intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

48
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Thực trạng và giải pháp" là tìm hiểu về công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác soạn thảo văn bản quản lý của Cục Trồng trọt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Thực trạng và giải pháp

  1. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ TẠI CỤC TRỒNG TRỌT – BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Giảng viên hướng dẫn : Ths. Đỗ Thị Thu Huyền Sinh viên thực hiện : Lưu Thị Hà Giang Khoa : Quản trị văn phòng Lớp : ĐH QTVP12A MSSV : 1205QTVA014 Hà Nội – 2016 Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang Khoa: Quản trị Văn phòng
  2. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... 1 LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... 2 BẢNG KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 4 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 5 3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 7 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 7 6. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................... 8 7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 8 B. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................. 9 Chương 1 .................................................................................................................. 9 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ CỦA CỤC TRỒNG TRỌT ...................................... 9 1.1. Những vấn đề chung về hệ thống văn bản quản lý ...................................... 9 1.1.1. Khái niệm văn bản, văn bản quản lý, văn bản quản lý nhà nước ............... 9 1.1.1.1. Khái niệm văn bản ................................................................................... 9 1.1.1.2. Khái niệm văn bản quản lý......................................................................... 10 1.1.1.3. Khái niệm văn bản quản lý nhà nước ........................................................ 10 1.1.2. Chức năng của văn bản quản lý ............................................................... 11 1.1.2.1. Chức năng thông tin ................................................................................ 11 1.1.2.2. Chức năng quản lý................................................................................... 12 1.1.2.3. Chức năng pháp lý................................................................................... 13 1.1.3. Phân loại hệ thống văn bản quản lý ......................................................... 13 1.1.3.1. Văn bản quy phạm pháp luật ................................................................... 13 1.1.3.2. Văn bản hành chính ................................................................................. 13 Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 2 Khoa: Quản trị Văn phòng
  3. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 1.1.3.3. Văn bản chuyên ngành ............................................................................ 15 1.2. Những yêu cầu về công tác soạn thảo và ban hành văn bản..................... 15 1.2.1. Yêu cầu về thẩm quyền .............................................................................. 15 1.2.2. Yêu cầu về nội dung .................................................................................. 15 1.2.3. Yêu cầu về hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản ............... 16 1.2.4. Yêu cầu về ngôn ngữ ................................................................................. 17 1.3. Khái quát về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ......................................................... 21 1.3.1. Vị trí và chức năng .................................................................................... 21 1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ............................................................................. 22 1.3.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 24 Chương 2 ................................................................................................................ 26 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ ............... 26 CỦA CỤC TRỒNG TRỌT .................................................................................. 26 2.1. Thẩm quyền ban hành các loại văn bản quản lý của Cục Trồng trọt ...... 26 2.2. Nội dung văn bản quản lý của Cục Trồng trọt ........................................... 28 2.3. Hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Cục Trồng trọt .. 29 2.4. Ngôn ngữ văn bản quản lý của Cục Trồng trọt .......................................... 38 2.5. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quản lý của Cục Trồng trọt .. 40 2.6. Đánh giá về công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý của Cục Trồng trọt ....................................................................................................... 50 2.6.1. Ưu điểm......................................................................................................... 50 2.6.2. Hạn chế ......................................................................................................... 51 2.6.2.1. Về nội dung văn bản ................................................................................... 51 2.6.2.2. Về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản .................................... 53 2.6.2.3. Về ngôn ngữ trong văn bản ........................................................................ 56 2.6.2.4. Về quy trình soạn thảo và ban hành văn bản............................................. 57 2.6.3. Nguyên nhân ................................................................................................ 58 Chương 3 ................................................................................................................ 61 Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 3 Khoa: Quản trị Văn phòng
  4. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC SOẠN THẢO ................ 61 VĂN BẢN QUẢN LÝ CỦA CỤC TRỒNG TRỌT ............................................ 61 3.1. Đảm bảo thực hiện đúng quy trình soạn thảo và ban hành văn bản ........ 61 3.2. Xác định và tìm hiểu rõ thẩm quyền ban hành văn bản ............................ 62 3.3. Đảm bảo các yêu cầu về nội dung và thể thức của văn bản ....................... 62 3.4. Kiểm tra và xử lý văn bản vi phạm pháp luật ............................................. 63 3.5. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác soạn thảo và quản lý văn bản ....................................................................................................... 64 3.6. Thực hiện tốt công tác lưu trữ ...................................................................... 66 3.7. Một số giải pháp khác .................................................................................... 67 3.8. Một số mẫu văn bản tham khảo cho Cục Trồng trọt. ................................ 67 C. PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 69 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 70 PHỤ LỤC I: Sơ đồ tổ chức bộ máy Cục Trồng trọt ............................................... 72 PHỤ LỤC II: Mẫu các văn bản ............................................................................... 73 Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 4 Khoa: Quản trị Văn phòng
  5. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội LỜI CẢM ƠN Khóa luận “ Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Thực trạng và giải pháp” được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Đỗ Thị Thu Huyền – Giảng viên Khoa Quản trị Văn phòng – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới ThS. Đỗ Thị Thu Huyền - người đã hướng dẫn tận tình, góp ý trực tiếp và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Chánh văn phòng Nguyễn Hoàng Việt – người đã có những lời khuyên chân thành, góp ý, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bài khóa luận này. Tôi xin cảm ơn tới quý thầy, cô trong Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đặc biệt là quý thầy, cô trong Khoa Quản trị văn phòng đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, tháng 03 năm 2016 Sinh viên Lưu Thị Hà Giang Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 1 Khoa: Quản trị Văn phòng
  6. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội LỜI CAM ĐOAN Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của ThS. Đỗ Thị Thu Huyền, tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 03 năm 2016 Sinh viên Lưu Thị Hà Giang Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 2 Khoa: Quản trị Văn phòng
  7. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội BẢNG KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TT Trồng trọt GPNK Giấy phép nhập khẩu ĐPB Đất phân bón CLT Cây Lương thực VPPN Văn phòng phía Nam VP Văn phòng KHTC Kế hoạch tài chính CCN Cây công nghiệp CĂQ Cây ăn quả QLCL-MT Quản lý chất lượng – môi trường Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây KKNGSPCT QG trồng Quốc gia KKNPBQG Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia QLNN Quản lý nhà nước VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật BNN-PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PB Phân bón Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 3 Khoa: Quản trị Văn phòng
  8. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của đất nước, bộ máy nhà nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhằm phục vụ đất nước, phụng sự nhân dân. Để đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của nhà nước, công tác truyền tải thông tin chỉ đạo từ trên xuống dưới về chủ trương, chính sách và phản ánh thực tiễn từ dưới lên để báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất những ý kiến, bất cập để điều chỉnh, bổ sung ngày càng cấp thiết, công tác chuyển tải thông tin phổ biến nhất là bằng hình thức văn bản. Chính vì vậy, công tác văn bản đã được áp dụng với nhiều sáng kiến, đổi mới, với tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiến tiến được phục vụ vào công tác này, đặc biệt là giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, nối mạng toàn cầu, công tác văn bản đã trở thành đơn giản khi trao đổi thông tin giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Văn bản ngày nay đang được áp dụng phổ biến tại các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị (Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội...), là hình thức chuyển thông tin cơ bản nhất, có tính pháp lý cao, đang được sử dụng rộng rãi. Trong hoạt động quản lý nhà nước, trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, công dân, văn bản là phương tiện thông tin cơ bản, là sợi dây liên lạc chính giữa Nhà nước với các tổ chức và công dân. Việc soạn thảo và ban hành văn bản đúng theo quy định của Nhà nước sẽ đảm bảo cho hoạt động của cơ quan, tổ chức diễn ra một cách có hệ thống, đảm bảo hơn nữa tính pháp quy, thống nhất chứa đựng bên trong các văn bản quản lý hành chính nhà nước trong giải quyết công việc của cơ quan mình. Chính vì vậy việc quan tâm đúng mực đến soạn thảo và quản lý văn bản sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường hiệu lực của quản lý hành chính nói riêng và quản lý nhà nước nói chung. Cục Trồng trọt – một tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước, tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành trồng trọt thuộc phạm vi quản lý nhà nước Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 4 Khoa: Quản trị Văn phòng
  9. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng. Hệ thống văn bản được ban hành để quản lý các tổ chức tham mưu, giúp việc cho Cục và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trên địa bàn cả nước sản sinh với khối lượng rất lớn và chiếm một vị trí hết sức quan trọng, một mắt xích không thể thiếu được và là phương tiện căn bản nhất trong hoạt động của Cục. Là một sinh viên năm thứ 4, chuyên ngành QTVP tôi ý thức được ý nghĩa cũng như vai trò rất quan trọng của công tác “Soạn thảo văn bản quản lý” của Cục Trồng trọt nói riêng và các cơ quan tổ chức nói chung. Với điều kiện và khả năng của bản thân, cùng với giới hạn của đề tài nghiên cứu, tôi quyết định chọn đề tài “Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Thực trạng và giải pháp” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về công tác công văn, giấy tờ và hệ thống văn bản quản lý. PGS. Vương Đình Quyền đã có một loạt bài viết trên các tạp chí nghiên cứu về các mặt của công tác công văn, giấy tờ: “Thể chế văn bản quản lý giấy tờ trong nên hành chính dưới triều Lê Thánh Tông”, tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 3/1993. “Thể chế về soạn thảo và ban hành văn bản của Nhà nước phong kiến triều Nguyễn”, tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 03/1994. Đặc biệt PGS.Vương Đình Quyền đã có cuốn “Lý luận và phương pháp công tác văn thư”, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2011 cũng đã đề cập tới công tác soạn thảo và ban hành văn bản – Một trong những nội dung cơ bản của công tác văn thư. Luận án Tiến sĩ của tác giả Vũ Thị Phụng nghiên cứu về “ Văn bản quản lý Nhà nước thời Nguyễn (1802 – 1884)” đã tiến hành khảo cứu và giới thiệu với người đọc các loại văn bản QLNN đã được ban hành, sử dụng trong thời Nguyễn về tên gọi, thẩm quyền ban hành (tác giả) và chức năng (công dụng) và giới thiệu những quy định của triều Nguyễn về vấn đề soạn thảo, ban hành và giải quyết các văn bản Quản lý Nhà nước. Luận án đã góp phần giúp độc giả cũng như người Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 5 Khoa: Quản trị Văn phòng
  10. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nghiên cứu nắm được quá trình hình thành, quy trình chuyển giao xử lý văn bản, những đặc điểm về mặt hình thức và nội dung của các văn bản quản lý nhà nước thời Nguyễn đồng thời giúp chúng ta thấy được những nhận thức, quan điểm và biện pháp của Nhà nước triều Nguyễn trong lĩnh vực quản lý nói chung, quản lý hành chính nói riêng. Đề tài cũng đã đề xuất một số kiến nghị về công tác xây dựng, ban hành và quản lý văn bản của nhà nước ta hiện nay nhằm góp phần đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam; đồng thời đưa ra một số kiến nghị về việc tổ chức lưu trữ, bảo quản, khai thác và sử dụng các VBQLNN thời Nguyễn với tư cách là một nguồn sử liệu. Ngoài ra, trên tạp chí Văn thư lưu trữ cũng có một số bài viết của các tác giả, nghiên cứu một số mặt của công tác công văn, giấy tờ dưới các triều đại phong kiến Việt Nam: “Thử tìm hiểu vài nét về công tác công văn giấy tờ của một vài triều đại phong kiến Việt Nam” của Nguyễn Xuân Nung trên tạp chí Lưu trữ hồ sơ số 04/1972; Mộc bản Hoàng Việt luật lệ - bộ luật Gia Long của Phạm Thị Huệ - Nguyễn Huy Khuyến, tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam số 08/2007. Các tác giả Triệu Văn Cường, Nguyễn Cảnh Đương, Lê Văn In, Nguyễn Mạnh Cường cũng đã nghiên cứu về hệ thống, những vấn đề lý luận của văn bản quản lý Nhà nước, trình bày kỹ thuật soạn thảo một số văn bản quản lý Nhà nước và đã xuất bản giáo trình: “Văn bản quản lý Nhà nước – Những vấn đề lý luận và kỹ thuật soạn thảo”, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (2013). Giáo trình “Soạn thảo ban hành văn bản và công tác văn thư lưu trữ” của tác giả Triệu Văn Cường cũng đã đề cập đến nội dung về công tác soạn thảo, bành hành văn bản, công tác văn thư do các cơ quan Nhà nước ban hành. “Tập bài giảng” của giảng viên Khoa quản trị văn phòng cũng đã nghiên cứu về các quy trình, các bước soạn thảo và ban hành một văn bản. Tuy nhiên, nghiên cứu về công tác soạn thảo văn bản quản lý của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì vẫn còn hạn chế, chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài này. Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 6 Khoa: Quản trị Văn phòng
  11. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 3. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu chung: Tìm hiểu về công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác soạn thảo văn bản quản lý của Cục Trồng trọt. - Mục tiêu cụ thể: + Nghiên cứu, tìm hiểu về thẩm quyền ban hành văn bản, nội dung, thể thức, kỹ thuật trình bày, ngôn ngữ, quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quản lý của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Đánh giá ưu điểm, hạn chế của công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý của Cục Trồng trọt, tìm ra nguyên nhân. + Đưa ra một số giải pháp để xây dựng và góp phần nâng cao hiệu quả công tác soạn thảo văn bản quản lý của Cục Trồng trọt. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu “ Công tác soạn thảo văn bản quản lý của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Thực trạng và giải pháp” hướng đến giải quyết và làm rõ những nhiệm vụ cụ thể: - Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý của Cục Trồng trọt; - Đánh giá thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý của Cục Trồng trọt; - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác công tác soạn thảo văn bản quản lý của Cục Trồng trọt. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý của Cục Trồng trọt – trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Phạm vi nghiên cứu: Vì thời gian có hạn, đề tài tập trung nghiên cứu công tác soạn thảo văn bản của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ năm 2014 đến nay. Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 7 Khoa: Quản trị Văn phòng
  12. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 6. Giả thuyết nghiên cứu Hệ thống văn bản quản lý của Cục Trồng trọt vẫn còn một số hạn chế, vi phạm về thẩm quyền ban hành, kỹ thuật trình bày các phần thể thức, quy trình soạn thảo và ban hành văn bản. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp sưu tầm, thống kê số liệu: Tổng hợp, sưu tầm, thống kê số lượng văn bản của Cục Trồng trọt soạn thảo và ban hành từ năm 2014 phục vụ cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp phân tích lý luận: Phân tích lý luận hình thành định hướng cho bài nghiên cứu. - Phương pháp toán học: Xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu, làm cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phát hiện các vấn đề cần giải quyết để nêu lên giả thuyết về những mối liên hệ có tính quy luật giữa các tác động và kết quả, đồng thời kiến nghị các biện pháp, giải pháp để bổ khuyết thiếu sót và hoàn thiện cho bài nghiên cứu. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương bao gồm: Chương 1: Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu công tác soạn thảo văn bản quản lý của Cục Trồng trọt Chương 2: Thực trạng về công tác soạn thảo văn bản quản lý của Cục Trồng trọt Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác soạn thảo văn bản quản lý của Cục Trồng trọt Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 8 Khoa: Quản trị Văn phòng
  13. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ CỦA CỤC TRỒNG TRỌT 1.1. Những vấn đề chung về hệ thống văn bản quản lý Hoạt động giao tiếp của nhân loại được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ. Với sự ra đời của chữ viết, con người đã thực hiện được sự giao tiếp ở những khoảng không gian cách biệt nhau vô tận qua các thế hệ. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn được thực qua quá trình phát và nhận các ngôn bản. Là sản phẩm ngôn ngữ của hoạt động giao tiếp, ngôn bản tồn tại ở dạng âm thanh (là các lời nói) hoặc được ghi lại dưới dạng chữ viết chính là văn bản. 1.1.1. Khái niệm văn bản, văn bản quản lý, văn bản quản lý nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm văn bản Trong cuốn “Kỹ thuật và ngôn ngữ soạn thảo văn bản quản lý Nhà nước” của tác giả Bùi Khắc Việt do Nhà xuất bản khoa học xã hội ấn hành năm 1997 có viết khái niệm về văn bản như sau: “Văn bản là sản phẩm của lời nói, thể hiện bằng hình thức viết. Tuy nhiên, văn bản không phải đơn thuần là tổng số những từ ngữ, những câu nói được ghi lên giấy mà là kết quả tổ chức có ý thức của quá trình sáng tạo, nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó” [16; 10]. Một số tác giả khác lại có khái niệm về văn bản như sau: Văn bản nói chung là một loại phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ (hay một loại ký hiệu) nhất định. Văn bản được hình thành trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tùy theo từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội và văn bản quản lý Nhà nước mà văn bản có những nội dung và hình thực thể hiện khác nhau. Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở dạng viết. Văn bản thường là tập hợp của các câu có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước, văn bản còn được thể hiện tính quyền lực, Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 9 Khoa: Quản trị Văn phòng
  14. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trình độ quản lý, tính trang trọng, uy nghiêm của Nhà nước, của một quốc gia dân tộc. Vì vậy văn bản quản lý nhà nước luôn được thể hiện bằng một hình thức đặc biệt so với văn bản ở các lĩnh vực khác nhau. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều xuất bản phẩm đề cập đến văn bản nói chung, văn bản quản lý nói riêng. 1.1.1.2. Khái niệm văn bản quản lý Văn bản quản lý là văn bản được hình thành và sử dụng trong hoạt động quản lý, chúng được sử dụng như một phương tiện để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc các thông tin cần thiết hình thành trong quản lý. 1.1.1.3. Khái niệm văn bản quản lý nhà nước Trong giáo trình Quản lý hành chính nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia (tập II) do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 1993, có đưa ra định nghĩa: “ Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định quản lý nhà nước bằng văn bản viết, do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, theo những thể thức, thủ tục và thẩm quyền do luật định, mang tính quyền lực đơn phương, làm phát sinh các hệ quả pháp lý cụ thể” [4; 405]. Trong cuốn Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – 1997), PGS.TS Nguyễn Văn Thâm cũng đã đề cập đến khái niệm này: “Văn bản quản lý nhà nước thể hiện ý chí, mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước đối với cấp dưới. Đó là hình thức để cụ thể hóa luật pháp, là phương tiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vị quản lý của nhà nước. Văn bản quản lý nhà nước do cơ quan nhà nước ban hành và sửa đổi theo luật định” [12; 26]. Cùng với đó, cũng có một số công trình nghiên cứu của các tác giả nhưng không đưa ra định nghĩa. Như vậy có thể hiểu: “Văn bản QLNN là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức và công dân”. Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 10 Khoa: Quản trị Văn phòng
  15. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Văn bản quản lý Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước, là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, giúp các cơ quan Nhà nước ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý của mình đến những đối tượng có liên quan. Mặt khác, thông qua văn bản, Nhà nước có thể kiểm tra và nắm bắt được tình hình tự hiện các quyết định quản lý của mình trong thực tiễn; và trên cơ sở đó, có thể duy trì hoặc điều chỉnh các quyết định quản lý của mình cho phù hợp và có hiệu quả hơn đối với hoạt động của cơ quan. Văn bản QLNN còn là phương tiện để các cơ quan nhà nước năm bắt được các thông tin và tình hình thực hiện các quyết định quản lý của mình trong thực tiễn và trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị. Vì vậy, văn bản QLNN là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, đồng thời văn bản QLNN nếu được lưu trữ lại còn có giá trị như một nguồn sử liệu quan trọng giúp các nhà sử học nghiên cứu một cách toàn diện về những thời kỳ, những giai đoạn lịch sử đã qua. 1.1.2. Chức năng của văn bản quản lý 1.1.2.1. Chức năng thông tin Chức năng thông là chức năng bao quát nhất của văn bản nói chung, văn bản quản lý Nhà nước nói riêng, văn bản được con người làm ra trước hết nhằm ghi chép thông tin và truyền đạt thông tin. Đó là thông tin về các sự vật, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội và tự nhiên, thông tin về pháp luật, quy định, quyết định quản lý của bộ máy Nhà nước. Chữ viết ra đời văn bản trở thành phương tiện thông tin ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội, nó khắc phục được những hạn chế về không gian và thời gian của việc thông tin bằng ngôn ngữ nói và trở thành một một động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội loài người. Nhờ chữ viết và văn bản, ngày nay chúng ta mới nắm và hiểu rõ tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Ở mọi thời kỳ lịch sử, Nhà nước của giai cấp thống trị đều có ý thức sử Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 11 Khoa: Quản trị Văn phòng
  16. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội dụng chữ viết để văn bản hóa các thông tin cần truyền đạt nhằm phục vụ hoạt động quản lý. Ở nước ta hiện nay trong hoạt động của các cơ quan tổ chức khối lượng thông tin cần truyền đạt từ cấp trên xuống cấp dưới và từ cấp dưới lên cấp trên, từ cơ quan này sang cơ quan khác, từ hệ thống này sang hệ thống khác rất lớn. Để thỏa mãn nhu cầu này cơ quan đã áp dụng nhiều hình thức ghi chép như: Băng từ, điện ảnh, đĩa DVD… và truyền tải thông tin như: Điện thoại, điện báo, truyền thanh, truyền hình, internet… Tuy nhiên hình thức bằng văn bản vẫn là hình thức có vị trí quan trọng hàng đầu đối với hoạt động quản lý. Vì vậy thông tin bằng văn bản là hình thức thông tin chủ yếu được các cơ quan Nhà nước sử dụng để đảm bảo cho hoạt động quản lý của mình. 1.1.2.2. Chức năng quản lý Văn bản quản lý Nhà nước là phương tiện để cơ quan Nhà nước nói chung thực hiện chức trách quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Trong công tác quản lý văn bản được dùng nhiều vào mục đích: Truyền đạt các quyết định quản lý, hướng dẫn, đôn đốc và thực hiện các quyết định, phản ánh, báo cáo tình hình lên cấp trên, liên hệ trao đổi với các cán bộ, cơ quan. Trong đó khâu quan trọng nhất là truyền đạt các quyết định quản lý như đề ra các chủ trương, chính sách, các biện pháp, công tác xây dựng chương trình kế hoạch…Các thông tin cần văn bản hóa để có thể truyền đạt được một cách đầy đủ và chuẩn xác đến cơ quan đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm thi hành giúp cho các đối tượng thực hiện nội dung được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Mặt khác các quyết định được văn bản hóa cũng sẽ là căn cứ không thể thiếu để chủ thể ban hành tiến hành theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và xử lý những trường hợp không chấp hành nghiêm chỉnh. Truyền đạt quyết định quản lý và việc sử dụng văn bản như một phương tiện để truyền đạt, là một khía cạnh quan trọng của việc tổ chức khoa học lao động quản lý. Tổ chức tốt thì năng suất lao động sẽ cao, tổ chức không tốt, thiếu khoa học thì năng suất làm việc của người quản lý, của cả cơ quan sẽ bị hạn chế. Văn Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 12 Khoa: Quản trị Văn phòng
  17. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội bản có thể giúp cho các nhà quản lý tạo ra các mối quan hệ về mặt tổ chức trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo yêu cầu của mình, hướng hoạt động của các thành viên vào một mục tiêu nào đó trong quản lý. 1.1.2.3. Chức năng pháp lý Văn bản quản lý Nhà nước là phương tiện ghi chép và truyền đạt các quy phạm pháp luật, xác lập quan hệ pháp luật giữa các cơ quan. Công tác quản lý Nhà nước phải dựa trên cơ sở pháp luật thành văn, đó là Hiến pháp, luật, bộ luật, các văn bản dưới luật như pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định mà Nhà nước ta sử dụng để đề ra các quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau. Văn bản quản lý Nhà nước là công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Văn bản quản lý Nhà nước của một cơ quan là tiếng nói chính thức của cơ quan đó, được thể hiện bằng chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu trên văn bản đó. Đó là những bằng chứng đảm bảo cho văn bản ban hành có giá trị pháp lý, tức là có hiệu lực thi hành, trong trường hợp cần thiết có thể làm bằng chứng truy cứu trách nhiệm. 1.1.3. Phân loại hệ thống văn bản quản lý 1.1.3.1. Văn bản quy phạm pháp luật Theo Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật. 1.1.3.2. Văn bản hành chính Văn bản hành chính là những quyết định quản lý thành văn mang tính áp dụng pháp luật hoặc chứa những thông tin điều hành được cơ quan hành chính hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết các công việc cụ thể, xác định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 13 Khoa: Quản trị Văn phòng
  18. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật, được ban hành trên cơ sở quyết định chung và quyết định quy phạm của cơ quan cấp trên hoặc của chính cơ quan ban hành. Văn bản hành chính được chia làm hai loại: Văn bản cá biệt và văn bản hành chính thông thường. - Văn bản cá biệt Văn bản cá biệt là những quyết định quản lý thành văn mang tính áp dụng pháp luật, do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm giải quyết công việc cụ thể trong quản lý hành chính nhà nước. Văn bản cá biệt thường gặp là: quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức. - Văn bản hành chính thông thường Văn bản hành chính thông thường là những văn bản có nội dung chứa đựng các thông tin mang tính chất điều hành hành chính trong các cơ quan nhà nước như triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, phản ánh tình hình, đánh giá kết quả... các hoạt động trong các cơ quan nhà nước hoặc trao đổi, giao dịch, liên kết hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân...Đây là một hệ thống văn bản rất phức tạp và đa dạng, bao gồm 2 loại chính: + Văn bản có tên loại: quy chế, quy định, quy hoạch, hướng dẫn, đề án, chương trình, kế hoạch, thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, các loại giấy (giấy đi đường, giấy nghỉ phép, giấy ủy nhiệm...), các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo, phiếu trình...). + Văn bản không có tên loại: công văn Tổng hợp 02 loại văn bản hành chính (văn bản cá biệt và văn bản hành chính thông thường), theo khoản 2, điều 1 của Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư thì văn bản hành chính gồm 32 loại sau: nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 14 Khoa: Quản trị Văn phòng
  19. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thỏa thuận, giấy chứng nhận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công. 1.1.3.3. Văn bản chuyên ngành Đây là một hệ thống văn bản mang tính đặc thù thuộc thẩm quyền ban hành của một số cơ quan Nhà nước nhất định theo quy định của pháp luật. Những cơ quan, tổ chức khác khi có nhu cầu sử dụng hệ thống văn bản này đều phải tuân theo quy định của các cơ quan đó, không được tùy tiện thay đổi nội dung và hình thức của chúng. Những loại văn bản này liên quan tới nhiều nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau như: Tài chính, ngân hàng, y tế, văn hóa, giáo dục… 1.2. Những yêu cầu về công tác soạn thảo và ban hành văn bản 1.2.1. Yêu cầu về thẩm quyền Văn bản ban hành phải đảm bảo đúng thẩm quyền về nội dung và thẩm quyền về hình thức: Thẩm quyền về nội dung: Văn bản phải đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ban hành văn bản. Có nghĩa là hệ thống văn bản phải được ban hành đúng thẩm quyền theo trật tự pháp lý quy định, không có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các cơ quan. Thẩm quyền về hình thức: Văn bản được ban hành đúng thể loại văn bản đã được quy định. Ví dụ: Chính phủ có thẩm quyền ban hành Nghị định. 1.2.2. Yêu cầu về nội dung Nội dung văn bản thể hiện mục đích của việc ban hành văn bản, thể hiện đúng đắn thực tế khách quan và đảm bảo những yêu cầu sau: - Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng. - Phù hợp với đường lối, chủ trường, chính sách của Đảng; phù hợp với quy định của pháp luật. - Các quy phạm pháp luật, các quy định hay các vấn đề, sự việc phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác. Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 15 Khoa: Quản trị Văn phòng
  20. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Nếu là văn bản mang tính chất quy định, quyết định về luật pháp, chủ trương chính sách, chương trình, kế hoạch công tác, các biện pháp về lãnh đạo và quản lý thì các quy định, quyết định đó phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế, với quy luật phát triển của sự vật có liên quan, phải giải quyết lợi ích hài hòa giữa lợi ích Nhà nước và lợi ích của quần chúng nhân dân. Nếu là văn bản phản ánh tình hình, sơ kết tổng kết công tác hoặc văn bản có nội dung đề nghị kiến nghị, trả lời… thì phải nêu đúng tình hình thực tế, không được thêm bớt, thổi phồng thành tích, che giấu thiếu sót, các thông tin và số liệu đưa vào văn bản phải qua xử lý nghiêm túc, đảm bảo chính xác và đầy đủ, các ý kiến đề xuất, các nhận xét và kết luận phải có cơ sở khoa học và thực tế. 1.2.3. Yêu cầu về hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản Văn bản phải đảm bảo chính xác, thể hiện đầy đủ và đúng đắn các thành phần thể thức, được quy định trong khoản 3 điều 1 của Nghị định 09/2010/NĐ – CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ – CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư. Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau: - Quốc hiệu; - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; - Số, ký hiệu của văn bản; - Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; - Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; - Nội dung của văn bản; - Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; - Dấu của cơ quan, tổ chức; - Nơi nhận; - Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật). Đối với công văn, công điện, giấy giới thiệu, giấy mời, phiếu gửi, phiếu chuyển, ngoài các thành phần được quy định có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-mail; số điện thoại, số Telex, số Fax. Sinh viên: Lưu Thị Hà Giang 16 Khoa: Quản trị Văn phòng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1