Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh
lượt xem 4
download
Nội dung chính của khóa luận gồm có 3 chương: Chương I - Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp. Chương II - Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh. Chương III - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ------------------------------- ISO 9001:2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Sinh viên : Trần Thị Kiều Trang Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Nam Phương HẢI PHÒNG - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG -------------------------------------- HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VIỆT KHÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Sinh viên : Trần Thị Kiều Trang Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Nam Phương HẢI PHÒNG - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG -------------------------------------- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Trần Thị Kiều Trang Mã SV: 1412304015 Lớp: QT1803K Ngành: Kế toán - Kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh
- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Khái quát hóa được những lý luận cơ bản về công tác kế toán vốn bằng tiền trong Doanh nghiệp. - Phản ánh được thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh. - Đánh giá được những ưu, nhược điểm của công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán: - Sử dụng số liệu năm 2016 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp: - Công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh.
- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Lê Thị Nam Phương Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: trường Đại học Dân lập Hải phòng - Nội dung hướng dẫn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh Người hướng dẫn thứ hai: Họ và tên:..................................................................................... ........ Học hàm, học vị:................................................................................... Cơ quan công tác:................................................................................. Nội dung hướng dẫn:............................................................................ Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng năm Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Trần Thị Kiều Trang Th.s Lê Thị Nam Phương Hải Phòng, ngày ...... tháng........năm 2018 Hiệu trưởng GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
- LỜI MỞ ĐẦU Trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng, vốn bằng tiền là cơ sở, là tiền đề đầu tiên cho một doanh nghiệp hình thành, tồn tại, và là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành cũng như thực hiện quá trình hoạt động sản xuất của mình, đồng thời là công cụ không thể thiếu trong quản lý kinh tế của Nhà nước và doanh nghiệp. Nắm bắt được vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh, được sự hướng dẫn trực tiếp của Ths.Lê Thị Nam Phương và cán bộ trong phòng kế toán em đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty, và mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh” làm đề tài khóa luận của mình. Nội dung của khóa luận ngoài Lời mở đầu và Kết luận, gồm 3 chương chính: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại Việt Khánh. Do thời gian và trình độ có hạn nên bài khóa luận của em chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý cảu thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày ….tháng….năm 2018 Sinh viên Trần Thị Kiều Trang
- CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề chung về vốn bằng tiền trong doanh nghiệp: 1.1.1. Khái niệm và phân loại vốn bằng tiền: Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều nhất thiết cần một lượng vốn nhất định, trên cơ sở tạo lập vốn kinh doanh của doanh nghiệp, dùng nó vào việc mua sắm tài sản cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mỗi giai đoạn vận động vốn không ngừng biến đổi về cả hình thái biểu hiện lẫn quy mô. Quá trình vận động liên tục của vốn kinh doanh theo chu kỳ T-H-T, trong quá trình đó luôn có một bộ phận dừng lại ở trạng thái tiền tệ, bộ phận này gọi là vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền là toàn bộ các hình thức tiền tệ hiện thực, là một bộ phận của tài sản lưu động tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị và thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, mua sắm hoặc chi phí sản xuất của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên và liên tục. - Theo hình thức tồn tại, vốn bằng tiền của doanh nghiệp được chia thành: + Tiền Việt Nam: Là loại tiền phù hiệu. Đây là các loiaj giấy bạc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và được sử dụng làm phương tiện giao dịch chính thức đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Ngoại tệ: Là loại tiền phù hiệu. Đây là các loại giấy bạc không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhưng được phép lưu hành chính thức trên thị trường Việt Nam như các đồng: Đô la Mỹ (USD), bảng Anh (GBP), mác Đức (DM), Yên Nhật (JPY), …
- + Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Là tiền thực chất, tuy nhiên được lưu trữ chủ yếu là vì mục tiêu an toàn hoặc một mục đích bất thường khác chứ không phải vì mục đích thanh toán trong kinh doanh. - Nếu phân loại theo trạng thái tồn tại, vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: + Tiền tại quỹ: Gồm giấy bạc Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc. kim khí đá quý, ngân phiếu hiện đang được giữ tại két của doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu chi tiêu trực tiếp hằng ngày trong sản xuất kinh doanh. + Tiền gửi ngân hàng: Là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý mà doanh nghiệp đang gửi tại tài khoản Ngân hàng. + Tiền đang chuyển: Là tiền đang trong quá trình vận động để hoàn thành chức năng phương tiện thanh toán hoặc đang trong quá trình vận động từ trạng thái này sang trạng thái khác. 1.1.2. Đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền: 1.1.2.1. Đặc điểm của vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền là loại vốn đồi hỏi doanh nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ vì vốn bằng tiền có tính luân chuyển cao nên nó là đối tượng của sự gian lận. Vì vậy trong quá trình hạch toán vốn bằng tiền, các thủ tục nhằm bảo vệ vốn bằng tiền khỏi việc bị lạm dụng là rất quan trọng, nó đòi hỏi việc sử dụng vốn bằng tiền cần phải tuân thủ các nguyên tắc chế độ quản lý tiền tệ thống nhất Nhà nước. Do vậy, việc sử dụng vốn bằng tiền cần phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lý chặt chẽ và kế hoạch đảm bảo tốt các yêu cầu sau: - Tách biệt nhiệm vụ giữ tiền mặt với việc giữ sổ sách kế toán – những nhân viên giữ tiền mặt không được tiếp cận với sổ sách kế toán và các nhận viên kế toán không được giữ tiền mặt. - Lập các bản danh sách ghi hóa đơn thu tiền mặt tại thời điểm và nơi nhận tiền mặt. - Thực hiện thanh toán bằng séc, chỉ nên dùng tiền mặt chi tiêu cho các khoản lặt vặt, không được chi trả tiền mặt thay cho việc chi trả séc.
- - Trước khi phát hành một tờ sec để thanh toán, phải kiểm tra số lượng và giá trị các khoản chi tránh việc phát hành sec quá số dư. - Tách chức năng duyệt chi khỏi chức năng ký séc. 1.1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền: Để thực hiện tốt việc quản lý vốn bằng tiền cần thực hiện tốt các nghiệp vụ sau: - Phản ánh kịp thời tình hình thu, chi, tồn quỹ vốn bằng tiền và tình hình chấp hành mức tồn quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách. Kiểm tra giám sát chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi và quản lý nghiêm ngặt việc sử dụng các loại vốn bằng tiền. - Phản ánh tình hình tăng, giảm và số dư tài khoản ngân hàng, hằng ngày giám đốc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt. - Phản ánh các khoản tiền đang chuyển kịp thời, phát hiện nguyên nhân làm cho tiền đang chuyển bị ách tắc để doanh nghiệp có biện pháp kịp thời thích hợp giải phóng tiền đang chuyển. - Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình các loại vàng bạc, kim khí, đá quý, ngoại tệ. - Giám sát việc chấp hành chế độ quy định về quản lý các loại vốn bằng tiền, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả cao. - Tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ thủ tục hạch toán vốn bằng tiền. 1.1.3. Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền: Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây: - Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam, trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác. - Đối với vàng bạc kim khí quý, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.
- - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất, và giá trị của từng thứ, từng loại. Giá trị vàng bạc, kim khí quý, đá quý được tính theo giá trị thực tế (giá hóa đơn hoặc giá được thanh toán). Khi tính giá xuất vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, có thể áp dụng một trong 04 phương pháp xuất kho sau: + Bình quân gia quyền. + Nhập sau – xuất trước. + Nhập trước – xuất trước. + Giá thực tế đích danh. Thuy nhiên, do vàng, bạc, kim khí quý, đá quý là loại tài sản có giá trị lớn và mang tính chất tách biệt nên phuhowng pháp thực tế đích danh thường được sử dụng. Nếu có chênh lệch giữa giá xuất bán và giá thanh toán ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ thì được phản ánh vào TK 515, hoặc TK 635. - Trường hợp kế toán vốn bằng tiền liên quan tới ngoại tệ : Theo chuẩn mực kế toán số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính). - Một giao dịch bằng ngoại tệ là giao dịch được xác định bằng ngoại tệ hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ, bao gồm các giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp: + Mua hoặc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà giá cả được xác định bằng ngoại tệ. + Vay hoặc cho vay các khaonr tiền mà số phải trả hoặc phải thu được xác định bằng ngoại tệ. + Trở thành một đối tác (một bên) của một hợp đồng ngoại hối chưa được thực hiện. + Mua hoặc thanh lý các tài sản, phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ xác định bằng ngoại tệ.
- - Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch. - Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch được coi là tỷ giá giao ngay. Doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch. - Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch được coi là tỷ giá giao ngay. Doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch. - Các giao dịch làm tăng vốn bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải trả được quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch để ghi sổ kế toán. - Các giao dịch làm giảm vốn bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải trả được quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá ghi sổ để ghi sổ kế toán. - Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng đơn vị tiền tệ kế toán (VNĐ) thì được hạch toán theo tỷ giá thực tế mua hoặc thực tế bán. Cuối niên độ kế toán (ngày lập bảng cân đối kế toán) các khoản mục tiền tệ phải được báo cáo theo tỷ giá cuối kỳ, đó là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm. Nhóm tài khoản vốn bằng tiền có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, đồng thời phải hạch toán chi tiết ngoại tệ theo nguyên tệ. Nếu có thêm chênh lệch tỷ giá hối đoái thì phải phản ánh số chênh lệch này trên các TK doanh thu, chi phí tài chính (nếu phát sinh trong giai đoạn SXKD, kể cả doanh nghiệp có hoạt động đầu tư XDCB) hoặc phản ánh vào TK 413 (nếu phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB – Giai đoạn trước hoạt động). Số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
- 1.2. Tổ chức kế toán tiền mặt tại quỹ 1.2.1. Nguyên tắc quản lý tiền mặt tại quỹ: - Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu - thu, phiếu chi và đầy đủ chữ ký của người nhận tiền, người giao tiền và người cho phép nhập xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập ũy, xuất quỹ đính kèm. - Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hằng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. - Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt. Hằng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tiền mặt thực tế, dối chiếu số liệu giữa sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, thủ quỹ và kế toán phải kiểm tra để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch. - Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản tiền mặt chỉ áp dụng cho doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. - Khi phát sinh các nghiệp vụ có vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ tiền mặt thì ghi sổ theo giá mua thực tế (giá hóa đơn hoặc giá được thanh toán). - Khi xuất vàng, bạc, kim khí quý, đá quý có thể tính giá bình quân hoặc giá thực tế đích danh. Tuy nhiên do vàng, bạc, kim khí quý, đá quý là loại tài sản có giá trị lớn và mang tính tách biệt nên phương pháp tính giá thực tế đích danh thường được sử dụng. - Nếu có chênh lệch giữa giá xuất và thanh toán tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ thì được phản ánh vào TK 711 : Thu nhập khác, hoặc TK 811: Chi phí khác. - Riêng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhận ký cược, ký quỹ nhập theo giá nào thì khi xuất hoàn trả lại phải theo đúng giá đó và phải đếm số lượng, cân trọng lượng và giám định chất lượng trước khi niêm phong.
- 1.2.2. Chứng từ sử dụng: - Phiếu thu - Phiếu chi - Giấy đề nghị tạm ứng - Giấy thanh toán tiền tạm ứng - Giấy đề nghị thanh toán - Biên lai thu tiền - Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý - Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ) - Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ vàng, bạc, kim khí quý, đá quý) - Bảng kê chi tiền Trong đó: - Phiếu thu: Được sử dụng làm căn cứ để hạch toán số tiền mặt Việt Nam, ngoại tệ đã thu trong kỳ theo từng nguốn thu. - Phiếu chi: Được sử dụng làm căn cứ để hạch toán số tiền đã chi của đơn vị trong kỳ, là căn cứ xác định trách nhiệm vật chất của người nhận tiền. - Giấy đề nghị tạm ứng: Là chứng từ liệt kê các tài khoản đã nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán. - Giấy đề nghị thanh toán: Dùng trong trường hợp đã chi nhưng chưa được thanh toán hoặc chưa nhận thanh toán, hoặc chưa nhận tạm ứng để tổng hợp các khoản đã chi kèm chứng từ (nếu có) làm thủ tục thanh toán. - Biên bản kiểm kê (Dùng cho tiền Việt Nam): Là bằng chứng xác nhận số tiền mặt Việt Nam tồn quỹ thực tế và số chênh lệch thừa, thiếu so với sổ quỹ, làm cơ sở xác định trách nhiệm vật chất và bồi thường cũng như là căn cứ để điều chỉnh số tiền tồn quỹ trên sổ sách kế toán theo số tiền tồn quỹ thực tế. - Biên lai thu tiền: Là giấy biên nhận của đơn vị hoặc cá nhân đã thu tiền hoặc thu séc của người nộp tiền thanh toán với đơn vị nộp tiền hoặc lưu quỹ.
- - Bảng kê chi tiền: Là căn cứ để quyết toán kinh phí cho đại biểu tham dự hội thảo tập huấn. Áp dụng cho các cuộc hội thảo, tập huấn diễn ra nhiều ngày, tiền chỉ thanh toán một lần vào ngày cuối hội thảo. 1.2.3. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 111 – “Tiền mặt”: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiệu có và tình hình thu, chi tiền mặt tại qũy. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 111 – “Tiền mặt”: - Bên nợ: + Phản ánh các loại tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ. + Số tiền mặt, ngoại tệ, vang bạc, kim khí, đá quý thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê. + Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (Đối với tiền mặt khoại tệ). - Bên có: + Phản ánh các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý xuất quỹ. + Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý thiếu ở quỹ phát hiện khi kiểm kê. + Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (Đối với tiền mặt ngoại tệ). - Số dư bên Nợ: Phản ánh các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý còn tồn ở quỹ. TK 111 – “Tiền mặt” có 03 tài khoản cấp 2: - TK 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt. - TK 1112 – Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra đồng Việt Nam.
- - TK 1113 – Vàng bạc, kim khí, đá quý: Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí, đá quý nhập xuất tồn quỹ. - Đối với ngoại tệ, ngoài việc quy đổi ra đồng Việt Nam, kế toán còn phải theo dõi ngoại tệ trên TK 007 – “Ngoại tệ các loại”. Kết cấu TK 007 – Ngoại tệ các loại như sau: - Bên nợ: Số ngoại tệ thu vào (Nguyên tệ). - Bên có: Số ngoại tệ xuất ra (Nguyên tệ). - Số dư bên nợ: Số ngoại tệ còn lại tại doanh nghiệp (Nguyên tệ). 1.2.4. Phương pháp hạch toán: Phương pháp hạch toán tiền mặt tại quỹ bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được phản ánh qua sơ đồ 1.1, 1.2, 1.3 như sau:
- Sơ đồ 1.1: Kế toán tiền mặt (VNĐ) TK 141, 144, 244 TK 111(1111) TK 112(1121) Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ bằng TM Gửi TM vào NH TK 121, 128, 221 TK 141, 144, 244 Thu hồi các khoản đầu tư Chi tạm ứng, ký quỹ, ký cược bằng TM TK 311, 341 TK 121, 128, 221 Vay ngắn hạn, dài hạn Đầu tư ngắn hạn bằng TM TK 411, 441 TK 152, 153, 156 Nhận vốn góp, vốn cấp bằng TM Mua vật tư, hàng hóa, công cụ, TSCĐ bằng TM TK 511,512,515,711 TK 113 Doanh thu HĐ SXKD và HĐ Thuế GTGT được khấu trừ khác bằng TM TK 3331 TK 627, 641, 642 Thuế GTGT phải nộp Chi phí phát sinh bằng TM TK 331,311,315 Thanh toán nợ bằng TM
- Sơ đồ 1.2: Kế toán tiền mặt (Ngoại tệ) TK 131,136,138 TK 111(11112) TK 331,336,338 Thu nợ bằng ngoại tệ Thanh toán nợ bằng ngoại tệ Tỷ giá ghi sổ Tỷ giá thực tế Tỷ giá ghi sổ Tỷ giá ghi sổ Khi nhận nợ hoặc bình quân của Ngoại tệ khi nhận nợ liên NH xuất dùng TK 515 TK 635 TK 515 TK 635 Lãi Lỗ Lãi Lỗ TK 511,515,711 TK 152,153,156,133 Doanh thu BH và CCDV, TN tài Mua vật tư, hàng hóa, công cụ, chính, thu nhập khác bằng ngoại tệ TSCĐ..bằng ngoại tệ TK 515 TK 635 Lãi Lỗ TK 413 TK 413 Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm giá lại số dư ngoại tệ cuối năm Tất cả các nghiệp vụ trên đều phải đồng thời ghi đơn TK 007 – Ngoại tệ các loại TK 007 Thu nợ bằng ngoại tệ Thanh toán nợ bằng Ngoại tệ Doanh thu, TN tài chính, Mua vật tư, hàng hóa, công cụ, TN khác bằng Ngoại tệ TSCĐ bằng Ngoại tệ
- Sơ đồ 1.3: Kế toán tiền mặt ( Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý) TK 131,136,138 TK 111(11113) TK 331,336,338 Thu nợ bằng vàng, bạc, kim khí Thanh toán nợ bằng vàng, bạc, quý, đá quý kim khí quý, đá quý Giá ghi sổ Giá thực tế Giá ghi sổ Tỷ giá ghi sổ hoặc BQLNH khi nhận nợ TK 515 TK 635 TK 515 TK 635 Lãi Lỗ Lãi Lỗ TK 144, 244 TK 144, 244 Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ Chi ký cược, ký quỹ bằng vàng, bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý bạc, kim khí quý, đá quý TK 511, 512, 711 Doanh thu HĐ SXKD và HĐ khác bằng Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý (giá thực tế trên thị trường) TK 411, 441 Nhận vốn góp, vốn cấp bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý TK 412 TK 412 Chênh lệch tỷ giá tăng do Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư vàng, bạc, đánh giá lại số dư vàng, bạc, kim khí quý, đá quý kim khí quý, đá quý
- 1.3. Tổ chức kế toán tiền gửi Ngân hàng: 1.3.1. Một số quy định trong việc hạch toán tiền gửi Ngân hàng: Tiền của các doanh nghiệp phần lớn được gửi ở các Ngân hàng, kho bạc hoặc của các Công ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt. Khi có nhu cầu thanh toán một khoản chi phí nào đó bằng tiền gửi Ngân hàng, Công ty phải thực hiện thủ tục rút tiền hoặc chuyển tiền. Nhiệm vụ này do kế toán thanh toán với Ngân hàng đảm nhiệm. Số lãi thu được từ khoản tiền gửi ngân hàng được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính. Khi nhận được chứng từ do Ngân hàng gửi đến, kế toán tiền gửi ngân hàng của Công ty tiền hành kiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa sổ sách cảu Công ty với chứng từ của Ngân hàng gửi đến thì kế toán tiền gửi Ngân hàng phải thông báo với Ngân hàng để kịp thời xác minh đối chiếu và xử lý. Nếu số liệu hai bên đã cân đối, kế toán tiền gửi hạch toán chi tiết trên sổ tiền gửi Ngân hàng để theo dõi cho từng nghiệp vụ phát sinh. Khi chứng nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh, xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (Nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên có TK 388 –Phải trả, phải nộp khác (3388) (Nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu cảu Ngân hàng). Sang tháng sau tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi trên sổ. Tại những đơn vị có những tổ chức, bộ phận phụ thuộc, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi, mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho công tác giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại).
- Phải tổ chức hạch toán chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. 1.3.2. Chứng từ sử dụng: Căn cứ để hạch toán tiền gửi Ngân hàng là: - Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi - Giấy báo Nợ, giấy báo Có - Bản sao kê - Số phụ tài khoản - Hóa đơn giá trị gia tăng, dịch vụ mua vào, bán ra. 1.3.3. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 112 – “Tiền gửi Ngân hàng”. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại các ngân hàng và Công ty tài chính. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 112 – “Tiền gửi Ngân hàng”. - Bên Nợ: + Các khoản tiền gửi ở Ngân hàng và các tổ chức tài chính tăng trong kỳ. + Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng (Đối với tiền gửi ngoại tệ). - Bên Có: + Các khoản tiền gửi ở Ngân hàng và các tổ chức tài chính giảm trong kỳ. + Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giảm (Đối với tiền gửi ngoại tệ). - Số dư bên Nợ: Phản ánh các khoản tiền gửi ở Ngân hàng, các tổ chức hành chính hiện còn tại các Ngân hàng. TK 112 – “Tiền gửi Ngân hàng” có 03 tài khoản cấp 2: - TK 1121 – Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại các Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam. - TK 1122 – Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại các Ngân hàng bằng ngoại tệ, các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM DV Thế Anh
61 p | 2179 | 461
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một Thành Viên ITECH
81 p | 1244 | 208
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền, lập và phân tich báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Công ty cổ phần Dược phẩm An Đông Mekong
76 p | 992 | 200
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Cơ khí Ôtô Thống Nhất Thừa Thiên Huế
78 p | 414 | 85
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty CP Nguồn nhân lực Siêu Việt
91 p | 243 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Công Nghệ Viễn Thông Thanh Anh
62 p | 76 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Mô hình kinh doanh cà phê thú cưng trên địa bàn thành phố Cần Thơ
69 p | 38 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán bán nhóm hàng vật liệu xây dựng tại Công ty cổ phần Xây dựng số 5 Hà Nội
82 p | 40 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH phân phối Đông Dương
73 p | 66 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần May BHAD
85 p | 44 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghệ Savis
62 p | 81 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán bán nhóm hàng Đồ điện gia dụng tại Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Ivory Hậu Lộc
81 p | 36 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán bán mặt hàng Giống tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển nông nghiệp ADI
82 p | 35 | 14
-
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Việt Hoá Nông
121 p | 53 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán bán nhóm hàng sợi tại Công ty Cổ phần Dệt lụa Nam Định
92 p | 32 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Vĩnh Đạt
85 p | 34 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty than Khe Chàm TKV
75 p | 31 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tin học, Điện tử, Điện lạnh Phi Long
69 p | 19 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn