Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát
lượt xem 14
download
Khóa luận tốt nghiệp "Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát" được thực hiện nhằm hệ thống hóa các lý thuyết về doanh nghiệp như khái niệm, khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG AN PHÁT Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Họ và tên: TS. Nguyễn Minh Phương Họ và tên: Phạm Thị Diệu Linh Bộ môn: Quản lý kinh tế Lớp: K54F5 HÀ NỘI, 2021
- TÓM LƯỢC Nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển, qua đó mở rộng thị trường hoạt động, nâng cao đời sống nhân viên và tạo sự phát triển vững chắc cho doanh nghiệp. Công ty Cổ phần gia dụng An Phát là một doanh nghiệp hoạt động dựa trên các lĩnh vực chính là phân đồ gia dụng. Nhận thấy vai trò quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế mở cửa hội nhập và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn nên em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Về lý thuyết, đề tài nêu nổi bật các vấn đề lý thuyết cơ bản về hiệu quả kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát. Qua đó đưa ra được những thành công trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh. Từ đó tìm nguyên nhân và đưa ra những giải pháp giúp Công ty khắc phục được những hạn chế đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty An Phát. 1
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, được phía Nhà trường cũng như Công ty tạo điều kiện thuận lợi, em đã có một quá trình nghiên cứu tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài. Kết quả thu được không chỉ do nỗ lực của cá nhân mà còn có sự giúp đỡ của Quý thầy cô, Công ty, gia đình và bạn bè. Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại đã quan tâm, tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, TS. Nguyễn Minh Phương đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ em về mặt phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, giúp em hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị trong Phòng Kinh Doanh - Công ty Cổ phần gia dụng An Phát đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực tập, thu thập tài liệu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù có nhiều cố gắng song với sự hạn chế kiến thức cũng như thời gian tiếp cận với thực tế chưa nhiều, bài luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô có những ý kiến đóng góp để chuyên đề được hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021 Sinh viên Linh Phạm Thị Diệu Linh 2
- MỤC LỤC TÓM LƯỢC .................................................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 2 MỤC LỤC ...................................................................................................................... 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... 6 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 8 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 8 2. Tổng quan các chương trình nghiên cứu có liên quan .......................................... 9 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 10 3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 10 3.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 10 3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 11 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 11 4.1 Phạm vi về thời gian .............................................................................................. 11 4.2 Phạm vi về không gian .......................................................................................... 11 4.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu .......................................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 12 5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................. 12 5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................................. 12 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp ................................................................................. 12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP ....................................................................................................... 14 1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp ........................................................................................................................... 14 1.1.1 Khái niệm kinh doanh ....................................................................................... 14 1.1.2 Khái niệm hiệu quả ............................................................................................ 14 1.1.3 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ........................................ 15 1.2 Một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp ......................... 16 1.2.1 Khái quát một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp .... 16 1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp .. 16 1.3 Nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp .......................... 17 1.3.1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp ......................................................................... 17 1.3.2 Hiệu quả kinh doanh bộ phận ........................................................................... 18 1.4 Các nguyên tắc công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế ............. 20 1.4.1 Các nguyên tắc giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế ........................ 20 1.4.2 Các công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế .............................. 21 3
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG AN PHÁT GIAI ĐOẠN 2018-2020 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021 ............................................................................................................................... 23 2.1Tổng quan tình hình kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát ......................................................... 23 2.1.1 Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát .. 23 2..1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát ............................................................................................................... 25 2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát ............................................................................................................................... 28 2.2.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu tổng hợp của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát ............................................................................................... 28 2.2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu bộ phận của Công ty cổ phần gia dụng An Phát ............................................................................................... 29 2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát ............................................................................ 33 2.3.1 Các kết luận qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát ............................................................................................... 33 2.3.1 Các phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát .......................................................................................... 35 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG AN PHÁT ............................................... 37 3.1 Quan điểm đinh hướng và mục tiêu phát triển Công ty phần gia dụng An Phát ............................................................................................................................... 37 3.1.1 Quan điểm đinh hướng phát triển Công ty ..................................................... 37 3.1.2 Mục tiêu kinh doanh .......................................................................................... 37 3.2 Các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty phần gia dụng An Phát ......................................................................................................... 40 3.2.1 Tiết kiệm chi phí trong quá trình kinh doanh ................................................. 40 3.2.2 Giải pháp nâng cao công tác sử dụng vốn ....................................................... 40 3.2.3 Xây dựng hệ thống giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm và nghe ý kiến của khách hàng ............................................................................................................ 41 3.2.4. Tăng cường hoạt động marketing ........................................................... 41 3.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................................ 41 3.3 Các kiến nghị đối với cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát ..................................................................... 42 4
- 3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước ..................................................................................... 42 3.3.2 Kiến nghị với Bộ, Ban ngành ............................................................................ 43 3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát ......................................................... 43 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 44 5
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên Nội dung Trang Doanh thu tiêu thụ dịch vụ và sản phẩm của Công ty Cổ Bảng 2.1 phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu 23 năm 2021 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gia Bảng 2.2 dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 24 2021 Bảng chỉ tiêu tổng hợp của Công ty Cổ phần gia dụng An Bảng 2.3 28 Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần gia dụng An Bảng 2.4 29 Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần gia dụng Bảng 2.5 31 An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 Hiệu quả sử dụng tiền lương của Công ty Cổ phần gia dụng Bảng 2.6: 32 An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 Mục tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia Bảng 3.1 39 dụng An Phát 2022-2024 6
- DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt NSLĐ Năng suất lao động KQSX Kết quả sản xuất LNBQ Lợi nhuận bình quân VCĐ Vốn cố định VLĐ Vốn lưu động TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động 7
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển, ngày càng mở rộng với khu vực và quốc tế tạo ra tiền đề cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế với quốc tế. Bên cạnh những cơ hội đó doanh nghiệp cũng không gặp ít những khó khăn và thách thức. Để tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh đầy gay gắt này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Hiệu quả kinh doanh càng cao sẽ giúp các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với những doanh nghiệp khác, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào hoạt động kinh doanh có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, cải thiện được đời sống cho cán bộ, lao động trong công ty. Do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề cần thiết của bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên môi trường kinh doanh luôn biến đổi, doanh nghiệp thì còn nhiều giới hạn nên nâng cao hiệu quả luôn là bài toán khó cần được giải quyết nhất là trong thời điểm dịch covid diễn ra vô cùng phức tạp và chưa có dấu hiệu giảm. Nhiều doanh nghiệp phải tìm cách để việc đầu tư kinh doanh của mình có lãi, phải bỏ ra chi phí như thế nào lợi ích thu được về là bao nhiêu, hoạt động kinh doanh đó có đạt hiệu quả hay không, từ đó đưa ra các biện pháp, chính sách quản lý phù hợp…Hiệu quả kinh doanh có được cải thiện nhưng bên cạnh đó còn không ít những vấn đề về vốn cũng như nguồn lực lao động và doanh nghiệp chưa khai thác được tối đa thế mạnh của công ty cũng như sản phẩm mà công ty đang hướng tới. Công ty Cổ phần gia dụng An Phát là một doanh nghiệp hoạt động dựa trên các lĩnh vực chính truyền tải, phân phối đồ dùng và thiết bị gia dụng cho gia đình. Là một doanh nghiệp mới, được thành lập từ năm 2016, cho đến nay Công ty đã có những bước chuyển đổi không ngừng, luôn tìm những biện pháp để nâng cao hiệu quả trên từng sản phẩm đến các khách hàng. Công ty đã đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên vẫn còn những thách thức khó khăn trong việc tối thiểu hóa chi phí làm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Đặc biệt, chính sách quản lý và biện pháp của công ty đặt ra chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy hết được tiềm năng của mình. Công ty chưa có biện pháp để giảm chi phí tăng, công tác quản lý nguồn vốn lỏng lẻo và việc phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý. Hơn nữa Công ty kinh doanh về mặt hàng gia dụng mà gia đình nào cũng có nhu cầu mua sắm sử dụng mà doanh thu bán hàng chưa cao hẳn, doanh thu chưa thực sự đột phá. Đó là điều em thấy chưa thuyết phục tại sao kinh doanh mặt hàng mà gia đình nào cũng có nhu cầu mua sắm mà doanh thu lại không cao so với những công ty cũng kinh daonh mặt hàng tương tự. Vì vậy việc nghiên 8
- cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát là một vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết. Do đó em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần gia dụng An Phát” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan các chương trình nghiên cứu có liên quan Trong những năm gần đây, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi đề tài đều có nét riêng, khác nhau về đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và góc độ tiếp cận vấn đề cũng khác nhau. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau: (1) Trần Thị Hân (2017), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần may xuất khẩu Vĩnh Thịnh”, Khóa luận tốt nghiệp sinh viên khoa Kinh tế- Luật, Đại học Thương Mại. Trong bài khóa luận tác giả đã chỉ ra lý thuyết về hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tác giả cũng chỉ ra thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần may xuất khẩu Vĩnh Thịnh thông qua các nhóm chỉ tiêu về kết quả đầu ra, nhóm chỉ tiêu tổng hợp, nhóm chỉ tiêu đánh giá sử dụng các yếu tố đầu vào và nhóm chỉ tiêu xét về mặt sử dụng yếu tố đầu vào đã cho thấy công ty đang kinh doanh có hiệu quả. Tác giả có những kết luận và phát hiện về thực trạng kinh doanh của Công ty và đưa ra những giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần may xuất khẩu Vĩnh Thịnh. (2) Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2018), “Phương hướng và những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam” đề cập đến các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ và kinh doanh dịch vụ tại các cảng hàng không quốc tế. Tác giả đi khảo sát thực trạng về vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các cảng hàng không quốc tế Việt Nam. Từ thực trạng khảo sát được, tác giả đánh giá thành công đã đạt được cũng như phát hiện ra những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại và một số vấn đề đặt ra trong thời gian tới đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các cảng hàng không quốc tế. Sau đó thông qua việc nghiên cứu thực trạng phát phát triển kinh doanh dịch vụ, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại các cảng hàng không quốc tế. (3) Phạm Thị Vi (2019), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hoa”, khóa luận tốt nghiệp sinh viên khoa Kinh tế - Luật, Đại học Thương Mại. Tác giả dựa trên cơ sở những lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh kết hợp phương pháp nghiên cứu để phân tích về thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH 9
- Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hoa trong giai đoạn 2016 – 2019. Thông qua việc đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, khóa luận đã chỉ ra được những thành công và hạn chế của doanh nghiệp, dự báo về triển vọng, định hướng cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hoa trong giai đoạn 2019 – 2025. (4) Nguyễn Thị Bích (2020) “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Mavina”, khóa luận tốt nghiệp sinh viên khoa Kinh tế - Luật, Đại học Thương Mại. Tác giả đã phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2017 – 2019 và 6 tháng đầu năm 2020. Trong bài khóa luận, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích thống kê, so sánh, quan sát để đưa ra được những đánh giá xác thực về hiệu quả của hoạt động kinh doanh của Công ty, phân tích được những thành công đã đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết để từ đó có thể đề xuất ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế đó, giúp Công ty nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhận xét: Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đều đã làm nổi bật được vấn đề chính cần nghiên cứu “nâng cao hiệu quả kinh doanh”, đều đi đúng theo trình tự quy luật của nó, đi từ cái cá biệt tới cái tổng thể, từ lý luận tới thực tiễn, tận dụng các thông tin sẵn có để phân tích thực trạng và đưa ra được các giải pháp kịp thời. Tuy nhiên lý luận còn thiếu sự liên kết giữa các phần, chưa đánh giá chung được tình hình hoạt động hiệu quả kinh doanh của riêng doanh nghiệp trên toàn địa bàn tỉnh hay thành phố mà doanh nghiệp đang hoạt động. Từ những thiếu sót còn tồn tại, thông qua đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát”, đề tài không trùng lặp với các nghiên cứu trước đó, em sẽ đi sâu nghiên cứu trên các mảng lý luận tới thực tiễn, tiến hành đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ đó đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2022 và các năm tiếp theo. 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng tập trung nghiên cứu là hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát. 3.2 Mục tiêu nghiên cứu a, Mục tiêu tổng quát Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát 10
- b, Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, hệ thống hóa các lý thuyết về doanh nghiệp như khái niệm, khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gai dụng An Phát. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát. 3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận tập trung trả lời các câu hỏi: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá của hiệu quả kinh doanh? Nội dung của nâng cao hiệu quả kinh doanh? Các công cụ và nguyên tắc giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty ty Cổ phần gia dụng An Phát trong giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 diễn ra như thế nào và những yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh đó? Những thành công mà Công ty Cổ phần gia dụng An Phát đã đạt được cũng như các hạn chế mà doanh nghiệp gặp phải và cần khắc phục trong giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021 là gì? Đâu là nguyên nhân dẫn đến việc kinh doanh của Công ty chưa đạt hiệu quả cao là gì? Những đề xuất và kiến nghị cần được đề ra đối với cơ quan quản lý nhà nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát trong những năm tiếp theo. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi về thời gian Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu giai đoạn 2018 –2021 và đề xuất ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo. 4.2 Phạm vi về không gian Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát. 4.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung phân tích các chỉ số hiệu quả tổng hợp và hiệu quả bộ phận gồm hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng tiền lương của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng đầu năm 2021. 11
- 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Nguồn bên trong doanh nghiệp: các tài liệu lưu hành nội bộ của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát, các báo cáo, số liệu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty được sử dụng trong chương 2 để phân tích thực trạng kinh doanh của công ty. Nguồn bên ngoài doanh nghiệp: tài liệu chuyên ngành, tài liệu tham khảo, giáo trình, bài giảng của trường đại học Thương mại; các số liệu đã được công bố, các công trình nghiên cứu có liên quan; các văn kiện, văn bản pháp lý, chính sách… của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, được sử dụng trong chương 1 và chương 2 để hệ thống lại lý luận về hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh, phân tích tác động của các nhân tố vi mô, vĩ mô ảnh hưởng đến thực trạng kinh doanh của Công ty CP An Phát. 5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Xử lý dữ liệu là phương pháp thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu. Vì dữ liệu thu thập được đang ở dạng thô nên cần thiết phải thực hiện khâu xử lý dữ liệu nhằm chuyển hóa dữ liệu thành thông tin cần thiết theo mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu chính như sau: Phương pháp mô hình hóa: Phương pháp mô hình hóa là một phương pháp khoa học bằng việc xây dựng mô hình của đối tượng nghiên cứu, sao cho việc nghiên cứu mô hình cho ta những thông tin tương tự đối tượng nghiên cứu đó. Đề tài sử dụng bảng và biểu đồ giúp cho hệ thống hóa dữ liệu sinh động và logic hơn. Phương pháp lượng hóa: Là phương pháp sử dụng phần mềm excel, word… để tổng hợp, phân tích các dữ liệu thu thập được. Phương pháp phân tích cơ bản, tổng hợp: Là phương pháp được sử dụng nhằm phân tích những ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của Công ty gia dụng An Phát. Phương pháp sơ đồ, bảng biều: Sử dụng các bảng biểu để thể hiện số liệu thu thập được và sử dụng biểu đồ đánh giá so sánh các chỉ tiêu trong nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh dịch vụ của Công ty An Phát. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo thì khóa luận được kết cấu gồm 03 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát. 12
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gia dụng An Phát. 13
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm kinh doanh Luật Doanh nghiệp năm 2014 của Việt Nam quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Khái niệm kinh doanh trong Luật doanh nghiệp theo Điều 4 Luật doanh nghiệp (2014) giải thích: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.” Như vậy, tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng đều có nghĩa là tập hợp các phương tiện, con người đưa vào hoạt động để mang lại lợi nhuận cho chủ thể. Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh như công ty, tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân,... nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân. Người ta gọi chung các thể chế kinh doanh này là doanh nghiệp. Doanh nghiệp được hiểu là những pháp nhân hay thể nhân thực hiện trên thực tế những hoạt động kinh doanh. Theo một khía cạnh khác có thể hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó được phản ánh qua các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp, qua báo cáo tài chính.... 1.1.2 Khái niệm hiệu quả Hiệu quả luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như nhà quản lý kinh doanh quan tâm hàng đầu. Hiệu quả được hiểu đơn giản là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nếu chi phí bỏ ra càng ít, kết quả mang lại càng nhiều thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Theo nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith, cho rằng: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong nền kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Theo quan điểm này, Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào của sản xuất. Theo PGS.TS Phạm Công Đoàn, TS Nguyễn Cảnh Lịch, Kinh tế doanh nghiệp thương mại (2012), Nhà xuất bản thống nhất, Hà Nội: “Hiệu quả là một phạm trụ kinh tế, nó xuất hiện và tồn tại từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội chủ nghĩa. Hiệu quả được coi là khái niệm để chỉ mối quan hệ giữa các kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động 14
- của chủ thể và chi phí chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Hiệu quả kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh theo một mục đích nhất định.” Thực chất của quan điểm này hiệu quả chính là sự thể hiện tương quan giữa sự hao phí nguồn lực xác định và kết quả thu được từ sự hao phí đó. Như vậy, mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau nhưng có thể hiểu khái quát hiệu quả là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động, thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt được và sự hao phí nguồn lực xác định để tạo ra kết quả đó. Nói cách khác, hiệu quả là phạm trù phản ánh mức độ đạt được kết quả tương ứng với một hao phí nguồn lực nhất định để thực hiện kết quả đó. 1.1.3 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm hiệu quả kinh doanh. Có quan điểm cho rằng: "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng của một lượng hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trong giới hạn khả năng sản xuất của nó". Thực chất quan điểm này đã đề cập tới khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên góc độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được trên giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Một số nhà quản trị học lại quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục đích nhất định. Theo Phan Quang Niệm (2008): “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất hay kinh doanh như: lao động, vốn, tài sản, nguyên vật liệu...nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản quá trình kinh doanh có hiệu quả.” Như vậy, hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được. Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí xã hội, do có sự kết hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tương quan cả về lượng và chất trong quá trình kinh doanh để tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng. 15
- 1.2 Một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.2.1 Khái quát một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp Khi nghiên cứu về lý thuyết hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp có rất nhiều quan điểm được đưa ra: Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì : “ Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó ”. Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa. Có một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế. Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là: “ Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh” Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các qúa trình kinh tế. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh doanh, ta cần phân biệt được kết quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả là những gì doanh nghiệp đạt được sau một kỳ kinh doanh. Kết quả có thể là kết quả của từng khâu, từng giai đoạn kinh doanh hoặc cũng có thể là kết quả tổng hợp của toàn quá trình kinh doanh. Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là mục tiêu cần đạt được của mỗi doanh nghiệp. Trong khi đó hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của toàn doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh một cách khái quát nhất kết quả kinh doanh và lợi ích thu được của doanh nghiệp. Kết quả chỉ phản ánh con số chính xác về mức tăng giảm còn hiệu quả lại phản ánh được chất lượng của quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh. Với nền kinh tế ngày càng phát triển doanh nghiệp không chỉ quan tâm kết quả mà còn phải quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tách rời kết quả và hiệu quả. Có kết quả thì mới có hiệu quả kinh doanh, dùng kết quả để đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp a, Hiệu quả kinh doanh tổng hợp 16
- Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay một đơn vị bộ phận của doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định. b, Hiệu quả kinh doanh bộ phận Hiệu quả kinh doanh bộ phận đánh giá trình độ sử dụng nguồn lực cụ thể như lao động, vốn máy móc thiết bị, nguyên vật liệu... theo mục tiêu đã xác định. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả chung về kinh tế - xã hội. Vì tính chất này mà hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động không đại diện cho tính hiệu quả của toàn bộ doanh nghiệp, chỉ phản ánh tính hiệu quả sử dụng một nguồn lực các biệt cụ thể. Việc phân tích hiệu quả trong từng lĩnh vực cụ thể là để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3 Nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.3.1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Hiệu quả tổng hợp được xác định thông qua việc tính toán, so sánh giữa các chỉ tiêu kết quả kinh doanh và chi phí sản xuất. a, Lợi nhuận Lợi nhuận là phần chênh lệch dương giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của doanh nghiệp trong một thời lỳ nhất định. Lợi nhuận được xác định như sau: Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Lợi nhuận là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhà quản trị quan tâm tới chỉ tiêu này vì lợi nhuận là điều kiện để phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Càng tạo ra nhiều lợi nhuận doanh nghiệp càng phát triển vững mạnh, đời sống người lao động càng được nâng cao. b, Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì Hiệu quả chi phí: Chi phí doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của việc sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh mà qua đó doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm và thực hiện được sản phẩm trên thị trường. Để biết một doanh nghiệp sử dụng chi phí có hiệu quả hay không, ta phải xét tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này cao và tăng qua các năm chứng tỏ trình độ sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp ngày càng cao. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận 17
- Ý nghĩa: Nếu trong cùng một doanh nghiệp, giữa hai thời kỳ kinh doanh như nhau, thời kỳ nào có tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cao hơn thì hiệu quả chung về kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cao hơn và ngược lại. c, Hiệu quả sử dụng các nguồn lực 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 Hiệu quả sử dụng các nguồn lực = 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị chi phí bỏ ra trong kinh doanh của doanh nghiệp thu về bao nhiêu đơn vị doanh thu. Ý nghĩa: Nếu trong cùng một doanh nghiệp, giữa hai thời kỳ kinh doanh như nhau, thời kỳ nào có hiệu quả sử dụng các nguồn lực cao hơn thì hiệu quả chung tính theo doanh thu sẽ cao hơn và ngược lại. 1.3.2 Hiệu quả kinh doanh bộ phận a, Hiệu quả sử dụng vốn Vốn là điều kiện không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất, là tiền đề, là phương tiện của quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn là một phần chính yếu trong hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, nó phản ánh hoạt động kinh doanh trên góc độ vốn. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại thì vốn hoạt động hầu hết các quá trình nghiệp vụ. Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ: VCĐ là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu ký sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Quan niệm về tính hiệu quả sử dụng VCĐ được hiểu theo hai khía cạnh. Với số vốn hiện có, có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sảm xuất để tăng doanh số với yêu cầu nhằm đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn cố định phải phản ánh cứ một đồng VCĐ tham gia sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chi tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ được coi là chi tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sức sản xuất của VCĐ: 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì Sức sản xuất của VCĐ = 𝑉𝐶Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Sức sinh lời của VCĐ: 18
- 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì Sức sinh lời của VCĐ = 𝑉𝐶Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ VLĐ là số tiền ứng trước về TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được hoạt động thường xuyên, liên tục. Hiệu quả sử dụng VLĐ đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định trong hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được xác định thông qua mối quan hệ giữa kết quả thu được về lượng vốn bỏ ra. Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ bỏ vào kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mức doanh lợi vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao, để thực hiện khả năng phản ánh sự cố gắng của doanh nghiệp trong sự hợp lý hóa hoạt động kinh doanh của mình và đảm bảo tiết kiệm chi phí. Sức sản xuất của VLĐ: 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑔𝑖á 𝑣ố𝑛 Sức sản xuất của VLĐ = 𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng quay của VLĐ: 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑔𝑖á 𝑣ố𝑛 Số vòng quay của VLĐ = 𝑉𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ì Chỉ tiêu này cho biết trong thời kỳ kinh doanh đó, vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Ý nghĩa: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ nêu trên thường được so sánh với nhau giữa các thời kỳ. Các chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng các yếu tố thuộc VLĐ tăng và ngược lại. Mặt khác, nguồn VLĐ thường xuyên vận động không ngừng và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có khi là tiền, có khi là hàng hóa để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. b, Hiệu quả sử dụng lao động Hiệu quả sử dụng lao động chính là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trính sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh kết quả và trình độ sử dụng lao động của từng lao động trong doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả lao động trong các doanh nghiệp là rất cần thiết, giúp cho doanh nghiệp thấy rõ khả năng của mình, đồng thời khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý sử dụng lao động nhằm đạt tới mục tiêu đề ra. Năng suất lao động của một nhân viên: 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển mô hình Keiretsu ở Nhật Bản, Chaebol ở Hàn Quốc và định hướng cho các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
107 p | 279 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
84 p | 252 | 46
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam
100 p | 253 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
44 p | 47 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông: trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
80 p | 58 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông. Trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
80 p | 50 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
97 p | 32 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích lợi thế về giá và chất lượng sản phẩm trong hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Lương thực Sông Hậu - Cần Thơ
106 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại - Dịch vụ - Kỹ thuật Gia Khang giai đoạn 2014-2018
110 p | 26 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả xuất khẩu bưởi của Công ty The Fruit Republic Cần Thơ
94 p | 37 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
89 p | 25 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta
52 p | 55 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng thẻ thanh toán tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cà Mau
98 p | 21 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hoạt động marketing của ngành hàng vật liệu xây dựng tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
93 p | 27 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
105 p | 13 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả thanh toán quốc tế tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ
82 p | 17 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hành vi người tiêu dùng sản phẩm dầu thực vật Tường An của người dân ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
108 p | 14 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn