Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hội nhập quốc tế
lượt xem 21
download
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hội nhập quốc tế trình bày những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thực trạng năng lực cạnh tranh của NHNTVN nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNTVN nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hội nhập quốc tế
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: TIẾNG ANH ******* KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Quyên Lớp : A13 Khoá : 41 Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Hiền HÀ NỘI 11 - 2006
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D MỤC LỤC Lời mở đầu ................................................................................................................ 1 Bảng chữ cái viết tắt ............................................................................................... 4 Chương I: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế I/ Ngân hàng thương mại và những nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu ............................. 5 1. Khái niệm về NHTM ........................................................................................ 5 2. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu .................................................................... 6 2.1. Hoạt động huy động vốn ........................................................................... 6 2.2. Hoạt động sử dụng vốn ............................................................................. 7 2.3. Hoạt động trung gian thanh toán ............................................................. 8 II/ Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại .............................................. 9 1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ..................................................................... 9 2. Năng lực cạnh tranh của NHTM ..................................................................... 10 3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM ..................................... 12 3.1. Năng lực tài chính................................................................................... 12 3.1.1. Khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu ........................................... 12 3.1.2. Khả năng sinh lời................................................................................ 13 3.1.3. Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro ........................................... 16 3.2. Năng lực hoạt động ............................................................................... 18 3.2.1. Khả năng huy động vốn và cho vay đầu tư.......................................... 18
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D 3.2.2. Khả năng phát triển sản phẩm dịch vụ ................................................ 19 3.3. Năng lực quản trị, điều hành ................................................................ ...19 3.4. Năng lực công nghệ thông tin ................................................................ 21 III/ Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM trong điều kiện hội nhập ................................................................................................................ 22 1. HNKTQT và tác động của nó tới hoạt động của NHTM ................................ 22 1.1. HNKTQT và nội dung của HNKTQT .................................................... 22 1.2. Lộ trình hội nhập của ngành tài chính, ngân hàng .................................. 24 1.2.1. Giai đoạn từ nay đến 2010 .................................................................. 24 1.2.2. Giai đoạn 2011 đến 2020 .................................................................... 25 1.3. Những cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. .................................................. 26 1.3.1. Cơ hội của các NHTM Việt Nam ........................................................ 26 1.3.2. Thách thức đối với NHTMVN ............................................................ 27 2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM trong điều kiện hội nhập ....................................................................................................... 30 Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHNTVN nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới I/ Thực trạng quy mô và hoạt động kinh doanh của NHNTVN ................................ 33 1. Thực trạng quy mô của NHNTVN ................................................................. 33 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNTVN ........................................... 37 2.1. Công tác huy động và quản trị vốn .............................................................. 39 2.2. Hoạt động tín dụng...................................................................................... 41 2.3. Hoạt động thanh toán và kinh doanh ngoại tệ .............................................. 43
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D 2.3.1. Hoạt động thanh toán ............................................................................... 43 2.3.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ ................................................................. 45 2.4. Kết quả kinh doanh ..................................................................................... 45 II/ Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHNTVN ................................................... 47 1. Thực trạng về năng lực tài chính .................................................................... 48 1.1. Vốn chủ sở hữu...................................................................................... 49 1.2. Khả năng sinh lời ................................................................................... 50 1.3. Khả năng phòng ngừa chống đỡ rủi ro ................................................... 52 2. Thực trạng năng lực hoạt động ....................................................................... 54 2.1. Năng lực huy động vốn và cho vay đầu tư. ............................................ 54 2.2. Năng lực phát triển sản phẩm dịch vụ. ................................................... 54 3. Thực trạng về năng lực quản trị điều hành...................................................... 56 3.1. Khả năng nguồn nhân lực ...................................................................... 56 3.2. Quản trị tài sản....................................................................................... 58 4. Năng lực công nghệ thông tin, tin học ngân hàng ........................................... 59 III/ Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHNTVN..................................................... 60 1. Những kết quả đã đạt được............................................................................. 60 2. Một số tồn tại chính ....................................................................................... 64 2.1. Năng lực tài chính, cơ cấu nguồn vốn. ................................................... 64 2.2. Cơ cấu sản phẩm chưa đa dạng. ............................................................. 66 2.3. Tồn tại trong lĩnh vực công nghệ. .......................................................... 67 2.4. Tồn tại trong phương thức quản lý và tổ chức. ....................................... 67
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D 2.5. Nguồn nhân lực. .................................................................................... 69 3. Một số nguyên nhân của tồn tại. ..................................................................... 70 Chương III: Một số giải nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNTVN trong bối cảnh HNKTQT I/ Định hướng hoạt động của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.... 72 1. Định hướng chung về phát triển hệ thống các NHTM .................................... 72 2. Định hướng phát triển của NHNTVN............................................................. 76 II/ Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNTVN. .................................................................................................... 79 1. Nhóm giải pháp củng cố tiềm lực tài chính .................................................... 79 2. Các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ......... 83 3. Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ .................................................. 85 4. Nhóm giải pháp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin ................................... 88 5. Nhóm giải pháp cơ cấu lại mô hình tổ chức, tăng cường năng lực quản trị, điều hành của NHNTVN ............................................................................... 90 6. Một số giải pháp khác ..................................................................................... 93 Kết luận ................................................................................................................... 95 Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................................. 97
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thương mại đóng vai trò ngày càng tăng trong lĩnh vực tài chính thông qua các giao dịch qua biên giới giữa các quốc gia và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi các hoạt động mang tính quốc tế ngày càng cao do sự gia tăng của các quan hệ thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài thì nhu cầu về các dịch vụ tài chính cũng tăng lên nhanh chóng, bởi vì các dịch vụ tài chính và đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng luôn gắn chặt với toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và với từng lĩnh vực của nó. Hệ thống các dịch vụ tài chính đã trở thành cột sống của các nền kinh tế hiện đại. Việt Nam đã kết thúc vòng đàm phán với đối tác lớn nhất là Hoa Kỳ và đang tiến tới kết thúc quá trình đàm phán gia nhập WTO- tổ chức kinh tế lớn nhất hành tinh, trong năm nay. Quá trình đàm phán gia nhập WTO cho thấy, việc mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng là một nội dung rất quan trọng luôn được các đối tác đặt lên đàm phán như một trong những điều kiện để mặc cả do lĩnh vực này có tính nhạy cảm rất cao. Điều này khẳng định một thực tế khách quan là toàn cầu hoá kinh tế luôn gắn liền với sự nới lỏng hoạt động ngân hàng và tự do thị trường tài chính. Trong điều kiện đó, hoạt động của các ngân hàng cũng thay hình đổi dạng, chuyển sang kinh doanh đa năng và do đó phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên nhiều phương diện của thị trường. Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh truyền thống trước đây, các ngân hàng còn phải đương đầu với các định chế tài chính khác như các công ty bảo hiểm, các quĩ đầu tư, các công ty tài chính, các tổ chức phi ngân hàng khác. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất nước ta, với kinh nghiệm truyền thống chuyên doanh đối ngoại, được đánh giá là ngân hàng đi đầu trong việc phát triển công nghệ cũng như nhiều lĩnh vực khác ở Việt Nam, và liên tục mấy năm gần đây được các tổ chức nước ngoài đánh giá là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Tuy nhiên, so với các ngân hàng nước ngoài, năng lực cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang gặp 1
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D những thách thức lớn bởi còn nhiều yếu kém, tồn tại như qui mô dịch vụ cung cấp còn nhỏ, chất lượng dịch vụ còn chưa cao, hiệu quả hoạt động kinh doanh còn chưa tốt, tình trạng nợ quá hạn cao rất khó có khả năng cạnh tranh với quốc tế… Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Bằng các luận cứ khoa học về HNKTQT, đồng thời kết hợp với phân tích thực tiễn để luận giải cho sự cấp thiết và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNTVN trong bối cảnh HNKTQT, trong đó nội dung chính là: * Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của NHNTVN hiện nay, trọng tâm là so sánh với các NHTMNN, một ngân hàng tiêu biểu trong khu vực và một số chuẩn mực, thông lệ quốc tế. * Định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNTVN trong bối cảnh HNKTQT. 3. Phương pháp nghiên cứu. * Vận dụng phương pháp luận Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử. * Vận dụng các phương pháp áp dụng trong nghiên cứu kinh tế, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, phương pháp thống kê tổng hợp và phương pháp phân tích. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn, những tác động của HNKTQT đến năng lực cạnh tranh của các NHTM ở Việt Nam nói chung, NHNTVN nói riêng chủ yếu trong giai đoạn 2001- 2005. * Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu những vấn đề cơ bản, hoặc liên quan trực tiếp của HNKTQT tác động đến năng lực cạnh tranh của các NHTM nói chung và NHNTVN nói riêng. 2
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D 5. Kết cấu đề tài. Kết cấu của khóa luận được chia thành 3 chương như sau: Chương I: những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNTVN trong bối cảnh HNKTQT. Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, với những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, về thời gian và tài liệu, những nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNTVN hẳn còn có nhiều thiếu sót và chưa toàn diện. Tuy nhiên, với sự cố gắng của mình, em mong được sự góp ý chỉ bảo tận tình của các thầy cô, và các bạn quan tâm đến vấn đề này. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Th.s Nguyễn Thị Hiền vì sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của cô giáo trong suốt quá trình em viết khoá luận tốt nghiệp. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trường ĐH Ngoại thương, các bác, các cô chú của NHNTVN, gia đình và bạn bè, những người đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khoá luận này. Hà Nội, tháng 11/ 2006 Nguyễn Thị Quyên 3
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á ATM Máy rút tiền tự động CAR Hệ số an toàn vốn tự có DPRR Dự phòng rủi ro HNKTQT Hội nhập Kinh tế Quốc tế IT Công nghệ thông tin NHCT Ngân hàng Công thương NHĐT & PT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển NHNg Ngân hàng nước ngoài NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHNN & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHNTVN Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam ROE Lợi nhuận ròng trên vốn tự có bình quân ROA Lợi nhuận ròng trên tài sản có bình quân SWIFT Hiệp hội Viễn thông Tài chính liên ngân hàng toàn cầu TCNH Tạp chí ngân hàng TCTD Tổ chức tín dụng TTTT Tạp chí thị trường tiền tệ WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 4
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ I/ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ NHỮNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU. 1. Khái niệm về NHTM. Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải có một tổ chức kinh doanh đặc biệt- chuyên kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ trong quan hệ vay mượn đó là NHTM, một tổ chức tài chính được hình thành lâu đời nhất- từ hơn 2000 năm trước đây. Kể từ đó đến nay, công nghiệp ngân hàng đã lan rộng từ nền văn minh cổ đại Hy Lạp và La Mã sang văn minh Bắc Âu, Tây Âu rồi trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Ngày nay, NHTM và hoạt động của nó đóng vai trò quan trọng trong thể chế tài chính của mỗi nước. NHTM là một mắt xích hết sức quan trọng của nền kinh tế, có nhiệm vụ đáp ứng các nhu cầu khác nhau về vốn, góp phần tăng tốc độ chu chuyển hàng hóa và tiền tệ, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Mỗi nước trên thế giới đều đưa ra một khái niệm riêng về NHTM, tuy nhiên tất cả các khái niệm đều có thể hiểu ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với các nội dung chính là: - Nhận tiền gửi và chi trả hộ khách hàng. - Sử dụng số tiền của khách hàng gửi để cho vay. Theo luật tổ chức tín dụng năm 1997 của Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì NHTM được hiểu như sau: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm NHTM, ngân hàng phát triển, ngân 5
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”. “NHTM là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. NHTM ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tế và cùng với sự phát triển của nền kinh tế, dịch vụ ngân hàng ngày một đa dạng hơn. Có thể nói rằng ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các hoạt động tài chính đa dạng nhất và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì tổ chức tài chính nào trong nền kinh tế. Tuy vậy, có thể chỉ ra ba chức năng cơ bản của NHTM là chức năng tạo tiền, trung gian thanh toán và trung gian tài chính cho nền kinh tế. 2. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu. 2.1. Hoạt động huy động vốn. Đây là hoạt động khởi đầu tạo điều kiện cho sự hoạt động của ngân hàng. Sau khi ổn định, các hoạt động xen lẫn nhau trong suốt quá trình hoạt động. - Nguồn vốn chủ sở hữu: Để thành lập NHTM, trước hết phải có đủ vốn chủ sở hữu theo vốn pháp định.Vốn chủ sở hữu của ngân hàng được hình thành do tính chất sở hữu của ngân hàng quyết định. Vốn chủ sở hữu sẽ được bổ sung và tăng dần dưới nhiều hình thức: huy động thêm vốn từ các cổ đông, Nhà nước cấp, lợi nhuận bổ sung. Xét về đặc điểm, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn, thông thường khoảng 10% trong tổng số vốn. Tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng nó giữ một vị trí vô cùng quan trọng vì nó là vốn khởi đầu cho uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Việc sử dụng nguồn vốn này chủ yếu để xây dựng trụ sở, mua sắm các phương tiện hoạt động. - Nhận tiền gửi các loại: Nền kinh tế càng phát triển, các khoản tiền nhàn rỗi phát sinh trong nền kinh tế càng gia tăng và càng phong phú. Các NHTM có thể huy động được các loại tiền gửi sau đây: 6
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D + Tiền gửi không kì hạn: Loại tiền gửi này hoàn toàn theo quy tắc khả dụng, nghĩa là người gửi có quyền gửi và rút tiền bất cứ lúc nào khi họ muốn. + Tiền gửi có kì hạn: Loại tiền gửi có kì hạn mà người gửi tiền và NHTM có thỏa thuận với nhau theo những điều đã cam kết mang tính chất pháp lí. Người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền đầy đủ cả gốc lẫn lãi ra khi khoản tiền gửi đến hạn, nếu chưa đến hạn chỉ được lĩnh gốc và lãi ở mức thấp hơn tùy theo ngân hàng. + Tiền gửi tiết kiệm: Một khoản tiền gửi dưới hình thức tiết kiệm rất đa dạng và phổ biến trong nền kinh tế được tổ chức tín dụng huy động có hiệu quả. Tiền gửi tiết kiệm gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn và tiền gửi tiết kiệm có kì hạn. Với các loại tiền gửi phổ biến đó, ngân hàng thương mại đã tập trung được nguồn vốn chủ yếu và rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình. - Đi vay: Bên cạnh nguồn vốn huy động nếu chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, hoặc ngân quỹ bị thiếu hụt do nhiều khách hàng đến rút tiền, NHTM phải bù đắp nguồn vốn bị thiếu hụt bằng biện pháp đi vay. Tổ chức tín dụng có thể vay ở các tổ chức tín dụng khác, vay bằng cách phát hành kì phiếu, trái phiếu hoặc vay ở Ngân hàng Trung ương dưới hình thức tái chiết khấu các chứng từ có giá. Nguồn vốn đi vay chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu nguồn vốn, nhưng nó giữ một vị trí vô cùng quan trọng, vì nó đảm bảo cho tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh một cách bình thường. Đối với tất cả những nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu, vốn tiền gửi các loại, vốn vay… NHTM phải trả một khoản lợi tức cho người sở hữu nó theo những cam kết đã thỏa thuận. 2.2. Hoạt động sử dụng vốn. Là các nghiệp vụ thực hiện sử dụng các nguồn vốn đã huy động nhằm mục đích sinh lời. Đây là nghiệp vụ quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHTM. Hoạt động này bao gồm: - Cho vay vốn: Trong các hoạt động về sử dụng vốn, hoạt động cho vay vốn của NHTM giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Xét về phương diện kinh doanh của 7
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D NHTM, hoạt động cho vay vốn có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Hoạt động cho vay vốn được thực hiện trên những nguyên tắc: cho vay có mục đích, có hiệu quả kinh tế và tiền vay phải được hoàn trả cả vốn lẫn lãi khi đến hạn. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng có thể được thực hiện thông qua các hình thức sau: + Cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. + Cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. + Hùn vốn dưới tổ chức liên doanh, liên kết. - Gửi tiền vào Ngân hàng Trung ương và các tổ chức tín dụng khác: Theo Luật về các tổ chức tín dụng, NHTM phải mở tài khoản và gửi các khoản tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng Trung ương, có hai loại tiền gửi: + Tiền gửi theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc (dự trữ thanh toán): Do tính chất là một công cụ của chính sách tiền tệ của loại tiền gửi bắt buộc này nên loại tiền gửi này không được Ngân hàng Trung ương trả lợi tức. Tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc của ngân hàng càng cao thì khả năng cho vay của ngân hàng càng thấp và ngược lại. + Tiền gửi thanh toán vào hệ thống liên ngân hàng thông qua Ngân hàng Nhà nước. + Tiền gửi có kỳ hạn vào các tổ chức tín dụng khác. + Đầu tư chứng khoán. 2.3. Hoạt động trung gian thanh toán. Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ cho nhau thông qua ngân hàng Trung ương và các trung tâm thanh toán. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán 8
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến các ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu. II/ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh. Theo từ điển Tiếng Việt, cạnh tranh được hiểu là “cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau”.1 Theo từ điển Cornu của Pháp thì cạnh tranh được hiểu là “hành vi của doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủ của nhau cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhằm làm thoả mãn nhu cầu giống nhau với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hoặc để bị mất đi một lượng khách hàng thường xuyên”.2 Theo từ điển Longman của Anh thì “cạnh tranh là sự nỗ lực để đạt thành công hơn những đối thủ của mình trong kinh doanh”.3 Như vậy, có thể hiểu năng lực cạnh tranh là khả năng của một sản phẩm hay một công ty có thể cạnh tranh được với những sản phẩm khác hay những công ty đối thủ khác. Cạnh tranh là quy luật tất yếu và là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Để tồn tại trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh như là lựa chọn duy nhất. Cạnh tranh chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường, nơi có sự cung ứng hàng hoá, dịch vụ của ít nhất hai doanh nghiệp (người kinh doanh) trong cùng một điều kiện giống nhau. Do đó, các doanh nghiệp phải bằng mọi biện pháp khác nhau để sử dụng tối đa các nguồn lực mà mình có để nâng cao năng lực 1 Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2000. Tr.112. 2 Dẫn theo Nguyễn Hữu Huyên, Luật cạnh tranh của Pháp và Liên minh Châu Âu, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2004, tr. 11. 3 Contemporary English Dictionary, Longman, 1995. 9
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D cạnh tranh của mình và vượt lên trên đối thủ cạnh tranh cùng loại để khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế. 2. Năng lực cạnh tranh của NHTM. Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng của các TCTD là việc các TCTD sử dụng tối đa các nguồn lực của mình để giành và vượt lên các đối thủ cạnh tranh khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính. “Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng tự duy trì một cách lâu dài, có ý thức các lợi thế của mình trên thị trường để đạt được mức lợi nhuận và thị phần nhất định hoặc khả năng chống lại một cách thành công sức ép của các lực lượng cạnh tranh”.4 Hiện nay, nước ta có 6 NHTMNN, 25 NHTMCP đô thị, 8 NHTMCP nông thôn, 4 ngân hàng liên doanh, 29 chi nhánh ngân hàng của 14 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Việt Nam, 15 TCTD phi ngân hàng, 46 văn phòng đại diện TCTD nước ngoài.5 Với một số lượng đông đảo các TCTD hoạt động tại Việt Nam thì hoạt động cạnh tranh của các TCTD sẽ ngày càng gay gắt hơn, vì vậy các NHTM cũng gặp phải nhiều sức ép hơn khi muốn khẳng định và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Hoạt động của ngân hàng có những điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác, dẫn đến tính chất, mức độ của các công cụ cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng cũng có những điểm khác biệt: - Là ngành kinh doanh chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước về các phương diện: thành lập các ngân hàng mới; các tỷ lệ, hạn mức an toàn trong hoạt động; các quy định về bảo vệ khách hàng; thực thi nhiệm vụ thuộc chính sách tiền tệ… Do đó làm hạn chế mức độ khốc liệt trong cạnh tranh khi các ngân hàng không thể phát 4 Nguồn: TCNH số 44 t1/ 06 tr.44 5 Nguồn: TCNH số 16 t8/06 tr.24 10
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D huy hết tiềm năng các nguồn lực hoặc mạo hiểm trong cạnh tranh nhằm thu được lợi nhuận lớn như các doanh nghiệp khác. - Xuất phát từ đặc điểm rủi ro cao vừa nhạy cảm đối với nền kinh tế - chính trị - xã hội, đồng thời các ngân hàng phải dựa vào nhau trong hoạt động, nên có thể xảy ra đổ vỡ hàng loạt nếu có rủi ro, dẫn đến các nền kinh tế vẫn tồn tại chính sách: “quá lớn không để vỡ” (too big to fail) trong lĩnh vực ngân hàng. Như vậy các ngân hàng nhỏ sẽ bị đặt vào thế bất lợi trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mình đối với các ngân hàng lớn. - Do tính chất “vô hình” của sản phẩm vì khách hàng khi “mua” dịch vụ không thể nhận biết, cảm nhận cụ thể vật mình mua như các sản phẩm hữu hình khác. Khách hàng của ngân hàng quyết định “mua” sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn toàn dựa vào danh tiếng và uy tín của ngân hàng. Từ đó có thể nói uy tín của ngân hàng trở thành công cụ cạnh tranh quyết định sự sống còn của mỗi ngân hàng. - Tính dễ sao chép, bắt chước của các dịch vụ ngân hàng làm cho công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh dựa vào tính độc đáo của sản phẩm kém hiệu quả hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Trong khi đó, dịch vụ ngân hàng là loại dịch vụ chất lượng cao, tỷ lệ ứng dụng khoa học công nghệ chiếm tỷ lệ lớn cấu thành nên giá trị dịch vụ. Từ đó, các ngân hàng phải coi việc áp dụng công nghệ mới trong toàn bộ hoạt động như là một công cụ cạnh tranh cực kỳ hữu hiệu. Việc tiến hành hàng loạt các biện pháp liên quan đến ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, từ đó cải tiến, hợp lý hoá quy trình cung ứng dịch vụ giúp cải thiện giá cả sản phẩm dịch vụ riêng biệt thấp hơn giá cả trung bình của ngành, đồng thời cải thiện cả chất lượng phục vụ - đó là hai yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng. - Tính dễ sao chép, bắt chước của các dịch vụ ngân hàng dẫn đến các lợi thế cạnh tranh trong ngành ngân hàng thường có độ bền không dài như các doanh nghiệp khác. Điều này làm cho các NHTM phải luôn tự đổi mới nhằm liên tục tạo ra lợi thế cạnh tranh mới trên thị trường. 11
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D - Cuối cùng, do sản phẩm dịch vụ ngân hàng có tính kế thừa mang tính chất dài hạn, trong khi lại là ngành kinh doanh rủi ro lớn nên các ngân hàng phải rất chú trọng tính bền vững trong cạnh tranh. Các chiến lược, sách lược cụ thể trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh phải nằm trong một chiến lược phát triển bền vững tổng thể và không làm ảnh hưởng đến các nguồn lực phát triển và sức cạnh tranh trong tương lai. 3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. 3.1. Năng lực tài chính. 3.1.1. Khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu của mỗi ngân hàng được hình thành do tính chất sở hữu của ngân hàng quyết định. Theo Luật các tổ chức tín dụng (Luật số 02/ 1997/ QH10), vốn chủ sở hữu (hay vốn tự có) gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản "nợ" khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Vốn chủ sở hữu là căn cứ để tính các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Vốn chủ sở hữu sẽ được bổ sung và tăng dần dưới hình thức: huy động thêm vốn từ các cổ đông, Nhà nước cấp, lợi nhuận bổ sung và có thể tiến hành đồng thời với việc trích lập dự phòng chung, đánh giá lại tài sản cố định, chứng khoán đầu tư, phát hành trái phiếu chuyển đổi và các công cụ nợ khác theo quy định của pháp luật. Khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM bởi tầm quan trọng của nó đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng cũng như năng lực tài chính của NHTM. Bởi quy mô vốn chủ sở hữu thể hiện những vai trò quan trọng sau đây: Thứ nhất: vốn chủ sở hữu của NHTM đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và đảm bảo cho ngân hàng khả năng phát triển lâu dài. Nguồn vốn này đóng vai trò là một tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá sản, vì vốn giúp ngân hàng trang trải những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ cho tới khi 12
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D ban quản lý có thể tập trung giải quyết các vấn đề và đưa ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động sinh lời. Thứ hai: khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu của NHTM giúp cho việc tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với chủ nợ (kể cả người gửi tiền) về sức mạnh tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cần phải đủ mạnh để có thể đảm bảo với người đi vay rằng ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu tín dụng của họ ngay cả trong điều kiện nền kinh tế đang gặp khó khăn. Hơn nữa, quy mô vốn lớn mạnh giúp ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn, do các khách hàng thường có quan niệm gửi tiền vào các ngân hàng lớn thì sẽ yên tâm hơn. Thứ ba: vốn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển của các hình thức dịch vụ mới, cho những chương trình và trang thiết bị mới. Khi một ngân hàng phát triển, nó cần vốn bổ sung để thúc đẩy tăng trưởng và chấp nhận rủi ro gắn với sự ra đời của những dịch vụ mới và trang thiết bị mới. Sự bổ sung vốn sẽ cho phép ngân hàng mở rộng trụ sở, xây dựng thêm những văn phòng chi nhánh để theo kịp với sự phát triển của thị trường và tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng. Thứ tƣ: Vốn được xem như một phương tiện điều tiết sự tăng trưởng, giúp đảm bảo rằng sự tăng trưởng của một ngân hàng có thể được duy trì ổn định, lâu dài. Nghĩa là vốn ngân hàng cần phải được phát triển tương ứng với sự tăng trưởng của danh mục cho vay và của những tài sản rủi ro khác. Ngoài ra: quy mô vốn lớn giúp cho ngân hàng có thể đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Với các khoản cho vay kinh doanh giá trị lớn thì chỉ có những ngân hàng hàng đầu với trạng thái vốn chủ sở hữu dồi dào mới có thể đáp ứng được. Những ngân hàng có quy mô vốn giảm sút sẽ mất dần vị trí trên thị trường cho vay kinh doanh giá trị lớn. Như vậy, quy mô vốn của một ngân hàng càng cao thì khả năng tham gia vào thị trường càng lớn và ngược lại. Hay nói cách khác, quy mô vốn của một ngân hàng xác định phạm vi cạnh tranh của ngân hàng đó. 13
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D Như vậy, để nâng cao được khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu của mình, các NHTM trước hết cần phải hoạt động một cách có hiệu quả và làm ăn có lãi. Từ đó sẽ tạo lòng tin và huy động thêm vốn từ các cổ đông, đồng thời có được khoản lợi nhuận bổ sung lớn vào nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng. 3.1.2. Khả năng sinh lời. Khả năng sinh lời của một ngân hàng được đo lường bởi rất nhiều chỉ tiêu dựa trên cơ sở tài liệu được sử dụng là các báo cáo tài chính của ngân hàng như: bảng cân đối kế toán (bảng tổng kết tài sản) thể hiện bằng số liệu bình quân, bảng báo cáo thu nhập lãi lỗ của ngân hàng. Chỉ tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận ròng trên vốn tự có bình quân (ROE = Net income/ Average owner’s equity), trong đó thu nhập sau khi đã bù đắp toàn bộ chi phí và thuế chia cho vốn chủ sở hữu: Cổ phiếu thông thường, lợi nhuận chưa phân phối và quỹ dự trữ. Tỷ số ROE về mặt quản trị cho biết khả năng, mức độ kiếm được lợi nhuận tính trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu đầu tư vào ngân hàng. Sự đo lường này cũng phản ánh doanh thu, hiệu quả hoạt động đạt được. Một ngân hàng được coi là có khả năng sinh lời cao nếu ROE cao hơn mức lợi nhuận mong đợi (Expected return) đối với các cổ phiếu đầu tư trên thị trường đó. Lợi nhuận ròng trên tài sản Có bình quân (ROA = Net income/ Average total assets): hệ số này thể hiện cứ mỗi đồng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu lợi nhuận cho ngân hàng. Tỷ số này phản ánh năng lực quản trị của ngân hàng về sử dụng tài chính và những nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận. Điều này cho thấy một ngân hàng lớn (thể hiện qua chỉ tiêu tổng tài sản có lớn) chưa chắc đã có khả năng sinh lời cao vì quy mô càng lớn thì khả năng đem lại lợi nhuận trên quy mô đó càng khó khăn. Theo năng lực hiệu quả kinh doanh trung bình của một số ngân hàng trong khu vực thì ROE không nhỏ hơn 15% và ROA không nhỏ hơn 1,2%. Ví dụ: Báo cáo tài chính của ngân hàng ABC. Bảng 1: Bảng Cân Đối Kế Toán của NHTM ABC năm 2005 Đơn vị: USD 14
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên - Lớp A13K41D TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN Tiền mặt, chứng từ có giá 8.000.000 Nợ ngắn hạn 70.000.000 Cho vay ngắn hạn 40.000.000 Nợ dài hạn 23.000.000 Chứng khoán ngắn hạn 20.000.000 Cổ phiếu thường 1.000.000 Cho vay dài hạn 20.000.000 Lãi chưa phân phối 6.000.000 Chứng khoán dài hạn 10.000.000 - - Tài sản cố định 2.000.000 - - TỔNG CỘNG 100.000.000 TỔNG CỘNG 100.000.000 B¶ng 2: B¸o c¸o thu nhËp l·i lç cña NHTM ABC n¨m 2005 §¬n vÞ: USD 1- Doanh thu (thu l·i cho vay vµ tiÒn göi) 9.0000.000 2- Chi phÝ tr¶ l·i 4.000.000 3- Thu nhËp vÒ l·i suÊt (1 – 2) 5.000.000 4- Chi phÝ qu¶n lý, lao ®éng, c«ng cô… 3.000.000 5- Thu nhËp (lîi nhuËn) ho¹t ®éng tr-íc thuÕ 2.000.000 6- ThuÕ thu nhËp (34%) 680.000 7- Thu nhËp (lîi nhuËn sau thuÕ) 1.320.000 Ph©n tÝch kh¶ n¨ng sinh lêi cña NHTM ABC n¨m 2005: Lîi nhuËn rßng 1.320.000 - ROA = = = 1,32% Tµi s¶n cã b×nh qu©n 100.000.000 Lîi nhuËn rßng 1.320.000 - ROE = = = 18,86% Vèn tù cã b×nh qu©n 7.000.000 KÕt qu¶ tÝnh to¸n cña c¸c tû sè cho thÊy kh¶ n¨ng sinh lêi cña NHTM ABC lµ kh¸ cao. Tû sè ROA lµ 1,32% tøc lµ cø 100 USD tæng tµi s¶n ®em l¹i 1,32 USD lîi 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại công ty du lịch Hà Đạt giai đoạn 2011-2015
63 p | 350 | 98
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH dã ngoại Lửa Việt
87 p | 551 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank, giai đoạn 2007 – 2010
95 p | 359 | 86
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam
101 p | 269 | 61
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại PGD Lò Đúc- chi nhánh Ngân hàng Việt Nam thương tín Vietbank tại Hà Nội
104 p | 284 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Thép và Vật tư công nghiệp
84 p | 194 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hệ thống Logistics toàn cầu (2010)
97 p | 221 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, chi nhánh Chợ Lớn - Nguyễn Thị Mỹ Duyên
105 p | 208 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại tại Việt Nam
138 p | 188 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối lốp ô tô tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng
75 p | 160 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp xây dựng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ hàng dệt may Việt Nam
86 p | 186 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp cho vấn đề tích hợp hoạt hoạt động nguồn nhân lực với chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần công trình đường thủy Vinawaco
87 p | 142 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển các doanh nghiệp giao nhận vận tải vừa và nhỏ của Việt Nam
101 p | 155 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã Võ Lao, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
104 p | 60 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
81 p | 135 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện các hoạt động khách hàng trực tuyến cho Công ty TNHH Sam Kwang Air Tech
68 p | 22 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty DHL Supply Chain
51 p | 27 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp thu hút nguồn nhân lực tuyển dụng cho các doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Tìm kiếm và Phát triển nguồn nhân lực Gjobs
78 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn