intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Kế toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

19
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Kế toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Long" nhằm tìm hiểu về ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Long, công tác kế toán và các vấn đề lý luận chung liên quan đến công tác nghiệp vụ tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt trong ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện công tác kế toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Kế toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN MẶT VÀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Trúc Mai SVTH: Hồ Thị Thanh Huyền LỚP: Kế Toán-K18 MSSV: 1811044050 Vĩnh Long, năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN MẶT VÀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Trúc Mai SVTH: Hồ Thị Thanh Huyền LỚP: Kế Toán-K18 MSSV: 1811044050 Vĩnh Long, năm 2021 i
  3. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Vĩnh Long, ngày…..tháng……năm 2021 Giáo viên hướng dẫn (Ký tên, ghi rõ họ và tên) ii
  4. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP  ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Vĩnh Long, ngày…..tháng……năm 2021 GIÁM ĐỐC (Đóng dấu, ký tên) iii
  5. LỜI CẢM ƠN ………… Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cửu Long, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm, tác phong đạo đức từ quý Thầy, Cô. Kết hợp với quá trình thực tập, tìm hiểu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Long, em đã học hỏi được nhiều điều bổ ích và đặc biệt hơn là em được áp dụng lý thuyết vào thực tế, cuộc sống mà Thầy, Cô đã truyền đạt. Em xin gửi đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Cửu Long và Quý Thầy Cô khoa Tài Chính - Kế Toán lòng biết ơn chân thành. Đặc biệt là giảng viên trực tiếp hướng dẫn em cô ThS. Nguyễn Hồ Trúc Mai đã tận tình hướng dẫn, sửa chữa giúp em hoàn thành bài khóa luận. Em xin cám ơn đến ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Long đã giúp em tiếp xúc và thu nhập số liệu thực tế để làm bài khóa luận. Cảm ơn các Anh, Chị trong Ngân hàng đã nhiệt tình giúp đỡ em. Vì thời gian thực tập có hạn và do thiếu kinh nghiệm nên có thể bài khóa luận này của em chưa được tốt. Vì vậy để bài khóa luận được hoàn chỉnh và chính xác hơn nữa, em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý, chỉ bảo của Anh, Chị ở Ngân hàng, cùng quý Thầy, Cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong sự nghiệp Giáo Dục. Kính chúc Ban Giám đốc và toàn bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Long dồi dào sức khỏe, kinh doanh ngày càng phát đạt. Em xin chân thành cảm ơn! Vĩnh Long, ngày…..tháng……năm 2021 Sinh viên thực hiện Hồ Thị Thanh Huyền iv
  6. DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG ………… BKNS: Bảng kê nộp séc HC: Hành chính KH: Khách hàng KHTC: Kế hoạch Tài chính PGD: Phòng giao dịch QHKH: Quan hệ khách hàng QL: Quản lý QLRR: Quản lý rủi ro QLNB: Quản lý nội bộ NHTMCPĐT&PTVN: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam NHTM: Ngân hàng thương mại TMCP: Thương mại cổ phần TTKDTM: Thanh toán không dùng tiền mặt TK: Tài khoản UNC: Uỷ nhiệm chi v
  7. DANH SÁCH BẢNG SỬ DỤNG ………… Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Long qua 3 năm (2018- 2020) ....................................................................................................... 46 vi
  8. DANH SÁCH HÌNH SỬ DỤNG ………… Hình 1.1. Quy trình thanh toán Séc của khách hàng mở tài khoản tại cùng một ngân hàng ........................................................................................................... 11 Hình 1.2. Quy trình thanh toán Séc của khách hàng mở tại hai ngân hàng ............. 12 Hình 1.3. Quy trình thanh toán Ủy nhiệm chi cùng một ngân hàng ........................ 13 Hình 1.4. Quy trình thanh toán Ủy nhiệm chi khác ngân hàng ................................ 13 Hình 1.5. Hình minh họa thẻ ATM .......................................................................... 16 Hình 1.6. Hình minh họa mặt trước của thẻ ............................................................. 16 Hình 1.7. Hình minh họa mặt sau thẻ ....................................................................... 16 Hình 1.8. Quy trình thanh toán bằng Thẻ ngân hàng ............................................... 17 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý .................................................................. 30 Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức phòng kế hoạch tài chính ................................................... 38 Hình 2.3. Sơ đồ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ ........................................ 40 Hình 2.4. Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy ............................. 42 vii
  9. MỤC LỤC ………… Phần MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................. 2 2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................. 2 2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................... 3 4.1 Phạm vi............................................................................................................. 3 4.2 Đối tượng ......................................................................................................... 3 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ............................................................................................... 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN MẶT VÀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ................................................................................... 4 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................... 4 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại ............................................................ 4 1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại .......................................................... 4 1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại ................................................................ 5 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................................................................................ 6 1.2.1 Tài khoản sử dụng ......................................................................................... 6 1.2.2 Nguyên tắc hạch toán .................................................................................... 6 1.2.3 Chứng từ sử dụng .......................................................................................... 6 1.2.4 Phương pháp hạch toán ................................................................................. 7 1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................ 8 1.3.1 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt .................................................. 8 1.3.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt ................................................. 8 1.3.3 Các quy định chung mang tính nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt .......................................................................................................... 9 1.3.4 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt .......................................... 10 viii
  10. 1.3.4.1 Thanh toán bằng Séc ........................................................................ 11 1.3.4.2 Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi ........................................................ 13 1.3.4.3 Thanh toán bằng Thẻ ngân hàng ...................................................... 14 1.3.5 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại .......... 18 1.3.5.1 Tài khoản sử dụng ............................................................................ 18 1.3.5.2 Nguyên tắc hạch toán ....................................................................... 20 1.3.5.3 Chứng từ sử dụng ............................................................................. 21 1.3.5.4 Phương pháp hạch toán ................................................................... 22 Kết luận chương 1................................................................................................... 24 Chương 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN MẶT VÀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG ....... 25 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG ........................................ 25 2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng ................................................................... 25 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Long ............................................................... 25 2.1.3 Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động ............................................... 27 2.1.3.1 Chức năng......................................................................................... 27 2.1.3.2 Nhiệm vụ ........................................................................................... 28 2.1.3.3 Lĩnh vực kinh doanh ......................................................................... 28 2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý .............................................................................. 29 2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Long ....................................................................... 37 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán .................................................................... 37 2.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán .................................... 38 2.1.5.3 Hình thức kế toán ............................................................................ 40 2.1.5.4 Hệ thống chứng từ và tài khoản sử dụng ......................................... 41 2.1.5.5 Chế độ và phương pháp kế toán ....................................................... 42 2.1.5.6 Ứng dụng tin học trong công tác kế toán ......................................... 42 ix
  11. 2.1.6 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển ....................................... 44 2.1.6.1 Thuận lợi........................................................................................... 44 2.1.6.2 Khó khăn ........................................................................................... 44 2.1.6.3 Phương hướng phát triển ................................................................. 45 2.1.7 Kết quả kinh doanh những năm gần đây..................................................... 46 2.2 THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN MẶT VÀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG ...................................................... 48 2.2.1 Kế toán tiền mặt tại ngân hàng.................................................................... 48 2.2.1.1 Tài khoản sử dụng ............................................................................ 48 2.2.1.2 Chứng từ sử dụng ............................................................................. 48 2.2.1.3 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh .............................................................. 48 2.2.2 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng .............................. 52 2.2.2.1 Tài khoản sử dụng ............................................................................ 52 2.2.2.2 Chứng từ sử dụng ............................................................................. 53 2.2.2.3 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh .............................................................. 53 Kết luận chương 2................................................................................................... 82 Chương 3. GIẢI PHÁP .......................................................................................... 83 3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ....................................................................... 83 3.2 HỆ THỐNG GIẢI PHÁP ................................................................................ 86 Kết luận chương 3................................................................................................... 89 Phần KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.......................................................................... 90 1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 90 2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 91 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO x
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Trúc Mai Phần MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vốn tiền mặt là cơ sở, là tiền đề cho một doanh nghiệp, ngân hàng hay tổ chức hình thành và tồn tại, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp, ngân hàng hay tổ chức hoàn thành cũng như thực hiện quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Trong điều kiện hiện nay, phạm vi hoạt động cũng như các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách địa lý. Nhưng khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt, nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn thường mang lại nhiều bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham gia giao dịch thanh toán) là rất tốn kém. Hơn nữa, thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng lớn dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế. Ngoài ra, vấn đề an ninh trong khâu thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và việc sử dụng nhiều tiền mặt lưu thông trong dân cư sẽ là môi trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân, của nền kinh tế lẫn tình hình an ninh quốc gia. Những bất tiện của việc sử dụng tiền mặt với giá trị lớn trong thanh toán đòi hỏi phải ra đời những hình thức thanh toán khác đơn giản, thuận lợi và an toàn hơn. Một trong những chức năng của ngân hàng thương mại đó là chức năng trung gian thanh toán. Chức năng này được thể hiện thông qua công tác thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng. Nền kinh tế phát triển càng mạnh thì thanh toán dưới hình thức thanh toán không dùng tiền mặt càng chiếm tỷ trọng lớn, càng được nhiều người ủng hộ bởi những tiện ích tuyệt vời do nó mang lại. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác kế toán nghiệp vụ tiền mặt và thanh toán tại ngân hàng, cùng với những kiến thức được học và qua thời gian thực tập, em đã quyết định nghiên cứu và tìm hiểu đề tài: “Kế toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Long”. SVTH: Hồ Thị Thanh Huyền Trang 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Trúc Mai 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu về ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Long, công tác kế toán và các vấn đề lý luận chung liên quan đến công tác nghiệp vụ tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt trong ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện công tác kế toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng. 2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Trình bày cơ sở lý luận về kế toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại (2) Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tăng giảm tiền mặt và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng (3) Đánh giá công tác kế toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt ở Chi nhánh, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu trong đề tài là số liệu thứ cấp lấy từ sổ sách kế toán, chứng từ, hóa đơn, báo cáo tài chính,… của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Long. b. Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp hạch toán kế toán: sử dụng chứng từ, tài khoản sổ sách để hệ thống hóa và kiểm soát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: hỏi trực tiếp những người làm công tác kế toán cách thức hạch toán công tác kế toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt, những thông tin số liệu cần cho việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Điều kiện so sánh: là các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về các yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp hạch toán. Các dạng so sánh thường được sử dụng: Phương pháp so sánh tuyệt đối: dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu phân tích kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. SVTH: Hồ Thị Thanh Huyền Trang 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Trúc Mai Công thức tính: ∆𝐴 = 𝐴1 − 𝐴0 Trong đó: ∆A: là phần chênh lệch tăng giảm giữa kỳ hiện hành so với kỳ gốc A0: là giá trị kỳ gốc A1: là giá trị hiện hành Phương pháp so sánh số tương đối: là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Công thức tính: ∆𝐴 %𝐴 = × 100(%) 𝐴0 Trong đó: ∆A: chênh lệch kỳ hiện hành so với kỳ gốc A0: giá trị kỳ gốc 4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.1 Phạm vi a. Không gian Đề tài nghiên cứu thực hiện và hoàn thành tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Long b. Thời gian Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Long trong quý 1 năm 2021 và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2018, 2019, 2020 4.2 Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Long. 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và phần kết luận - kiến nghị đề tài gồm 3 chương: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN MẶT VÀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN MẶT VÀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG Chương 3: GIẢI PHÁP SVTH: Hồ Thị Thanh Huyền Trang 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Trúc Mai Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN MẶT VÀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại Theo khoản 3 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2010 quy định: “Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán. 1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại  Chức năng trung gian tín dụng Được xem là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò nhận tiền gửi, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay... Cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại.  Chức năng trung gian thanh toán Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế SVTH: Hồ Thị Thanh Huyền Trang 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Trúc Mai sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.  Chức năng tạo tiền Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với NHTM. Do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn. (Nguồn: Giáo trình tài chính - tiền tệ ngân hàng) 1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại NHTM là một định chế tài chính trung gian có đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế. Hoạt động của NHTM là đi vay để cho vay, huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong các tổ chức và dân cư, góp phần nâng cao khả năng sinh lợi đồng vốn, góp phần điều hòa lượng vốn lưu thông, thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển. Hoạt động của NHTM góp phần phân bổ vốn hữu hiệu giữa các ngành, các lĩnh vực, nhờ vậy luồng vốn được phân bổ đúng mục đích. NHTM cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ: thanh toán, bảo lãnh, chuyển tiền… đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Các NHTM sử dụng phương thức thanh toán qua NH góp phần thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ, quản lý điều tiết nền kinh tế và tăng cường vai trò kiểm soát đối với nền kinh tế. SVTH: Hồ Thị Thanh Huyền Trang 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Trúc Mai Môi trường làm việc trong các NHTM tạo hình ảnh về một phong cách chuyên nghiệp mà lao động Việt Nam cần hướng tới trong đó đội ngũ nhân viên ngân hàng là một kiểu mẫu tiêu biểu nhất trong việc góp phần xây dựng môi trường văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp. 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Tài khoản sử dụng TK 101 Tiền mặt bằng đồng Việt Nam TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị TK 1019 Tiền mặt đang vận chuyển TK 1014 Tiền mặt tại máy ATM  Nội dung và kết cấu:  Tài khoản 1011 – Tiền mặt tại đơn vị (tiền đồng Việt Nam) Bên Nợ: Số tiền mặt thu vào quỹ nghiệp vụ Bên Có: Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ SD Nợ: Số tiền mặt hiện tại quỹ nghiệp vụ  Tài khoản 1019 – Tiền mặt đang vận chuyển (tiền đồng Việt Nam) Bên Nợ: Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến đơn vị nhận tiền Bên Có: Số tiền xuất quỹ đã vận chuyển đến đơn vị nhận tiền Số dư Nợ: Số tiền mặt thuộc quỹ ở đơn vị đang trên đường vận chuyển  Tài khoản 1014 – Tiền mặt tại máy ATM Bên Nợ: Số tiền mặt nhập vào máy ATM Bên Có: Số tiền mặt chi ra từ máy ATM Số dư Nợ: Số tiền mặt còn lại trong máy ATM 1.2.2 Nguyên tắc hạch toán Khi ngân hàng thu tiền, chi tiền bắt buộc phải có giấy nộp lĩnh tiền, séc lĩnh tiền hoặc phiếu thu, phiếu chi và phải đầy đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm theo quy định. 1.2.3 Chứng từ sử dụng Giấy nộp tiền, Bảng kê thu tiền Giấy lĩnh tiền, Bảng kê chi tiền  Sổ sách: sổ nhật ký quỹ, sổ tài khoản chi tiết tiền mặt, các loại sổ khác,… SVTH: Hồ Thị Thanh Huyền Trang 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Trúc Mai 1.2.4 Phương pháp hạch toán  Thu tiền Khi khách hàng trả nợ vay và gửi tiền không kỳ hạn Nợ TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị Có TK 4211 Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng Hoặc Có TK 2111 Trả nợ tiền vay Rút tiền từ tài khoản tại Ngân hàng nhà nước Nợ TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị Có TK 1111,1113,…  Chi tiền Nợ TK 4211, 2111 hoặc các tài khoản thích hợp Có TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị Khi gửi tiền vào tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Nợ TK 1111,1113,… Có TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị Ngân hàng chuyển tiền cho đơn vị khác hoặc chi nhánh phụ thuộc Nợ TK 1019 Tiền mặt đang chuyển Có TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị Khi chuyển tiền cho máy ATM Nợ TK 1014 Tiền mặt tại máy ATM Có TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị  Thừa, thiếu tiền mặt Khi phát hiện thừa tiền Nợ TK 1011, 1031 Số tiền thừa quỹ Có TK 461 Số tiền thừa quỹ + Nếu tìm ra nguyên nhân do khách hàng nộp thừa Nợ TK 461 Số tiền thừa quỹ Có TK 4211, 4221 Nếu trả bằng chuyển khoản Có TK 1011, 1031 Nếu trả bằng tiền mặt SVTH: Hồ Thị Thanh Huyền Trang 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Trúc Mai + Nếu không tìm ra nguyên nhân Nợ TK 461 Số tiền thừa quỹ Có TK 79 Số tiền thừa quỹ Khi phát hiện thiếu tiền mặt Nợ TK 3614 Số tiền thiếu quỹ Có TK 1011, 1031 Số tiền thiếu quỹ + Nếu người gây ra thiếu quỹ bồi thường Nợ TK 1011, 1031 Số tiền thiếu quỹ Có TK 3614 Số tiền thiếu quỹ + Nếu bồi thường bằng cách trừ vào lương hàng thàng Nợ TK 8511 Số tiền thiếu quỹ Có TK 3614 Số tiền thiếu quỹ 1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng là dịch vụ trong đó ngân hàng sẽ thực hiện việc trích từ tài khoản tiền gửi theo yêu cầu của người có nghĩa vụ trả tiền hoặc nhu cầu chuyển tiền cho người khác để chuyển vào tài khoản người thụ hưởng nhằm chi trả tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc đơn giản là chuyển tiền cho người thân. 1.3.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt Trong nền kinh tế thị trường thanh toán không dùng tiền mặt có một vai trò hết sức quan trọng đối với từng cá nhân, từng đơn vị kinh tế và đối với toàn bộ nền kinh tế. Nó đáp ứng được đòi hỏi của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, làm cho Ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt được thể hiện:  Đối với Ngân hàng Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần tăng nhanh nguồn vốn của Ngân hàng, mở rộng nghiệp vụ kinh doanh. Khi các doanh nghiệp mở tài khoản tại Ngân hàng sẽ mang lại cho Ngân hàng nguồn vốn tương đối lớn để cho vay, đầu tư phát triển kinh tế. Nó thúc đẩy nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng phát triển, giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng, qua đó nắm được đặc điểm tình hình SVTH: Hồ Thị Thanh Huyền Trang 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Trúc Mai kinh doanh của khách hàng. Khi khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng và ký thác vốn của mình vào đó sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng kiểm soát được một phần lượng tiền trong nền kinh tế, cũng như khả năng tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó ngân hàng tiến hành cung ứng một lượng tiền thích hợp cho nền kinh tế.  Đối với doanh nghiệp Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt gửi tại Ngân hàng, việc thanh toán đảm bảo sự an toàn về vốn cũng như tài sản của doanh nghiệp tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình thanh toán.  Đối với quản lý vĩ mô của Nhà nước Đối với nền kinh tế, việc tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong lưu thông góp phần tiết kiệm chi phí, giúp Ngân hàng Trung ương có khả năng điều tiết cung ứng tiền tệ cho phù hợp với nhu cầu thông qua việc tăng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng, đảm bảo ổn định sức mua của đồng tiền. Có thể thấy, trong xu thế mở cửa của nước ta hiện nay, thanh toán không dùng tiền mặt có những vai trò trực tiếp cũng như gián tiếp ảnh hưởng tới 3 thành phần quan trọng của nền kinh tế đó là: Doanh nghiệp, Ngân hàng và Nhà nước. Thực hiện tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp các thành phần này đạt hiệu quả cao trong hoạt động của mình, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển. 1.3.3 Các quy định chung mang tính nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt  Cơ sở pháp lý của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt Để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng hoàn thiện hơn, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngừng nghiên cứu và đưa ra các văn bản có tính pháp lý, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động TTKDTM nói chung và các hình thức TTKDTM phát huy tác dụng. Hệ thống các văn bản pháp quy đó bao gồm: - Luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997, trong đó có đề cập đến vấn đề thanh toán qua ngân hàng. SVTH: Hồ Thị Thanh Huyền Trang 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2