PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài:<br />
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đang có những sự phát triển<br />
nhanh chóng, mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức từ hậu quả của<br />
khủng hoảng kinh tế thế giới, những tác động nặng nề của thiên tai nhưng Việt Nam<br />
vẫn vượt lên trên những khó khăn và đang thực hiện tốt công cuộc công nghiệp hóa<br />
hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế xã hội.<br />
<br />
uế<br />
<br />
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu vốn đã và đang là<br />
một nhu cầu rất cần thiết cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị<br />
<br />
H<br />
<br />
phục vụ cho các hoạt động kinh tế.Và một trong những nguồn quan trọng nhất để đáp<br />
<br />
tế<br />
<br />
ứng các nhu cầu đó chính là các khoản tín dụng trung dài hạn của NHTM<br />
Hệ thống NHTM của Việt Nam đang là thành phần chiếm một vị trí lớn trong<br />
<br />
h<br />
<br />
việc đáp ứng các nhu cầu vốn của nền kinh tế. Trong đó các khoản tín dụng trung dài<br />
<br />
in<br />
<br />
hạn là những bộ phận vô cùng quan trọng.<br />
<br />
cK<br />
<br />
Tuy nhiên trên thực tế hoạt động tín dụng trung dài hạn của các NHTM ở Việt<br />
Nam còn hạn chế, chất lượng tín dụng thấp, rủi ro lớn, tỷ lệ dư nợ quá hạn còn cao và<br />
<br />
họ<br />
<br />
ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng cũng như của nền kinh tế.<br />
Chính vì vậy chất lượng hoạt động tín dụng trung dài hạn đang là vấn đề rất được<br />
mọi người - không chỉ trong ngành ngân hàng - rất quan tâm, làm thế nào để nâng cao<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
chất lượng tín dụng trung dài hạn nhằm phục vụ tốt cho quá trình phát triển kinh tế<br />
cũng như mang lại hiệu quả cho các Ngân hàng đang là câu hỏi được nhiều người đặt<br />
ra và tìm hướng giải quyết.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong quá trình thực tập tại<br />
NHTM cổ phần Quân Đội – chi nhánh Huế, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài :” GIẢI<br />
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI<br />
HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HUẾ” nhằm mục đích<br />
đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng, phân tích những<br />
điểm còn hạn chế từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng<br />
trung dài hạn tại ngân hàng.<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:<br />
- Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu làm rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động tín<br />
dụng trung dài hạn của NHTM trong nền kinh tế thị trường.<br />
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng trung dài hạn của<br />
NHTM cổ phần Quân Đội chi nhánh Huế. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm<br />
nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHTM cổ phần Quân Đội chi nhánh Huế.<br />
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:<br />
<br />
H<br />
<br />
hạn của NHTM cổ phần Quân đội chi nhánh Huế.<br />
<br />
uế<br />
<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về chất lượng hoạt động tín dụng trung dài<br />
<br />
- Phạm vi nghiên cứu :<br />
<br />
: Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thấp cho giai đoạn 2009 – 2011.<br />
<br />
h<br />
<br />
Về thời gian<br />
<br />
tế<br />
<br />
Về không gian : Trên địa bàn thành phố Huế.<br />
<br />
in<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
cK<br />
<br />
- Phương pháp thu thập số liệu : Đề tài chỉ sử dụng số liệu thứ cấp được cung cấp<br />
bởi NHTM cổ phần Quân Đội chi nhánh Huế, các tài liệu liên quan đến NHTM cổ<br />
phần Quân Đội từ nguồn Internet.<br />
<br />
họ<br />
<br />
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Sử dụng các phương pháp thống kê<br />
mô tả, so sánh, phân tích và đánh giá trên cơ sở các số liệu thực tế.Trong quá trình<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
nghiên cứu có tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn thực tập tại NHTM cổ phần<br />
Quân Đội.<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG NGHÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI,<br />
TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NHTM.<br />
1.1. Lí luận cơ bản về Ngân hàng thương mại<br />
1.1.1. Khái niệm NHTM:<br />
Theo quy định tại luật các tổ chức tín dụng thì Ngân hàng được định nghĩa như<br />
<br />
uế<br />
<br />
sau:”Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt<br />
động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan.Theo tính chất và mục<br />
<br />
H<br />
<br />
tiêu hoạt động, các loại hình Ngân hàng gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu<br />
tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác”.<br />
<br />
tế<br />
<br />
Sự hình thành và phát triển của NHTM gắn liền với sự phát triển của nền sản<br />
xuất hàng hoá. NHTM ra đời là kết quả của một quá trình hình thành và phát triển lâu<br />
<br />
h<br />
<br />
dài, phù hợp và gắn liền với tiến trình phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Nó được<br />
<br />
in<br />
<br />
coi là sản phẩm của nền sản xuất hàng hóa, là một bộ phận không thể tách rời và tồn<br />
<br />
cK<br />
<br />
tại như một tất yếu trong nền kinh tế hiện đại.<br />
<br />
NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế, hoạt động kinh<br />
<br />
họ<br />
<br />
doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng, có cơ cấu tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp,<br />
bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác, phải tự chủ về kinh tế và<br />
phải có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước như các đơn vị khác.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
1.1.2. Chức năng của NHTM:<br />
NHTM có 3 chức năng cơ bản sau :<br />
a.Chức năng trung gian tín dụng:<br />
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân<br />
hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là<br />
cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân<br />
hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay<br />
và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và<br />
góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.<br />
<br />
b.Chức năng trung gian thanh toán:<br />
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện<br />
các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ<br />
để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng<br />
tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho<br />
khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,<br />
thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn<br />
cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải<br />
<br />
uế<br />
<br />
giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần<br />
<br />
H<br />
<br />
hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh<br />
toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm<br />
<br />
tế<br />
<br />
bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa,<br />
đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
c.Chức năng tạo tiền cho nền kinh tế:<br />
<br />
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM.<br />
<br />
cK<br />
<br />
Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát<br />
triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã<br />
vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được<br />
<br />
họ<br />
<br />
thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức<br />
năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để<br />
mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán<br />
của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để<br />
mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm<br />
tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi<br />
trả của xã hội.<br />
1.1.3. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường:<br />
Bằng các chức năng hoạt động của mình, NHTM đóng một vai trò cực kỳ quan<br />
trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và toàn thế<br />
giới nói chung.<br />
<br />
Thứ nhất đó là cầu nối quan trọng trong việc luân chuyển nguồn vốn giữa các<br />
thành phần trong nền kinh tế, với các hoạt động huy động tiền gửi và cho vay, NHTM<br />
chính là nơi tập trung hiệu quả những nguồn vốn thừa và nhỏ lẻ trong nền kinh tế để<br />
phân phối có chọn lọc thông quan việc cấp tín dụng cho các chủ thể có nhu cầu vốn để<br />
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.<br />
Thứ hai NHTM là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Trong nền<br />
kinh tế thị trường, NHTM với tư cách là trung tâm tiền tệ của toàn bộ nền kinh tế, đảm<br />
bảo sự phát tiển hài hoà cho tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động sản<br />
<br />
uế<br />
<br />
xuất kinh doanh, có thể nói mỗi sự dao động của Ngân hàng đều gây ảnh hưởng ít<br />
<br />
H<br />
<br />
nhiều đến các thành phần kinh tế khác. Do vậy sự hoạt động có hiệu quả của NHTM<br />
thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của nó thực sự là công cụ tốt để Nhà nước tiến<br />
<br />
tế<br />
<br />
hành điều tiết vĩ mô nền kinh tế.Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các<br />
Ngân hàng trong hệ thống, NHTM đã trực tiếp góp phần mở rộng khối lượng tiền cung<br />
<br />
h<br />
<br />
ứng trong lưu thông. Mặt khác với việc cho các thành phần trong nền kinh tế vay vốn,<br />
<br />
in<br />
<br />
NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị<br />
<br />
cK<br />
<br />
trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả, bảo đảm cung cấp đầy đủ kịp thời nhu<br />
cầu vốn cho quá trình tái sản xuất cũng như thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô<br />
nền kinh tế.<br />
<br />
họ<br />
<br />
Thứ ba NHTM là cầu nối giữa tài chính quốc gia và quốc tế.Vào thời điểm hiện<br />
nay, khi mà xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việc hình thành hàng loạt<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho các mối quan hệ thương<br />
mại, lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được mở<br />
rộng và trở nên cần thiết, cấp bách. Nền tài chính của một quốc gia cần phải hoà nhập<br />
với nền tài chính thế giới. Các ngân hàng thương mại là trung gian, cầu nối để tiến<br />
hành hội nhập.Việc đầu tư ra nước ngoài là một hướng đầu tư quan trọng và mang lại<br />
nhiều lợi nhuận.Đồng thời các nước cần xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế<br />
so sánh và nhập khẩu những mặt hàng mà mình thiếu. Các ngân hàng thương mại với<br />
những nghiệp vụ kinh doanh như : nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh...và đặc biệt là các<br />
nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã góp phần tạo điều kiện,thúc đẩy ngoại thương không<br />
ngừng được mở rộng và phát triển<br />
<br />