Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản
lượt xem 4
download
Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là tìm hiểu, phân tích và làm rõ về các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản được niêm yết trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2010 – 2014. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản LỜI CẢM ƠN Trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại khoa Kế Toán – Tài Chính Ngân Hàng, trường Đại học Tây Đô, để hoàn thành chương trình học của mình ngoài sự cố gắng và nổ lực của bản thân thì sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của quý thầy cô là vô cùng to lớn. Quý thầy cô đã từng bước hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu là những hành trang vô giá giúp em vững bước trong cuộc sống, nghề nghiệp và tương lai sau này. Trước hết em xin cảm ơn gia đình là chổ dựa tinh thần, nguồn động lực giúp em có thể an tâm học tập và hoàn thành tốt bốn năm học vừa qua và cũng là nơi cho em những bài học quý giá về cuộc sống để em có thể bước tiếp trên con đường tương lai. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường Đại học Tây Đô, Ban lãnh đạo khoa Kế toán – Tài chính ngân hàng đã tạo không gian, điều kiện học tập, nghiên cứu cho em một cách tốt nhất trong thời gian qua. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô đã giảng dạy và truyền đạt bài học vô giá em trong suốt bốn năm qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đặng Bửu Kiếm, thầy đã giành rất nhiều thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Sau cùng, em xin kính chúc Ban lãnh đạo và Quý thầy cô trường Đại học Tây Đô luôn thành công trong công việc và cuộc sống, đặc biệt có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục công cuộc giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý giá cho tất cả mọi người. Trân trọng kính chào! Sinh viên thực hiện Lê Nguyễn Long Nhi GVHD: Đặng Bửu Kiếm i SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản” là do chính tôi thực hiện cùng với sự hướng dẫn của thầy Đặng Bửu Kiếm. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận văn được trích dẫn rõ ràng về nguồn gốc, đảm bảo tính khách quan và trung thực. Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2016 Sinh viên thực hiện Lê Nguyễn Long Nhi GVHD: Đặng Bửu Kiếm ii SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên GVHD: ĐẶNG BỬU KIẾM Học vị: Nghiên cứu sinh, Thạc sỹ Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Cơ quan công tác: Họ và tên sinh viên: LÊ NGUYỄN LONG NHI MSSV: 12D340201124 Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Tên đề tài: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỦY SẢN NỘI DUNG NHẬN XÉT ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Xác nhận của GVHD GVHD: Đặng Bửu Kiếm iii SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN......................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... ix TÓM TẮT KHÓA LUẬN .................................................................................... x CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu .............................................................. 1 1.2. Vấn đề nghiên cứu ...................................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................2 1.3.1. Mục tiêu chung .................................................................................... 2 1.3.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................2 1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................2 1.6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................2 1.6.1. Nội dung ............................................................................................. 2 1.6.2. Không gian . ........................................................................................ 2 1.6.3. Thời gian . ........................................................................................... 3 1.7. Ý nghĩa của luận văn nghiên cứu ...........................................................3 1.8. Cấu trúc của luận văn .............................................................................3 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................. 4 2.1. Giới thiệu về ngành thủy sản ..................................................................4 2.1.1. Định nghĩa ngành ................................................................................ 4 GVHD: Đặng Bửu Kiếm iv SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản 2.1.2. Đặc điểm của ngành thủy sản ............................................................. 4 2.1.3. Quá trình phát triển ............................................................................. 6 2.1.4. Sự đóng góp và vai trò của ngành thủy sản ...................................... 11 2.1.5. Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản trong bối cảnh hội nhập .. 14 2.2. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ................................ 15 2.2.1. Định nghĩa, ý nghĩa ........................................................................... 15 2.2.2. Các yếu tố cấu thành nên thanh khoản doanh nghiệp ....................... 18 2.2.3. Đo lường thanh khoản công ty .......................................................... 21 2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan ......................................................26 2.4. Tổng kết các nghiên cứu trước ............................................................. 29 CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 31 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................. 31 3.1. Mô hình nghiên cứu ...............................................................................31 3.2. Dữ liệu và các biến nghiên cứu ............................................................. 32 3.2.1. Mô tả dữ liệu ..................................................................................... 32 3.2.2. Các biến nghiên cứu .......................................................................... 32 3.3. Định nghĩa và đo lường các biến .......................................................... 33 3.3.1. Biến phụ thuộc .................................................................................. 33 3.3.2. Biến độc lập....................................................................................... 34 3.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................39 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................ 39 3.5.1. Mô tả thống kê .................................................................................. 39 3.5.2. Ước lượng và lựa chọn mô hình phù hợp ......................................... 40 3.5.3. Kiểm định các khuyết tật của mô hình .............................................. 40 CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 42 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ ......................................................... 42 4.1. Thống kê mô tả.......................................................................................42 4.2. Các kiểm định và lựa chọn các biến đối với tỷ lệ thanh khoản hiện hành ......................................................................................................................46 GVHD: Đặng Bửu Kiếm v SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản CHƯƠNG 5 ......................................................................................................... 50 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................................ 50 5.1. Kết quả chính của nghiên cứu .............................................................. 50 5.2. Các kiến nghị .......................................................................................... 51 5.3. Các hạn chế và đề xuất nghiên cứu tiếp theo ......................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................xii GVHD: Đặng Bửu Kiếm vi SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các công ty ................................................................................ 29 Bảng 3.1: Ký hiệu và cách tính các biến trong mô hình ...................................... 33 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình .............................................. 42 Bảng 4.2: Ma trận tương quan của các biến độc lập........................................... 44 Bảng 4.3: Kiểm tra đa cộng tuyến của các biến độc lập trong mô hình .............. 45 Bảng 4.4: Kiểm tra Fixed Effect và Random Effect bằng Hausman .................... 46 Bảng 4.5: Mô hình tác động cố định (Fixed Effect) ............................................. 47 GVHD: Đặng Bửu Kiếm vii SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Hiệu quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 1996 – 2014 ............ 8 Hình 2.2: Tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành thủy sản trong giai đoạn 2010 – 2014 ............................................................................................................ 9 Hình 2.3: Tổng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thủy sản trong giai đoạn 2010 – 2014 ................................................................................ 10 Hình 2.4: Tăng trưởng và cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế ................... 12 GVHD: Đặng Bửu Kiếm viii SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AEC ASEAN Economic Community D/A Tỷ lệ nợ/tổng tài sản FCF Dòng tiền tự do FEM Tác động cố định (Fixed Effect Model) GTA Tăng trưởng tổng tài sản HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh P/B Giá trị thị trường/giá trị sổ sách P/E Giá trị thị trường/thu nhập trên mỗi cổ phần REM Tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model) ROA Lợi nhuận/tổng tài sản TPP Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement VKFTA Free Trade Agreements Vietnam – Korea GVHD: Đặng Bửu Kiếm ix SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản TÓM TẮT KHÓA LUẬN Tính thanh khoản được xem như một yếu tố quan trọng đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ đến hạn của một doanh nghiệp. Chỉ tiêu này không chỉ được nhà quản lý doanh nghiệp kiểm soát, điều tiết cho phù hợp với bối cảnh hoạt động kinh doanh và năng lực của doanh nghiệp mà còn được các nhà cho vay xem xét rất kỹ trước khi ra các quyết định tài trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà đầu tư trên thị trường khi lựa chọn cổ phiếu để đầu tư thường cũng quan tâm đến vấn đề thanh khoản của chính doanh nghiệp mà họ sắp mua cổ phiếu. Một doanh nghiệp gặp vấn đề về thanh khoản là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy khả năng kiệt quệ tài chính, phá sản của một doanh nghiệp là có thể xảy ra trong tương lai gần. Trong bài báo cáo này khả năng thanh khoản của doanh nghiệp được đo lường thông qua tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio) và một số các yếu tố có thể tác động đến tính thanh khoản được xem xét như: quy mô, đòn bẩy, tỷ lệ dòng tiền tự do, tăng trưởng tổng tài sản, giá trị thị trường/giá trị sổ sách, tỷ suất sinh lời/tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu của bài báo cáo sẽ cung cấp những chứng cứ thực nghiệm quan trọng giúp cho các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp tốt hơn từ đó làm hấp dẫn, gia tăng các nguồn tài trợ từ bên ngoài từ các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư tiềm năng. Đề tài nghiên cứu được thực hiện để lượng hóa và phân tích các yếu tố tác động đến thanh khoản công ty thông qua tỷ số thanh khoản hiện hành (current ratio). Bên cạnh đó, nghiên cứu dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước và tình hình thực tế tại Việt Nam, nghiên cứu đã đề xuất các biến được sử dụng gồm: Tỷ lệ dòng tiền tự do, Giá trị thị trường/Giá trị sổ sách – P/B, Tỷ lệ nợ, Giá trị thị trường/Thu nhập trên mỗi cổ phân – P/E, Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản, Quy mô doanh nghiệp, Tỷ số ROA và Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần. Nghiên cứu thu thập mẫu dữ liệu trong giai đoạn 2010 – 2014 của 19 công ty ngành thủy sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) bao gồm 95 quan sát với bảng dữ liệu cấu trúc không cân xứng. Trong nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và tiến hành chạy hai mô hình tác động là mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) để ước lượng mô hình hồi quy. GVHD: Đặng Bửu Kiếm x SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng các kiểm định để kiểm tra hiện tượng tương quan giữa các biến trong mô hình với việc kiểm định bằng ma trận tương quan và nhân tử phóng đại phương sai (VIF), cùng với đó nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định Hausman để kiểm tra xem giữa hai mô hình tác động cố định và tác động ngẫu nhiên thì mô hình nào phù hợp hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh toán hiện hành, và các biến độc lập: giá trị thị trường/giá trị sổ sách – P/B, quy mô doanh nghiệp, tỷ số P/E, tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần, tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản, tỷ số ROA và tỷ lệ dòng tiền tự do chưa có bằng chứng thống kê cho thấy là các yếu tố trên có tác động đến khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp. GVHD: Đặng Bửu Kiếm xi SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu Trong bối cảnh nền kinh tế dưới sự quản lý vĩ mô nhà nước, kinh tế Việt Nam đã có những khởi sắc đáng chú ý: nền kinh tế được phục hồi rõ nét, lạm phát được kiểm soát, xuất khẩu được duy trì và tiếp tục tăng trưởng. Mặc khác, Việt Nam chính thức ký Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã mở ra nhiều cơ hợi cho nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam trở thành một trong những thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) điều này góp phần không nhỏ trong quá trình thúc đẩy xuất – nhập khẩu và phát triển nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là phát triển ngành Thủy sản. Từ khi chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có những thành quả đáng khích lệ trong việc tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, thu nhập của người dân tăng cao, các doanh nghiệp phát triển hơn về số lượng và hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh. Đóng góp vào những thành tích này, phải kể đến vai trò của nhiều ngành kinh tế đã từng bước vươn lên và khẳng định tiềm năng phát triển của mình trên phạm vi trong nước và cả thế giới, trong đó có ngành thủy sản. Cũng như những quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam rất coi trọng xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm nền tảng để thu ngoại tệ nhằm phát triển kinh tế trong nước và xây dựng cơ sở hạ tầng. Với ưu thế là một quốc gia ven biển, giàu tiềm năng về thủy sản, có thể nói thủy sản là một mặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế lớn, do đó từ lâu thủy sản đã giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu của nước ta, nhận thức được điều này ngành thủy sản ngày càng được chăm lo nhiều hơn. Cho đến nay, sau khi trải qua nhiều thăng trầm, ngành thủy sản nước ta đã có những thành tựu đáng kể, với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục theo từng năm và luôn hoàn thành kế hoạch đề ra. Có thể nói ngành thủy sản đã trở thành ngành then chốt trong nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế nước ta. Hiện nay, trước nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng trong khu vực và thế giới, cùng với những gì đang diễn ra trên thị trường thì còn khá nhiều doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Điều này khiến hiệu quả hoạt động suy giảm, giảm năng lực cạnh tranh, điều đáng nói hơn là có thể dẫn đến phá sản nếu sử dụng không hợp lý giữa nguồn vốn và tài sản. Nhận thấy được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của tính thanh khoản đến GVHD: Đặng Bửu Kiếm 1 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thủy sản là không hề nhỏ, vì vậy tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản” để làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Vấn đề nghiên cứu Nội dung của bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc phân tích những yếu tố tác động đến thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản. Từ đó đưa ra những kết luận và giải pháp nhằm nâng cao thanh khoản cho công ty. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là tìm hiểu, phân tích và làm rõ về các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản được niêm yết trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2010 – 2014. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của doanh nghiệp. - Đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp. - Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tài chính doanh nghiệp. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi được đặt ra ở đây là tính thanh khoản của một doanh nghiệp được đo lường như thế nào? - Các yếu tố nào có thể tác động đến tính thanh khoản của doanh nghiệp? - Mức độ tác động của những yếu tố đó như thế nào? 1.5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với việc phân tích tổng hợp, đối chiếu và so sánh để rút ra các kết luận làm cơ sở để nghiên cứu đề tài. 1.6. Phạm vi nghiên cứu 1.6.1. Nội dung: Đề tài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản. 1.6.2. Không gian: Các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 2 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản 1.6.3. Thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2010 đến năm 2014. 1.7. Ý nghĩa của luận văn nghiên cứu Đề tài nghiên cứu giúp các đối tượng liên quan hiểu rõ hơn tính thanh khoản có vai trò quan trọng như thế nào đối với một doanh nghiệp, bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của bài báo cáo sẽ cung cấp những chứng cứ thực nghiệm quan trọng giúp cho các nhà quản lý có những chính sách, biện pháp kiểm soát và những điều chỉnh phù hợp để điều hành doanh nghiệp tốt hơn. Mặc khác, trên cơ sở thực hiện đề tài và trong quá trình phân tích các dữ liệu tác giả đã có những tìm hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu điều này góp phần trao dồi và cũng cố thêm nguồn kiến thức cho tác giả. 1.8. Cấu trúc của luận văn Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu – Chương này nêu ra lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý luận – Nội dung chương nêu tổng quan về ngành thủy sản, cở sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp. Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu – Mục đích của chương là mô tả mô hình nghiên cứu, dữ liệu, các biến nghiên cứu và giải thích các biến có trong mô hình. Chương 4: Kết quả và thảo luận kết quả – Nội dung của chương là đưa ra các kết quả phân tích từ việc phân tích ma trận tương quan, đa cộng tuyến, phân tích hồi quy và thống kê mô tả từ đó thảo luận và đưa ra các ý kiến, nhận xét trong quá trình phân tích. Chương 5: Kết luận và kiến nghị – Kết luận về kết quả đạt được từ quá trình phân tích, đưa ra các kiến nghị cũng như mặt hạn chế của để tài và đề xuất các nghiên cứu tiếp theo. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 3 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong chương 1 tác giả đã trình bày khái quát về các vấn đề cần nghiên cứu như mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Ở trong chương này tác giả sẽ tiếp tục trình bày về cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu bao gồm khái quát về ngành thủy sản và các nghiên cứu trước đó để làm cơ sở cho việc nghiên cứu góp phần xác định được các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, bên cạnh đó việc nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết này giúp nhà quản trị lên kế hoạch nhằm tăng khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. 2.1. Giới thiệu về ngành thủy sản 2.1.1. Định nghĩa ngành Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất nhằm lợi dụng những khả năng tiềm tàn về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người. Ngành thủy sản bao gồm tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, tiếp thị, mua bán thủy sản và các sản phẩm thủy sản. Các hoạt động thương mại chính của ngành nhằm cung cấp sản phẩm thủy sản cho người tiêu dùng hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào cho những ngành công nghiệp chế biến khác. Bằng những cách trực tiếp hoặc gián tiếp, cuộc sống của 500 triệu người (tính đến cuối năm 2013) ở các quốc gia đang phát triến phụ thuộc hoàn toàn với nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. 2.1.2. Đặc điểm của ngành thủy sản Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất độc lập Về mặt lý luận một ngành sản xuất được coi là độc lập khi có các điều kiện như có đối tượng lao động riêng, cố công cụ và phương pháp lao động riêng, có lực lượng lao động chuyên môn hóa thể hiện đó là một ngành nghề nhất định. Sản xuất thủy sản nước ta đã có từ lâu đời. Nó tồn tại song song với quá trình tồn tại và phát triển của con người, thông qua sức lao động của mình kết hợp với những công cụ lao động thích hợp, con người đã khai thác và nuôi dưỡng các sinh vật, các nguồn lợi phong phú đa dạng sống trong môi trường để chế biến thành thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác. Tuy nhiên, do tính đặc thù của đối tượng lao động là khả năng tái sinh tự nhiên, tính mùa vụ mà sản GVHD: Đặng Bửu Kiếm 4 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản xuất thủy sản có nhiều nét giống với ngành nông nghiệp. Trải qua thời kỳ phát triển lâu dài cùng với sự tác động của phân công lao động xã hội, ngành thủy sản đã tách ra khỏi nông nghiệp dưới hình thức là nghề nghiệp truyền thống của từng vùng từng địa phương. Cho đến nay, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các công cụ lao động, các kỹ thuật sản xuất tiên tiến ngày càng được áp dụng rộng rải vào sản xuất thay thế cho sản xuất nhỏ, thủ công. Từ đó, ngành thủy sản phát triển ngày một vững mạnh, dần dần trở thành ngành sản xuất vật chất độc lập và quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, khi nói rằng ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất độc lập hoàn toàn không có nghĩa là tách rời hệ thống kinh tế thủy sản với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Tính độc lập ở đây là độc lập tương đối xét dưới góc độ của hệ thống lớn (kinh tế quốc dân), bao gồm nhiều phân hệ (trong đó có ngành thủy sản) gắn bó chặt chẻ với nhau. Sự phát triển của ngành thủy sản chịu ảnh hưởng lớn bởi sự phát triển của các ngành khác và nền kinh tế. Ngược lại, ngành thủy sản có sự tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các ngành kinh tế khác. Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất hỗn hợp, phức tạp và mang tính mùa vụ Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất hỗn hợp Do đối tượng lao động của ngành thủy sản là cá và các sinh vật dưới nước có khả năng tái sinh tự nhiên, nên đi đôi với việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên cần phải nghiên cứu và thực hiện bảo vệ, duy trì và tái tạo nguồn lợi. Tiến hành nuôi trồng và phát triển các sinh vật đó để phục vụ cho nhu cầu sản xuất lâu dài. Công việc này phần lớn phụ thuộc và các điều kiện tự nhiên, do đó xét về mặt sản xuất thì ngành thủy sản vừa mang tính của sản xuất công nghiệp vừa mang tính của sản xuất nông nghiệp. Từ đó, việc quản lý sản xuất trong ngành thủy sản mang tính chất hỗn hợp. Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất phức tạp Do các đối tượng lao động là các sinh vật sống dưới nước nên trữ lượng khó xác định một cách chính xác, đồng thời các sinh vật có thể di chuyển tự do theo ngư trường không bị ràng buộc phân chia giữa các địa giới hành chính. Bên cạnh đó là các điều kiện khí hậu, thời tiết, dòng chảy, địa hình, thủy văn,… tạo nên tính mùa vụ phức tạp về cả không gian và thời gian. Từ đó dẫn đến ngành thủy sản hình thành nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau. Đối tượng sau khi khai thác được lại có tính chất mau hư hỏng và ươn thối, dẫn đến sản xuất thủy sản phải tiến hành khép kín từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra hay từ khai thác, nuôi GVHD: Đặng Bửu Kiếm 5 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản trồng cho đến việc chế biến, kinh doanh tiêu thụ sản phảm và đầu tư tái tạo nguồn lợi. Do đó, việc tổ chức và quản lý ngành thủy sản mang tính chất đa dạng và phức tạp nhằm phù hợp với phương hướng chung trong việc phát triển ngành, đó là khép kín các khâu chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp theo cơ chế phát triển ngành. Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất mang tính mùa vụ Do sự tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường sống và tập tính sống của các đối tượng, các chủng loại động thực vật làm cho các yếu tố sản xuất trong ngành thủy sản không sử dụng hết thời gian trong năm. Vì vậy công tác tổ chức cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau về kinh tế và tổ chức kỹ thuật để giảm bớt tính bất lợi này. 2.1.3. Quá trình phát triển Trong những năm gần đây, ngành Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Giá trị ngoại tệ xuất khẩu của ngành Thủy sản đóng góp vào sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân chiếm tỷ trọng cao và đang trên đà phát triển mạnh với sự ổn định lâu dài. Tỷ trọng của ngành Thủy sản trong khối Nông – Lâm – Ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc luôn tăng qua các năm và trở thành ngành quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Ngành Thủy sản góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, ngành Thủy sản thúc đẩy và cải thiện cuộc sống của người dân ở các vùng ven biển, vùng núi, trung du và Tây nguyên. Đặc biệt, ngành Thủy sản góp phần đảm bảo chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, từ lúc ra đời cho đến những năm giữa thế kỷ trước, nghề cá Việt Nam vẫn là một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, trình độ sản xuất còn lạc hậu và thủ công. Nhưng kể từ năm 1950, Đảng và Nhà nước ta thấy được tầm quan trọng, sự đóng góp ngày càng lớn của nghề cá Việt Nam cho nền kinh tế quốc dân, cho thấy một cách nhìn mới về nghề cá. Quá trình phát triển ngành Thủy sản có thể chia thành 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1954 – 1960 Kinh tế Thủy sản được chăm lo hơn và dần hình thành phát triển như một ngành kinh tế – kỹ thuật. Đây cũng là giai đoạn mà nền kinh tế miền Bắc được dần khôi phục và phát triển. Với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các tổ chức nghề cá công nghiệp (Hạ Long, Việt – Đức, Việt – Trung), nhà máy cá hộp Hạ Long được thành lập. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 6 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Giai đoạn 1960 – 1980 - Từ năm 1960 – 1975: Việc thành lập Tổng cục Thủy sản (1960) đã đánh dấu vị trí của ngành Thủy sản như một chỉnh thể của ngành kinh tế – kỹ thuật. Tuy nhiên,vào giai đoạn này, ngành Thủy sản phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi đây cũng chính là giai đoạn đất nước có chiến tranh, đòi hỏi sự kết hợp của ngư dân biển nói riêng và cả nước nói chung cùng nhau thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng miền Bắc và đánh giặc Mỹ giải phóng miền Nam”. - Từ năm 1976 – 1980: Đất nước thống nhất tạo một bước tiến để ngành Thủy sản phát triển trên rộng khắp cả nước với sự thành lập Bộ Hải sản (1976) cùng với việc thực hiện 10 năm Di chúc của Bác Hồ. Ngành Thủy sản nhận được nhiều tác dụng rất lớn. Tuy nhiên, kinh tế thủy sản vẫn giảm sút do hậu quả nặng nề từ chiến tranh, nền kinh tế đang trong quá trình khôi phục và do cơ chế quản lý chưa phù hợp nên làm giảm động lực thúc đẩy sản xuất thủy sản. Giai đoạn 1981 đến nay Bộ Hải sản được tổ chức lại thành Bộ Thủy sản (1981). Ngành Thủy sản bước sang một giai đoạn hoàn toàn mới – giai đoạn phát triển toàn diện về mọi mặt từ khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu. Đồng thời, ngành còn đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng hợp tác quốc tế để thúc đẩy sự tăng trưởng. Năm 1981, sự ra đời của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Seaprdex Việt Nam và áp dụng cơ thế “tự cân đối, tự trang trải” đã tạo nguồn động lực mới cho sự phát triển ngành Thủy sản. Vì vậy, ngành Thủy Sản được coi là ngành tiên phong đầu tiên trong quá trình đổi mới, tạo ra bước ngoặc cho sự tăng trưởng phát triển của kinh tế Thủy sản trong thời gian qua. Năm 1993, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng Thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô,… tạo nguồn thu lớn cho Ngân sách nhà nước. Trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, nhờ áp dụng các giải pháp đúng đắn, ngành Thủy sản đã thu được nhiều thành tựu đáng kể: Năm 1990, tổng sản lượng thủy sản vượt mức 1 triệu tấn, và đạt 2 triệu tấn (2000), 3 triệu tấn (2004), vượt mức 4 triệu tấn (2007). Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu đã vượt qua mức 500 triệu USD, vượt ngưỡng 1 tỷ USD (2000), đạt 2 tỷ USD (2002), trên 3 tỷ USD (2006), vượt mức 4 tỷ USD, đạt 4,5 tỷ USD (2008). GVHD: Đặng Bửu Kiếm 7 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản (Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Hình 2.1: Hiệu quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 1996 – 2014 Thực tế cho thấy, xuất khẩu thủy sản trong suốt giai đoạn 1995 – 2014 vẫn phát triển theo chiều rộng (gia tăng sản lượng xuất khẩu để tăng giá trị xuất khẩu). Kết quả cho thấy, bình quân giai đoạn 1995 – 2014 trong 100% phần tăng thêm của giá trị kim ngạch xuất khẩu có đêns 64,27% là do yếu tố tăng sản lượng xuất khẩu tạo ra, yếu tố giá chỉ chiếm có 35,73%. Cụ thể các năm kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc 100% vào tăng sản lượng xuất khẩu là năm 2001, 2002, 2004, 2005, 2006, 2007, 2012 (trong 100% phần tăng thêm của kim ngạch xuất khẩu thủy sản có đến 100% là do yếu tố tăng sản lượng tạo ra, yếu tố giá không có tác động đến sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong những năm này); Các năm 1996, 1997, 1998, 2009, 2011 trong 100% phần tăng lên của kim ngạch xuất khẩu có đến 75% là do yếu tố giá tạo ra, còn lại dưới 25% là do yếu tố sản lượng hình thành. Riêng năm 2009, mặc dù sản lượng và kim ngạch xuất khẩu có giảm so với năm trước do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường giảm. Tuy nhiên đây lại là năm cho hiệu quả giá trị xuất cao nhất trong 100% phần tăng thêm của giá trị kim ngạch xuất khẩu cpó đến 100% là do yếu tố giá tạo ra (giá xuất khẩu bình quân tăng trong năm 2009 đã tạo đà cho việc tăng giá xuất khẩu bình quân cho các năm trong giai đoạn 2010 – 2014) và có xu hướng tăng trong thời gian tới. Cho thấy sự tăng trưởng ổn định của ngành thủy sản cũng như giữ một vị thế quan trọng. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 8 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
- Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản Triệu đồng 35,000,000 30,000,000 25,000,000 20,000,000 15,000,000 10,000,000 5,000,000 - 2010 2011 2012 2013 2014 TỔNG TÀI SẢN 19,681,327 21,593,153 22,594,242 27,811,708 29,661,974 (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Hình 2.2: Tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành thủy sản 2010 – 2014 Có thể thấy tình hình tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành thủy sản luôn tăng qua các năm và đạt giá trị lớn nhất vào năm 2014 với 29.661.974 triệu đồng tăng 1.850.266 triệu đồng so với năm 2013, tăng 7.067.732 triệu đồng so với năm 2012, tăng 8.068.821 triệu đồng so với năm 2011 và tăng 9.980.647 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 6,65% (2013), 31,28% (2012), 37,37% (2011) và tăng 50,71% (2010). Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngành thủy sản không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư thông qua việc gia tăng giá trị tổng tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh góp phần thúc đẩy quá trình phát triển tình hình tài chính của doanh nghiệp, cùng với đó việc gia tăng giá trị tổng tài sản sẽ giúp việc vận hành trơn chu của bộ máy sản xuất trong doanh nghiệp. GVHD: Đặng Bửu Kiếm 9 SVTH: Lê Nguyễn Long Nhi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM DV Thế Anh
61 p | 2186 | 461
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một Thành Viên ITECH
81 p | 1246 | 208
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền, lập và phân tich báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Công ty cổ phần Dược phẩm An Đông Mekong
76 p | 992 | 200
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Cơ khí Ôtô Thống Nhất Thừa Thiên Huế
78 p | 414 | 85
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty CP Nguồn nhân lực Siêu Việt
91 p | 243 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Công Nghệ Viễn Thông Thanh Anh
62 p | 76 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Mô hình kinh doanh cà phê thú cưng trên địa bàn thành phố Cần Thơ
69 p | 38 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán bán nhóm hàng vật liệu xây dựng tại Công ty cổ phần Xây dựng số 5 Hà Nội
82 p | 40 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH phân phối Đông Dương
73 p | 66 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần May BHAD
85 p | 44 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghệ Savis
62 p | 81 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán bán nhóm hàng Đồ điện gia dụng tại Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Ivory Hậu Lộc
81 p | 37 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán bán mặt hàng Giống tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển nông nghiệp ADI
82 p | 36 | 14
-
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Việt Hoá Nông
121 p | 53 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán bán nhóm hàng sợi tại Công ty Cổ phần Dệt lụa Nam Định
92 p | 32 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty than Khe Chàm TKV
75 p | 31 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hải Sơn giai đoạn 2009-2011
91 p | 16 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tin học, Điện tử, Điện lạnh Phi Long
69 p | 24 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn