Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức
lượt xem 14
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức" nhằm nghiên cứu, phân tích lý luận, xác định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức, xác định các chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu đánh giá về mặt phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu... Từ đó làm cơ sở cho nghiên cứu thực trạng phát triển triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG MẶT HÀNG THỰC PHẨM THIẾT YẾU CỦA CÔNG TY TRÁCH NGHIỆM HỮU HẠN THƢƠNG MẠI TÂN ĐỨC NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên thực tập - Họ và tên :Ths Đặng Hoàng Anh - Họ và tên: Nguyễn Thị Hoài Thương - Bộ môn : Quản lí kinh tế - Lớp : K54F2 HÀ NỘI, 2021
- TÓM LƢỢC Thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của Việt Nam đang phát triển khá mạnh so với trước đây. Khi nền kinh tế phát triển, dân số gia tăng dẫn đến nhu cầu về thực phẩm cũng tăng lên, cả về mặt chất lượng lẫn số lượng. Trong quá trình thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức, tác giả nhận thấy hoạt động kinh mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trên thị trường trong nước đang phát triển một cách tương đối mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bức thiết đặt ra ảnh hưởng tới sự phát triển ổn định, lâu dài của công ty. Sau khi tìm hiểu, tác giả nhận ra nguyên nhân chính là do nguồn nhân lực còn thiếu kinh nghiệm và giá vốn hàng bán leo thang, hoạt động phát triển thị trường của công ty bên cạnh những thành công đã đạt được thì còn tồn tại nhiều yếu kém. Từ vấn đề này, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức” nhằm phân tích thực trạng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Tân Đức, dựa trên cơ sở lý thuyết về phát triển thị trường, sau đó đề xuất các giải pháp cho công ty đề giải quyết vấn đề nguồn nguyên vật liệu, mở rộng thị trường, kênh phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đồng thời đề xuất các kiến nghị đối với Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển kinh doanh mặt hàng thực phẩm thiết yếu nói chung. i
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài: “Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức” tôi đã nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ của khoa Kinh tế - Luật và sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô Bộ môn Quản lý Kinh tế cùng một số cơ quan, ban ngành, địa phương, các cán bộ, đồng nghiệp và bè bạn, nhờ đó khóa luận của tôi đã hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ to lớn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn khoa học: ThS. Đặng Hoàng Anh đã giúp đỡ tôi rất tận tính, chu đáo, kịp thời về chuyên môn trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và bạn bè đã đóng góp những ý kiến quý giá, cảm ơn gia đình và người thân đã động viên khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận. Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021 Tác giả khóa luận ii
- MỤC LỤC TÓM LƢỢC ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... vi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận .....................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................2 3. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................................4 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp ...................................................................................5 CHƢƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG MẶT HÀNG THỰC PHẨM THIẾT YẾU CỦA DOANH NGHIỆP .......................6 1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................................6 1.1.1. Khái niệm thực phẩm thiết yếu ...........................................................................6 1.1.2. Khái niệm thị trường và phát triển thị trường ...................................................7 1.2. Một số lý thuyết về phát triển thị trƣờng mặt hàng thực phẩm thiết yếu .......8 1.2.1. Bản chất của phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu ..................8 1.2.2. Vai trò của việc phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu ...............................9 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu ........10 1.3. Các nguyên lý cơ bản của phát triển thị trƣờng ..............................................14 1.3.1. Nguyên tắc và yêu cầu phát triển thị trường ....................................................14 1.3.2. Chỉ tiêu phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu .........................16 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG MẶT HÀNG THỰC PHẨM THIẾT YẾU CỦA CÔNG TY TNHH TM TÂN ĐỨC ..................20 2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển thị ...............20 2.1.1. Tổng quan tình hình kinh doanh chung của công ty TNHH TM Tân ...........20 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết 21 2.2. Phân tích thực trạng phát triển thị trƣờng mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức................................................................................24 2.2.1. Phân tích quy mô thị trường của công ty TNHH TM Tân Đức trên địa bàn tình Lai Châu ................................................................................................................24 2.2.2. Phân tích doanh thu của mặt hàng thực phẩm thiết yếu giai đoạn 2018- .....25 iii
- 2.3. Các kết luận về thực trạng phát triển thị trƣờng mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức.........................................................................34 2.3.1. Những thành tựu trong hoạt động phát triển thị trường của công ty TNHH TM Tân Đức .................................................................................................................34 2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động phát triển thị trường của công ty TNHH TM Tân Đức ...................................................................................................................35 CHƢƠNG III: CÁC ĐỀ XUẤT VÈ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG MẶT HÀNG THỰC PHẨM THIẾT YẾU CỦA CÔNG TY TNHH TM TÂN ĐỨC .............................................................................................................37 3.1. Quan điểm và định hƣớng phát triển thị trƣờng mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức.........................................................................37 3.2. Các giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức.......................................................................................39 3.3. Các kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc .................................................................43 3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................44 KẾT LUẬN ..................................................................................................................46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................47 iv
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA ATTP An toàn thực phẩm TNHH Trách nhiệm hữu hạn TM Thương mại Gross Regional Domestic Product (Tổng GRDP sản phẩm trên địa bàn) NĐ - CP Nghị định chính phủ v
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty TNHH TM Tân Đức .................................21 giai đoạn 2018 – 2020 ...................................................................................................21 Bảng 2.2. Phân tích tốc đó phát triển doanh thu mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức (2018-2020) .............................................................................26 Bảng 2.3. Phân tích doanh thu theo mặt hàng thực phẩm chính ...................................27 Bảng 2.4: Doanh thu tính theo sản lượng tiêu thụ và giá bán thực phẩm thiết yếu theo từng mặt hàng ................................................................................................................28 Bảng 2.5: Sản lượng tiêu thụ và giá bán thực phẩm thiết yếu theo từng mặt hàng.......30 Biểu đồ 2.1: Sản lượng hàng bán so với sản lượng kế hoạch của công ty TNHH TM Tân Đức giai đoạn 2018 -2020 ......................................................................................31 Bảng 2.6: Chi phí kinh doanh và giá vốn hàng bán thực phẩm thiết yếu công ty TNHH TM Tân Đức ..................................................................................................................32 Biểu đồ 2.2: Tỷ suất lợi nhuận của công ty TNHH TM Tân Đức giai đoạn 2018 - 2020 .......................................................................................................................................33 vi
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận Trong bất cứ thời đại phát triển nào của con người, lương thực và thực phẩm vẫn luôn là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất. Bởi lẽ để có thể sinh sống và tồn tại, mỗi người chúng ta phải thu nhận đủ tất cả nhận các thành phần dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn, lương thực và thực phẩm. Do đó việc cung cấp và phân phối thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm thiết yếu là một vấn đề được nhiều doanh nghiệp hết sức quan tâm. Trên thị trường kinh doanh thực phẩm thiết yếu ở Việt Nam hiện nay, đã có đủ các thành phần kinh tế, đông đảo thương nhân với các hình thức sở hữu khác nhau. Các doanh nghiệp Nhà nước chi phối 70- 75% khâu bán buôn thực phẩm thiết yếu, tỷ trọng bán lẻ chỉ còn 20- 21% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. Hệ thống hợp tác xã còn phát huy được vai trò ở nông thôn, miền núi song chỉ còn chiếm trên dưới 1% tổng mức bán lẻ trên thị trường. Lực lượng đông đảo nhất trên thị trường kinh doanh thực phẩm thiết yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư thương, tiểu thương. Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã tham gia vào thị trường nội địa, chiếm tỷ trọng khoảng 3% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. Quan hệ cung cầu hàng hóa nói chung và thực phẩm thiết yếu nói riêng đã thay đổi một cách cơ bản từ chỗ thiếu hụt sang trạng thái đủ và dư thừa. Nhu cầu về thực phẩm ngày càng đa dạng, phát triển và thu nhập tăng lên đã làm cho cầu thị trường ngày càng trở nên phong phú và biến đổi khôn lường. Bên cạnh đó thị trường thực phẩm thiết yếu trong nước bước đầu đã có sự thông thương với thị trường quốc tế. Dù ở mức độ còn hạn chế nhưng sự tác động của tăng trưởng hay suy thoái trên thị trường quốc tế đã bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Đây là một tín hiệu tốt lành đối với nền kinh tế nói chung và thị trường thực phẩm nói riên bởi nó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp việt nam tiếp cận với thị trường quốc tế, phát triển kinh tế xã hội, đa dạng cung cầu từ đó nâng cao đời sống nhân dân. Vì một xã hội phát triển, một cộng đồng khỏe mạnh, được phát triển toàn diện tất cả các mặt, đặc biệt là mặt thể chất, kinh doanh thực phẩm thiết yếu đến các khu vực miền núi ngày càng được chú trọng và quân tâm đặc biệt. Bên cạnh đó, kinh doanh 1
- thực phẩm thiết yếu tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa là một thị trường đầy tiềm năng do dễ dàng chiếm được thị phần lớn, dẫn đến doanh thu và tỉ suất lợi nhuận cao. Do đó, xây dựng một mạng lưới phân phối thực phẩm thiết yếu lớn tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa không những góp phần đảm bảo đời sống cho nhân dân mà còn góp một phần không nhỏ vào quá trình mở rộng và tăng cường hiệu quả kinh tế - xã hội. Công ty TNHH TM Tân Đức đã hoàn thành xuất sắc xứ mệnh này trong nhiều năm vừa qua, với mạng lưới phân phối thực phẩm thiết yếu đến hầu hết các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Lai Châu với đa dạng mặt hàng phân phối, góp phần giúp đảm bảo nhu cầu của nhân dân đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tê – xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty vẫn còn một số hạn chế trong việc phát triển thị trường qua các khu vực khác ngoài tỉnh. Là một sinh viên chuyên ngành Quản lý kinh tế có cơ hội được thực tập, tiếp cận với hoạt động kinh doanh thực phẩm của công ty, em xin để xuất đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nghiệm hữu hạn thương mại Tân Đức” 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu lý luận Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích lý luận, xác định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức, xác định các chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu đánh giá về mặt phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu... Từ đó làm cơ sở cho nghiên cứu thực trạng phát triển triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức. 2.1.2. Mục tiêu thực tiễn Vận dụng các kiến thức đã học và những vấn đề lý thuyết đã được hệ thống ở trên, khóa luận đi nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức, đưa ra những đánh giá về thành công và hạn chế trong phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu công ty TNHH TM Tân Đức. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu, kế thừa từ những công trình nghiên cứu có liên quan và 2
- xuất phát từ thực tế cũng như nhu cầu của thị trường hiện nay, các doanh nghiệp này càng cạnh tranh gay gắt trên thị trường làm ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ của công ty. Do đó, em lựa chọn đề tài khóa luận “Phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nghiệm hữu hạn thương mại Tân Đức” nhằm làm rõ các vấn đề như sau: - Nội dung, vai trò của phát triển thị trường tiêu thụ thực phẩm thiết yếu là gì? - Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thị trường tiêu thụ thực phẩm thiết yếu là gì? - Phân tích tình hình kinh doanh thực phẩm thiết yếu tại công ty TNHH TM Tân Đức - Phân tích thị phần kinh doanh thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là nghiên cứu việc phát triển thị trường tiêu thụ mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi nội dung Về nội dung, đề tài nghiên cứu vấn đề, đi sâu vào nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH TM Tân Đức, các chính sách mà công ty áp dụng nhằm phát triển thị trường tiêu thụ mặt hàng thực phẩm thiết yếu. Sau đó, đánh giá những thành công mà công ty đã đạt được cũng những hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ mặt hang thực phẩm thiết yếu của công ty trên khía cạnh phát triển quy mô và nâng cao hiệu quả thương mại. 4.2. Phạm vi không gian Về mặt không gian, đề tài chỉ tập chung nghiên cứu tại công ty TNHH TM Tân Đức tỉnh Lai Châu. 4.3. Phạm vi thời gian Về mặt thời gian, đề tài tập trung phân tích thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2020. 3
- 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp thu thập số liệu Dữ liệu là nền tảng của nghiên cứu khoa học nên việc thu thập số liệu là một công việc rất quan trọng. Việc thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp giúp cho người nghiên cứu có thêm kiến thức sâu rộng về vấn đề mình đang nghiên cứu để đán giá vấn đề một cách đúng đắn, toàn diện và sát với thực tế. Thu thâp dữ liệu là một phần không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu bất cứ một vấn đề nào. Việc nghiên thu thập dữ liệu sẽ giúp cho người nghiên cứu nắm được vấn đề nghiên cứu, tìm ra được phương pháp nghiên cứu thích hợp. - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: khóa luận không sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp mà chủ yếu chỉ dùng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: đó là những tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp (những dữ liệu chưa qua xử lý) đã được phân tích, giải thích, thảo luận, diễn giải… Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua thu thập nguồn thông tin có sẵn. Mục địch thu thập: Phương pháp này dùng để thu thập, hệ thống lại những thông tin từ những nguồn có sẵn như sách báo, internet, bài giảng, giáo trình... Liên quan đến vến đề phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ lè tiền đề phục vụ lý thuyết của đề tài. Thêm vào đó, những công trình luận văn, đề tài nghiên cứu của các khóa trước cũng góp phần định hướng tốt hơn cho đề tài và thừa hưởng những nghiên cứu, kết luận đúng đắn. Tất cả thông tin thu thập được từ dữ liệu thứ cấp là nguồn dữ liệu cho quá trình xử lý và phân tích dữ liệu. Thông tin thứ cấp được sử dụng trong chương 1 và chương 2 để hệ thống lại lý thuyết về phát triển thị trường tiêu thụ thực phẩm thiết yếu của doanh nghiệp. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu Phương pháp phân tích số liệu bằng các phương pháp so sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê. - Phương pháp so sánh, tổng hợp: So sánh số liệu giữa các năm rồi đưa ra kết luận. - Phương pháp thống kê: Các số liệu được thống kê theo năm đề từ đó so sánh, phân tích và rút ra kết luận. Phương pháp nhằm phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp trong thời gian qua đồng thời đưa ra được các kết luận về vấn đề mà công ty còn gặp phải từ đó đưa ra giải pháp hợp lý. 4
- 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khóa luận được chia thành 3 chương: Chƣơng 1: Một số lý luận cơ bản về phát triển thị trƣờng mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty trách nhiệm hữu hạn thƣơng mại Tân Đức Chƣơng 2: Thực trạng phát triển thị trƣờng mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức Chƣơng 3: Các đề xuất về kiến nhằm phát triển thị trƣờng mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức. 5
- CHƢƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG MẶT HÀNG THỰC PHẨM THIẾT YẾU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm thực phẩm thiết yếu Khái niệm về thực phẩm, dựa theo Điều 2 Luật ATTP quy định: Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm. Thực phẩm bao gồm: - Thực phẩm tươi sống: là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến. - Thực phẩm bao gói sẵn: là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay. - Thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học. - Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng: là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng. Khái niệm về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh. Từ hai khái niệm trên có thể suy ra thực phẩm thiết yếu là những thực phẩm trong đời sống, quốc phòng, an ninh nhằm đáp ứng như cầu cơ bản của con người. Phân loại thực phẩm thiết yếu Tùy theo quan điểm của mỗi nơi mà thực phẩm thiết yếu có thể thay đổi theo danh mục nhưng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng (nhất là protein, carbs và chất béo) cho cơ thể để có được sức khỏe tốt và duy trì hoạt động mỗi ngày. Cụ thể, có 4 nhóm thực phẩm cơ bản như sau: 6
- - Thực phẩm tươi sống: Các mặt hàng tươi sống như thịt (các loại thịt và sản phẩm từ thịt), thủy hải sản (các loại thủy hải sản và sản phẩm từ thủy hải sản), rau củ quả, trái cây và trứng (gồm cả các sản phẩm từ trứng),… - Mặt hàng công nghệ phẩm: Mặt hàng công nghệ phẩm là thực phẩm đóng gói sẵn như bánh, kẹo, gia vị, dầu ăn, mỳ gói, sữa các loại, nước uống đóng chai/ lon/ thùng và một số mặt hàng lương thực phẩm khác,… - Lương thực: Nhóm lương thực gồm có gạo (các loại gạo như gạo nếp, gạo tẻ), ngô, vừng, các loại đậu, củ sắn, củ khoai, bột và tinh bột (gồm các sản phẩm từ bột và tinh bột). - Nhu yếu phẩm khác: Các mặt hàng nhu yếu phẩm khác gồm có khẩu trang, sản phẩm tẩy rửa/ tắm giặt, giấy vệ sinh, thuốc chữa bệnh, nước kháng khuẩn,… và nguyên vật liệu (như khí đốt, xăng, gas,…). 1.1.2. Khái niệm thị trường và phát triển thị trường 1.1.2.1. Khái niệm thị trường Đứng trên các góc độ tiếp cận khác nhau hoặc theo các trường phái khác nhau thì có rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường: Theo quan điểm cổ điển: thị trường được coi là cái chợ, cửa hàng… nơi mà tại đó diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa những người có hàng hóa và những người cần hàng hóa. Với quan điểm này thì thị trường được gắn liền với một không gian, một thời gian cụ thể. Trong đó người mua, người bán và hàng hóa cùng xuất hiện trên thị trường. Theo quan điểm hiện đại: cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ, hoạt động trao đổi giữa người bán và người mua đã có nhiều thay đổi, khái niệm thị trường vì thế cũng biến đổi và ngày càng được bổ sung hoàn thiện hơn. Theo Paul A. Samuelson – nhà kinh tế học theo trường phái kinh tế học hiện đại thế kỷ 18: “Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng hóa tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lương hàng”. Theo Philip Kotler, tác giả nổi tiếng về Marketing, định nghĩa: “Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi đề thỏa mãn nhu cầu”. Khái niệm này 7
- Philip Kotler phân chia ngườn bán thành ngàn sản xuất còn người mua họp thành thị trường. Theo quan điểm chung hiện nay, thị trường được coi là tổng hàng hóa các mối quan hệ giữa người mua và người bán, là tổng hợp số cung và cầu về một hoặc một số loại hàng hóa nào đó. Nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng các hành vi mua bán hàng hóa thông qua giá cả và các phương thức thanh toán nhằm giải quyết các mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các thành viên tham gia thị trường. 1.1.2.2. Khái niệm phát triển thị trường Có thể hiểu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là một quá trình nghiên cứu thị trường, tổng hợp các biện pháp, cách thức của doanh nghiệp nhằm đưa khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường của doanh nghiệp đạt được mức tối đa, từ đó nâng cao lợi nhuận, mở rông thị phần, tăng quy mô sản xuất và kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp bằng nhãn mác các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình.” Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không thể thiếu đó là tiêu thụ được sản phẩm do mình tạo ra vì chỉ có tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp mới có khả năng quay vòng vốn và phát triển. 1.2. Một số lý thuyết về phát triển thị trƣờng mặt hàng thực phẩm thiết yếu 1.2.1. Bản chất của phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là sự mở rộng mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng là mối quan hệ mua bán. Theo quan niệm này, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm bao gồm phát triển thị trường theo chiều rộng và phát triển thị trường theo chiều sâu. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chiều rộng liên quan đến khách hàng và địa lý, là mở rộng quy mô kinh doanh hàng hóa của doan nghiệp, đối tượng khách hàng và mở rộng khu vực địa lý. Phát triển thị trường theo chiều sâu liên quan tới đổi mới các mặt hàng thực phẩm thiết yếu của doanh nghiệp. Mẫu mã, tính năng mới của sản phẩm phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp luôn chú ý đến việc nâng cao chất lượng, thay đổi đa dạng các loại sản phẩm để phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng. Mục tiêu cuối cùng của việc kinh doanh đó chính là lợi nhuận cho doanh nghiệp 8
- khi kinh doanh trên thị trường, mục tiêu của phát triển thị trường là bán được nhiều sản phẩm trên thị trường sau đó mới là mục tiêu hướng tới lợi nhuận. Khi doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mới hình thành đi vào hoạt động hay đã có chỗ đứng trên thị trường thì doanh nghiệp vẫn phải quan tâm đến công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó đẩy mạnh phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là một quá trình mang tính chất lâu dài của doanh nghiệp và gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp. 1.2.2. Vai trò của việc phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu Phát triển thị trường tiêu thụ thực phẩm thiết yếu có vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm thiết yếu. Sản phẩm phân phối ra thị trường phải được tiêu thụ thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn để có thể thực hiện quá trình thương mại, mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Phát triển thị trường tiêu thụ thực phẩm thiết yếu giúp cho doanh nghiệp phân phối thực phẩm thiết yếu thu hồi được vốn nhanh hơn, đồng thời sản phẩm khi phân phối ra thị trường được tiêu thụ nhanh hơn, vòng quay vốn sẽ nhanh hơn và ngược lại. Vì vây, khi sản phẩm được tiêu thụ nhanh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiếm được nguồn vốn của mình. Thị trường thực phẩm thiết yếu ngày càng được mở rộng thì tiềm lực của doanh nghiệp phân phối thực phẩm thiết yếu sẽ ngày càng lớn và có chỗ đứng trên thị trường. Doanh nghiệp sẽ được nâng cao uy tín và vị thế của mình, từ đó nâng tầm giá trị thương hiệu của doanh nghiệp và gia tăng lợi nhuận trên thương trường. Thị trường thực phẩm thiết yếu là một trong số nhiều các nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của cả nước, đồng thời nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa của con người. Để nền kinh tế phát triển thì điều tối quan trọng đầu tiên đó là duy trì sự sống cho con người, con người phát triển tốt thì nền kinh tế mới có thể phát triển. Vì vậy, vai trò đầu tiên của việc phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu đó chính là đảm bảo duy trì sự sống của con người, giúp con người phát triển thể chất một cách toàn diện, từ đó mới có thể phát triển được nền kinh tế. Về mặt xã hội, thị trường hàng hóa thực phẩm thiết yếu không chỉ trực tiếp cung ứng hàng hóa mà còn cung cấp cho người dân những thông tin, kiến thức về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm… từ đó, thị trường thực phẩm thiết yếu sẽ tác động 9
- đến nhu cầu tiêu dùng, gia tăng qui mô sản lượng và cải tiến phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối hàng hóa thực phẩm thiết yếu nói chung và các cửa hàng tự doanh nói riêng. Phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Góp phần thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thúc đỉnh kinh tế hàng hóa phát triển, là nền tảng vững chắc tạo nên sự thây đổi toàn diện của đời sống kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giữ vững sự ổn định chính trị. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu 1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan Các yếu tố chủ quan xuất phát trực tiếp từ bên trong bản thân doanh nghiệp bao gồm những yếu tố sau: Nguồn nhân lực của công ty: Nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân lực trẻ, dồi dào và có kinh nghiệm, chuyên môn cũng như các kỹ năng trong công việc thì công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra, có nhiều ý tưởng kinh doanh đột phá. Hơn nữa, khả năng phát triển của công ty cũng được nâng cao nhờ vào đội ngũ nhân viên chất lượng Vốn và cơ sở vật chất kỹ, cơ sở hạ tầng của công ty: Khi một doanh nghiệp có nguồn vốn ổn định để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty sữ là yếu tố rất thuận lợi cho gia tăng doanh thu và từ đó phát triển thị trường cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi có nguồn vốn công ty sẽ chủ động được trong nguồn hàng để cung cấp cho khách hàng. Tránh được tình trạng thiếu hụt, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty: Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty là yếu tố ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ. Nếu mặt hàng của công ty kinh doanh là những mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao, giá cả bình ổn thì công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc mở rộng và phát triển thị trường và ngược lại. Uy tín và vị thế của công ty trên thị trường: Vị thế và uy tín của công ty có tác động rất lớn đến việc hình thành tập khách hàng trung thành của công ty, uy tín của 10
- công ty càng cao, càng tạo được tập khách hàng trung thành lớn, từ đó mở rộng mạng lưới phân phối và phát triển thị trường cho công ty. 1.2.3.2. Các yếu tố khách quan Các yếu tố khách quan tác động đến phát triển thị trường thực phẩm thiết yếu bao gồm các yếu tố về xã hội, môi trường chính trị - pháp luật, môi trường kinh tế - xã hội và môi trường cạnh tranh. Yếu tố văn hóa xã hội Yếu tố văn hoá xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Dân số: Quy mô của dân số thể hiện số người hiện hữu trên thị trường. Quy mô dân số càng lớn thì thị trường càng lớn và nhu cầu về nhóm sản phẩm càng lớn. Đối với sản phẩm là thực phẩm, dân số càng lớn thì nhu cầu thực phẩm càng lớn bởi vì lương thực, thực phẩm là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của con người. Mặc dù nhu cầu sử dụng thực phẩm của mỗi người chỉ ở mức nhất định song do quy mô dân số lớn cho nên nhu cầu sử dụng thực phẩm lớn hơn rất nhiều. Do doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn. - Mật độ dân số: Ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của doanh nghiệp. Mật độ dân số đông cho phép doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn. Nhu cầu sử dụng thực phẩm ở khu vực mật độ dân số đông là rất lớn và sẽ tiêu thụ nhiều thực phẩm cho phép doanh nghiệp tập trung vào hoạt động tiêu thụ trong khu vực với các chi phí thấp hơn khu vực dân số thưa thớt. Do đó doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động tiêu thụ. - Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ: Thu nhập ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người tiêu thụ trong việc thoả mãn nhu cầu. Trong khả năng tài chính có hạn, họ sẽ lựa chọn sản phẩm hay sản phẩm thay thế. Hơn nữa, khi thu nhập của người dân cao hơn, chi tiêu cho ăn uống sẽ cao hơn không những về khối lượng mà cả về chất lượng đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhiều sản phẩm với chất lượng cao hơn đồng thời cơ cấu sản phẩm đưa vào tiêu thụ phải phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đó. Môi trường chính trị pháp luật Các yếu tố thuộc môi trường chính trị pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hình thành 11
- cơ hội tiêu thụ và khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hệ thống chính sách, luật pháp hoàn thiện, nền chính trị ổn định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, hạn chế tệ nạn vi phạm pháp luật như buôn lậu, trốn thuế, hàng giả. Bất cứ một quốc gia nào nhu cầu sử dụng thực phẩm là rất lớn. Song để đảm bảo nhu cầu đó, chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp tự sản xuất hay nhập khẩu thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động. ở nước ta Chính phủ thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất chế biến thực phẩm để xuất khẩu đồng thời đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trong nước. Môi trường kinh tế và công nghệ - Tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động thay đổi vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân kéo theo chiều hướng phát triển của doanh nghiệp, khả năng mở rộng, thu hẹp quy mô doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế đáng phát triển ở nước nước ta hiện nay cơ cấu đầu tư giữa các ngành có sự thay đổi lớn. Tỷ trọng vốn đầu tư tập trung các ngành công nghiệp nặng và đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng song do đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta các doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm vẫn được Nhà nước khuyến khích đầu tư cho sản xuất chế biến phục vụ trước hết là nhu cầu trong nước và sau đó là xuất khẩu. - Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực của tích luỹ, xu hướng tiêu dùng làm cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm trở nên dễ dàng hay khó khăn hơn, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Thực phẩm là những mặt hàng có giá trị nhỏ trên một đơn vị sản phẩm, tuy nhiên khối lượng tiêu dùng rất lớn. Khi có lạm phát xảy ra, việc đầu cơ tích trữ sẽ tạo ra khan hiếm giả tạo trên thị trường. Hơn nữa trên thị trường có sản phẩm song người tiêu dùng sẽ không đủ tiền mua sản phẩm, đồng thời các các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua sắm nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất và do đó giá thành sản phẩm sẽ rất cao. Trong tình hình đó sản phẩm rất khó tiêu thụ trên thị trường dẫn đến doanh nghiệp không thu hồi được vốn để tái đầu và hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Đặc biệt với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn sẽ bị ảnh hưởng lớn đến khối lượng sản phẩm đưa vào tiêu thụ trên thị trường. - Hoạt động ngoại thương, xu hướng mở cửa nền kinh tế tác động đến cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ 12
- ở trên nội địa mà có thể tiêu thụ sản phẩm trên thị trường quốc tế với lợi thế so sánh hoặc cũng gây ra sự cản trở việc tiêu thụ sản phẩm ngay trên sân nhà đối với doanh nghiệp không có lợi thế so sánh. - Hệ thống thuế, mức độ hoàn thiện và thực thi: liên quan đến sự công bằng trong cạnh tranh, thể hiện xu hướng ưu tiên phát triển nền kinh tế. Môi trường cạnh tranh Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, tham gia vào thị trường doanh nghiệp phải nghiên cứu tính cạnh tranh trên thị trường trên các góc độ. - Số lượng đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên thị trường để biết được có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh cùng tiêu thụ sản phẩm đồng nhất, bao nhiêu đối thủ cạnh tranh sản phẩm có khả năng thay thế. Trên thị trường ở nước ta hiện nay, số lượng các doanh nghiệp tham gia kinh doanh sản xuất chế biến thực phẩm là rất lớn bao gồm cả các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở sản xuất ở các làng nghề ở các địa phương trong cả nước… Do đó tính cạnh tranh trên thị trường ở nước ta hiện nay là rất khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm đặc biệt… - Ưu nhược điểm của đối thủ cạnh tranh: liên quan đến sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu ưu nhược điểm mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh đồng thời cũng phải tìm hiểu điểm mạnh của mình để từ đó có biện pháp hạn chế điểm mạnh của đối thủ, phát huy điểm mạnh của mình. Ưu – nhược điểm của đối thủ cạnh tranh cũng như của doanh nghiệp thể hiện trên nhiều mặt chẳng hạn như: số lượng, cơ cấu sản phẩm; chất lượng sản phẩm; giá cả; sự nổi tiếng của nhãn hiệu. - Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh của đối thủ trên thị trường từ đó doanh nghiệp có giải pháp, cách thức cạnh tranh phù hợp với khả năng và mục tiêu của doanh nghiệp. Môi trường địa lý, sinh thái - Vị trí địa lý của doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Độ rộng địa lý về thị trường sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển do đó ảnh hưởng tới tổng chi phí trong tiêu thụ và giá sản phẩm đưa vào tiêu 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển mô hình Keiretsu ở Nhật Bản, Chaebol ở Hàn Quốc và định hướng cho các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
107 p | 279 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
84 p | 252 | 46
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam
100 p | 253 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
44 p | 47 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông: trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
80 p | 58 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng An Phát
46 p | 43 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông. Trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
80 p | 50 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
97 p | 32 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích lợi thế về giá và chất lượng sản phẩm trong hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Lương thực Sông Hậu - Cần Thơ
106 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại - Dịch vụ - Kỹ thuật Gia Khang giai đoạn 2014-2018
110 p | 26 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả xuất khẩu bưởi của Công ty The Fruit Republic Cần Thơ
94 p | 37 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
89 p | 25 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta
52 p | 55 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng thẻ thanh toán tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cà Mau
98 p | 21 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hoạt động marketing của ngành hàng vật liệu xây dựng tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
93 p | 27 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
105 p | 13 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hiệu quả thanh toán quốc tế tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ
82 p | 17 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hành vi người tiêu dùng sản phẩm dầu thực vật Tường An của người dân ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
108 p | 14 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn