi vào rừng 2
  9. sâu. Nhưng cứ chịu khó đi và đi nhiều lần sẽ thấy công phu bỏ ra không uổng. Đây đó sẽ ánh lên những lời thơ đẹp”. Ở công trình này tác giả đã tập trung nghiên cứu một vài nét về con người của Nguyễn Trãi qua thơ Nôm Quốc âm thi tập. Năm 1975, Đào Duy Anh trong cuốn Chữ Nôm - nguồn gốc - cấu tạo- diễn biến đã viết về một số cách đọc chữ Nôm và nêu rất nhiều ví dụ tương đối khó. Bên cạnh đó, tác giả còn có thêm một chương nghiên cứu chữ Nôm Tây để đối chiếu với chữ Nôm của ta. Trong Tạp chí Hán Nôm, số 3 năm 2011, với tiêu đề Góp phần phân định chữ Nôm tự tạo và chữ Nôm mượn chữ Hán đã đề cập tới cách phân chia chữ Nôm làm hai loại lớn là chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo được cố GS. Nguyễn Tài Cẩn và N.V.Xtankevich nêu ra đầu tiên vào năm 1976 trong bài Điểm qua vài nét về tình hình cấu tạo chữ Nôm. Tuy quan điểm bước đầu đã nói lên được các cách tạo chữ Nôm và đã được các nhà nghiên cứu chữ Nôm lúc đó chấp nhận rộng rãi nhưng khi bắt tay vào phân chia thì gặp phải một số khó khăn nhất định. Trên báo Nhân dân, số ra ngày 19 tháng 9 năm 1962, trong bài nghiên cứu về thơ Nôm của Nguyễn Trãi - Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, Phạm Văn Đồng khẳng định: “Về thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta nên quý trọng hơn nữa là thơ chữ Nôm, tiếng ta của Nguyễn Trãi, đó là vốn rất quý của dân tộc”. Bài viết xoay quanh cái hay, độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Trãi khi làm thơ Nôm. Tác giả Hoàng Tuệ với bài viết Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt đã khẳng định: Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt, đó là một cống hiến hết sức lớn lao [11, 826]. Với công trình này tác giả Hoàng Tuệ khi nghiên cứu chỉ dừng lại ở vấn đề Nguyễn Trãi trên cơ sở thái độ quý 3
  10. trọng và đề cao chất liệu của tiếng Nôm, tức tiếng Việt, sử dụng một cách thành công bộ phận từ vựng Việt, ngữ pháp Việt. Ngoài ra, xoay quanh đến vấn đề của tác phẩm Quốc âm thi tập chúng ta có rất nhiều các công trình nghiên cứu, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, khóa luận tốt nghiệp: - Nghệ thuật sử dụng điển cố trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Văn học Việt Nam của Đào Thị Hương Thu. - Sự phá vỡ tính quy phạm trên các phương diện đề tài, thể loại, ngôn ngữ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Văn học Việt Nam của Trần Thị The. - Phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập, luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, chuyên ngành Văn học Việt Nam của Nguyễn Thị Hiền. Với đề tài này tác giả đã nghiên cứu các phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi với bản thân, gia đình và cộng đồng và cả với môi trường tự nhiên trong Quốc âm thi tập. - Đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Ngôn ngữ học của Vương Văn Huy. Tác giả đã khảo sát một cách hệ thống các hiện tượng ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập theo quan điểm lý thuyết của từ vựng học và phong cách học. Kết quả nghiên cứu đã thấy được cái hay cái đẹp và sự uyên bác trong cách dùng từ đặt câu của Nguyễn Trãi. - Hoa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Văn học Việt Nam của Bùi Thị Mỹ Oanh. Đề tài này người nghiên cứu đã phân loại và thấy được tần suất và sắc thái ý nghĩa của “Hoa trong Quốc âm thi tập” và từ đó rút ra được một số giá trị nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng. 4
  11. - Hình ảnh bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Văn học Việt Nam của Vũ Thị Huế. Với đề tài này tác giả đã thống kê và phân loại được các bài thơ có hình ảnh bốn mùa và rút ra được những giá trị biểu đạt như: ngôn ngữ, thể thơ, vần, nhịp điệu. - Thi pháp thơ Nôm Nguyễn Trãi, luận án tiến sĩ, chuyên ngành Văn học Việt Nam của Hoàng Thị Thu Thủy. Ở đề tài này tác giả đã tập trung nghiên cứu thi pháp thơ Nôm qua các phương diện như: thể thơ, âm vận và ngôn ngữ trong tập thơ Quốc âm thi tập. Các bài viết, và công trình nghiên cứu liên quan tới tác phẩm Quốc âm thi tập rất phong phú tuy nhiên liên quan đến vấn đề chữ Nôm sáng tạo thì còn rất hạn chế. Trên cơ sở những vấn đề liên quan tới chữ Nôm trong Quốc âm thi tập và những nguồn tư liệu quý giá mà chúng tôi thu thập được sẽ là những căn cứ xác đáng giúp chúng tôi có định hướng nghiên cứu đúng đắn, để đưa ra những kết luận đảm bảo mang tính chất chính xác và khoa học nhất trong quá trình nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu Từ trước tới nay, các công trình nghiên cứu, khảo sát về các kiểu chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi tương đối ít và chưa được nghiên cứu một cách tập trung. Bởi vậy, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là thông qua quá trình khảo sát, phân loại các tác phẩm chữ Nôm để thấy được sự sáng tạo, linh hoạt trong bút pháp của Nguyễn Trãi. Cùng với việc nghiên cứu văn bản Nôm và phân tích chữ Nôm sáng tạo trong tập thơ Quốc âm thi tập, chúng tôi có thể mở ra các hướng tiếp cận tác phẩm một cách phong phú hơn trong nhà trường phổ thông. Đồng thời khẳng định tài năng bậc thầy của Nguyễn Trãi trong việc sáng tác văn chương bằng chữ Nôm sáng tạo và giá trị to lớn của Quốc âm thi tập đối với nền văn học dân tộc. 5
  12. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Để thực hiện đề tài Chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tập thơ Nôm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi xuất bản năm 2014, Nhà xuất bản Văn học, gồm 731 trang. Chúng tôi đặc biệt chú trọng nghiên cứu, khảo sát các kiểu chữ Nôm sáng tạo có trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. 5. Phạm vi nghiên cứu Để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất, việc nghiên cứu được tiến hành khảo sát với 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập. Trọng tâm của khóa luận là đi sâu khai thác, phân tích các kiểu chữ Nôm sáng tạo có trong các bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Qua quá trình khảo sát, phân tích, thống kê để từ đó thấy được chữ Nôm có nhiều cách cấu tạo khác nhau, phong phú và đa dạng đã làm nên nền văn hóa dân tộc. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để phục vụ cho công việc nghiên cứu đề tài, đồng thời để có nguồn tư liệu phong phú và đủ tin cậy, đáp ứng được mục đích đặt ra chúng tôi tiến hành những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp văn bản học Hán Nôm Phương pháp văn bản học Hán Nôm là phương pháp xác định tình trạng văn bản, xác định bản in, giấy in, màu mực, kĩ thuật, bảo tàng, kí hiệu… xác định tác giả và niên đại ra đời của tác phẩm. - Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp phân tích, tổng hợp là từ những ngữ liệu đã tập hợp, thống kê được chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề cần được nghiên cứu. - Phương pháp phân tích ngữ văn học. 6
  13. Phương pháp phân tích ngữ văn học là phương pháp xem xét hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật mà tác giả gửi gắm. - Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp thống kê, phân loại là phương pháp có thể tập hợp, thống kê những nguồn tư liệu có liên quan đến đến đề tài chúng tôi đang nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng như một phương pháp chính trong quá trình nghiên cứu nội dung đề tài. - Phương pháp văn học sử Nền văn học trung đại Việt Nam trải qua gần mười thế kỉ, với nhiều giai đoạn, nhiều thế kỉ nên việc lựa chọn phương pháp văn học sử sẽ đảm bảo được tính lôgic trong quá trình khảo sát phục vụ cho nghiên cứu khóa luận này. Để khóa luận đạt được kết quả cao nhất. Các phương pháp và các thao tác nghiên cứu trên đây sẽ được vận dụng đan xen, liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau. 7. Đóng góp của khóa luận Với đề tài nghiên cứu Chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, đây là bước khởi đầu mở ra những hướng khai thác, tiếp cận mới, đạt hiệu quả cao trong việc khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong Quốc âm thi tập. Đề tài giúp ta hiểu thêm về tài năng của Nguyễn Trãi trong việc vận dụng ngôn ngữ dân tộc vào tác phẩm văn chương. Đề tài đóng góp vai trò quan trọng phục vụ cho công tác nghiên cứu giảng dạy. 8. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận của chúng tôi được triển khai theo hai chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Chữ Nôm sáng tạo trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi 7
  14. NỘI DUNG CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi 1.1.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi (阮廌) sinh năm 1380 mất năm 1442, là anh hùng dân tộc, là nhà văn và nhà thơ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai (抑齋), quê xã Chi Ngại, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Ông còn quê thứ hai là làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Thiên tài Nguyễn Trãi với thành tựu rỡ trên mọi lĩnh vực: ông là nhà chính trị gia lớn, một nhà quân sư lỗi lạc, một nhà ngoại giao thiên tài, một nhà nghiên cứu lịch sử, địa lí uyên bác và là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam. Nguyễn Trãi xuất thân trong một gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước và truyền thống văn hóa, văn học. Cha ông là Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh (1356 - 1429) là một người tài giỏi, có chí lớn, luôn quan tâm tới đời sống nhân dân và vận mệnh dân tộc. Năm 1374, ông đỗ tiến sĩ nhưng không được vời ra làm quan nhà Trần. Đến năm 1400, khi nhà Hồ lên thay nhà Trần, Nguyễn Ứng Long đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh ra làm quan nhà Hồ. Cùng năm đó, Nguyễn Trãi thi đỗ tiến sĩ và được bổ dụng vào làm quan. Mẹ của ông là bà Trần Thị Thái, một người thông minh, có sắc có tài, và cũng là một thi sĩ. Năm 1407, nhà Minh mượn cớ phù Trần diệt Hồ đem quân xâm chiếm nước ta. Cha Nguyễn Trãi bị bắt, còn bản thân bị giam lỏng mười năm tại thành Đông Quan (Hà Nội). Từ đây “nợ nước thù nhà” trong lòng ông không lúc nào nguôi. Đây cũng là dịp Nguyễn Trãi được sống gần với nhân dân và 8
  15. hiểu rõ những thống khổ của người dân mất nước. Trong khoảng thời gian tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Nguyễn Trãi cho ra đời tập Quân Trung từ mệnh tập nổi tiếng, văn chương được sử dụng như một thứ vũ khí lợi hại, góp phần làm suy yếu tinh thần quân thù. Năm 1418, ông đến với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng lên cho Lê Lợi Bình Ngô đại cáo và đây là tác phẩm được đánh giá là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Cũng chính từ lúc này Nguyễn Trãi luôn gắn bó, sát cánh cùng với Lê lợi và nhân dân. Ông đã trở thành bộ óc, tiếng nói, vũ khí sắc bén của nghĩa quân Lam Sơn để tiêu diệt quân thù. Nhìn lại quãng đời mười năm đấu tranh của Nguyễn Trãi, Đặng Thai Mai đã nói rằng ông không chỉ là một nhà chiến lược đại tài mà còn là một nhà tổ chức cỡ lớn, nhà ngoại giao khôn khéo, khi cứng rắn khi mềm dẻo nhưng không bao giờ khoan nhượng về nguyên tắc. Cuộc kháng chiến cứu nước thắng lợi, Nguyễn Trãi lại dốc hết tâm huyết giúp Lê Lợi xây dựng đất nước. Nhưng đây lại là quãng đời gian khổ của ông, Nguyễn Trãi được tiếng là quan cao, chức trọng và tính tình ngay thẳng, nhưng khi sống trong triều đình ông lại bị nhiều kẻ ghen ghét, đố kị. Không bao lâu thì sự tin tưởng của nhà vua cũng không còn. Đặc biệt sau vụ việc của Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo, cả hai đều là công thần bậc nhất của Lê Lợi. Chính Nguyễn Trãi cũng bị dèm pha mà bị tống giam, suýt bị chết. Nguyễn Trãi đã bị xã hội phong kiến từ chối tài năng cũng như lí tưởng giúp dân cứu nước của mình, sống trong cảnh “danh suông vạ thực” này mà đến cuối đời ông vẫn đau đớn khôn nguôi. Chia bảo phù, ban thái ấp chung ngựa trắng ăn thề, Mua ghen ghét, chuốc dèm pha, chợt nhặng xanh dơ vết. Mới biết quả hợp thì người khó thích, Để cho trong trắng thì bẩn để lây… Biểu tạ 9
  16. Đến đời Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi phải sống trong tình cảnh gay go chán nản. Năm 1440, Nguyễn Trãi xin về nghỉ ở Côn Sơn sau cuộc sống lận đận, khắc nghiệt nơi triều đình. Đây cũng chính là khoảng thời gian Nguyễn Trãi cho ra đời tập Quốc âm thi tập thể hiện tấm lòng trung kiên của mình. Nhưng chỉ hai năm sau, Lê Thái Tông lại vời ông ra làm quan với tâm thế “tuổi già, sức yếu, tóc bạc, lòng son”, ông vui sướng ra giúp đời vì dân, vì nước, đúng với sở nguyện bao lâu thôi thúc trong ông. Nhưng thật đau đớn, chính lần ra làm quan này mà tai họa thảm khốc đã đến với ông. Năm 1442 vụ án “Lệ chi viên” xảy ra, Nguyễn Trãi và gia đình đã bị xử tử và tru di tam tộc. Như vậy cuộc đời vị khai quốc công thần đã kết thúc trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất, dưới lưỡi đao của triều đình phong kiến ngày 19 tháng 9 năm 1442. Một con người tài đức vẹn toàn nhưng phải chịu một cái kết nghiệt ngã. Cả một cuộc đời trung với nước, hết mình vì vua vì dân, vậy mà phải chịu án oan tru di tam tộc. Đây là một vụ án oan khuất vào loại bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Cái chết của Nguyễn Trãi là sự tiếc nuối, đau xót, mất mát lớn của dân tộc Việt Nam. Năm Giáp Ngọ, niên hệu Quang Thiệu thứ 5 (1464), vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi. Là một vị vua anh minh ông đã viết lên những lời ca đẹp về Nguyễn Trãi: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”. Lời nói đã nói lên được nhân cách sáng trong, tấm lòng đẹp đẽ của thiên tài Nguyễn Trãi. Nói như nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai: “Một thanh thiếu niên đã được bồi dưỡng kỹ càng trong một gia đình yêu nước, đã chia sẻ nỗi đau khổ của đất nước cùng với nhân dân; Một chí sĩ đã cống hiến tất cả trí tuệ, nghị lực mình cho sự nghiệp giải phóng nước nhà; Một nhà chính trị, một nhà chiến lược thiên tài, một nhà ngoại giao lão luyện, và đồng thời cũng là một học giả uyên bác, một nhà văn, một nhà thơ lỗi lạc; Một đời sống lộng lẫy và… một kết cục quá tàn nhẫn; Đó là vận mệnh của Nguyễn Trãi” [13, 20]. 10
  17. Cuộc đời Nguyễn Trãi trải qua cuộc đời với nhiều thăng trầm, biến cố nhưng lúc nào ông cũng giữ tấm lòng son sắt với nhân dân, đất nước. Nguyễn Trãi là tấm gương sáng của tinh thần đấu tranh vì dân tộc vì nhân nghĩa mà ta cần học tập. Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới và tổ chức kỷ niệm 600 năm năm sinh của ông. 1.1.2. Sự nghiệp văn chương Nguyễn Trãi đã viết rất nhiều nhưng sau vụ án Lệ Chi viên thì nhiều tác phẩm của ông đã bị bè lũ cầm quyền đem đi tiêu hủy nên bị thất lạc nhiều. Sau đó, dưới thời Lê Thánh Tông (1460-1497) triều đình đã lấy lại được sự trong sạch cho Nguyễn Trãi và nhà vua đã ủy thác cho Trần Khắc Kiệm đi tìm lại và sưu tầm tất cả những tác phẩm còn lại của ông nhưng sau đó lại bị thất lạc. Sang thế kỉ XIX Dương Bá Cung cùng một số nhà sử học văn học khác đã tìm lại được phần nào công trình của Nguyễn Trãi. Nói đến sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng nhận xét rằng: “Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lý tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta”. [16, 112] . Nguyễn Trãi đã để lại một sự nhiệp văn học đồ sộ cả chữ Hán và chữ Nôm. Nguyễn Trãi đã là hiện thân cho một bước phát triển nhảy vọt kì diệu và trở thành người mở đầu cho nền văn học cận - hiện đại của Việt Nam. Một vĩ nhân như thế không phải chỉ riêng về một thời đại hay một dân tộc mà là của toàn nhân loại. 11
  18. 1.1.2.1. Những tác phẩm chữ Hán - Quân trung từ mệnh tập (軍中詞命集) Quân trung từ mệnh tập là tập văn kiện lịch sử- bình luận- ngoại giao bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi soạn thảo trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) dưới sự ủy thác của Lê Lợi. Các tác phẩm phần lớn là thư từ giao thiệp với các tướng Minh, ngoài ra còn có biểu phong cầu và tấu cầu phong gửi vua Minh, văn tấu cáo các vua Trần… Hiện nay tập còn trên dưới 70 bài. Quân trung từ mệnh tập là tập văn chiến đấu “có sức mạnh mười vạn quân” (Bùi Huy Bích). Sức mạnh ấy có được là bởi sự kết hợp tuyệt diệu giữa lập trường nhân nghĩa, chính nghĩa sáng ngời của dân tộc với nghệ thuật viết văn luận chiến bậc thầy của Nguyễn Trãi. Quân trung từ mệnh tập thể hiện rõ tư tưởng chiến lược của Nguyễn Trãi: đánh bằng mưu trí, đánh vào lòng người. Nguyễn Trãi một mặt nêu cao chính nghĩa sáng ngời và khí thế chiến thắng của dân tộc ta, vạch trần âm mưu cũng như tính chất phi nghĩa trong hành động chiến tranh xâm lược của địch, mặt khác ông vận dụng sách lược mềm dẻo để ít mất mát xương máu nhất. Tác phẩm như một tượng đài kỷ niệm văn học vĩ đại ghi dấu một truyền thống đánh giặc ngoại xâm vừa dũng cảm quyết liệt vừa khôn khéo sáng suốt của dân tộc ta. - Bình Ngô đại cáo (平吳大告) Trước hết Bình Ngô đại cáo là một văn kiện lịch sử. Được lệnh của Lê Lợi cuối năm 1427, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo cho toàn dân biết sự nghiệp đấu tranh đã hoàn toàn thắng lợi, quân thù rút về nước một tương lai mới đang mở ra cho giang sơn xã tắc. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập về chủ quyền độc lập dân tộc, là bản cáo trạng tội ác kẻ thù, là bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Và Bình Ngô đại cáo được coi là 12
  19. bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo với trí tuệ, tâm hồn và kinh nghiệm của dân tộc trong hai mươi năm đau khổ nước mất nhà tan và mười năm dũng cảm diệt giặc cứu nước, hơn nữa còn là mười lăm năm hào khí của các triều đại đã đi qua. Từ đó tạo lên một kiệt tác có sức sống mãnh liệt và tồn tại bền bỉ trước sự trôi chảy của thời gian. Nguyễn Trãi xứng đáng là nhà văn chính luận kiệt xuất, Bình Ngô đại cáo là một áng “thiên cổ hùng văn”, là tiếng vang vọng bất hủ của ngàn xưa cho đến mai sau. - Băng hồ di sự lục (1420) Là thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm vào năm 1428, kể về cuộc đời ông ngoại Trần Nguyên Đán. - Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo bi kí (1433) Văn bia Vĩnh Lăng của Nguyễn Trãi có giá trị lớn về lịch sử. Ghi chép gia thế, sự nghiệp của Lê Thái Tổ sau ngày vua mất. Và nhiều bài biểu, tấu, chiếu, dụ, những công văn có nội dung thời sự nhưng vẫn được đời sau coi như kiểu mẫu của thể văn này. - Dư địa chí (1435) Là tác phẩm địa lí xưa nhất không chỉ có giá trị địa lí mà còn có giá trị lịch sử, dân tộc học. - Ức Trai thi tập (抑齋時集) Là tập thơ gồm 105 bài thơ chữ Hán viết theo thể Đường luật ngũ ngôn và thất ngôn. Để cảm nhận độ sâu thẳm của hồn thơ Nguyễn Trãi thì ta phải nhắc đến với tập thơ chữ Hán Ức Trai thi tập giàu chất trữ tình. Tập thơ chính là lời tâm sự của tác giả, chất chứa những cảm xúc suy tư về lí tưởng hoài bão, về thiên nhiên đất nước, cuộc sống con người. 13
  20. 1.1.2.2. Những tác phẩm bằng chữ Nôm Quốc âm thi tập (國音詩集): là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài thơ. Nhìn một cách khái quát thì Quốc âm thi tập là những bài thơ miêu tả về thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi vừa mang vẻ đẹp thanh tao, cao nhã, vừa chân chất, đơn sơ, giản dị của làng quê Việt Nam. Theo Trần Huy Liệu đây là tập thơ Nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Bằng tập thơ này, Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam. Quốc âm thi tập xứng đáng được coi là tập thơ Nôm tiêu biểu nhất của văn chương Việt Nam suốt hơn 500 năm. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn một số tác phẩm khác như: Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao từ đại lễ… nhưng đều không còn lại đến ngày nay. 1.2. Khái quát về tác phẩm Quốc âm thi tập 1.2.1. Hoàn cảnh ra đời Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm được công bố gần đây do hai ông Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm phiên âm, chú giải và xuất bản năm 1956. Bản văn này căn cứ vào một công trình sưu tập toàn bộ thi văn của Nguyễn Trãi do Dương Bá Cung, Nguyễn Định, Ngô Thế Vinh làm về đời Tự Đức và ấn hành vào năm 1868 dưới nhan đề Ức trai thi tập. Toàn bộ có bảy quyển, Quốc âm thi tập chép vào quyển thứ bảy, gồm tất cả 254 bài chia làm bốn phần như sau: 1. Vô đề (192 bài) - Thủ vĩ ngâm - Ngôn chí (Bài 1,2,3,4,5,10,17) - Ngôn chí kỳ (Bài 6,7,8,9,11,12,13,14,15,16,18,19,20,21) - Mạn thuật kỳ (Bài 1,2,3,…,14) 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1