intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Sử dụng moodle thiết kế website hỗ trợ việc tự học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa hidrocacbon - Lớp 11

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

121
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Sử dụng moodle thiết kế website hỗ trợ việc tự học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa hidrocacbon - Lớp 11 cơ bản tập trung tìm hiểu về chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – Lớp 11 cơ bản; nguyên tắc thiết kế website hỗ trợ hoạt động dạy – học của giáo viên và học sinh; quy trình thiết kế website và một số nội dung khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Sử dụng moodle thiết kế website hỗ trợ việc tự học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa hidrocacbon - Lớp 11

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA HIDROCACBON - LỚP 11 CƠ BẢN GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy Sinh viên thực hiện: Trần Thị Kim Liên Lớp: Sư phạm Hóa học K35A Niên khóa 2009- 2013
  2. 1 Lời cảm ơn Để thực hiện được khóa luận này, em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô. Những ý kiến đóng góp đó đã giúp em có những định hướng chính xác và đúng đắn hơn trong quá trình thực hiện khóa luận này. Chính thầy cô là người đã dành biết bao tâm huyết và công sức giúp chúng em có thể nắm được tri thức, hình thành những kĩ năng cần thiết để có thể trở thành những người giáo viên tốt trong tương lai. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phan Đồng Châu Thủy – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô và các em học sinh lớp 11D3 trường Trung học phổ thông Marie Curie đã tạo điều kiện cho em hoàn thành quá trình thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, những bạn bè thân thiết đã động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng với thời gian và năng lực có hạn nên khóa luận còn nhiều khuyết điểm và sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa , em xin gửi lời tri ân đến thầy cô và mọi người. Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 5/2013
  3. 2 MỤC LỤC Lời cảm ơn.........................................................................................................1 Danh mục các bảng ..........................................................................................6 Danh mục các hình ...........................................................................................7 MỞ ĐẦU............................................................................................................9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................14 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...........................................................14 1.2 Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học ...................................16 1.2.1 Những yêu cầu chung đối với phương pháp dạy học hóa học ......16 1.2.2 Những yêu cầu cụ thể đối với phương pháp dạy học hóa học ......16 1.3 Đổi mới phương pháp dạy học ..........................................................17 1.3.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ..................................17 1.3.2 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học .....................................18 1.3.3 Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin ............19 1.3.4 Vai trò của công nghệ thông tin đối với dạy học ..........................20 1.4 Tự học ................................................................................................21 1.4.1 Tự học là gì? .................................................................................21 1.4.2 Các kỹ năng tự học........................................................................22 1.4.3 Các hình thức tự học .....................................................................24 1.4.4 Chu trình dạy – tự học...................................................................25 1.4.5 Vai trò của tự học .........................................................................26 1.4.6 Tự học qua mạng và lợi ích của nó ..............................................28 1.5 Tổng quan về hệ thống quản lý học tập ...........................................30
  4. 3 1.5.1 Khái niệm về hệ thống quản lý học tập.........................................30 1.5.2 Tính năng của hệ thống quản lý học tập .......................................30 1.6 Hệ thống quản lý học tập Moodle ....................................................35 1.6.1 Moodle là gì? ...............................................................................36 1.6.2 Các đặc điểm chính của Moodle ...................................................36 1.6.3 Hướng dẫn cài đặt Moodle cục bộ trên Windows ........................37 1.6.4 Khái quát một khóa học ................................................................46 1.6.5 Những định dạng khóa học ...........................................................46 1.6.6 Chỉnh sửa nội dung khóa học........................................................47 Kết luận chương 1 ..........................................................................................49 Chương 2 ỨNG DỤNG MOODLE HỖ TRỢ VIỆC GIẢNG DẠY VÀ TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON LỚP 11 CƠ BẢN ..............50 2.1 Tìm hiểu về chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – Lớp 11 cơ bản ........................................50 2.1.1 Cấu trúc chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – Lớp 11 cơ bản ....................................50 2.1.2 Chuẩn kiến thức – kỹ năng của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon......................51 2.1.3 Các nguyên tắc sư phạm và phương pháp dạy học được sử dụng trong giảng dạy chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon ............................................................................53 2.2 Nguyên tắc thiết kế website hỗ trợ hoạt động dạy – học của giáo viên và học sinh ...........................................................................................................57 2.2.1 Về nội dung ...................................................................................58 2.2.2 Về hình thức ..................................................................................58
  5. 4 2.2.3 Về tính năng ..................................................................................59 2.3 Quy trình thiết kế website .................................................................60 2.3.1 Định hướng việc thiết kế website .................................................60 2.3.2 Thiết kế nội dung website .............................................................60 2.3.3 Hoàn thiện và giới thiệu địa chỉ trang web ...................................61 2.4 Giới thiệu tổng quan về website ........................................................61 2.5 Nội dung website ...............................................................................65 2.5.1 Bài 35: Benzen và đồng đẳng .......................................................65 2.5.2 Bài 37: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên .......................................74 2.5.1 Bài 38: Hệ thống hóa hidrocacbon................................................77 2.6 Ứng dụng website Hello Hóa học để hỗ trợ quá trình dạy – học chương Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon thiên nhiên – Hệ thống hóa hidrocacbon của giáo viên và học sinh lớp 11 cơ bản ..........................................82 2.6.1 Giáo án bài “Benzen và đồng đẳng – Một số hidrocacbon thơm khác” .......................................................................................................83 2.6.2 Giáo án bài “Hệ thống hóa hidrocacbon” ....................................93 Kết luận chương 2 ..........................................................................................99 Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................100 3.1 Mục đích thực nghiệm .....................................................................100 3.2 Đối tượng thực nghiệm....................................................................100 3.3 Tiến hành thực nghiệm ....................................................................101 3.3.1 Chuẩn bị thực nghiệm .................................................................101 3.3.2 Quy trình thực nghiệm ................................................................101 3.4 Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm ..................................103 3.5 Kết quả thực nghiệm .......................................................................104
  6. 5 3.5.1 Kết quả thực nghiệm định lượng ................................................104 3.5.2 Kết quả thực nghiệm định tính....................................................107 3.6 Nhận xét chung sau quá trình thực nghiệm sư phạm ......................113 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................115 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................119 PHỤ LỤC ......................................................................................................122
  7. 6 Danh mục các bảng Bảng 1.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.....................................................................................................................19 Bảng 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học............................................................19 Bảng 1.3. So sánh tính năng của Moodle với Blackboard. .......................................35 Bảng 1.3. Hình ảnh và ý nghĩa của các biểu tượng trong chế độ chỉnh sửa. ............48 Bảng 2.1. Chuẩn kiến thức – kỹ năng của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon. ........................................51 Bảng 3.1 . Danh sách nhóm thực nghiệm và đối chứng. ........................................100 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần số lũy tích. .................................105 Bảng 3.4. Bảng phân loại kết quả kiểm tra. ............................................................106 Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng về kết quả kiểm tra của 2 nhóm. 107 Bảng 3.6. Kết quả điều tra câu 1. ............................................................................108 Bảng 3.7. Kết quả điều tra câu 2. ............................................................................108 Bảng 3.8. Kết quả điều tra câu 4. ............................................................................109 Bảng 3.9. Kết quả điều tra câu 5. ............................................................................109 Bảng 3.10. Kết quả điều tra câu 6. ..........................................................................111
  8. 7 Danh mục các hình Hình 1.1. Chu trình học 3 giai đoạn ..........................................................................25 Hình 1.2. Bảng điều khiển XAMPP ..........................................................................38 Hình 1.3. Truy cập máy chủ giả lập tại địa chỉ http://localhost ................................39 Hình 1.4. Tạo cơ sở dữ liệu ‘moodle’ .......................................................................39 Hình 1.5. Lựa chọn ngôn ngữ cài đặt Moodle ..........................................................41 Hình 1.6. Cấu hình địa chỉ Moodle_Apache .............................................................41 Hình 1.7. Lựa chọn dạng cơ sở dữ liệu .....................................................................42 Hình 1.8. Cấu hình cơ sở dữ liệu ..............................................................................42 Hình 1.9. Yêu cầu xác nhận bản quyền .....................................................................43 Hình 1.10. Kiểm tra thông số máy chủ .....................................................................43 Hình 1.11. Quá trình cài đặt Moodle ........................................................................44 Hình 1.12. Thiết lập tài khoản quản trị viên .............................................................45 Hình 1.13. Thiết lập trang chủ ..................................................................................45 Hình 1.14. Giao diện mặc định của website. ............................................................46 Hình 1.15. Giao diện chế độ chỉnh sửa khóa học......................................................47 Hình 2.1. Cấu trúc chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon. ..................................................................................50 Hình 2.2. Giao diện của website Hello Hóa học khi chưa đăng nhập. .....................63 Hình 2.3. Giao diện website khi đăng nhập với vai trò học sinh. .............................64 Hình 2.4. Danh sách khóa học của website...............................................................65 Hình 2.5. Giao diện Bài “Benzen và đồng đẳng – Một số hidrocacbon thơm khác”. ...................................................................................................................................65
  9. 8 Hình 2.6. Cấu trúc bài học “Benzen và đồng đẳng” và “Một số hidrocacbon thơm khác” trên website. ....................................................................................................66 Hình 2.7. Nội dung bài tập “Benzen cháy trong không khí” ....................................67 Hình 2.8. Nội dung bài tập “Hai chất lỏng bí ẩn”. ....................................................68 Hình 2.9. Giao diện diễn đàn “Thử tài của bạn”. ......................................................69 Hình 2.11. Nội dung diễn đàn con “Benzen có lợi hay có hại?” ..............................70 Hình 2.12. Nội dung bài tập “Giải trí chút nào!” ......................................................71 Hình 2.13. Nội dung bài tập “Giải mã những kí hiệu trên đồ nhựa”. .......................72 Hình 2.14. Nội dung bài tập “Băng phiến đã biến đi đâu?”......................................73 Hình 2.15. Giao diện bài “Nguồn hidrocacbon thiên nhiên”. ...................................74 Hình 2.16. Cấu trúc bài “Nguồn hidrocacbon thiên nhiên”. .....................................74 Hình 2.17. Nội dung bài tập “Dầu mỏ được hình thành như thế nào?” ....................75 Hình 2.18. Nội dung bài tập “Giàn khoan dầu khí ngoài khơi hoạt động ra sao?”...76 Hình 2.19. Nội dung bài tập “Quy trình chế hóa dầu mỏ”........................................77 Hình 2.20. Giao diện bài “Hệ thống hóa hidrocacbon”. ...........................................77 Hình 2.21. Nội dung bài tập “Cùng chơi trốn tìm với hợp chất hữu cơ nào!”..........78 Hình 2.22. Nội dung bài tập “Vừa học vừa chơi – Vừa chơi vừa học”. ...................79 Hình 2.23. Nội dung đoạn phim bài tập “Vừa học vừa chơi – Vừa chơi vừa học”. .80 Hình 2.24. Nội dung bài tập “PVC được điều chế từ đâu?” .....................................81 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích ..............................................................................106 Hình 3.2 Biểu đồ phân loại kết quả học tập. ...........................................................106
  10. 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại hiện nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển vượt bậc, nền kinh tế ngày càng có tính chất cạnh tranh cao, tri thức và kỹ năng của con người được xem là yếu tố quyết định của sự phát triển xã hội. Con người được giáo dục đào tạo phải có tri thức, phẩm chất trí tuệ cao và những kĩ năng nghề nghiệp phù hợp. Để có thể đào tạo con người đáp ứng được nhu cầu của xã hội, hòa nhập với nền giáo dục trên thế giới, Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi mới và tổ chức thực nghiệm nghiêm chỉnh chế độ thi cử”. Do đó, trong “Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 – 2020”, một trong những giải pháp được đưa ra, chính là “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng, và đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Biên soạn và sử dụng giáo trình, sách giáo khoa điện tử”. Đổi mới phương pháp dạy học trong cấp Trung học phổ thông theo tinh thần dạy học tích cực, chủ yếu là dạy học sinh cách tự học, tự đánh giá, đồng thời, hướng dẫn các em cách suy nghĩ độc lập. sáng tạo, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế… Câu hỏi đặt ra, chính là “Làm thế nào để giúp học sinh có cách tự học hiệu quả tốt nhất, đồng thời có thể phát triển tư duy sáng tạo cho các em?”. Đây là một câu hỏi khá hóc búa vì thực tế hiện nay, để tổ chức một giờ học trên lớp theo định hướng mới mà trong đó học sinh chủ động tiếp nhận tri thức, thật sự không dễ dàng. Chỉ xét với bộ môn hóa học, thời lượng mỗi tiết học chỉ có bốn mươi lăm phút (kể cả thời gian ổn định lớp, kiểm tra đầu giờ và củng cố kiến thức cuối buổi học), trong khi, lượng kiến thức trong mỗi bài lại khá nhiều, đã gây ra khá nhiều
  11. 10 điều bất cập, khiến giáo viên khó có thể áp dụng các phương pháp dạy học mới, cũng như mở rộng những kiến thức thực tế cho học sinh. Bên cạnh đó, sĩ số mỗi lớp học hiện tại lại quá đông, vì vậy, việc giáo viên dành thời gian quan tâm đến khả năng tiếp thu kiến thức của từng học sinh vẫn còn rất hạn chế. Do đó, những thắc mắc trong quá trình học tập của học sinh sẽ không được giải đáp kịp thời, điều này dễ làm cho các em cảm thấy chán nản, mất hứng thú với môn học. Đây sẽ trở thành những rào cản khiến các em gặp khó khăn trong việc tiếp thu thêm những kiến thức hóa học nói riêng và các thông tin khoa học hiện đại nói chung. Ngoài những nguyên nhân khách quan đã nêu, một trong những nguyên nhân chủ quan chính dẫn đến các khó khăn này là việc tự học của học sinh hiện nay vẫn chưa tốt, ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình học tập. Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh thường mang tính chất đối phó tạm thời. Thông thường các em không xem bài trước, hoặc nếu có cũng chỉ dừng lại ở mức độ trả lời các câu hỏi do giáo viên yêu cầu một cách máy móc, ngoài ra không có sự đầu tư suy nghĩ thêm các vấn đề có liên quan. Sự chuẩn bị bài mới thiếu chu đáo cũng khiến cho việc học tập trên lớp của học sinh gặp nhiều hạn chế. Khi được yêu cầu tự đưa ra nhận xét hay trình bày ý kiến về những nội dung đã tìm hiểu, học sinh thường tỏ ra khá lúng túng và phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa. Để giúp học sinh có thể thực sự làm chủ quá trình nhận thức, phát huy được khả năng của bản thân, cần phải có thêm thời gian, cũng như sự định hướng từ phía giáo viên. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các phương tiện hỗ trợ cho giáo dục, quá trình dạy học có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi (có thể kết nối Internet), không còn bị gò bó về thời gian và không gian. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh học tập và tự học một cách chủ động và hứng thu. Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài “ỨNG DỤNG MOODLE HỖ TRỢ VIỆC GIẢNG DẠY VÀ TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA HIDROCACBON – LỚP 11 CƠ BẢN” nhằm nâng cao chất lương dạy và học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về
  12. 11 hidrocacbon – lớp 11 cơ bản, đồng thời hình thành và rèn luyện cho các em học sinh kĩ năng tự học - một kĩ năng không thể thiếu cho dù con người đang sống trong bất kì xã hội và thời đại nào. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, ứng dụng Moodle để hỗ trợ việc giảng dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – lớp 11 cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời hình thành và rèn luyện cho các em học sinh kĩ năng tự học. 3. Nhiệm vụ đề tài ● Tổng quan cơ sở lý luận về tự học và sử dụng hệ thống Moodle hỗ trợ việc giảng dạy và học tập. ● Nghiên cứu nội dung và yêu cầu của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – Lớp 11 cơ bản. ● Sử dụng hệ thống Moodle để xây dựng các chủ đề liên quan đến bài học hỗ trợ quá trình giảng dạy trên lớp của giáo viên và hình thành cho học sinh thói quen tự học, tự nghiên cứu. ● Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả và khả thi của đề tài. 4. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học bộ môn hóa học ở cấp Trung học phổ thông. 5. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống Moodle và cách thức sử dụng hệ thống này nhằm hỗ trợ việc giảng dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – lớp 11 cơ bản. 6. Phạm vi nghiên cứu Phần nghiên cứu và sử dụng hệ thống Moodle được giới hạn trong phần nội dung chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – lớp 11 cơ bản.
  13. 12 Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 11D3 của trường Trung học phổ thông Marie Curie – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh. 7. Giả thuyết khoa học Nếu ứng dụng hệ thống Moodle để thiết kế các chủ đề liên quan đến từng bài học trong chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – lớp 11 cơ bản một cách khoa học, hợp lý, lôi cuốn, có tổ chức thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon và hình thành, rèn luyện cho học kĩ năng tự học, tự nghiên cứu. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận ● Thu thập, đọc và phân tích các tài liệu về vấn đề tự học; sử dụng hệ thống Moodle trong dạy học. ● Phân tích nội dung chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – lớp 11 cơ bản. 8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ● Điều tra khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet của học sinh lớp 11 tại trường Trung học phổ thông tiến hành thực nghiệm sư phạm. ● Thăm dò ý kiến của học sinh về sự khoa học, hợp lí, sức thu hút của các chủ đề liên quan đến bài học đã xây dựng trên Moodle. ● Đánh giá khả năng tự học của học sinh thông qua mức độ truy cập vào tài khoản của các em trên Moodle. ● Thực nghiệm sư phạm và đánh giá chất lượng học tập của các em sau khi kết hợp Moodle với bài giảng trên lớp của giáo viên. 8.3. Phương pháp xử lý số liệu ● Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để xử lý định lượng các số liệu, kết quả của việc điều tra và quá trình thực nghiệm sư phạm để làm cơ sở cho những nhận xét, đánh giá và tính hiệu quả của đề tài.
  14. 13 9. Đóng góp đề tài 9.1. Về lý luận ● Tổng quan cơ sở lí luận về tự học ● Nghiên cứu cách thức sử dụng Moodle để hỗ trợ việc giảng dạy và tự học có sự quản lí của giáo viên. 9.2. Về thực tiễn ● Ứng dụng hệ thống Moodle hỗ trợ việc giảng dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – lớp 11 cơ bản dưới sự quản lí của giáo viên.
  15. 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa và cần phải được thực hiện nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay. Trong tình hình đó, một số đề tài khóa luận tốt nghiệp và luận văn Thạc sĩ đã hướng đến việc nghiên cứu nội dụng thiết kế website hỗ trợ tự học môn hóa học dành cho học sinh ở trường Trung học phổ thông. Sau đây là một số khóa luận tốt nghiệp và luận văn Thạc sĩ chuyên ngành hóa học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh: 1. Hỉ A Mối (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 2. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash FX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn hóa học phần Hidrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh Trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 3. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học hóa học lớp 11 Nâng cao, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 4. Lê Thị Thu Hà (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn hóa ở trường Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM.
  16. 15 5. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 10 Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 6. Phạm Duy Nghĩa (2011), Xây dựng website chương nguyên tử, chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoài lớp 10 cơ bản để nâng cao chất lượng dạy và học, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 7. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2011), Thiết kế website hỗ trợ việc tự học môn hóa học hữu cơ Trung học phổ thông (ban Nâng cao), Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 8. Phan Thị Thúy Hằng (2012), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 9. Nguyễn Thị Minh Lý (2012), Thiết kế website hỗ trợ tự học môn cóa lớp 10 ban nâng cao ở trường Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 10. Phan Đăng Khoa (2012), Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. Các website trên đều có nội dung đa dạng, giao diện trình bày đẹp với nhiều hình ảnh, đoạn phim giúp bài học trở nên sinh động và tổ chức được các trò chơi đố vui tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các website bước đâu đã giúp cho học sinh có một công cụ tự học hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: − Tính năng tương tác giữa người học và giáo viên thông qua website vẫn còn hạn chế (Học sinh nêu ý kiến – đặt câu hỏi và giáo viên hướng dẫn – trả lời). − Website không được thường xuyên cập nhật kiến thức, tin tức mới cho người học. − Chưa tạo được một môi trường giáo lưu, chia sẻ, trao đổi kiến thức Hóa học cho giáo viên và học sinh. − Chủ yếu chỉ mới cung cấp kiến thức giáo khoa cho học sinh mà chưa chú trọng nhiều vào kiến thức thực tế, cũng như rèn luyện một số kĩ năng giải quyết vấn đề…
  17. 16 1.2 Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học [12] 1.2.1 Những yêu cầu chung đối với phương pháp dạy học hóa học Tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả sư phạm của một phương pháp dạy học là đáp ứng được và góp phần thực hiện những mục tiêu của nhà trường, đảm bảo thực hiện tốt những nhiệm vụ của dạy học hóa học. Phương pháp dạy học hóa học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học. Chúng là 2 hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục đích, có sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự thống nhất này, phương pháp dạy giữ vai trò chủ đạo; còn phương pháp học có tính độc lập tương đối, nhưng chịu sự chi phối của phương pháp dạy và có ảnh hưởng ngược đối với phương pháp dạy. Dạy học tối ưu là sự dạy học mà trong đó, về mặt phương pháp, bảo đảm được cùng một lúc ba sự phối hợp sau: − Giữa dạy và học. − Giữa truyền đạt và chỉ đạo trong phương pháp dạy của giáo viên (bằng định hướng, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra – đánh giá sự học tập của học sinh). − Giữa tiếp thu và sự chỉ đạo trong phương pháp học tập. Người giáo viên phải kết hợp thống nhất 2 chức năng – truyền đạt và chỉ đạo – bằng chính logic của bài giảng. Người học sinh phải vừa tiếp thu điều giáo viên giảng, vừa tự điều chỉnh, tự chỉ đạo việc học tập của bản thân. Như vậy phương pháp dạy học có hiệu quả là cách làm việc của giáo viên pháp huy được tính tự giác, tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình học tập. Nó phải có tác dụng dạy học học sinh phương pháp học, phương pháp nhận thức, phương pháp làm việc khoa học sáng tạo, nghĩa là, phương pháp dạy học phải có tác dụng phát triển trí tuệ học sinh. Và do đó chất lượng của phương pháp dạy học thể hiện cụ thể ở chất lượng kiến thức, kĩ năng và trình độ phát triển trí tuệ… của học sinh. 1.2.2 Những yêu cầu cụ thể đối với phương pháp dạy học hóa học Phương pháp dạy học hóa học có chất lượng cao phải đạt được các yêu cầu dưới đây:
  18. 17 − Đảm bảo chất lượng cao về mặt khoa học và giáo dục, nghĩa là bảo đảm truyền thu cho học sinh những kiến thức cơ bản, vững chắc, chính xác, khoa học, hiện đại, gắn chặt với thực tiễn sản xuất, đời sống và có nội dung tư tưởng sâu sắc. − Bảo đảm cung cấp cho học sinh tiềm lực để phát triển toàn diện, phương pháp dạy học phải giúp học sinh biết vận dụng lý thuyết vào thực hành và vào những hoạt động thực tiễn: Trên cơ sở đó giúp học sinh phát triển tư duy logic, trí thông minh, khả năng làm việc tự lực sáng tạo. Muốn thế phương pháp dạy học phải đa dạng, phong phú, linh hoạt, luôn luôn được đổi mới, cải tiến, sáng tạo. − Phải phù hợp và thể hiện được đặc điểm phương pháp nghiên cứu khoa học đặc trưng của khoa học hóa học. Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm nên không thể phát triển được nếu không có thí nghiệm, quan sát cũng như không có quá trinh tiếp thu kiến thức. Vì vậy, trong quá trình dạy học môn hóa học ở nhà trường nhất thiết phải tận dụng quan sát, thí nghiệm học tập, phải sử dụng các phương tiện nghe – nhìn, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. − Đảm bảo truyền thụ cho học sinh theo những nguyên tắc sư phạm tiên tiến – một khối lượng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất định trong một thế giới hạn chế với chất lượng cao nhất. 1.3 Đổi mới phương pháp dạy học 1.3.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (Tháng 12 – 1996) và được chế hóa trong Luật Giáo dục (2005). Luật Giáo dục, điều 28.2 đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
  19. 18 nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực”. Qua đó, giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; rèn luyện thói quen, kỹ năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong hoạt động thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú học tập. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khái thác và xử lý thông tin, tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Học để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai; học những điều cần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển của xã hội. 1.3.2 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học [3] Theo PGS. TS Trịnh Văn Biều, một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới và ở nước ta hiện nay là: − Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi, khám phá. − Cá thể hóa việc dạy học. − Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin. − Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối học năng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức. − Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức. − Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời. − Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học ở mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của học sinh, theo cấp học, bậc học). Trong các xu hướng nói trên thì việc “phát huy tính tích cực và khả năng tự học của học sinh” là xu hướng quan trọng về phương pháp dạy và học hiện nay.
  20. 19 1.3.3 Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin Trong báo cáo về “Công nghệ thông tin trong giáo dục” ngày 2/11/2005, tác giả Quách Tuấn Ngọc [18] đã đưa ra một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy và học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 1.3.3.1 Xu hướng đổi mới với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin Bảng 1.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Từ Đến Xây dựng một hạ tầng tri thức (trường Xây dựng trường lớp với bảng, bàn… học, phòng thí nghiệm, radio, TV, Internet) Các lớp học Từng người một (cá thể) Giáo viên là người hướng dẫn và tạo Giáo viên là người cung cấp kiến thức điều kiện tìm tri thức. Dụng cụ đa phương tiện Multimedia Bộ sách giáo khoa và một vài đồ dùng phụ (in ấn, âm thanh, thiết bị số…) và trợ nghe nhìn tương tự (radio – cassette…) nguồn thông tin trên mạng máy tính. 1.3.3.2 Đổi mới phương pháp dạy và học Bảng 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học. Cũ Mới − Từ phấn bảng sang trình chiếu điện tử. Về phương pháp − Từ độc thoại, thầy đọc sang đối thoại, diễn giải, trình trình bày trò chép bày. Về phương tiện − Từ máy chiếu overhead sang máy chiếu multimedia. trình chiếu (ảnh tĩnh) đơn giản − Từ thí nghiệm trên hiện sang thí nghiệm trực quan kết Về bài thí vật trực quan hợp thí nghiệm ảo, sinh động, nghiệm không độc hại, đỡ tốn kém, cá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2