Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn – Phòng giao dịch Nguyễn Tri Phương
lượt xem 5
download
KLTN hướng chủ yếu về lý luận huy động vốn của NHTM, KLTN sẽ phân tích, đánh giá thực trạng nguồn vốn, hoạt động huy động vốn từ bên ngoài của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Sài Gòn – phòng giao dịch Nguyễn Tri Phương và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn để góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn – Phòng giao dịch Nguyễn Tri Phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn – Phòng giao dịch Nguyễn Tri Phương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÀI GÒN – PHÕNG GIAO DỊCH NGUYỄN TRI PHƯƠNG Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn: TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN Sinh viên thực hiện : Phạm Ngọc Quỳnh MSSV : 0854030232 Lớp : 08DKT6 TP. Hồ Chí Minh, năm 2012
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp đƣợc thực hiện tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Sài Gòn – PGD Nguyễn Tri Phƣơng, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về sự cam đoan này. TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012 Sinh viên Phạm Ngọc Quỳnh i
- LỜI CẢM ƠN Nhằm tạo cơ hội và điều kiện để sinh viên tiếp cận với thực tiễn hoạt động của Ngân hàng, các tổ chức tài chính, giúp sinh viên rèn luyện phong cách, tác phong làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, giúp sinh viên kết hợp lý thuyết với thực hành, củng cố kiến thức đã học, rèn luyện chuyên môn và kỹ năng thực hành tác nghiệp để sau này có thể đảm đƣơng công tác, nhiệm vụ đƣợc phân công. Trƣờng Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM cùng với Khoa Kế toán Tài chính Ngân hàng đã tổ chức và hƣớng dẫn chƣơng trình thực tập tốt nghiệp Ngành Kế toán – Kiểm toán, Khóa 08. Đƣợc sự giúp đỡ của Nhà trƣờng, Khoa Kế Toán - Tài chính - Ngân hàng và đơn vị thực tập trong suốt thời gian theo học tại trƣờng cũng nhƣ trong thời gian thực tập, nay em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Trƣờng Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM và Khoa đã tạo điều kiện cho chúng em trong thời gian theo học cũng nhƣ hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này; Thầy Phan Đình Nguyên – đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này; Các thầy cô trong khoa và các khoa khác đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức quý báo trong những năm học qua; Phòng Giao dịch Nguyễn Tri Phƣơng – Ngân hàng TMCP Hàng Hải VN và các anh chị Cán bộ nhân viên Phòng Giao dịch đã giúp em hoàn thành chƣơng trình thực tập này. Xin chân thành cảm ơn! TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012 Sinh viên Phạm Ngọc Quỳnh ii
- MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 4. Tài liệu tham khảo 2 5. Kết cấu của KLTN 3 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng 5 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thƣơng mại 5 1.1.2. Khái niệm hoạt động của ngân hàng thƣơng mại 5 1.1.3. Vai trò của ngân hàng thƣơng mại 5 1.1.4. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thƣơng mại 5 1.1.4.1. Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn tự có 5 1.1.4.2. Nghiệp vụ tài sản có 7 1.1.4.3. Nghiệp vụ khác 8 1.2. Vốn huy động và công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại 8 1.2.1. Khái niệm về vốn 8 1.2.2. Vai trò của vốn huy động 9 1.2.3. Các hình thức huy động vốn 9 1.2.3.1. Tiền gửi không kỳ hạn 9 1.2.3.2. Tiền gửi có kỳ hạn 9 1.2.3.3. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 10 1.2.3.4. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 10 1.2.4. Huy động vốn thông qua phát hành công cụ nợ 10 1.2.5. Vay tổ chức tín dụng và Ngân hàng nhà nƣớc 11 iii
- 1.2.6. Tạo vốn từ nguồn vốn khác 11 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại 11 1.3.1. Nhân tố khách quan 11 1.3.1.1. Môi trƣờng pháp lý 11 1.3.1.2. Môi trƣờng kinh tế xã hội 11 1.3.1.3. Nhân tố về cạnh tranh 12 1.3.1.4. Nhân tố về tâm lý, thói quen khách hàng 12 1.3.2. Nhân tố chủ quan 12 1.3.2.1. Các hình thức huy động vốn 12 1.3.2.2. Chính sách lãi suất cạnh tranh 13 1.3.2.3. Chất lƣợng dịch vụ, phục vụ 13 1.3.2.4. Cơ sở vật chất, công nghệ 13 1.3.2.5. Năng lực và trình độ cán bộ ngân hàng 13 1.3.2.6. Mức độ thâm niên của một ngân hàng 14 1.3.2.7. Chính sách quảng cáo 14 1.3.2.8. Mạng lƣới phục vụ cho việc huy động vốn 14 1.3.2.9. Marketing huy động vốn 14 1.3.2.10. Rủi ro huy động vốn 14 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÀI GÒN – PGD NGUYỄN TRI PHƯƠNG 16 2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Sài Gòn – PGD Nguyễn Tri Phƣơng 17 2.1.1. Lịch sử hình thành 17 2.1.1.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 17 2.1.1.2. Sự ra đời và phát triển 18 2.1.2. Đặc điểm khách hàng khu vực Maritime Bank – chi nhánh Sài Gòn – PGD Nguyễn Tri Phƣơng và mạng lƣới giao dịch của Maritime Bank toàn quốc 19 iv
- 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý 20 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank 20 2.1.4. Giới thiệu về PGD Nguyễn Tri Phƣơng – chi nhánh Sài Gòn 22 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Nguyễn Tri Phƣơng 24 2.1.6. Sản phẩm và dịch vụ 25 2.1.6.1. Sản phẩm huy động vốn đang đƣợc PGD sử dụng nhiều nhất 25 2.1.6.2. Các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng cá nhân 25 2.1.6.3. Các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp 27 2.1.6.4. Biểu lãi suất đƣợc áp dụng hiện nay tại Maritime Bank 27 2.1.7. Những thuận lợi và khó khăn của Maritime Bank Nguyễn Tri Phƣơng trong giai đoạn hiện nay 31 2.1.7.1. Thuận lợi 31 2.1.7.2. Khó khăn 31 2.1.8. Định hƣớng phát triển trong thời gian tới của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Sài Gòn – PGD Nguyễn Tri Phƣơng 32 2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Sài Gòn – PGD Nguyễn Tri Phƣơng 35 2.2.1. Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Sài Gòn – PGD Nguyễn Tri Phƣơng 35 2.2.1.1. Tình hình huy động vốn 35 2.2.1.2. Vốn huy động theo đối tƣợng 37 2.2.1.3. Vốn huy động theo kỳ hạn 39 2.2.1.4. Vốn huy động theo loại tiền tệ 41 2.2.1.5. Vốn huy động theo hình thức huy động 43 2.2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Sài Gòn – PGD Nguyễn Tri Phƣơng 45 2.2.2.1. Những thành tựu của chi nhánh trong hoạt động huy động vốn 45 2.2.2.2. Những hạn chế của chi nhánh trong hoạt động huy động vốn 46 v
- 2.2.3. Chiến lƣợc huy động vốn tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Sài Gòn – PGD Nguyễn Tri Phƣơng 46 2.2.4. Các nguyên nhân ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Sài Gòn – PGD Nguyễn Tri Phƣơng 47 2.2.4.1. Nguyên nhân khách quan 47 2.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan 50 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÀI GÒN – PGD NGUYỄN TRI PHƯƠNG 54 3.1 . Ma trận SWOT của chi nhánh về huy động vốn 55 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Sài Gòn – PGD Nguyễn Tri Phƣơng 57 3.2.1. Nâng cao chất lƣợng phục vụ, dịch vụ 57 3.2.1.1 Chính sách chăm sóc khách hàng 57 3.2.1.1.1 Thành lập tổ nghiên cứu khách hàng 58 3.2.1.1.2 Phân loại khách hàng 58 3.2.1.1.3 Tăng cƣờng và mở rộng các dịch vụ 59 3.2.1.1.4 Hoàn thiện chính sách phục vụ khách hàng của cán bộ, nhân viên ngân hàng 59 Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng 60 3.2.1.2 Song song với việc đào tạo nghiệp vụ phải không ngừng quan tâm, cũng cố tâm lý, tìm hiểu nhu cầu cũng nhƣ nguyện vọng của đội ngũ nhân viên 61 3.2.1.3 Cải thiện quá trình giải quyết thu chi tiền trong quá trình giao dịch với khách hàng 61 3.2.2. Xây dựng chiến lƣợc marketing triển khai với quyết tâm cao để quảng bá và tiếp cận khách hàng 62 3.2.3. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn 65 KẾT LUẬN 67 vi
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số thứ tự Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1. TMCP Thƣơng mại cổ phần 2. NHTM Ngân hàng thƣơng mại 3. NHNN Ngân hàng nhà nƣớc 4. CNH – HĐH Công nghiệp hoá hiện đại hoá 5. TCKT Tổ chức kinh tế 6. TCTD Tổ chức tín dụng 7. NHTƢ Ngân hàng trung ƣơng 8. MSB Maritime Bank 9. PGD Phòng giao dịch 10. Maritime Bank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 11. CNĐKKD Chứng nhận đăng ký kinh doanh 12. TG Tiền gửi 13. TG KKH Tiền gửi không kỳ hạn 14. TG CKH Tiền gửi có kỳ hạn 15. TGTK Tiền gửi tiết kiệm 16. KLTN Khóa luận tốt nghiệp vii
- DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, CÁC BẢNG 1. Các hình: _HÌNH 1.1 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC MARITIME BANK PGD NGUYỄN TRI PHƢƠNG _Hình 1.2 LOGO CHÍNH THỨC CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VN _Hình 2.1 Biểu đồ về nguồn vốn huy động bằng VND _Hình 2.2 Biểu đồ nguồn vốn huy động theo đối tƣợng _Hình 2.3 Biểu đồ nguồn vốn huy động theo kỳ hạn _Hình 2.4 Biểu đồ nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ _Hình 2.5 Biểu đồ nguồn vốn huy động theo hình thức 2. Các bảng: _Bảng 2.1. Bảng số liệu hoạt động của Maritime Bank – PGD Nguyễn Tri Phƣơng _Bảng 2.2 Bảng lãi suất áp dụng sản phẩm “Tiết kiệm lãi suất cao nhất” _Bảng 2.3 Bảng lãi suất áp dụng sản phẩm “Gửi tiền trả lãi ngay” _Bảng 2.4 Bảng lãi suất áp dụng sản phẩm “Định kỳ sinh lời” _Bảng 2.5 Bảng lãi suất áp dụng sản phẩm “Tiết kiệm VND kỳ hạn tuần” _Bảng 2.6 Bảng tình hình nguồn vốn tại Maritime Bank PGD Nguyễn Tri Phƣơng _Bảng 2.7 Bảng số liệu thể hiện tỷ trọng nguồn vốn huy động theo đối tƣợng _Bảng 2.8 Bảng số liệu thể hiện cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tƣợng _Bảng 2.9 Bảng số liệu thể hiện tỷ trọng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn _Bảng 2.10 Bảng số liệu thể hiện cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn _Bảng 2.11 Bảng số liệu thể hiện tỷ trọng nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ _Bảng 2.12 Bảng số liệu thể hiện cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ _Bảng 2.13 Bảng số liệu thể hiện tỷ trọng nguồn vốn huy động theo hình thức _Bảng 2.14 Bảng số liệu thể hiện cơ cấu nguồn vốn huy động theo hình thức viii
- _Bảng 3.1 Ma trận SWOT của chi nhánh về huy động vốn ix
- GVHD: TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN Khoá luận tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hoạt động huy động vốn là nghiệp vụ truyền thống của các Ngân hàng thương mại cũng là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của Ngân hàng. Năng lực của đội ngũ nhân viên cũng như của các nhà quản lý Ngân hàng trong việc phát triển hoạt động huy động vốn là một thước đo quan trọng về sự chấp nhận của công chúng đối với Ngân hàng. Huy động vốn là cơ sở chính của các khoản cho vay và do đó là nguồn gốc sâu sa của lợi nhuận và sự phát triển trong ngân hàng. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các Tổ chức tín dụng khác trên thị trường, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) nhận thấy cần phải tăng cường hoạt động huy động vốn để có thể đáp ứng nhu cầu vốn đối với sự phát triển của ngân hàng nói riêng và của xã hội nói chung. Do đó, hoạt động huy động vốn đã được chú trọng ngay từ khi thành lập đến nay. Sau 21 năm hình thành và phát triển, hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Hàng Hải đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn tại Maritime Bank nói riêng và tại các ngân hàng cổ phần nói chung còn gặp nhiều hạn chế do sự phân biệt của người dân giữa ngân hàng quốc doanh với ngân hàng cổ phần và do chính bản thân ngân hàng. Do đó, vấn đề đặt ra đối với Maritime Bank là phải khắc phục những hạn chế đó để tăng cường hoạt động huy động vốn nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển của ngân hàng. Để góp phần giải quyết vấn đề này, trên cơ sở kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn, trong thời gian công tác tại Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam tôi đã chọn đề tài “THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÀI GÒN - PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN TRI PHƢƠNG” Đất nước ta từ khi thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu rất quan trọng và có ý nghĩa, được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. SVTH: Phạm Ngọc Quỳnh 1
- GVHD: TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN Khoá luận tốt nghiệp 2. Mục đích nghiên cứu KLTN hướng chủ yếu về lý luận huy động vốn của NHTM, KLTN sẽ phân tích, đánh giá thực trạng nguồn vốn, hoạt động huy động vốn từ bên ngoài của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Sài Gòn – phòng giao dịch Nguyễn Tri Phương và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn để góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Sài Gòn – phòng giao dịch Nguyễn Tri Phương. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu như quan sát thực tiễn hoạt động huy động vốn tại ngân hàng, tìm hiểu các chính sách huy động vốn, phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp tham khảo sách báo, báo cáo các khóa trước, kết hợp với các kiến thức đã học ở trường và những hiểu biết thực tế trong thời gian thực tập tại ngân hàng đã được sử dụng. 4. Tài liệu tham khảo: 1. Các Website: _ Acb.com.vn _ SouthernBank.com.vn _Laisuat.com.vn _SeaBank.com.vn _TrustBank.com.vn _Msb.com.vn 2. Nguyễn Minh Kiều (2011). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản thống kê. 3. Nguyễn Thị Loan – Lâm Thị Hồng Hoan (2011). Kế toán ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê. 4. Báo Ngân hàng số thường niên 2012 5. Tài liệu nội bộ của Maritime Bank 6. Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – Qúy I 2012 của Maritime Bank PGD Nguyễn Tri Phương. SVTH: Phạm Ngọc Quỳnh 2
- GVHD: TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN Khoá luận tốt nghiệp 5. Kết cấu của KLTN: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, KLTN được trình bày theo 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại Chương 2 : Thực trạng công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Sài Gòn – phòng giao dịch Nguyễn Tri Phương. Chương 3 : Một số giải pháp nhằm mở rộng khả năng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - chi nhánh Sài Gòn – phòng giao dịch Nguyễn Tri Phương. SVTH: Phạm Ngọc Quỳnh 3
- GVHD: TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN Khoá luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI SVTH: Phạm Ngọc Quỳnh 4
- GVHD: TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN Khoá luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước. Ngân hàng thương mại cổ phần là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của NHNN. 1.1.2. Khái niệm hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Hoat động NHTM là hoạt dộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cung cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán. 1.1.3. Vai trò của ngân hàng thƣơng mại Từ khái niệm về NHTM nêu trên áp dụng vào thực tế nước ta, một nước có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, việc phát triển sản xuất theo chiều hướng CNH- HĐH rất cần đến NHTM với vai trò to lớn của nó. Nhất là khi quá trình CNH - HĐH của chúng ta đã đi vào chiều sâu, yêu cầu cần có vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng tốc đầu tư, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và lâu bền, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế năm thì vai trò của các NHTM càng được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. 1.1.4. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thƣơng mại 1.1.4.1. Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn tự có Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình tạo vốn của NHTM mà cụ thể là hình thành nên nguồn vốn của NHTM. Nguồn vốn của NHTM bao gồm: SVTH: Phạm Ngọc Quỳnh 5
- GVHD: TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN Khoá luận tốt nghiệp _Vốn tự có: vốn tự có là vốn riêng có của NHTM. Vốn này tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn của NHTM song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng. Mặt khác, với chức năng bảo vệ, vốn tự có được coi như là tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Vốn tự có cũng là căn cứ để tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Vốn tự có là nguồn vốn ổn định, ngân hàng sử dụng một cách chủ động. Do đó vấn đề đặt ra là ngân hàng phải bảo toàn và không ngừng tăng vốn tự có của mình theo yêu cầu của sự phát triển hoạt động kinh doanh theo đúng chính sách, chế độ. Đồng thời phải sử dụng vào các mục đích đã định. _Nghiệp vụ huy động vốn: vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các TCKT và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Vốn huy động là công cụ chính đối với các hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm: Tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi dân cư, phát hành giấy tờ có giá. _ Nghiệp vụ vốn đi vay: đối với nghiệp vụ này các NHTM tiến hành tạo vốn cho mình bằng cách vay của các TCTD trên thị trường tiền tệ và NHTƯ dưới hình thức tái chiết khấu hay vay có bảo đảm, nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân NHTM khi mà họ không tự cân đối được trên cơ sở khai thác tại chỗ. Thực tế cho thấy, chi phí của vốn đi vay thường cao hơn chi phí của vốn huy động tại chỗ. Tuy nhiên, tính chủ động của vốn đi vay lại cao hơn vốn huy động tại chỗ. _Nghiệp vụ tạo vốn khác: trong quá trình là trung gian thanh toán, các NHTM cũng tạo được một khoản gọi là vốn trong thanh toán, vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản tiền gửi séc bảo chi, séc định mức và các khoản tiền phong toả do ngân hàng chấp nhận các hối phiếu thương mại... Các khoản tiền tạm thời được trích khỏi tài khoản này nhập vào tài khoản khác chờ sử dụng, nên tạm thời coi là tiền nhàn rỗi. SVTH: Phạm Ngọc Quỳnh 6
- GVHD: TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN Khoá luận tốt nghiệp Để mở rộng nghiệp vụ này các NHTM cần chú trọng đến phát triển các dịch vụ và không ngừng nâng cao uy tín của mình trên thương trường. 1.1.4.2. Nghiệp vụ tài sản có Là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích nhằm đảm bảo an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận của các NHTM. Nội dung nguồn vốn này gồm: _Nghiệp vụ ngân quĩ: nghiệp vụ này phản ánh các khoản về dự trữ của ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán và thực hiện qui định về dự trữ bắt buộc do NHTƯ đề ra. Vì một trong những chức năng của NHTM là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả. Khoản dự trữ này do NHNN qui định theo một tỷ lệ nhất định trên tổng tiền gửi. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc này thay đổi theo từng thời kỳ nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Những khoản này gồm: tiền mặt tại quĩ, tiền gửi tại NHNN (dự trữ bắt buộc và tiền gửi đảm bảo khả năng thanh toán), các chứng khoán có tính thanh khoản cao. _Nghiệp vụ cho vay : là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và tạo khả năng sinh lời cao cho ngân hàng. Trong tổng tài sản có thì nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nghiệp vụ cho vay bao gồm các khoản sinh lời thông qua cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn: - Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay nhằm giải quyết thiếu hụt vốn tạm thời trong kinh doanh của khách hàng. Cho vay ngắn hạn chủ yếu đầu tư vào tài sản lưu động. ở Việt Nam hiện nay thường cho vay ngắn hạn theo hai phương thức: + Cho vay theo hạn mức: áp dụng cho những khách hàng vay trả thường xuyên có vòng quay vốn nhanh. + Cho vay từng lần: áp dụng cho những khách hàng vay trả thường xuyên và có vòng quay vốn chậm. - Cho vay trung - dài hạn: là hình thức cho vay mà tiền vay được cấu tạo vào tài sản cố định. Đây là loại cho vay có thể nhận trức tiếp bằng tiền hoặc cho vay thông qua tài sản - nghiệp vụ cho thuê tài chính. Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận cơ bản cho ngân hàng, nhưng đồng thời nó cũng mang lại rủi ro rất cao cho nên ngân hàng luôn xem xét kỹ lưỡng tới từng món vay và từng đối tượng khách hàng vay để chỉ đảm bảo an toàn cho các khoản vay. SVTH: Phạm Ngọc Quỳnh 7
- GVHD: TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN Khoá luận tốt nghiệp _Nghiệp vụ đầu tƣ tài chính: các NHTM thực hiện quá trình đầu tư bằng vốn của mình thông qua các hoạt động hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường... với mục đích kiếm lời, phân tán rủi ro qua việc đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh. _Nghiệp vụ tài sản có khác: bằng các hoạt động khác trên thị trường như: uỷ thác, đại lý, kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, thực hiện các dịch vụ tư vấn, ngân quĩ... và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng như dịch vụ bảo quản hiện vật quí, giấy tờ có giá, cho thuê két, cầm đồ và nhiều dịch vụ khác theo qui định của NHNN Việt Nam giúp cho Ngân hàng thu được những khoản lợi đáng kể. 1.1.4.3. Nghiệp vụ khác _Nghiệp vụ trung gian: là nghiệp vụ của ngân hàng thực hiện các dịch vụ cho khách hàng thông qua đó nhận được các khoản thu dưới hình thức hoa hồng. Nền kinh tế càng phát triển thì dịch vụ này càng mở rộng. Gồm có: - Ngân hàng tiến hành chuyển tiền cho khách hàng, thanh toán hộ khách hàng về các khoản tiền mua bán dịch vụ thông qua việc thu hộ, chi hộ khách hàng bằng hình thức séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng... - Ngân hàng đóng vai trò làm trung gian trong việc mua bán hộ cho khách hàng. - Ngân hàng làm đại lý phát hành và bán chứng khoán cho công ty. _Nghiệp vụ ngoại bảng: là những khoản dùng để phản ánh những tài sản tạm thời để ở ngân hàng nhưng không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Ngoài ra, các khoản này còn phản ánh một số chỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh ở các tài khoản trong bảng cân đối kế toán những đơn vị cần theo dõi để phục vụ yêu cầu quản lý nợ khó đòi đã xử lý, chi tiết ngoại tệ... 1.2. Vốn huy động và công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm về vốn Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nó chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàng thương mại, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng bao gồm: SVTH: Phạm Ngọc Quỳnh 8
- GVHD: TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN Khoá luận tốt nghiệp _Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được, thuộc sở hữu của ngân hàng. Nó mang tính ổn định và căn cứ để quyết định đến khả năng và khối lượng vốn huy động của ngân hàng. _Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội và được dùng làm vốn để kinh doanh. Nguồn vốn này luôn biến động, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của ngân hàng. _Vốn đi vay là phần vốn các Ngân hàng đi vay để bổ sung vào vốn hoạt động của mình trong trường hợp tạm thiếu vốn khả dụng. Nó có chi phí tương đối cao cho nên chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. _Vốn khác là phần vốn phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán… 1.2.2. Vai trò của vốn huy động Những vai trò hết sức quan trọng đó, các ngân hàng luôn tìm cách đưa ra những chính sách quản lý nguồn vốn từ khâu nhận vốn từ những người gửi tiền và những người cho vay khác nhau đến việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các nhà quản trị ngân hàng cũng luôn tìm cách để đổi mới, hoàn thiện chúng cho phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết đưa ngân hàng đến thành công. 1.2.3. Các hình thức huy động vốn 1.2.3.1. Tiền gửi không kỳ hạn a. Mục đích : đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. b. Đối tượng : là cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. c. Đặc trưng : _Khách hàng có quyền gửi tiền vào và rút tiền ra bất cứ lúc nào. _Lãi thấp hoặc không hưởng lãi. _Thường thu phí khi khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (chủ yếu là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng ). _Là nguồn vốn có chi phí thấp của ngân hàng. 1.2.3.2. Tiền gửi có kỳ hạn SVTH: Phạm Ngọc Quỳnh 9
- GVHD: TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN Khoá luận tốt nghiệp a. Mục đích : đảm bảo an toàn về tài sản và được hưởng lãi. b. Đối tượng : cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. c. Đặc trưng : _Là những khoản tiền gửi có kỳ hạn cố định cho một số tiền nhất định. Khách hàng gửi một lần và có thể rút khi đáo hạn. _Lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn và tính lãi theo phương pháp tích số. _Là nguồn vốn khá ổn định của ngân hàng. 1.2.3.3. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn a. Mục đích : an toàn, tiết kiệm và tích lũy b. Đối tượng : khách hàng cá nhân c. Đặc trưng : _Khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào. _Ngân hàng thường trả lãi suất thấp. _Khách hàng không được sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. _Định kỳ lãi được nhập gốc theo phương pháp tích số. _Khách hàng sẽ được ngân hàng cấp một sổ tiền gửi tiết kiệm hoặc báo cáo tài chính sau mỗi lần giao dịch. 1.2.3.4. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn a. Mục đích : tích lũy, hưởng lãi và dự thưởng. b. Đối tượng : khách hàng cá nhân. c. Đặc trưng : _Khách hàng chỉ được rút vốn khi đáo hạn. _Lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. _Lãi suất được tính theo phương pháp số dư và không nhất thiết nhập lãi vào vốn. _Là nguồn vốn khá ổn định của ngân hàng. 1.2.4. Huy động vốn thông qua phát hành công cụ nợ Vốn phát hành của ngân hàng, đây là hình thức huy động vốn thông qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…Đó là các công cụ nợ của ngân hàng. Đặc điểm của loại vốn này là lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Mục đích huy động dùng để đáp ứng cho các dự án đầu tư lớn. Nguồn vốn này được huy động theo SVTH: Phạm Ngọc Quỳnh 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM DV Thế Anh
61 p | 2186 | 461
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một Thành Viên ITECH
81 p | 1246 | 208
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền, lập và phân tich báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Công ty cổ phần Dược phẩm An Đông Mekong
76 p | 992 | 200
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Cơ khí Ôtô Thống Nhất Thừa Thiên Huế
78 p | 414 | 85
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty CP Nguồn nhân lực Siêu Việt
91 p | 243 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Công Nghệ Viễn Thông Thanh Anh
62 p | 76 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán bán nhóm hàng vật liệu xây dựng tại Công ty cổ phần Xây dựng số 5 Hà Nội
82 p | 40 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH phân phối Đông Dương
73 p | 66 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần May BHAD
85 p | 44 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghệ Savis
62 p | 81 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán bán nhóm hàng Đồ điện gia dụng tại Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Ivory Hậu Lộc
81 p | 37 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán bán mặt hàng Giống tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển nông nghiệp ADI
82 p | 36 | 14
-
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Việt Hoá Nông
121 p | 53 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán bán nhóm hàng sợi tại Công ty Cổ phần Dệt lụa Nam Định
92 p | 32 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Vĩnh Đạt
85 p | 34 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty than Khe Chàm TKV
75 p | 31 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hải Sơn giai đoạn 2009-2011
91 p | 16 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tin học, Điện tử, Điện lạnh Phi Long
69 p | 24 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn