intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa học lớp 10 Trung học phổ thông

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

265
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa học lớp 10 Trung học phổ thông nêu lên một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa học lớp 10 THPT như sử dụng phim mô phỏng; kể chuyện Hóa học; vận dụng tình huống gắn với thực tiễn;... Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa học lớp 10 Trung học phổ thông

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Biều Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thanh Trúc TP. Hồ Chí Minh, tháng 05/2013
  2. LỜI CẢM ƠN  Khóa luận tốt nghiệp “Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 Trung học phổ thông” đã giúp em học hỏi được nhiều kiến thức và nhiều kinh nghiệm quý báu, hữu ích rất nhiều cho công tác giảng dạy sau này. Để hoàn thành khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Em xin chân thành cảm ơn: Ban Chủ nhiệm cùng các giảng viên khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm TP HCM đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em kiến thức, kĩ năng để em hoàn thành khóa luận. PGS. TS Trịnh Văn Biều – Giảng viên hướng dẫn- đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên tinh thần những lúc em khó khăn và tin tưởng em. Cô Trần Thị Ngọc Quỳnh cùng các em lớp 10 các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT Cần Thạnh, Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý đã giúp em thực hiện khảo sát và thực nghiệm kiểm tra tính thực tiễn của khóa luận. Và cuối cùng, em xin cám ơn các bạn sinh viên lớp Hóa K35B và gia đình đã giúp đỡ, tin tưởng, tạo niềm động lực to lớn giúp em hoàn thành khóa luận. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn. Tác giả
  3. MỤC LỤC Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh muc các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................... 4 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 4 1.1.1. Các sách, bài viết về hứng thú ........................................................... 4 1.1.2. Các luận văn nghiên cứu về hứng thú trong dạy học hóa học ........... 4 1.1.3. Các khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về hứng thú trong dạy học hóa học ................................................................................................................ 6 1.2. Quá trình dạy học ..................................................................................... 8 1.2.1. Khái niệm........................................................................................... 8 1.2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học .......................................... 9 1.2.3. Vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học ................................. 10 1.3. Hứng thú................................................................................................. 13 1.3.1. Khái niệm hứng thú ......................................................................... 13 1.3.2. Phân loại hứng thú ........................................................................... 13 1.3.3. Cấu trúc của hứng thú ...................................................................... 15 1.3.4. Vai trò của hứng thú ........................................................................ 16 1.4. Hứng thú học tập .................................................................................... 17 1.4.1. Khái niệm hứng thú học tập ............................................................ 17 1.4.2. Những thành tố tâm lý cấu thành hứng thú học tập......................... 18 1.4.3. Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập .................................. 18 1.4.4. Một số đặc điểm của hứng thú học tập ............................................ 19 1.4.5. Các biểu hiện của hứng thú học tập ................................................. 20 1.4.6. Tác dụng của hứng thú học tập ........................................................ 21
  4. 1.5. Thực trạng việc gây hứng thú học tập môn hóa học ở một số trường THPT ............................................................................................................. 21 1.5.1. Mục đích điều tra ............................................................................ 21 1.5.2. Đối tượng điều tra ........................................................................... 21 1.5.3. Mô tả phiếu điều tra ......................................................................... 22 1.5.4. Cách xử lí kết quả điều tra ............................................................... 22 1.5.5. Kết quả điều tra ................................................................................ 23 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 10 THPT ............................................................................... 27 2.1. Sử dụng thí nghiệm gây hứng thú .......................................................... 28 2.1.1. Vai trò của thí nghiệm ..................................................................... 28 2.1.2. Phân loại thí nghiệm ........................................................................ 29 2.1.3. Sử dụng thí nghiệm gây hứng thú .................................................. 30 2.1.4. Một số thí nghiệm gây hứng thú ...................................................... 31 2.2. Sử dụng phim mô phỏng ........................................................................ 45 2.2.1.Tác dụng của phim mô phỏng .......................................................... 45 2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn phim mô phỏng trong dạy học hóa học ......... 45 2.2.3. Một số đoạn phim mô phỏng ........................................................... 46 2.3. Kể chuyện hóa học ................................................................................ 46 2.3.1. Tác dụng ......................................................................................... 46 2.3.2. Cách kể chuyện gây hứng thú.......................................................... 46 2.3.3. Một số câu chuyện hóa học ............................................................. 47 2.4. Vận dụng tình huống gắn với thực tiễn.................................................. 67 2.4.1. Tác dụng .......................................................................................... 68 2.4.2. Những chú ý sử dụng tình huống gắn với thực tiễn ........................ 68 2.4.3. Một số tình huống gắn với thực tiễn ................................................ 68 2.5. Giáo viên thân thiện với học sinh .......................................................... 81 2.6. Đưa sự hài hước vào bài học .................................................................. 83 2.6.1. Vai trò của hài hước trong dạy học ................................................. 83 2.6.2. Một số hình thức hài hước trong dạy học ........................................ 84
  5. 2.6.3. Một số lưu ý sử dụng sự hài hước ................................................... 84 2.7. Một số giáo án áp dụng các biện pháp gây hứng thú ............................. 84 2.7.1. Giáo án bài “OXI- OZON” - lớp 10 Cơ bản ................................... 84 2.7.2. Giáo án bài “Lưu huỳnh” - lớp 10 Cơ bản ...................................... 92 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................... 97 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 97 3.2. Đối tượng thực nghiệm .......................................................................... 97 3.3. Nội dung thực nghiệm............................................................................ 97 3.4. Tiến trình thực nghiệm ........................................................................... 98 3.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................ 101 KẾT LUẬN .................................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 112 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HH : Hóa học HS : Học sinh KHHH : Kí hiệu hóa học PPDH : Phương pháp dạy học PTHH : Phương trình hóa học PTTH : Phổ thông trung học TN : Thực nghiệm TNSP : Thực nghiệm sư phạm TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Số lượng phiếu thăm dò thực trạng hứng thú học tập ...................... 22 Bảng 1.2. Điểm quy đổi các mức độ trả lời của phiếu thăm dò ....................... 22 Bảng 1.3. Kết quả điều tra sở thích của HS đối với môn hóa học ................... 23 Bảng 1.4. Kết quả điều tra ý kiến của HS về môn hóa học. ............................. 23 Bảng 1.5. Ý kiến của HS về môn hóa học (tính theo điểm trung bình) ........... 24 Bảng 1.6. Kết quả điều tra hoạt động tích cực của HS..................................... 25 trong và ngoài giờ học môn hóa học ................................................................ 25 Bảng 2.1. Màu sắc hoa thay đổi theo thuốc thử và màu hoa tự nhiên. ............ 44 Bảng 3.1.Các lớp thực nghiệm và đối chứng ................................................... 97 Bảng 3.2. Kết quả điểm kiểm tra thực nghiệm sư phạm ................................ 101 Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy tích ........................ 101 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả học tập ............................................................... 102 Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng .................................................... 103 Bảng 3.6. Sở thích của HS đối với các biện pháp gây hứng thú học tập ....... 104 Bảng 3.7. Ý kiến của HS về những ưu điểm khi sử dụng các biện pháp gây hứng thú .......................................................................................................... 105 Bảng 3.8. Ý kiến của HS về những hạn chế khi sử dụng các biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học ....................................................................... 105
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Sơ đồ phân loại thí nghiệm hóa học ................................................. 29 Hình 2.2: Phát hiện nguyên tử trong chuyển động ........................................... 31 Hình 2.3: Vũ điệu kim loại kiềm ...................................................................... 33 Hình 2.4: Khinh khí cầu ................................................................................... 37 Hình 2.5: Bông hoa tự cháy.............................................................................. 40 Hình 2.6: Núi lửa phun ..................................................................................... 42 Hình 2.7: Pháo hoa ........................................................................................... 43 Hình 2.8: Đĩa trứng ốp la.................................................................................. 44 Hình 2.9: Mưa nhân tạo .................................................................................... 54 Hình 2.10: Nhà bác học vĩ đại Lavoadie .......................................................... 60 Hình 2.11: Lỗ hổng tầng ozon ngày càng lan rộng .......................................... 62 Hình 2.12: Chu sa (thủy ngân sunfua) .............................................................. 65 Hình 2.13: Pirit sắt............................................................................................ 67 Hình 2.14: Khắc hình trên thủy tinh ................................................................. 70 Hình 2.15: Kính đổi màu .................................................................................. 76 Hình 2.16: Khu rừng sau trận mưa axit ............................................................ 78 Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích điểm kiểm tra .............................................. 102 Hình 3.2: Biểu đồ kết quả học tập .................................................................. 102
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hóa học như một bức tranh luôn biến động của tự nhiên với đầy đủ những màu sắc, âm thanh của dáng vẻ bề ngoài, với các qui luật nghiêm khắc của thế giới vi mô được ẩn dấu bên trong. Hóa học lại là một ngành khoa học thực nghiệm, có vai trò quan trọng trong cuộc sống và cần thiết đối với các ngành khoa học công nghệ khác. Thật khó mà kể hết các thành tựu mà hóa học có đóng góp cho cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, phần lớn HS vẫn chưa nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của hóa học trong cuộc sống dù sự đổi mới trong giáo dục nói chung và trong dạy học hóa học nói riêng đã được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Đối với các em, hóa học là môn học trừu tượng, khô khan và xa rời thực tế. Trong tình thế toàn cầu hóa hiện nay, nền giáo dục đã được đầu tư nhiều hơn. Nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề được các nhà giáo quan tâm, nghiên cứu để tìm ra các biện pháp giúp đem lại hiệu quả tốt nhất. Muốn nâng cao chất lượng của quá trình dạy học, tất nhiên, GV cần nắm vững nội dung bộ môn giảng dạy, phải nhuần nhuyễn về phương pháp, nghệ thuật truyền đạt, đặc điểm tâm lý của HS nhằm kích thích hoạt động sáng tạo, độc lập của HS, phát huy được trí thông minh, lòng ham học hỏi của các em, mặt khác phải làm thế nào gây hứng thú học tập cho các em. Từ đó, các em có thể tự tìm hiểu những điều mới lạ về cuộc sống và thế giới xung quanh cho mình. Có câu nói: “Nếu không khêu gợi được hứng thú cho HS thì cũng như búa thợ rèn đập trên sắt nguội mà thôi”. Nếu xây dựng được hứng thú học tập nơi HS thì mỗi kiến thức hóa học là một thế giới vui nhộn, bổ ích; mỗi tiết học là một trải nghiệm thoải mái. Bằng cách nào? Các biện pháp gây hứng thú học tập khá nhiều, điều quan trọng là những biện pháp nào là hiệu quả và phù hợp với thực tế hiện nay. Trước vấn đề cấp thiết trên, em đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 Trung học phổ thông”.
  10. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những biện pháp gây hứng thú để nâng cao hiệu quả quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu – Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở lớp 10 trường phổ thông. – Đối tượng nghiên cứu: Việc gây hứng thú học tập môn hóa học ở lớp 10 trường phổ thông. 4. Giả thuyết khoa học Nếu GV nắm vững cơ sở lý luận và vận dụng tốt vào trong hoạt động dạy học thì sẽ giúp HS hứng thú học tập, yêu thích môn học hơn, nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường phổ thông. Bên cạnh đó, khóa luận còn cung cấp nguồn tư liệu giúp GV dễ dàng lựa chọn và áp dụng vào thực tiễn gây hứng thú trong dạy học. 5. Nhiệm vụ của đề tài – Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu bản chất của việc gây hứng thú trong dạy học hóa học. – Tìm hiểu thực trạng của việc gây hứng thú ở lớp 10 trung học phổ thông. – Nêu và đề xuất một số biện pháp gây hứng thú học tập. – Tổng hợp tư liệu theo các biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học. – Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả, tính khả thi của những biện pháp và rút ra các bài học kinh nghiệm. 6. Phạm vi nghiên cứu – Khóa luận tập trung nghiên cứu một số biện pháp gây hứng thú học tập hóa học cho HS lớp 10. + Sử dụng một số thí nghiệm gây hứng thú. + Sử dụng phim mô phỏng. + Kể chuyện hóa học. + Vận dụng tình huống gắn với thực tiễn.
  11. + GV thân thiện với HS. + Đưa sự hài hước vào trong bài học. – Đối tượng thực nghiệm sư phạm là HS lớp 10 ở một số trường THPT tại TP HCM. – Thời gian thực nghiệm: từ tháng 3/2013 đến tháng 4/2013. 7. Các phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận – Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy và học. – Nghiên cứu cơ sở lí luận về hứng thú và gây hứng thú học tập. – Nghiên cứu các biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn – Điều tra thực trạng hứng thú học tập môn hóa học của HS THPT hiện nay. – Trao đổi, rút kinh nghiệm với các GV về các biện pháp gây hứng thú học tập hóa học. – Thực nghiệm sư phạm + Đánh giá tính khả thi và hiệu quả sử dụng của các biện pháp gây hứng thú học tập hóa học được đề xuất. + Triển khai các biện pháp gây hứng thú cho một số GV phổ thông. 7.3. Các phương pháp toán học Xử lí kết quả thực nghiệm bằng các phương pháp thống kê, từ đó rút ra kết luận của đề tài.
  12. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI -------- 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Hứng thú là đối tượng được nghiên cứu khá sớm và phổ biến trên thế giới, từ các nhà tâm lí học đến các nhà giáo dục học. Mỗi người với mỗi quan niệm về hứng thú, mỗi người với mỗi cách tiếp cận riêng biệt nhưng điểm chung duy nhất nhận thức được tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động của con người. Sau đây là một số tài liệu quý giá nghiên cứu về vấn đề này. 1.1.1. Các sách, bài viết về hứng thú Các sách, bài viết về hứng thú xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 70 của thế kỉ 20, chủ yếu là sách của Liên Xô cũ được biên dịch lại. Sau đây là một số sách nghiên cứu về hứng thú được phát hành rộng rãi tại Việt Nam.  “Từ hứng thú đến tài năng” của tác giả L.X.Xô-Lô-Vây-Trích (biên dịch bởi Lê Khánh Trường, do nhà xuất bản Phụ Nữ Hà Nội phát hành năm 1975) [31]. Tuy sách không trình bày cơ sở lý luận của hứng thú nhưng lại là cuốn sách hay về hứng thú và tài năng. Mối liên hệ giữa hứng thú và tài năng được làm sáng tỏ thông qua những câu chuyện có thật trong cuộc sống. Nội dung sách đơn giản, dễ hiểu và cách dẫn chuyện sinh động và có thể vận dụng giúp HS tìm thấy hứng thú và phát huy tài năng.  Năm 1976, N. G. Marôzôva đã nghiên cứu vấn đề: “Tác dụng của việc giảng dạy nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của HS” [18]. Trong tài liệu này, ngoài việc đưa ra cấu trúc tâm lý của hứng thú, tác giả còn phân tích những điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong quá trình học tập và lao động của HS cũng như tác dụng của việc giảng dạy nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của HS. Đây là tài liệu tham khảo hay và quý giá về hứng thú. 1.1.2. Các luận văn nghiên cứu về hứng thú trong dạy học hóa học Trong những năm gần đây, gây hứng thú học tập hóa học nhận được quan tâm của nhiều GV, trở thành đề tài nghiên cứu thạc sĩ. Trong đề tài này, chúng tôi xin
  13. giới thiệu một số luận văn giá trị về lí luận cũng như những biện pháp thực tiễn về hứng thú học tập hóa học.  Luận văn thạc sĩ “Sử dụng thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học nhằm: Nâng cao hứng thú học tập hóa học cho HS phổ thông” của học viên Hoàng Thị Minh Anh, Đại học Sư phạm Hà Nội (1995) [2]. Điểm nổi bật của luận văn: Tác giả đã sưu tầm và xây dựng được 117 thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học. Với việc mô tả mô tả chi tiết cách tiến hành, hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng ở mỗi thí nghiệm và ảo thuật đã giúp luận văn trở thành tài liệu tham khảo tốt cho GV và sinh viên sư phạm ngành hóa học, có thể kết hợp sử dụng các thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học này trong các giờ lên lớp, các buổi ngoại khóa hoặc một vài thí nghiệm có thể cho HS tự làm.  Luận văn thạc sĩ “Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông” của học viên Phạm Ngọc Thủy, Đại học Sư phạm TP HCM (2008) [28]. Điểm nổi bật của đề tài: Tác giả tập trung nghiên cứu 3 biện pháp gây hứng thú cho HS: – Gây hứng thú bằng thí nghiệm hóa học kích thích tư duy: Thiết kế minh họa về thí nghiệm kích thích tư duy gồm 5 thí nghiệm GV biểu diễn và 4 thí nghiệm do HS thực hiện cùng gợi ý cách sử dụng trong giảng dạy. – Gây hứng thú bằng thơ về hóa học: thiết kế 9 sáng tác, giới thiệu 16 bài thơ gồm 7 bài thơ vui và 9 bài thơ đố. – Gây hứng thú những thông tin mới lạ của hóa học: giới thiệu 27 thông tin mới lạ của hóa học gồm 5 thông tin mới lạ của Việt Nam và 22 thông tin mới lạ trên thế giới, phù hợp với nội dung các bài học ở PTTH.  Luận văn thạc sĩ “Một số biện pháp tạo hứng thú cho HS đối với môn hóa học lớp 8- Trung học cơ sở” của học viên Nguyễn Vinh Quang, Đại học sư phạm TP HCM (2012) [24]. Điểm mới và nổi bật của đề tài: – Đối tượng nghiên cứu là HS lớp 8 mới làm quen với môn Hóa học.
  14. – Tác giả tập trung nghiên cứu 3 nhóm biện pháp giúp GV tạo hứng thú học tập: + Nhóm biện pháp khai thác nội dung kiến thức hóa học gồm 5 biện pháp. + Nhóm biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực của HS khi tham gia các hoạt động học tập gồm 3 biện pháp. + Nhóm biện pháp tác động tâm lí của HS gồm 3 biện pháp. – Đồng thời, tác giả minh họa bằng việc thiết kế một số giáo án cụ thể kết hợp sử dụng các nhóm biện pháp trên. Đây là tài liệu khá đầy đủ về cơ sở lý luận của hứng thú cũng như phong phú về các biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học. 1.1.3. Các khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về hứng thú trong dạy học hóa học Nhận thấy tầm quan trọng của hứng thú học tập hóa học trong việc giảng dạy nên có khá nhiều đề tài tốt nghiệp của sinh viên khoa Hóa nghiên cứu đến vấn đề này. Sau đây là một số khóa luận tiêu biểu:  Khóa luận tốt nghiệp “Tạo hứng thú học tập môn hóa học cho HS ở trường THPT” của sinh viên Phan Thị Ngọc Bích, Khoa Hóa – Đại học Sư phạm TP HCM (2003) [4]. Điểm nổi bật của khóa luận: Tác đã đi sâu nghiên cứu tầm quan trọng cũng như các biện pháp gây hứng thú học tập cho HS. Thông qua “giáo dục mối quan hệ giữa hóa học và sự ô nhiễm môi trường để tạo hứng thú học tập”, tác giả tác động vào tình cảm và ý thức công dân để gây hứng thú trong học tập hóa học cho HS, đó là cách tiếp cận sáng tạo và trở thành điểm mới của đề tài.  Khóa luận tốt nghiệp “Gây hứng thú học tập môn hóa học cho HS phổ thông bằng các thí nghiệm vui, tranh ảnh, hình vẽ và chuyện vui hóa học” của sinh viên Phạm Thùy Linh, Khoa Hóa – Đại học Sư phạm TP HCM (2005). [16] Điểm nổi bật của khóa luận: Tác giả đã tổng hợp nhiều nhiều tư liệu về thí nghiệm vui, tranh ảnh, hình vẽ và chuyện vui về hóa học trong đĩa CD, cùng với 17
  15. thí nghiệm mới, 8 thí nghiệm mô phỏng và bảng hệ thống tuần hoàn bằng Microsoft Office Powerpoint; sưu tầm được nhiều tư liệu giúp GV hứng thú trong quá trình dạy học giúp khóa luận trở thành nguồn tư liệu phong phú và hữu ích cho GV.  Khóa luận tốt nghiệp “Thiết kế một số hoạt động dạy học gây hứng thú nhận thức trong môn hóa học lớp 10” của sinh viên Tô Quốc Anh, Khoa Hóa – Đại học Sư phạm TP HCM (2007) [3]. Điểm nổi bật của đề tài: – Nghiên cứu khá đầy đủ về hứng thú nhận thức. – Thiết kế những hoạt động dạy học gây hứng thú nhận thức mới lạ, hấp dẫn với 11 trò chơi dạy học hóa học lớp 10, 4 dạng dụng cụ dạy học hóa học là lá bài hóa học, súc sắc hóa học, bảng phụ, bảng đáp án thí nghiệm và thiết kế 4 giáo án dạy học hóa học lớp 10.  Khóa luận tốt nghiệp “Một số biện pháp gây hứng thú học tập cho HS trong giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông” của sinh viên Lê Thị Thanh Trâm, Khoa Hóa – Đại học Sư phạm TP HCM (2009) [27]. Điểm nổi bật của đề tài: – Tác giả đề cập đến các biện pháp gây hứng thú: kể chuyện vui hóa học (gồm 7 câu chuyện), hình vẽ tranh ảnh (2 tranh và hình vẽ), thí nghiệm (gồm 6 thí nghiệm vui), liên hệ thực tiễn cuộc sống (36 ứng dụng hóa học trong thực tiễn). – Tác giả thiết kế 5 giáo án hóa học 12 nâng cao có áp dụng các biện pháp tác giả trình bày trong khóa luận. – Đề tài tập trung nghiên cứu tạo hứng thú học tập ở chương trình cải cách 12 còn khá mới mẻ và chưa được nghiên cứu nhiều.  Khóa luận tốt nghiệp “Một số biện pháp gây hứng thú học tập hóa học cho HS lớp 10 trung học phổ thông” của sinh viên Trần Nữ Anh Đào, Khoa Hóa – Đại học Sư phạm TP HCM (2010) [14]. Điểm nổi bật của đề tài: – Tác giả nghiên cứu 3 biện pháp gây hứng thú là: + Sử dụng thí nghiệm vui hóa học (gồm 10 thí nghiệm vui).
  16. + Khai thác các kiến thức thực tế hóa học (12 kiến thức thực tế). + Lịch sử hóa học giới thiệu về 28 sự kiện về lịch sử các học thuyết về cấu tạo chất, giới thiệu 4 nhà khoa học đã lập nên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, 4 sự kiện lịch sử hình thành và phát triển khái niệm hóa trị và liên kết hóa học, lịch sử tìm ra các nguyên tố nhóm VIA, VIIA, nguồn gốc tên gọi các nguyên tố nhóm VIA, VIIA. – Tác giả cũng thiết kế 3 giáo án có áp dụng các biện pháp gây hứng thú nêu trong khóa luận.  Khóa luận tốt nghiệp “Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm hóa học gây hứng thú cho HS trung học phổ thông” của sinh viên Trần Thị Quỳnh Mai, Khoa Hóa – Đại học Sư phạm TP HCM (2010) [19]. Điểm nổi bật của đề tài: Tác giả thiết kế được 6 thí nghiệm trong giảng dạy bài mới, 4 thí nghiệm trong bài ôn tập, củng cố, 4 thí nghiệm trong sinh hoạt ngoại khóa kết hợp với lời dẫn dí dỏm, phù hợp với lứa tuổi HS. Đây là tài liệu đầy đủ về gây hứng thú học tập bằng thí nghiệm hóa học. 1.2. Quá trình dạy học 1.2.1. Khái niệm Trong "Lý luận dạy học" [1], tác giả Nguyễn An có nêu: “Quá trình dạy và học là sự tác động qua lại có chủ đích được thay đổi một cách có trình tự giữa GV và HS nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục cộng sản chủ nghĩa và phát triển nhân cách cho HS”. Quá trình dạy và học là một quá trình toàn vẹn bao gồm 3 thành phần không thể thiếu và có quan hệ mật thiết với nhau đó là: môn học, việc dạy và việc học. Ngoài ra, còn có thể định nghĩa theo tác giả Phan Trọng Ngọ: “Quá trình dạy học là chuỗi liên tiếp các hành động dạy và hành động của người dạy và người học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực các hiện nhiệm vụ dạy học”.
  17. 1.2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học Quá trình dạy học không phải là phép cộng máy móc hai quá trình giảng dạy và học tập [1, tr.13]. Tính toàn vẹn của quá trình ấy nằm ở mục đích chung của dạy và học ở khả năng không thể tồn tại nếu chỉ có dạy mà không có học [1, tr.14]. Dạy + Học = 1 Dạy học là sự điều khiển tối ưu quá trình HS chiếm lĩnh khái niệm, kiến thức khoa học từ đó hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Dạy và học là loại hình hoạt động hai chiều, nó đòi hỏi nhất thiết phải có tác động qua lại giữa GV và HS. Tác động ấy diễn ra trong những điều kiện nhất định (điều kiện vật chất - học tập, điều kiện vệ sinh, điều kiện tâm lý, đạo đức, thẩm mỹ...). Dạy và học không thể thiếu tác động qua lại biện chứng giữa GV và HS. Nếu sự tích cực truyền đạt của GV mà không có sự tích cực hoạt động để tiếp thu kiến thức của HS thì quá trình dạy và học thực tế không diễn ra. Do đó, bất kì GV nào, dạy bộ môn gì đều phải nhận thức được bản chất của việc học tích cực và xác định đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học. Mối quan hệ đó được khẳng định như sau: – Cách dạy quyết định cách học do đó người GV có vai trò quyết định. – Mọi hoạt động dạy của GV (soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá...) phải nhằm phục vụ cho việc học của từng HS trong lớp. – Các nhà tâm lý học dạy học, qua các công trình nghiên cứu của mình đã khẳng định rằng sự hình thành và phát triển năng lực của HS, diễn ra trong quá trình dạy học ở nhà trường, chịu sự quy định của năng lực người thầy. Thầy giỏi trò sẽ giỏi, đó là một quy luật. Do đó, những năng lực cần thiết ở người GV: – Trình độ hiểu biết sâu sắc những tri thức bộ môn mình dạy và những hiểu biết cần thiết những bộ môn liên quan, cũng như những hiểu biết nhất định (càng sâu càng tốt) thực tiễn cuộc sống liên quan đến bộ môn. Năng lực này của GV quy định trực tiếp đến độ sâu, độ rộng (khối lượng) và tính thực tiễn của những khái niệm và tri thức khoa học được hình thành ở HS. Người GV phải không ngừng nâng cao trong học hỏi lý thuyết, tiếp cận với những tri thức khoa học hiện đại, nghiên
  18. cứu khoa học và tìm hiểu thực tiễn, không bao giờ bằng lòng với vốn tri thức, hiểu biết của mình. – Trình độ về phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp giảng dạy của thầy quy định phương pháp học tập của trò, quy định cách nhìn và suy nghĩ của trò. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có nhiều trường hợp GV nắm vững tri thức bộ môn nhưng do phương pháp giảng dạy không thích hợp, năng lực truyền tải nguyên xi những tri thức trong tài liệu giáo khoa, buộc HS phải tiếp thu một cách thụ động, không cần phải phân tích thắc mắc, động não mà chủ yếu ra sức ghi nhớ, học thuộc lòng rồi sau đó lập lại máy móc những gì đã nhớ. Học trong điều kiện giảng dạy như vậy chỉ hình thành ở HS năng lực nhận thức máy móc, nông cạn, không thể hình thành năng lực tư duy độc lập sáng tạo, tự mình xây dựng tri thức cho mình. Tóm lại, trình độ hiểu biết, đặc biệt là hiểu biết tri thức bộ môn và trình độ phương pháp dạy học bộ môn của GV quy định trình độ hiểu biết và năng lực của HS. 1.2.3. Vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học [26] Trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, với việc ứng dụng hệ thống các phương pháp dạy học tích cực, nhà trường đang có những biến đổi về chất trong cách dạy và cách học. HS đến trường không phải chỉ để nghe những điều thầy dạy vì "nghe rồi quên, nhìn thì sẽ nhớ, nhưng làm thì mới hiểu" (tục ngữ cổ phương Đông). Chỉ có bắt tay vào làm mới có thể hiểu sâu sắc. Đúng như Brune đã nhận xét: "Kiến thức thu nhận bằng con đường tự khám phá là kiến thức vững chắc nhất, đáng tin cậy nhất". Để có thể "làm", HS không chỉ làm theo những mẫu có sẵn mà làm theo cái cần thiết, mục đích và yêu cầu đã định. HS cần được bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Chính trong quá trình bồi dưỡng năng lực đó, vai trò của người GV lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Trong quá trình đó, thầy là người thiết kế, điều khiển để cho HS học tập tự giác và tích cực. Thầy kích động và khơi dậy hứng thú học tập của trò, tổ chức và điều khiển để trò chủ động, tích
  19. cực học tập. Trò được học với tư cách đích thị là mình, được nghĩ bằng cái đầu của mình, được nói bằng lời của mình, được viết theo ý mình, không bị gò ép, áp đặt. Với phương pháp dạy học tích cực, vai trò của GV như một chất xúc tác cho sự phát triển năng lực tư duy sáng tạo của HS. Theo các nhà tâm lý học hiện nay, có thể nói đến 4 vai trò chính của GV: – Vai trò thứ nhất: “Người cổ vũ” GV cần đánh giá cao óc sáng tạo và cần giúp cho HS cũng có thái độ này. Nếu chỉ đánh giá cao hành vi phục tùng thầy giáo thì HS sẽ cảm thấy sự cố gắng tìm tòi cái mới của mình là vô ích. Các em sẽ làm “điều mà thầy muốn” rập khuôn theo cách nghĩ, cách giải của thầy. Trái lại, một thái độ cởi mở trân trọng của thầy đối với những tìm tòi, mới mẻ của HS, sự nhanh chóng nhận biết và chấp nhận những giải pháp hay của HS sẽ có tác động khuyến khích các em rất lớn. Bằng ánh mắt trìu mến, nụ cười khích lệ, GV chuẩn bị cho HS bắt tay vào một công việc khó khăn mà các em không cảm thấy lo sợ, lúng túng. Thầy cho phép các em được theo đuổi những con đường riêng để đi đến lời giải và chỉ can thiệp khi thật cần thiết. Chính thái độ ấy của thầy đã thúc đẩy sự phát triển tư duy sáng tạo của HS. – Vai trò thứ hai: “Người tổ chức” Thầy là người tổ chức cho HS làm việc, hoạt động tìm tòi phát hiện chân lý khoa học. Thầy giáo không “rót kiến thức vào bình chứa - HS” mà “thắp sáng lên từng ngọn nến - HS”. Lớp học phải trở thành một “cộng đồng xã hội” trong đó có sự hợp tác học tập giữa tất cả các thành viên, sao cho mỗi HS được phát huy hết năng lực và sự sáng tạo của mình, kết hợp hài hòa học bạn với học thầy. Dùng phương pháp đàm thoại gợi mở, GV tổ chức cho HS tranh luận, tìm tòi khám phá, phát hiện “cái nút” của bài toán. HS chỉ thực sự hứng thú, hiểu kỹ nhớ lâu khi chính các em là người tìm ra “chìa khóa” giải bài toán. Thực tế cho thấy, nhiều HS đã đưa ra được những ý kiến mới mẻ, tìm thấy được những lời giải độc đáo trong một khung cảnh học tập cởi mở và tự do. Ở đó, mọi người đều có cơ hội bộc lộ tối đa năng lực tư duy sáng tạo của mình. Trong khung cảnh ấy GV phải phát động được trí tuệ của HS bằng cách kích thích sự suy
  20. nghĩ tiếp nối nhằm làm cho các em tích cực đào sâu hơn nữa suy nghĩ trong một không khí đầy hưng phấn nhiệt tình. Thầy giáo có thể tổ chức cho HS làm việc trong các nhóm nhỏ để các em có thể trình bày rõ những ý nghĩ, những quan niệm của mình, đồng thời trao đổi thẳng thắn những điều còn nghi vấn. – Vai trò thứ ba: “Người thiết kế” GV là người thiết kế, xây dựng nội dung giảng dạy, tạo ra các tình huống để HS tự giác đảm nhận nhiệm vụ học tập. Trong việc soạn giảng, GV cần đặc biệt quan tâm đến sự phù hợp giữa các mục tiêu trong nhà trường, mục đích yêu cầu của từng tiết học và các quá trình phát triển tâm lý lứa tuổi. Nếu GV cổ vũ các em học tập một cách thông minh, tin tưởng vào khả năng trí tuệ của chúng thì như vậy GV đã coi trọng sức mạnh trí tuệ của HS. Do đó, bằng mọi cách để kích thích tư duy độc lập và sáng tạo của HS. Nếu GV thiết kế được một bài lên lớp, soạn được một nội dung giảng dạy, trong đó sử dụng khéo léo các câu hỏi và bài tập; đáp ứng được nhu cầu phát triển trí tưởng tượng, óc tò mò, sự say mê tìm tòi cái mới… của các em thì giờ học đó có nhiều khả năng thành công. – Vai trò thứ tư: “Người đánh giá” GV đánh giá tầm quan trọng, xác nhận kiến thức HS thu nhận được và sắp xếp kiến thức đó vào hệ thống tri thức sẵn có của HS. GV phải có đủ năng lực đủ trình độ để nhận ra cái độc đáo, đánh giá đúng đắn giá trị thật sự các sản phẩm sáng tạo của HS. Trẻ em có thể mất lòng tin, thậm chí có thái độ chống đối không thân thiện nếu các sản phẩm sáng tạo của các em bị đánh giá không đúng. Những HS có tư duy sáng tạo phát triển, khi giải toán thường muốn tìm được nhiều cách giải, nhất là những cách giải đẹp, độc đáo. Ý muốn ấy của các em phải được khuyến khích và kết quả phải được phân tích, đánh giá đúng đắn. Trong trường hợp HS có những ý kiến táo bạo, có những cách giải lạ, khác với suy nghĩ và kinh nghiệm thường gặp, GV phải bình tĩnh nghiên cứu, trân trọng trao đổi thẳng thắn vấn đề, cuối cùng rút ra kết luận chính xác. Sự đánh giá của GV phải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2