intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần sản phẩm sinh thái - thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Mhvghbn Mhvghbn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

228
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần sản phẩm sinh thái - thực trạng và giải pháp làm rõ những vấn đề chung về công tác hoạch định chiến lược, đánh giá thực trạng công tác hoạch định chiến lược của công ty cổ phần sản sinh sinh thái trong thời gian qua, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược của công ty cổ phần sản phẩm sinh thái để đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần sản phẩm sinh thái - thực trạng và giải pháp

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN PHẨM SINH THÁI – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Sinh viên thực hiện : Trịnh Anh Trang Lớp : Anh 6 - QTKD Khóa : 45 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Lệ Hằng Hà Nội, tháng 05 năm 2010
  2. Công tác hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái - Thực trạng và giải pháp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƢỢC 4 VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC TRONG DOANH NGHIỆP I. Một số lý luận cơ bản về chiến lƣợc và công tác hoạch định 4 chiến lƣợc 1. Khái niệm và vai trò của chiến lƣợc 4 1.1. Khái niệm 4 1.2. Vai trò 6 2. Khái niệm và vai trò của công tác hoạch định chiến lƣợc 6 2.1. Khái niệm 6 2.2. Vai trò 7 II. Quy trình hoạch định chiến lƣợc trong doanh nghiệp 7 1. Xác định mục tiêu chiến lƣợc 8 1.1. Xác định chức năng nhiệm vụ 8 1.2 . Mục tiêu của doanh nghiệp 9 2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài 9 2.1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô 9 2.1.1. Yếu tố kinh tế 9 2.1.2. Yếu tố công nghệ 10 2.1.3. Yếu tố văn hoá xã hội 11 2.1.4. Yếu tố tự nhiên 11 2.1.5. Yếu tố chính trị, pháp luật 11 2.1.6. Yếu tố toàn cầu hoá 12 2.2. Phân tích môi trƣờng ngành 12 2.2.1. Chu kì phát triển của ngành kinh doanh 13 2.2.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 15
  3. Mục lục 3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp 19 3.1. Phân tích chuỗi giá trị 19 3.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị 19 3.1.2. Các hoạt động chính 20 3.1.3. Các hoạt động hỗ trợ 20 3.2. Phân tích các yếu tố hoạt động của doanh nghiệp 21 3.2.1. Hoạt động tài chính 21 3.2.2. Nghiên cứu và phát triển R&D 21 3.2.3. Văn hoá tổ chức 22 3.2.4. Hệ thống thông tin 22 4. Phân tích và lựa chọn chiến lƣợc 22 4.1. Phân tích ma trận SWOT 22 4.2. Lựa chọn chiến lƣợc 25 4.2.1. Chiến lược cấp công ty 25 4.2.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh 27 4.2.3. Chiến lược cấp chức năng 27 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH 29 CHIẾN LƢỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN PHẨM SINH THÁI I. Tổng quan 29 1. Tên gọi, biểu trƣng, địa chỉ công ty 29 2. Quá trình hình thành phát triển 30 II. Thực trạng công tác hoạch định chiến lƣợc của Công ty Cổ 31 phẩn Sản phẩm Sinh thái 1. Mục tiêu chiến lƣợc của Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh 31 thái 1.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty 31
  4. Công tác hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái - Thực trạng và giải pháp 1.2. Mục tiêu của công ty 31 2. Phân tích môi trƣờng kinh doanh bên ngoài công ty 32 2.1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô 32 2.1.1. Yếu tố kinh tế 32 2.1.2. Yếu tố công nghệ 35 2.1.3. Yếu tố văn hóa xã hội 35 2.1.4. Yếu tố tự nhiên 36 2.1.5. Yếu tố pháp luật chính trị 36 2.1.6. Yếu tố toàn cầu hóa 37 2.2. Phân tích môi trƣờng ngành 37 2.2.1. Phân tích chu kì phát triển của ngành 37 2.2.2. Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael 39 Porter 3. Phân tích môi trƣờng bên trong công ty 45 3.1. Phân tích các hoạt động chính 45 3.1.1. Hoạt động cung ứng đầu vào 45 3.1.2. Sản xuất 47 3.1.3. Đầu ra 48 3.1.4. Marketing 49 3.1.5. Dịch vụ hậu mãi 50 3.2. Phân tích các hoạt động hỗ trợ 52 3.2.1. Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp 52 3.2.2. Quản trị nguồn nhân lực 53 3.2.3. Quản trị công nghệ kĩ thuật 54 3.2.4. Kiểm soát chi tiêu 54 4. Phân tích và lựa chọn chiến lƣợc 55 4.1. Phân tích ma trận SWOT 55
  5. Mục lục 4.1.1. Điểm mạnh 55 4.1.2. Điểm yếu 57 4.1.3. Cơ hội 57 4.1.4. Thách thức 59 4.2 Lựa chọn chiến lƣợc 60 4.2.1. Chiến lược cấp công ty 60 4.2.2. Chiến lược kinh doanh 61 III. Đánh giá thực trạng công tác hoạch định chiến lƣợc tại Công 61 ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái 1. Những mặt tích cực trong công tác hoạch định chiến lƣợc 61 2. Những hạn chế trong công tác hoạch định chiến lƣợc 65 CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 67 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN PHẨM SINH THÁI I. Những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành chè 67 Việt Nam 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về hội nhập kinh tế quốc 67 tế 2. Đánh giá tổng quan ngành chè Việt Nam đối với hội nhập 68 kinh tế quốc tế II. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới công tác hoạch định 71 chiến lƣợc của Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái 1. Cơ hội 71 2. Thách thức 73 III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác 73 hoạch định chiến lƣợc của Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái 1. Đối với Nhà nƣớc 73
  6. Công tác hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái - Thực trạng và giải pháp 1.1. Tạo dựng và phát triển vùng nguyên liệu 74 1.2. Phát triển và quảng bá thƣơng hiệu cho ngành chè 74 1.3. Xây dựng môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các 74 doanh nghiệp trong ngành chè Việt Nam 2. Đối với công ty 75 2.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích môi 76 trƣờng bên trong và bên ngoài của công ty 2.1.1. Về công tác phân tích môi trường bên trong 76 2.1.2. Về công tác phân tích môi trường bên ngoài 77 2.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng các 78 phƣơng án chiến lƣợc 2.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác lựa chọn chiến lƣợc 79 2.4. Các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng chiến lƣợc 80 KẾT LUẬN 82 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. Danh mục bảng biểu DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1: Doanh thu Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái giai 30 đoạn 2005 – 2009 Biểu đồ 2: Tổng sản lượng chè và sản lượng chè xuất khẩu của 38 Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006 Đồ thị 1: Chu kì phát triển ngành 13 Đồ thị 2: Sự biến động tỷ giá hối đoái VNĐ/USD giai đoạn 33 04/2008 – 04/2010 Hình 1: Logo sản phẩm chè Cozy 29 Hình 2: Logo công ty TNHH Thế Hệ Mới 29 Hình 3: Trà Cozy tại quán trà Amo – Hà Nội 48 Hình 4: Logo và Slogan nhãn hiệu Trà hương trái cây Cozy 49 Hình 5: Mục GÓP Ý trên trang web www.cozy-tea.com 51 Hình 6: Giao diện trang web www.vietnam-tea.com 57 Sơ đồ 1: Các cấp chiến lược trong công ty 5 Sơ đồ 2: Các bước hoạch định chiến lược doanh nghiệp 7 Sơ đồ 3: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Michael Porter 15 Sơ đồ 4: Mô hình chuỗi giá trị doanh nghiệp 19 Sơ đồ 5: Các câu hỏi phân tích chuỗi giá trị 21 Sơ đồ 6: Các loại chiến lược cấp công ty 27 Sơ đồ 7: Các nguyên liệu đầu vào của công ty ECO 46 Sơ đồ 8: Cơ cấu tổ chức công ty ECO 52
  8. Công tác hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái - Thực trạng và giải pháp LỜI MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Khi nói đến sản xuất kinh doanh thì cho dù dưới hình thức nào vấn đề được nêu ra trước tiên cũng là hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu phấn đấu của một nền sản xuất, là thước đo về mọi mặt của nền kinh tế quốc dân cũng như từng đơn vị sản xuất. Lợi nhuận kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là mục tiêu lớn nhất của mọi doanh nghiệp. Để đạt được điều đó mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hợp lý, doanh nghiệp vẫn vững vàng trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý chiến lược kinh doanh là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái là một doanh nghiệp được thành lập từ năm 1996. 14 năm kể từ ngày công ty ra đời, nền kinh tế nước ta đã có nhiều sự thay đổi. Công ty luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu tìm ra cho mình một chiến lược phát triển kinh doanh bền vững trên cơ sở vận dụng lý luận khoa học quản trị chiến lược vào điều kiện thực tiễn của công ty. Tuy nhiên môi trường kinh doanh luôn thay đổi và việc hoạch định chiến lược kinh doanh cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh mới và cũng có thể nói không thể đề ra một chiến lược được xem là hoàn hảo nhất. Chính vì vậy trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái trên cơ sở hệ thống lý thuyết đã được trang bị ở nhà trường và căn cứ vào thực tế của công ty, em đã chủ động lựa chọn đề tài: "Công tác hoạch định chiến lƣợc tại Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái – Thực trạng và giải pháp" làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1
  9. Lời mở đầu Nội dung nghiên cứu là vận dụng các vấn đề lý luận cơ bản về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh nói chung, để từ đó xem xét vấn đề sử dụng hiệu quả chiến lược của Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái, trên cơ sở đó đưa ra các ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. II. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề chung về công tác hoạch định chiến lược, sau khi đánh giá thực trạng công tác hoạch định chiến lược của Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái trong thời gian qua, khóa luận đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược của Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái để đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ● Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến công tác hoạch định chiến lược của Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái. ● Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ một khóa luận cử nhân kinh tế, phạm vi nghiên cứu của khóa luận giới hạn ở việc phân tích công tác hoạch định chiến lược của Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái. Ngoài ra, về mặt thời gian, khóa luận giới hạn phạm vi nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2010. IV. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh. Trong quá trình nghiên cứu, các 2
  10. Công tác hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái - Thực trạng và giải pháp phương pháp này được sử dụng một cách linh hoạt, hoặc riêng lẻ để giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả nhất. V. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, các bảng biểu nội dung khóa luận được chia làm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề cơ bản về chiến lược và công tác hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp Chương II: Thực trạng công tác hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái Chương III: Các giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái 3
  11. Chương I – Một số vấn đề cơ bản về chiến lược và công tác hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƢỢC VÀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC TRONG DOANH NGHIỆP I. Một số lý luận cơ bản về chiến lƣợc và công tác hoạch định chiến lƣợc 1. Khái niệm và vai trò của chiến lƣợc 1.1. Khái niệm Chiến lược (strategy) là một khái niệm xuất phát từ tiếng Hy Lạp strategos. Ban đầu đây là một thuật ngữ quân sự được dùng để chỉ kế hoạch dàn trận và phân bố lực lượng để đánh thắng kẻ thù, và được định nghĩa là “lập kế hoạch chiến tranh và hoạch định các chiến dịch tác chiến.” Tuy nhiên, khi nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển, thuật ngữ chiến lược được dùng nhiều hơn trong bối cảnh kinh doanh. Chiến lược là kế hoạch kiểm soát và sử dụng các nguồn lực của tổ chức như con người, tài sản, tài chính… nhằm mục đích nâng cao và bảo đảm những quyền lợi thiết yếu của mình. Giáo sư Michael Porter của Trường Kinh doanh Harvard đã định nghĩa chiến lược là "một kế hoạch hành động có quy mô lớn liên quan đến sự cạnh tranh". Chắc chắn là kế hoạch cạnh tranh này liên quan đến việc trở nên khác biệt để có được lợi thế cạnh tranh. Porter viết: "Chiến lược cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt. Việc lựa chọn cẩn thận các hoạt động khác biệt sẽ tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo". Chiến lược là những cách thức mà nhờ đó những mục tiêu dài hạn có thể đạt được. Chiến lược kinh doanh có thể là chiến lược mở rộng về mặt địa lý, đa dạng hóa sản phẩm, sáp nhập, phát triển sản phẩm, xâm nhập thị trường, cắt giảm hoặc từ bỏ, thôn tính hoặc liên doanh. 4
  12. Công tác hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái - Thực trạng và giải pháp Chiến lược kinh doanh thường được phân loại theo các cấp trong doanh nghiệp. Có 3 cấp chiến lược chính: chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, chiến lược cấp chức năng. Sơ đồ 1: Các cấp chiến lƣợc trong công ty  Chiến lược cấp công ty: Chiến lược cấp công ty liên quan đến việc lựa chọn các hoạt động kinh doanh, ở đó các đơn vị kinh doanh phải cạnh tranh, đồng thời có sự phát triển và phối kết hợp giữa các đơn vị với nhau.  Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: Một đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) có thể làm một bộ phận trong doanh nghiệp, một dòng sản phẩm hoặc một đơn vị thị trường. Chúng cũng có thể được kế hoạch hóa một cách độc lập. Ở cấp độ đơn vị kinh doanh, vấn đề chiến lược đề cập ít hơn đến việc phối kết hợp giữa các đơn vị tác nghiệp nhưng lại chú trọng hơn đến việc phát triển và bảo vệ lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị quản lý.  Chiến lược cấp chức năng: Cấp chức năng của mỗi doanh nghiệp liên quan đến các bộ phận tác nghiệp. 5
  13. Chương I – Một số vấn đề cơ bản về chiến lược và công tác hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp 1.2. Vai trò Chiến lược kinh doanh cho phép doanh nghiệp xác lập định hướng dài hạn, là điều kiện để đảm bảo huy động có hiệu quả các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp, thực hiện sự phối hợp một cách đồng bộ theo quá trình, là cơ sở xác định trước các giải pháp cần thiết phù hợp với các mục tiêu đặt ra trong trường hợp cụ thể. Chiến lược giúp doanh nghiệp tập trung các nguồn lực của mình và tăng cường sự liên kết các hoạt động. Nếu không có chiến lược, doanh nghiệp sẽ chỉ là tập hợp của những cá nhân riêng lẻ, mỗi người sẽ tiến hành công việc theo cách riêng của mình, Trên cơ sở định hướng đề ra, một chiến lược hợp lý đối với một doanh nghiệp là xác định được công việc mà mỗi thành viên trong tổ chức cần phải làm và kết hợp với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Hơn thế, chiến lược không chỉ nhằm định hướng hoạt động của các cá nhân riêng lẻ trong tổ chức tới các mục tiêu đã định mà phải tạo ra cho tổ chức một sự riêng biệt, một giá trị đặc trưng về sự hiện diện của tổ chức đối với các thành viên. 2. Khái niệm và vai trò của công tác hoạch định chiến lƣợc 2.1. Khái niệm hoạch định chiến lƣợc Nội dung cơ bản của quá trình quản trị quản trị chiến lược trong mọi lĩnh vực kinh doanh đều bao gồm ba giai đoạn chính là hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược. “Hoạch định chiến lược là quá trình đề ra các công việc cần thực hiện của công ty, tổ chức những nghiên cứu để chỉ rõ những nhân tố chính của môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu dài hạn, lựa chọn trong số những chiến lược thay thế.”1 6
  14. Công tác hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái - Thực trạng và giải pháp 2.2. Vai trò của công tác hoạch định chiến lƣợc trong doanh nghiệp Công tác hoạch định chiến lược giúp doanh nghiệp đối phó lại với những cơ hội và thách thức trong tương lai bắt nguồn từ môi trường kinh doanh luôn biến động. Nếu người lãnh đạo xem nhẹ vai trò của hoạch định chiến lược đối với doanh nghiệp của mình, điều đó có nghĩa là chủ doanh nghiệp đó đã tự cho phép những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới thành công chung. Bằng cách sang tạo ra tầm nhìn chiến lược, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được ngành kinh doanh của mình, chấp nhận trách nhiệm cho mỗi quyết định đưa ra. Công tác hoạch định chiến lược còn cung cấp cho mọi thành viên trong doanh nghiệp những mục tiêu và phương hướng cụ thể. Do đó, các tổ chức và cá nhân có thực hiện công tác hoạch định chiến lược sẽ thành công và đạt được hiệu quả cao hơn những tổ chức không có chiến lược rõ ràng. II. Quy trình hoạch định chiến lƣợc trong doanh nghiệp Công tác hoạch định chiến lược về cơ bản gồm bốn bước: Xác định chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp, đánh giá môi trường bên ngoài, đánh giá môi trường nội bộ doanh nghiệp và cuối cùng nhà lãnh đạo sẽ phân tích và đưa ra quyết định lựa chọn chiến lược. Sơ đồ 2: Các bƣớc hoạch định chiến lƣợc doanh nghiệp 7
  15. Chương I – Một số vấn đề cơ bản về chiến lược và công tác hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp 1. Xác định mục tiêu chiến lƣợc 1.1. Xác định chức năng nhiệm vụ Trong quá trình quản trị chiến lược, việc định ra một cách rõ ràng nhiệm vụ của doanh nghiệp được là bước đầu tiên và cũng có thể được coi là điều kiện tiên quyết cho việc lựa chọn một chiến lược thích hợp. - Nhiệm vụ chiến lược là những tuyên bố của doanh nghiệp thể hiện triết lý kinh doanh, mục đích ra đời và tồn tại của doanh nghiệp. - Nhiệm vụ chiến lược thường mang tính ổn định và duy trì trong một thời gian dài. - Khi điều kiện cạnh tranh thay đổi, có thể phải điều chỉnh nhiệm vụ chiến lược. - Nhiệm vụ chiến lược là cơ sở để xây dựng mục tiêu của doanh nghiệp. 1.2. Mục tiêu của doanh nghiệp Mục tiêu là những kết quả kì vọng mà doanh nghiệp muốn đạt được tại những thời điểm xác định trong tương lai. Nói cách khác, mục tiêu phải mang tính định lượng, được thể hiện qua doanh số, lợi nhuận, thị phần…  Phân loại mục tiêu - Mục tiêu tăng trưởng: đặt tốc độ tăng trưởng là bao nhiêu. - Mục tiêu ổn định: duy trì sự ổn định ra sao. - Mục tiêu suy giảm: hạn chế sự suy giảm. Đôi khi sự suy giảm được cân nhắc như là bước lùi để phát triển.  Tiêu chuẩn của mục tiêu Khi xây dựng mục tiêu phải đạt được những tiêu chuẩn sau: - Tính thống nhất: có thể có nhiều mục tiêu, những tất cả các mục tiêu phải hướng đến sứ mạng. 8
  16. Công tác hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái - Thực trạng và giải pháp - Tính định lượng: tạo ra khả năng kiểm soát. - Tính khả thi: phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. - Tính chấp nhận: phải được khách hàng, đối tác… chấp nhận. - Tính linh hoạt: phải có khả năng thích ứng khi tình huống thay đổi. Các phương án dự phòng là điều phải tính đến.  Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định mục tiêu - Yếu tố bên trong: nguồn lực của doanh nghiệp, thành tích quá khứ, quan điểm của lãnh đạo, chủ sở hữu, nhân viên… Một số nhà quản trị bị chi phối khi ra quyết định bởi thành tích trong quá khứ và ý kiến của chủ sở hữu doanh nghiệp, nhưng không phải lúc nào điều này cũng là đúng đắn. - Yếu tố bên ngoài: môi trường cạnh tranh, đối thủ chính, khách hàng… 2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài Môi trường bên ngoài là toàn bộ những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích mỗi trường nhằm xác định có hội và đe dọa của doanh nghiệp, môi trường bên ngoài thường chia làm hai phần chính là môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. 2.1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô Môi trường vĩ mô bao gồm 5 nhóm nhân tố: kinh tế, công nghê, văn hóa xã hội, pháp luật – chính trị, tự nhiên; ngoài ra, do xu hướng toàn cầu hóa đang lan rộng nhanh chóng, nhóm yếu tố toàn cầu hóa cũng được xem xét khi nhà quản trị tiến hành đánh giá, phân tích môi trường vĩ mô. 2.1.1. Yếu tố kinh tế Thực trạng của hiện tại và xu hướng thay đổi trong tương lai của nền kinh tế có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của doanh nghiệp. Vì thế các doanh nghiệp cần chú ý đến yếu tố kinh tế cả trong ngắn và dài hạn. Các nhân tố chủ yếu của nền kinh tế mà doanh nghiệp cần phân tích là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. 9
  17. Chương I – Một số vấn đề cơ bản về chiến lược và công tác hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp Nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng trưởng khác nhau ở từng giai đoạn, thời kì. Các giai đoạn đó có thể là thịnh vượng suy thoái, phục hồi. Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến mức chi tiêu và các chi tiêu của người tiêu dùng. Khi nền kinh tế ở vào giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao, thể hiện sự thịnh vượng, khi này các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để đầu tư mở rộng hoạt động. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, chi tiêu của người tiêu dung sẽ giảm, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ tăng lên. Mức lãi suất sẽ ảnh hưởng tới mức cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự tăng giảm lãi suất cũng tác động tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có các hoạt động liên quan tới các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu thì tỷ giá hối đoái cũng là một trong các nhân tố có tác động khá lớn. Tỷ giá hối đoái quyết định lượng ngoại tệ mà doanh nghiệp có, do đó sẽ tác động tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Về yếu tố lạm phát, trên thực tế, nếu tỷ lệ lạm phát cao, thì việc làm chủ sự thay đổi giá cả và tiền công là rất khó khăn. Lạm phát tăng cũng đồng nghĩa với dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn, các doanh nghiệp sẽ dừng hoặc giảm đầu tư phát triển sản xuất. Nói các khác, lạm phát cao là mối đe dọa với các doanh nghiệp. 2.1.2. Yếu tố công nghệ Sự thay đổi công nghệ ảnh hưởng tới chu kì sống của sản phẩm, dịch vụ. Hơn nữa sự thay đổi công nghệ cũng tác động tới các phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu cũng như sự ứng xử của người lao động và đặc biệt tác động tới năng suất lao động và sản lượng. Các nhà chiến lược cần phải thường xuyên quan tâm tới sự thay đổi cũng như những đầu tư cho tiến bộ công nghệ. 10
  18. Công tác hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái - Thực trạng và giải pháp 2.1.3. Yếu tố văn hóa xã hội Trong trung và dài hạn thì có thể nói đây là yếu tố có sự thay đổi nhiều nhất. Có một số nội dung thường được đề cập khi phân tích yếu tố này như dân số, lối sống, văn hóa, tôn giáo. Mỗi quốc gia, địa phương đề có những giá trị văn hóa khác nhau. Các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì các yếu tố này quyết định đặc điểm của người tiêu dung tại khu vực đó. Khi muốn bắt đầu kinh doanh tại một địa phương mới hoặc muốn đưa ra một sản phẩm mới ở một thị trường sẵn có, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ lối sống, các giá trị văn hóa cốt lõi của thị trường hay địa phương đó. Bên cạnh văn hóa, các yếu tố về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tạm khi nghiên cứu thị trường. Yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành những nhóm khách hàng khác nhau với những đặc điểm về tâm lý, thu nhập, độ tuổi khác nhau… 2.1.4. Yếu tố tự nhiên Nhóm nhân tố tự nhiên bao gồm các vấn đề về nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên như khí hậu, địa lý… Các nhân tố này có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên các mặt như chi phí sản xuất (chí phí vận chuyển, bảo quản…), cách thức phân bổ, sử dụng các nguồn lực tự nhiên vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.5. Yếu tố chính trị, pháp luật Đây là nhóm yếu tố có ảnh hưởng lớn tới mọi ngành kinh doanh trong mỗi quốc gia, thậm chí quyết định sự tồn tại hay phá sản của một doanh nghiệp nào đó. Đây là yếu tố đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu khi quyết định đầu tư mới vào một quốc gia nào đó. Các nhân tố về chính trị và pháp luật mà doanh nghiệp thường phải quan tậm tới là chính sách thuế, các đạo luật liên quan (luật Đầu tư, luật Thương mại, luật Lao động, luật Chống 11
  19. Chương I – Một số vấn đề cơ bản về chiến lược và công tác hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp bán phá giá, chống Độc quyền…) hay các chính sách khác của chính phủ. Mỗi nhân tố thuộc về chính trị pháo luật này sẽ có ảnh hưởng nhất định tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, có thể tạo ra cho doanh nghiệp những cơ hội cũng như thách thức khó khăn. Ngoài ra khi đầu tư, các doanh nghiệp cũng nên chú trọng tìm hiểu tính ổn định của thể chế chính trị pháp luật. Tình hình chính trị bất ổn của một quốc gia có thể đem lại cho doanh nghiệp những khó khăn về mặt chính sách, chiến lược phát triển dài hạn; doanh nghiệp sẽ khó kiểm soát tình hình hay lên kế hoạch phát triển. Trái lại nếu thể chế chính trị, pháp luật của một quốc gia ổn định sẽ là điều kiện tốt và giúp các nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc phân tích và ra quyết định lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp. 2.1.6. Yếu tố toàn cầu hóa Khi phân tích nhóm các nhân tố về toàn cầu hóa, doanh nghiệp không nên chỉ phiến diện nhìn thấy những lợi ích mà nó đem lại. Cùng với những cơ hội như xóa bỏ hàng rào thương mại giữa các quốc gia, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm và thâm nhập thị trường mới hơn thì toàn cầu hóa cũng đem lại cho doanh nghiệp những vấn đề về cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ cạnh tranh trên toàn cầu. Một khi thế giới trở thành một thị trường duy nhất và thống nhất cũng chính là lúc các doanh nghiệp có quyền đầu tư vào bất cứ đâu với cơ hội và thách thức như nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh trên toàn thế giới là hoàn toàn ngang bằng nhau, không còn lợi thế về hàng rào thuế quan hay thậm chí là phi thuế quan. 2.2. Phân tích môi trƣờng ngành Môi trường vi mô, hay còn gọi là môi trường ngành, là tập hợp một số doanh nghiệp cùng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có thể thay thế được cho 12
  20. Công tác hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái - Thực trạng và giải pháp nhau nhằm thỏa mãn môt như cầu nào đó của người tiêu dung. Có nhiều quan điểm và cách thức phân tích môi trường ngành, nhưng xét về tổng quát, có hai công cụ được sử dụng nhiều nhất là: Ma trận chu kì phát triển của ngành kinh doanh và mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter. 2.2.1. Chu kì phát triển của ngành kinh doanh Yếu tố giai đoạn trong chu kì phát triển của ngành mà doanh nghiệp tham gia là một cơ sở để các nhà quản trị xác định những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp. Chu kì phát triển của ngành kinh doanh chia làm 4 giai đoạn: Đồ thị 1: Chu kì phát triển ngành - Giai đoạn phôi thai: đây là giai đoạn khi có một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường, được chấp nhận và báo hiệu một ngành kinh doanh hoàn toàn mới được xác lập. Doanh nghiệp ở giai đoạn này sẽ có nhiều cơ hội phát triển, thị trườn rộng mở, ít đối thủ cạnh tranh. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0