Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
lượt xem 23
download
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế "Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu" nhằm nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên giai đoạn đến 2025. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “ Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu “ NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Người hướng dẫn : Sinh viên thực hiện: TS Dương Hoàng Anh Ngô Thị Ngọc Mã sinh viên: 18D160182 HÀ NỘI - 2021
- TÓM LƯỢC Nông nghiệp Việt Nam là một ngành cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nó có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với nền kinh tế quốc gia cũng như góp một phần không nhỏ vào GDP. Đặc biệt, hơn 70% dân số nước ta tham gia vào các hoạt động nông nghiệp. Vì vậy việc phát triển tốt một nền nông nghiệp hiện đại sẽ đóng góp một vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế nước nhà. Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Việc nghiên cứu về vấn đề chính sách phát triển nông nghiệp là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển nền nông nghiệp cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Tân Uyên nói riêng. Bằng các phương pháp nghiên cứu, đề tài chỉ ra nội dung chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp trong những năm gần đây. Từ đó thấy được những mặt tích cực, những vấn đề còn tồn tại trong chính sách phát triển nông nghiệp, sự cần thiết của việc hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp để có những giải pháp, kiến nghị hợp lý phát triển nông nghiệp nhằm phát triển hạ tầng thương mại tạo nền tảng cho hoạt động thương mại hiệu quả i
- MỤC LỤC TÓM LƯỢC ...................................................................................................................i MỤC LỤC .................................................................................................................... ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ............................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận ...........................................................1 2. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................2 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp ......................................................................................4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂNNÔNG NGHIỆP CỦA ĐỊA PHƯƠNG ......................................................................................5 1.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................5 1.1.1 Khái niệm chính sách................................................................................................................... 5 1.1.2 Khái niệm chính sách phát triển nông nghiệp ............................................................................... 5 1.2 Nguyên lý cơ bản về chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương .....................6 1.2.1 Yêu cầu của chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương .................................................... 6 1.2.2 Mục tiêu của chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương ................................................... 7 1.2.3 Vai trò của chính sách phát triển nông nghiệp .............................................................................. 7 1.2.4 Nội dung của chính sách phát triển nông nghiệp ........................................................................... 8 1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến ban hành và tổ chức thực thi chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương .............................................................................................................. 10 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU 12 2.1 Khái quát phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. ....... 12 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội .............................................................................................. 12 2.1.2 . Thực trang phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2021 .................................................................................... 15 2.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu ................................................................................................ 20 2.3. Phân tích thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, i i
- tỉnh Lai châu .................................................................................................................. 21 2.3.1. Chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ...................................................................... 21 2.3.2. Chính sách ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp23 2.3.3. Chính sách huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ...................................................... 25 2.3.4. Chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản ............................................ 26 2.4. Đánh giá thực trạng các chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu ....................................................................................................... 27 2.4.1 Thành công và tồn tại ................................................................................................................... 27 2.4.2. Nguyên nhân........................................................................................ 28 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO. 30 3.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo ......... 30 3.1.1. Quan điểm ................................................................................................................................ 30 3.1.2. Định hướng .............................................................................................................................. 30 3.2. Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp trênđịa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo.......... 31 3.3 Kiến nghị ................................................................................................................. 34 3.3.1. Đối với Trung ương .................................................................................................................. 34 3.3.2. Đối với Sở nông nghiệp và PTNN tỉnh Lai Châu ....................................................................... 34 3.4. Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................................... 35 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 37 i ii
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1 . Sản lượng ngành trồng trọt huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021 ............... 7 Biểu đồ 1. Sản lượng ngành trồng trọt huyện Tân uyên giai đoạn 2016-2021 ............. 8 Bảng 2. Tình hình ngành chăn nuôi huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021 ............... 10 i v
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CSHT Cơ sở hạ tầng CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật KCN Khu công nghiệp KHCN Khoa học công nghệ KH – KT Khoa học kỹ thuật v
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận chủ yếu của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp. Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm không những gắn liền với quá trình kinh tế, mà cũng gắn liền với quá trình tự nhiên của tái sản xuất. Muốn kinh doanh nông nghiệp một cách đúng đắn điều quan trọng là hiểu biết và khéo sử dụng các quy luật kinh tế của sự phát triển động vật và thực vật. Nông nghiệp bao gồm hai tổng hợp ngành: ngành trồng trọt và chăn nuôi. Ngành trồng trọt bao gồm sản xuất ngũ cốc, cây công nghiệp, khoai tây, trồng rau, làm vườn, nghề trồng cỏ... Ngành chăn nuôi bao gồm việc nuôi súc vật lớn có sừng, cừu, lợn, gia cầm... Tân Uyên là tỉnh có vị trí địa chính trị, chiến lược trọng yếu về quốc phòng, an ninh, nhưng hiện vẫn là một trong những huyện nghèo nhất của cả nước, phần đa là các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực nông thôn, kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội còn yếu kém; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự cung, tự cấp vẫn là chủ yếu; chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Tân Uyên đã có nhiều cố gắng, vượt mọi khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, giá trị sản xuất hàng năm đạt trung bình 89 tỷ đồng, lợi nhuận trung bình đạt trên 46 tỷ đồng; đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Các chính sách về nông nghiệp đã được trung ương ban hành và huyện Tân Uyên cũng đã có những chính sách riêng về phát triển sản xuất nông nghiệp; các chính sách này đã có tác động nhất định đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở huyện Tân Uyên nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa theo kịp thực tiễn, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp. Đầu tư cho ngành nông nghiệp còn thấp, chiếm 9,9% tổng đầu tư xã hội, đóng góp 37,7% tổng giá trị sản xuất. Hoạt động đầu tƣ còn dàn trải, thiếu trọng tâm trọng điểm, chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Đầu tư trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có biểu hiện mất cân đối giữa trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Vì vậy, nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, đánh giá cụ thể để có sự đột phá về cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp, nâng cao quy mô sản xuất nông nghiệp, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản; đẩy mạnh 1
- liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, tiếp cận thị trường… Từ thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu “ , là đề tài mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài khóa luận là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. 2.2. Mục tiêu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài khóa luận là nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên giai đoạn đến 2025. 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đối tượng, mục tiêu nghiên cứu đã nêu, sinh viên xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài khóa luận như sau - Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. - Phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. - Từ những vấn đề tồn tại trong xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021, trên quan điểm và định hướng phát triển chính sách nông nghiệp của huyện Tân Uyên, đề xuất giải pháp xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên giai đoạn đến 2025 và những năm tiếp theo. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu - Phạm vi thời gian: Nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được lấy từ năm 2016 đến nay( thời gian từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 9 năm 2021) giai đoạn 2016-2021; các giải pháp áp dụng cho giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo. - Phạm vi nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu một số chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu 2
- Tác giả dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu đề tài khóa luận 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể a) Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập số liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra. Các phương pháp thu thập dữ liệu: - Dữ liệu thứ cấp từ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp ( PTNN) huyện Tân Uyên: Tất cả các báo cáo tình hình hình tế- xã hội, báo cáo đề án, báo cáo quy hoạch, tài liệu từ Phòng Nông nghiệp và PTNT… - Dữ liệu thứ cấp từ bên ngoài: Thu thập số liệu qua các văn bản, sách bảo, qua luận văn của sinh viên trường Đại học Thương mại, từ các trang Website… b) Phương pháp phân tích Là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Phương pháp này được sử dụng để phân tích những thành công và hạn chế trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng thực thi chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên để chỉ ra những thành công và hạn chế. Phương pháp phân tích còn đƣợc sử dụng để đề xuất các giải pháp nhằm thực thi tốt hơn nữa chính sách nông nghiệp ở huyện Tân Uyên trong thời gian tới. c) Phương pháp tổng hợp Là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng. Phương pháp này đƣợc sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích. Trên cơ sở kết quả phân tích, phương pháp tổng hợp đã khái quát thành cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở chương1; những thành tựu và hạn chế trong thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở chương 2 và đề xuất các giải pháp ở chương 3. d) Phương pháp so sánh 3
- Là phương pháp xem xét quan hệ giữa các trị số của một chỉ tiêu phân tích. Các trị số chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh được gọi là số gốc . Tùy mục đích lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Nhờ phương pháp này, luận án làm rõ được những thay đổi cả vê chất và lượng qua thời gian. e) Phương pháp phân tích chi tiết Là phương pháp mà khi tiến hành phân tích một đối tượng nghiên cứu phức tạp, người phân tích thường không chỉ đánh giá một cách tổng quát mà còn tiến hành phân chia nhỏ đối tượng để nghiên cứu kỹ hơn. Phương pháp này nhằm cụ thể hóa từng vấn đề, từng bộ phận cấu thành và quá trình diễn biến, phát triển hiện tượng, sự kiện trong không gian, thời gian khác nhau. 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài các phần tóm lược, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo kết cấu của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển nông nghiệp ở địa phương. Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Chương 3: Định hướng và hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoán đến năm 2025 và những năm tiếp theo. 4
- CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỊA PHƯƠNG 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm chính sách Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”. Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”. Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. Đinh Dũng Sỹ (2008) cho rằng chính sách có mối tương quan rất mật thiết với chính trị và phápluật, chính sách là cụ thể hóa đường lối chính trị của Nhà nước. Franc Ellis cho rằng "trên tầm vĩ mô, chính sách được xem như đường lối hành động màChính phủ lựa chọn đối với quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào đó, có thể là kinh tế, xã hội và môi trường”. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường. 1.1.2 Khái niệm chính sách phát triển nông nghiệp Chính sách phát triển nông nghiệp là chính sách bảo vệ lợi ích kinh tế của nông dân thông qua các biện pháp như trợ giá, trợ cấp thu nhập trực tiếp và khuyến 5
- khích nâng cao hiệu quả thông qua việc hỗ trợ họ trong quá trình cơ giới hóa, áp dụng công nghệ mới và hình thức tổ chức mới. Theo PGS. TS. Lê Đình Thắng: "Chính sách phát triển nông nghiệp được hiểu là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế có liên quan đến nông nghiệp và các ngành có liên quan, nhằm tác động vào nông nghiệp theo những mục tiêu nhất định, trong một thời hạn nhất định" Chính sách phát triển nông nghiệp thể hiện hành động của Chính phủ nhằm thay đổi môi trường của sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Các quan niệm về chính sách, chính sách phát triển nông nghiệp trên đây đứng trên các góc độ nghiên cứu, phương thức tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở những nội dung cơ bản và cùng nhằm vào mục đích phát triển nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng từ sự can thiệp của Chính phủ. Chính sách phát triển nông nghiệp có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông và tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến sản xuất gồm các tác động đến giá thị trường yếu tố đầu vào, thị trường tư liệu sản xuất, các tác động đến sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, các vấn đềcó liên quan đến tổ chức phối hợp các nguồn lực. Các vấn đề có liên quan đến lưu chuyền sản phẩm gồm thị trường sản phẩm của nông nghiệp, giá bán sản phẩm, thuế tiêu thụ sản phẩm, chế biến, bảo quản, vận chuyển, bán sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến tiêu dùng sản phẩm gồm chế độ phân phối sản phẩm, giá mua sản phẩm, thuế xuất nhập khẩu sản phẩm... 1.2 Nguyên lý cơ bản về chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương 1.2.1 Yêu cầu của chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương Chính sách nông nghiệp của các quốc gia, khu vực, vùng miền đều mang những nét đặc thù với màu sắc riêng. Chính sách nông nghiệp thường bao hàm cả chính sách kinh tế và chính sách phi kinh tế. Ngày nay nông nghiệp không chỉ lànơi sản xuất ra của cải vật chất mà còn là địa bàn có số lượng dân cư rất đông. Nông nghiệp, nông thôn là nơi lƣu giữ các giá trị văn hóa tinh thần của xã hội, là nơi thực hiện các quá trình bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên quốc gia. Nông nghiệp không chỉ sản xuất ra của cải cho xã hội mà còn là môi trường tự nhiên, môitrường xã hội cho phát triển bền vững. Vì vậy, chính sách phát triển của các quốc gia đều mang những đặc trƣng riêng. Các chính sách này không chỉ nhằm phát triển kinh tế mà còn phải góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến văn hóa, xã hội, truyền thống. Đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững chính là đảm bảo sự cân bằng của xã hội. Trên thực tế nông dân luôn là lực lượng bị thiệt 6
- thòi nhất trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do đất đai bị thu hẹp, do năng suất lao động thấp, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên... cho nên thu nhập của ngƣời nông dân thƣờng thấp trong xã hội. Các chính sách phát triển nông nghiệp ngoài mục đích kinh tế còn phải hƣớng vào xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, lưu giữ và bảo vệ các giá trị văn hóa tinh thần... 1.2.2 Mục tiêu của chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương Trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo nền kinh tế - xã hội ổn định và phát triển, chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương cần đạt được những mục tiêu tổng quát sau: Thứ nhất, chính sách phát triển nông nghiệp nhằm bảo đảm cho nông nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện. Sự phát triển toàn diện của nông nghiệp được thể hiện đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp, vừa phát huy thế mạnh của việc sản xuất sản phẩm vừa tận dụng mọi khả năng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội. Chính sách phát triển nông nghiệp còn nhằm kết hợp phát triển các ngành kinh tế trong nông thôn như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, và thương mại dịch vụ. Thứ hai, Chính sách phát triển nông nghiệp nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Trong lĩnh vực kinh tế một mặt vừa bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa phải phát triển toàn diện các ngành nông nghiệp phải cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng ở trong nước và phát huy lợi thế so sánh của các ngành hướng mạnh ra xuất khẩu). Về mặt xã hội, chính sách nông nghiệp một mặt phải tạo ra môi trường sản xuất - kinh doanh thuận lợi, mặt khác phải hướng đến xoá đói, giảm nghèo trong nông thôn, từng bước thực hiện sự công bằng xã hội. Chính sách nông nghiệp còn hướng đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Thứ ba, Chính sách phát triển nông nghiệp phải bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và quốc phòng. 1.2.3 Vai trò của chính sách phát triển nông nghiệp - Chính sách phát triển nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thứ nhất, định hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện. Thứ hai, định hướng điều tiết sự mất cân đối trong nông nghiệp. Trong nông nghiệp,chính sách nông nghiệp định hướng cân bằng các lĩnh vực: sản xuất - tiêu 7
- dùng, đầu vào - đầu ra, tích luỹ - đầu tư, xuất khẩu - nhập khẩu, thu - chi ngân sách… - Chính sách phát triển nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển cân đối các vùng lãnh thổ: gò đồi miền núi, đồng bằng và đầm phá ven biển. - Chính sách nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả các tiềm năng trong nông nghiệp, đó là đất đai và lao động và đây cũng là hai nguồn lực quan trọng của đất nước nói chung và nông nghiệp nói riêng. - Chính sách nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. - Chính sách nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc tác động đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Trong thời gian dài nước ta áp dụng cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã phát sinh ra nhiều tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là hiện tượng quan liêu bao cấp. Trong giai đoạn hiện nay,chính sách nông nghiệp phải có vai trò to lớn trong việc tác động đổi mới cơ chế này, từng bước xoá bỏ hiện tượng quan liêu bao cấp trong nền kinh tế. 1.2.4 Nội dung của chính sách phát triển nông nghiệp a) Chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp Có hai nhóm chính sách có tác động thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp huyện. Một là, nhóm chính sách ưu đãi đầu tư của chính quyền Trung ương đối với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Các chính sách này được áp dụng chung đối với tất cả các địa phương trong cả nước. Chính quyền huyện tổ chức thực hiện các chính sách này trên địa bàn huyện, nhằm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp huyện.Chính sách ưu đãi của chính quyền trung ương gồm các chính sách thuế và khuyến khích về thuế đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chính sách ưu đãi tín dụng, ưu đãi về đất đai, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chính sách bảo hiểm nông nghiệp (hỗ trợ rủi ro trong sản xuất nông nghiệp,..). Hai là, nhóm các chính sách ưu đãi riêng của chính quyền huyện , được áp dụng riêng cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp của địa phương.Trên cơ sở các quy định chung của pháp luật, chính sách của chính quyền Trung ương, điều kiện đặc thù của địa phương và chính sách của chính quyền huyện, chính quyền huyện có thể xây dựng một số chính sách của địa phương để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp. b) Chính sách ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp 8
- Nhà nước đã có những định hướng về mặt cơ chế cho phát triển khoa học, công nghệ như: Cơ chế đặt hàng, cơ chế quỹ, cơ chế khoán, cơ chế liên kết và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó là hệ thống các chính sách hỗtrợ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có ngành nông nghiệp, được thể hiện thông qua các chương trình quốc gia về KHKT đến năm 2020, chương Phát triển sản phẩm quốc gia; Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; Đổi mới công nghệ quốc gia; Phát triển công nghệ cao; Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp; Chương trình KHKT phục vụ phát triển nông thôn mới; Các Chương trình/đề án Phát triển và ứng dụng kỹ thuật sinh học trong nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường. Để đảm bảo phát triển Khoa học kỹ thuật phù hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn đã ban hành Chiến lược phát triển Khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp đến năm 2020 với những nhóm chính sách cụ thể như: - Hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ và chuyển giao công nghệ mới, mua công nghệ trong nước hoặc nước ngoài để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế theo các quy định hiện hành của Nhà nước. - Nhà nước đảm bảo quỹ đất cho tổ chức khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển để nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm. Các tổ chức và cá nhân đang sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, giữ giống gốc, giống đầu dòng, nhân giống, mô hình trình diễn, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu, chuyển giao đƣợc sử dụng lâu dài, được hưởng chính sách ưu đãi cao nhất tiền thuế sử dụng đất. c) Chính sách huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Vốn trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Để phát triển một nềnnông nghiệp bền vững, nhằm bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, tăng nông sản xuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hoá nông nghiệp thì vấn đề đầu tiên, mang tính chất quyết định là vốn. Liên quan đến vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, trong những năm gần đây Đảng ta khẳng định: Nhà nước cân đốicác nguồn vốn để ưu tiên đầu tư thích đáng cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và 9
- điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Về chính sách huy động đầu tư vốn cho nông nghiệp, Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cụ thể hóa chỉ đạo của Nghị quyết 26, Chính phủ cũng đã ban hành một loạt các văn bản liên quan trực tiếp đến chính sách đầu tư cho nông nghiệp, như : Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Nghị định 61/2010/NĐ-CP nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, hay Quyết định 315/QĐ-TTg (về bảo hiểm nông nghiệp), Quyết định 1956/QĐ-TTg (về đào tạo nghề nông thôn)... và mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 210/NĐ - CP ngày 19/12/2013 về một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. d) Chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản Bên cạnh Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho nông nghiệp, chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn kinh tế đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ theo cơ chế thị trường. Từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 80/2002/QĐ- TTg về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng (Quyết định 80). Tiếp theo đó là các chính sách bổ trợ, thúc đẩy việc thực hiện như : Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg, ngày 25-8-2008 về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; Quyết định số 62/2013QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT năm 2013 về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. 1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến ban hành và tổ chức thực thi chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương Một là, nhân tố quan trọng và chi phối trước tiên đến chính sách nông nghiệp là thể chế chính trị xã hội của mỗi quốc gia. Đó chính là chế độ chính trị - xã hội của các quốc gia được hiến pháp qui định với bản chất và hình thức tổ chức của nhà nước. Mỗi chế độ chính trị - xã hội khác nhau có bản chất và hình thức tổ chức nhà nước khác nhau và cũng có những khác biệt nhất định khi xây dựng và thực thi hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, trong đó có chính sách phát triển nông nghiệp. Hai là, chính sách nông nghiệp chịu sự tác động và chi phối của việc định hướng, chiến lược phát triển của nhà nước. Nhà nước thể chế hóa đường lối, chiến 1 0
- lược phát triển của Đảng thành những chính sách cụ thể nhằm thực hiện thành công chủ trương lớn đó. Ba là, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế tác động mạnh đến chính sách phát triển nông nghiệp. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế nông nghiệp nói riêng của các quốc gia không thể không hòa nhập vào khu vực và toàn cầu, các sản phẩm từ nông nghiệp đang đƣợc toàn cầu hóa. Nó chi phối mạnh mẽ các chính sách nông nghiệp; chẳng hạn nhƣ chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nông sản... Do vậy, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nền nông nghiệp nước ta không thể không hòa nhập vào nền kinh tế nông nghiệp thế giới. Bốn là, sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đến chính sách nông nghiệp. Quá trình hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp chịu tácđộng của những thành tựu khoa học, công nghệ của quốc gia đó và của thế giới. Khoa học kỹ thuật ngày nay đã thực sự trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, trở thành động lực cho sự tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia. Chính mức độ và quy mô áp dụng trình độ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp của một quốc gia sẽ quy định việc xây dựng và thực hiện chính sách nông nghiệp. Khoa học kỹ thuật phát triển sẽ tạo ra động lực và mục tiêu cho việc xây dựng và thực hiện chính sách nông nghiệp cho mỗi quốc gia. Năm là, điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu, thời tiết, môi trường, địa hình, thổ nhưỡng, nguồn nước... có ảnh hưởng rất quan trọng đến chính sách nông nghiệp. Chính sách nông nghiệp ở một quốc gia mà hội tụ các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp sẽ khác với các nƣớc có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Sáu là, quy mô, tốc độ gia tăng dân số có tác động đến việc xây dựng và thực hiện chính sách nông nghiệp của một quốc gia. Một quốc gia mà có quy mô dân số lớn, có tốc độ gia tăng dân số nhanh thì nhu cầu về lương thực,thực phẩm là rất lớn, do đó sẽ có cách quan tâm tương đối đặc thù so với một quốc gia quy mô dân số nhỏ, tốc độ gia tăng chậm. Bảy là, chính sách nông nghiệp còn chịu sự tác động của điều kiện thực hiện bản thân chính sách. Chính sách nông nghiệp được xây dựng phải dựa trên điềukiện kinh tế, trình độ phát triển của một quốc gia cụ thể. Các mục tiêu và giải pháp của chính sách nông nghiệp không thể vượt quá các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và từng khu vực, vùng miền. Nếu thoát ly điều kiện thực thi chính sách nông nghiệp sẽ khó có cơ hội thành công. 1 1
- CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNHLAI CHÂU. 2.1 Khái quát phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnhLai Châu. 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý - Huyện Tân Uyên được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2009 theo Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 30/10/2008 của Chính phủ. Là một huyện thuộc vùng sâu, vùng xa của cả nước, Tân Uyên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lai Châu, cách thành phố Lai Châu khoảng 60 km; cách Sa Pa, điểm du lịch lớn của quốc gia 43 km. Thị trấn huyện lỵ cách trung tâm huyện Than Uyên 40 km và cách thị trấn huyện lỵ Tam Đường 25 km. - Huyện có tọa độ địa lý từ 22o07’ đến 22o17’ vĩ độ Bắc và 103o33’ đến 103o53’ kinh độ Đông với vị trí địa lý như sau: + Phía Bắc giáp huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; + Phía Nam giáp huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu; + Phía Đông giáp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; + Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Huyện Tân Uyên được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 90.326,75 ha diện tích tự nhiên và 42.221 nhân khẩu của huyện Than Uyên (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Mường Khoa, Phúc Khoa, Nậm Sỏ, Nậm Cần, Thân Thuộc, Trung Đồng, Hố Mít, Pắc Ta, Tà Mít và thị trấn Tân Uyên). 1 2
- b) Địa hình, địa mạo Địa hình của huyện Tân Uyên chia cắt khá phức tạp. Có thể chia thành 2 khu vực chính: - Khu vực phía Đông là sườn núi phía Tây của dãy Hoàng Liên Sơn, núi cao địa hình hiểm trở, có độ dốc lớn. - Phía Tây là khu vực đồi núi thấp, độ cao trung bình 600-1.800m. Địa hình huyện thuộc vùng núi cao, có độ dốc lớn, trên 60% diện tích tự nhiên của huyện có độ cao trên 800 m, hơn 90% địa hình có độ dốc lớn hơn 20-25o và bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; có nhiều dãy núi có độ cao từ 1.500-2.000 m so với mực nước biển. Có sông,nhiều khe, suối; có những dải đồng bằng ở độ cao trung bình khoảng 500-600 m so với mực nước biển. Xen kẽ núi đồi có nhiều thửa đất nhỏ, bậc thang, hình thể phức tạp. c) Khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu của huyện được chia thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa là mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thường xuất hiện gió khô hanh, ít mưa nên lượng nước rất ít. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 19,6oC. Tổng tích ôn cả năm trung bình là 8.121oC. Do có cao độ biến động lớn nên chế độ nhiệt giữa vùng 1 3
- cao và vùng thấp cũng rất khác nhau, những vùng có độ cao trên 1.000 m khí hậu mát, lạnh và ẩm quanh năm. Lượng mưa ở Tân Uyên khá lớn và có sự phân bố không đều trong năm. Mưa lớn tập trung vào mùa hè, nhất là các tháng 6,7, 8 và thường chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Sự phân bố lượng mưa tập trung theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm nghiệp cũng như việc thi công cáccông trình xây dựng trên địa bàn huyện. d) Thủy văn Huyện thuộc lưu vực sông Nậm Mu có mật độ sông suối khá dày (1,5- 1,7km/km2). Hệ thống sông, suối nhiều nhưng đa số nhỏ, hẹp và có độ dốc lớn. Lượng mưa phân phối không đều trong năm nên vào mùa mưa thường thừa nước, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; ngược lại vào mùa khô, mưa ít, thiếu nước, dòng chảy thường bị cạn kiệt nên có nguy cơ bị hạn hán. e) Tài nguyên Tân Uyên có 7.298 ha đất nông nghiệp, trong đó có 2.516 ha ruộng nước, 1.902 ha màu, 1.232 ha chè… 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a) Tiềm năng kinh tế Tân Uyên có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc trồng rừng, cây công nghiệp vàchăn nuôi đại gia súc. b) Văn hoá, xã hội Tân Uyên là nơi sinh sống của bà con 8 dân tộc gồm: Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú, Dao, Lào, Giáy và Tày. Trong đó, người Thái chiếm số đông với gần 52%. Dự kiến khi 2 công trình thủy điện Huội Quảng và Bản Chát hoàn thành, dân số Tân Uyên sẽ có sự biến động lớn vì phải tiếp nhận thêm gần 2.000 hộ dân tái định cư. Người Thái (còn có tên gọi khác là Táy, Hàng Tổng, Pa Thay, Thổ Đà Bắc)ở Tân Uyên gồm 2 nhóm là Thái đen và Thái trắng, 2 nhóm được phân biệt qua trang phục và cách vấn tóc của phụ nữ có chồng. Phụ nữ Thái đen khi đã lấy chồng phải “tằng cẩu” (búi tóc lên đỉnh đầu) còn với phụ nữ Thái trắng thì vấn tóc bình thường như các thiếu nữ. Trang phục của phụ nữ Thái rất độc đáo với chiếc áo cóm bó sát người đính hàng cúc bướm bằng bạc; chiếc váy màu đendài chấm gót, đầu đội khăn piêu. Người Thái có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật tưới nước, đắp phai, đào mương... lúa nước là nguồn lương thực chính, ngoài lúa nước, dân tộc Thái còn nổi tiếng với các sản phẩm như vải thổ cẩm có hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, đệm ngủ làm từ bông lau bền, đẹp. Người Thái ở nhà sàn, mỗi bản thường có từ 30 – 80 nóc nhà kề nhau, sinh sống dọc theo các con suối, nguồn nước. 1 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển mô hình Keiretsu ở Nhật Bản, Chaebol ở Hàn Quốc và định hướng cho các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
107 p | 279 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
84 p | 252 | 46
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam
100 p | 253 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông: trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
80 p | 58 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát
46 p | 43 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông. Trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
80 p | 50 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
97 p | 32 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích lợi thế về giá và chất lượng sản phẩm trong hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Lương thực Sông Hậu - Cần Thơ
106 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại - Dịch vụ - Kỹ thuật Gia Khang giai đoạn 2014-2018
110 p | 26 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả xuất khẩu bưởi của Công ty The Fruit Republic Cần Thơ
94 p | 37 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
89 p | 25 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta
52 p | 55 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng thẻ thanh toán tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cà Mau
98 p | 21 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hoạt động marketing của ngành hàng vật liệu xây dựng tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
93 p | 27 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
105 p | 13 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả thanh toán quốc tế tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ
82 p | 17 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hành vi người tiêu dùng sản phẩm dầu thực vật Tường An của người dân ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
108 p | 14 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn