Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà<br />
<br />
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu<br />
Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với<br />
những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của<br />
từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và địa phương. Vấn đề đói nghèo đã được Đảng<br />
và Nhà nước hết sức quan tâm. Để người nghèo thoát nghèo là vấn đề mục tiêu, nhiệm<br />
<br />
uế<br />
<br />
vụ chính trị -xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết<br />
vấn đề đói nghèo. Thời gian vừa qua Đảng, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn<br />
<br />
H<br />
<br />
đề đói nghèo và đã xây dựng được một chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm<br />
nghèo. Chương trình này đã trở thành một chiến lược quan trọng trong tiến trình phát<br />
<br />
tế<br />
<br />
triển của đất nước, nội dung chương trình bao gồm nhiều giải pháp đồng bộ cùng triển<br />
<br />
h<br />
<br />
khai thực hiện.Trong đó tài chính vi mô được đánh giá là một trong những công cụ xoá<br />
<br />
in<br />
<br />
đói giảm nghèo hiệu quả nhất ở nước ta hiện nay. Để xóa đói giảm nghèo hiệu quả,<br />
một trong những giải pháp được Chính phủ coi trọng là tăng cường năng lực và khả<br />
<br />
cK<br />
<br />
năng hội nhập của người nghèo, giảm mức độ tổn thương của họ, đặc biệt vào những<br />
thời điểm nhạy cảm của nền kinh tế như lạm phát hoặc suy thoái kinh tế. Với mục tiêu<br />
này, hoạt động tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường, mở rộng<br />
<br />
họ<br />
<br />
tiếp cận tài chính cho khu vực nông thôn.<br />
Tại Việt Nam, hoạt động tài chính vi mô bắt đầu từ những năm 1980, trải qua<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
hơn 20 năm hoạt động, đã được ghi nhận là góp phần quan trọng trong sự nghiệp xoá<br />
đói giảm nghèo. Tài chính vi mô đã vươn tới, tiếp cận khách hàng là người nghèo và<br />
rất nghèo trên phạm vi cả nước, đặc biệt ở những xã vùng sâu, vùng xa mà các ngân<br />
hàng chưa tới được; cung cấp những dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu và năng<br />
lực của khách hàng; tăng cường sự tham gia và đóng góp của người nghèo trong các<br />
hoạt động kinh tế của đất nước, nâng cao vai trò và vị trí của phụ nữ .trong gia đình<br />
cũng như cộng đồng, tăng cường năng lực cho các tổ chức đoàn thể là đối tác thực<br />
hiện các chương trình tài chính vi mô...<br />
Hương Trà là một thị xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, trong những năm qua thông<br />
qua dịch vụ ủy thác cho vay hộ nghèo giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và Hội phụ<br />
SVTH: Trần Công Dũng<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà<br />
<br />
nữ các cấp, Hội phụ nữ thị xã Hương Trà, đã chủ động khai thác mọi nguồn vốn tín<br />
dụng cho chương trình tài chính vi mô để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế.Nhờ<br />
chương trình này các hộ nghèo đã tiếp cận được với nguồn vốn vay và đã xóa được<br />
đói,giảm được nghèo,phát triển kinh tế .Tuy nhiên trong quá trình hoạt động chương<br />
trình còn bộc lộ một số hạn chế như : số lượng hộ nghèo được vay vốn còn ít, vốn cho<br />
vay còn ít, thủ tục cho vay còn rườm rà.....Những yếu tố trên phần nào đã có ảnh<br />
hưởng tới hiệu quả của chương trình. Xuất phát từ thực trạng đó tôi chọn đề tài “ Hiệu<br />
<br />
uế<br />
<br />
quả chương trình tài chính vi mô của Hội phụ nữ thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế ” làm đề tài tốt nghiệp của mình.<br />
<br />
H<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
2.1. Mục tiêu chung<br />
<br />
tế<br />
<br />
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn và phân tích thực trạng về<br />
dịch vụ cho vay hộ nghèo của Hội phụ nữ, để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao<br />
<br />
Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
cK<br />
<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
hiệu quả của chương trình cho vay hộ nghèo của Hội phụ nữ thị xã Hương Trà, tỉnh<br />
<br />
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ tín dụng và chất lượng dịch vụ<br />
tín dụng đối với hộ nghèo của Hội phụ nữ.<br />
<br />
họ<br />
<br />
- Phân tích thực trạng cho vay đối với hộ nghèo của Hội phụ nữ thị xã Hương Trà.<br />
- Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
chương trình cho vay hộ nghèo của Hội phụ nữ thị xã Hương Trà.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
3.1. Phương pháp thu thập thông tin<br />
- Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo sơ, tổng kết hàng năm từ 2007<br />
<br />
đến 2011; báo cáo tổng kết 5 năm (2007-2011) nguồn vốn ủy thác từ NHCSXH của<br />
Hội phụ nữ thị xã Hương Trà; các tạp chí, sách, báo chuyên ngành ngân hàng, tiền tệ<br />
tín dụng, tài chính vi mô, Vebsite HLHPNVN, các Vebsite khác… Thông tin số liệu<br />
thứ cấp thu thập nhằm khái quát đặc điểm về Hội phụ nữ, và thực trạng chương trình<br />
tài chính vi mô của Hội phụ nữ thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
SVTH: Trần Công Dũng<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà<br />
<br />
- Đối với tài liệu sơ cấp: Điều tra từ đối tượng là hộ nghèo vay vốn của chương<br />
trình và các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn trong phạm vi 4 xã, phường là Hương<br />
Chữ, Hương Vân và Hương Toàn, và Tứ Hạ, theo phương pháp phát phiếu điều tra lấy<br />
ý kiến.Tổng số phiếu điều tra là 60 phiếu chia đều cho bốn xã, theo phương pháp chọn<br />
ngẫu nhiên không lặp, với 40 phiếu hộ nghèo và 20 phiếu tổ trưởng tổ TK&VV.<br />
3.2.Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin<br />
Sử dụng phương pháp phân tổ để hệ thống hóa tài liệu điều tra và xử lý số liệu<br />
<br />
uế<br />
<br />
được tiến hành trên máy vi tính với phần mền SPSS.<br />
3.3.Phương pháp phân tích<br />
<br />
H<br />
<br />
- Vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế để phân tích<br />
đánh giá thực trạng chương trình tài chính vi mô của Hội phụ nữ thị xã Hương Trà.<br />
<br />
tế<br />
<br />
- Dùng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích nhân tố và các<br />
phương pháp thống kê toán khác để so sánh mối liên hệ đối với đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
h<br />
<br />
từ tại liệu sơ cấp thu được của các đối tượng hộ nghèo vay vốn và các tổ trưởng tổ<br />
<br />
in<br />
<br />
TK&VV.<br />
<br />
cK<br />
<br />
- Phương pháp T-Tets dùng để xem xét sự khác biệt trong cách đánh giá của hai<br />
nhóm đối tượng nghiên cứu ( hộ nghèo vay vốn và tổ trưởng tổ TK&VV ) về chất<br />
lượng sản phẩm tín dụng.<br />
<br />
H0 : µ1 =µ2<br />
<br />
họ<br />
<br />
Giả thiết:<br />
<br />
H1 : µ1 ≠ µ2<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Nếu: - Sig < 0,05 bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1.<br />
- Sig > 0,05 bác bỏ giả thiết H1 , chấp nhận giả thiết H0<br />
<br />
Trong đó: µ1, µ2 là trung bình của hai tổng thể, Sig là mức ý nghĩa quan sát.<br />
Tất cả các phương pháp trên đều dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện<br />
<br />
chứng và phương pháp tiếp cận lịch sử cụ thể.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu là các hộ nghèo vay vốn và các tổ chức trung gian (tổ<br />
trưởng tổ TK&VV).<br />
<br />
SVTH: Trần Công Dũng<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà<br />
<br />
- Nội dung nghiên cứu là hiệu quả chương trình tài chính vi mô của Hội phụ nữ<br />
thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
4.2.Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về không gian: Hội phụ nữ thị xã Hương Trà trong quan hệ đối tượng hộ nghèo<br />
điều tra, và các tổ TK&VV.<br />
- Về thời gian: Phân tích hiệu quả của chương trình tài chính vi mô với hộ nghèo<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
họ<br />
<br />
cK<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
tế<br />
<br />
H<br />
<br />
uế<br />
<br />
trong thời kỳ 2007-2011 và đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.<br />
<br />
SVTH: Trần Công Dũng<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà<br />
<br />
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ<br />
1.1. LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ<br />
1.1.1. Khái niệm về tài chính vi mô<br />
Về mặt ngữ nghĩa “tài chính vi mô” tức là “tài chính có quy mô rất nhỏ’, là hoạt<br />
<br />
uế<br />
<br />
động trung gian tài chính chủ yếu phục vụ các tác nhân kinh tế nằm ngoài vòng tròn<br />
<br />
tín dụng, tiết kiệm và bảo hiểm với quy mô rất nhỏ.<br />
<br />
H<br />
<br />
khép kín của hoạt động ngân hàng. Tài chính vi mô cung cấp các dịch vụ chủ yếu như<br />
<br />
tế<br />
<br />
Theo định nghĩa của Ngân hàng phát triển Châu Á: “Tài chính vi mô là việc cung<br />
cấp các dịch vụ huy động tiền gửi, cho vay, thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho<br />
<br />
h<br />
<br />
người nghèo, các hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp của họ”.<br />
<br />
in<br />
<br />
Theo Joanna Ledgerwood: “Tài chính vi mô được coi là một phương pháp<br />
<br />
và nam giới)”.<br />
<br />
cK<br />
<br />
phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp (kể cả phụ nữ<br />
<br />
Thuật ngữ này đề cập đến dịch vụ tài chính cho khách hàng có thu nhập thấp, bao<br />
<br />
họ<br />
<br />
gồm các đối tượng làm ăn cá thể. Các dịch vụ tài chính nói chung bao gồm tiết kiệm<br />
và tín dụng; tuy nhiên một số tổ chức tài chính vi mô cũng cung cấp các dịch vụ như<br />
bảo hiểm, thanh toán. Cùng với các trung gian tài chính, rất nhiều tổ chức tài chính vi<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
mô cung cấp các dịch vụ tài chính trung gian mang tính xã hội như hình thành tổ<br />
nhóm, phát triển tính tự tin và đào tạo các kiến thức về tài chính cũng như khả năng<br />
quản lý giữa các thành viên trong một nhóm.<br />
Do đó, định nghĩa về tài chính vi mô thường bao gồm cả hai yếu tố trung gian tài<br />
chính và trung gian xã hội. Tài chính vi mô không chỉ là công cụ ngân hàng mà là<br />
công cụ phát triển.<br />
Trước đây, tài chính vi mô thường gắn liền với cho vay nặng lãi, hình thức chơi<br />
“hụi”, “họ”. Tuy nhiên, có thể nói rằng tài chính vi mô được khởi xướng bắt nguồn từ<br />
2 phát hiện quan trọng trong những năm 1970.<br />
<br />
SVTH: Trần Công Dũng<br />
<br />
5<br />
<br />