Khóa luận tốt nghiệp: Nhận thức về vai trò giới của học sinh THCS tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
lượt xem 9
download
Đề tài phân tích, tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu của các tác giả về giới, các vấn đề liên quan đến định kiến giới, quan điểm, nhận thức về vai trò giới; xác định khái niệm công cụ và các khái niệm có liên quan,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nhận thức về vai trò giới của học sinh THCS tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC ---- Võ Trần Khánh Vy NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ GIỚI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TP Hồ Chí Minh - 2018
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC ---- Võ Trần Khánh Vy NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ GIỚI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tâm lý học NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ThS. Đinh Thảo Quyên TP Hồ Chí Minh - 2018
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội ngày nay, vấn đề về giới luôn là vấn đề được xã hội chú trọng đến, những quan điểm, nhận thức về vai trò của từng giới là những nội dung có vai trò quan trọng nhất. Theo tài liệu “Giới, việc làm và đời sống gia đình” do tác giả Nguyễn Thị Hòa chủ biên cho rằng: “Quan điểm, nhận thức về giới có liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. Ở nước ta, từ trước đến nay Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ đã được ghi nhận trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành năm 1946. Từ đó đến nay, phụ nữ Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến bộ trên con đường tiến tới bình đẳng, tự do, phát triển. Tuy nhiên trong điều kiện một nước còn kém phát triển về mặt kinh tế và văn hóa, ảnh hưởng của những tư tưởng tập quán lạc hậu cũ của đầu óc gia trưởng còn nặng nề nên người phụ nữa còn chịu nhiều sự thiệt thòi, xét trên quan điểm sự bình đẳng về giới trong hoạt động xã hội và trong sinh hoạt gia đình. Vì vậy, ở Việt Nam, việc nhấn mạnh đến quan điểm về giới và sự phát triển là rất cần thiết và phù hợp với yêu cầu của đông đảo quần chúng”. Trên thực tế, vẫn còn sự xuất hiện của những định kiến xã hội về vai trò của nam và nữ giới. Chúng ta có thể bắt gặp đâu đó, trong những lời nói, những hành vi ứng xử, các phương tiện truyền thông,… những quan niệm dựa trên khuôn mẫu giới tính truyền thống. Trong khi xã hội đang hướng vào các hoạt động vì sự bình đẳng nam nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ, thì những quan niệm rập khuôn này lại là suy nghĩ của không ít phụ nữ, được phụ nữ dùng để đánh giá hành vi của nam giới và hành vi của chính mình.
- 2 Luật Bình đẳng được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2016 dù đã được tuyên truyền, giáo dục nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngày. Một trong những trở ngại lớn nhất đó là vấn đề nhận thức về vai trò giới hiện nay. Hạn chế trong nhận thức về giới sẽ dẫn đến những bất bình đẳng và định kiến về giới… Điều đó rất nguy hiểm, vì nó sẽ gây thiệt hại và cản trở sự tiến bộ, sự tham gia của cả nam và nữ vào quá trình phát triển của xã hội. Lứa tuổi học sinh THCS - hay còn gọi là lứa tuổi thiếu niên, đây là lứa tuổi phát triển đầy biến động của đời người và cũng chính là lứa tuổi quan tâm nhiều hơn đến việc tìm hiểu vai trò và chuẩn mực về giới. Sự nhận thức và thể hiện bản sắc giới tính chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Sinh học, cha mẹ, thầy cô, truyền thông, bạn bè và sự tích cực của bản thân. Chính vì vậy, nhận thức của các em về vai trò giới ở độ tuổi này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Do đó, để định hướng cho các em nhận thức về vai trò giới theo các quan điểm hiện đại hơn, không bị ảnh hưởng bởi những định kiến về giới của xã hội cũ, chúng ta cần phải tìm hiểu, nghiên cứu những suy nghĩ, nhận thức về giới của các em ở lứa tuổi này, đặc biệt là những em học sinh THCS ở các tỉnh thành do các em ít được tiếp xúc với những thông tin, quan niệm hiện đại, vẫn còn bị ảnh hưởng từ định kiến về giới. Với những lý do đã được trình bày, người nghiên cứu nhận thấy được tầm quan trọng của việc xác định được, biết được những quan điểm, nhận thức về giới của học sinh THCS là quan trọng vì nó góp phần vào việc đưa ra giải pháp để giúp các em tiếp cận với những quan điểm hiện đại hơn, nhất là học sinh ở những khu vực chưa có đầy đủ điều kiện để tiếp thu. Từ đó, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Nhận thức về vai trò giới của học sinh THCS tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai” để tìm hiểu về những suy nghĩ, nhận thức của
- 3 học sinh THCS tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai về vấn đề được quan tâm hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu nhận thức về vai trò giới của học sinh THCS tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu - Khách thể: Học sinh THCS tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai - Đối tượng: Nhận thức về vai trò giới của học sinh THCS 4. Giả thuyết nghiên cứu Nhận thức về vai trò giới của học sinh THCS tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai còn có sự ảnh hưởng bởi một số định kiến. Có sự khác biệt trong nhận thức về vai trò giới của học sinh nam và học sinh nữ. Có sự khác biệt trong nhận thức về vai trò giới của học sinh có học vấn của cha mẹ khác nhau. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các khái niệm công cụ như: giới, vai trò giới, nhận thức, nhận thức về vai trò giới, đặc điểm tâm lý của học sinh THCS. - Khảo sát, tìm hiểu nhận thức về vai trò giới của học sinh THCS tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nội dung nghiên cứu:
- 4 + Phân tích, tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu của các tác giả về giới, các vấn đề liên quan đến định kiến giới, quan điểm, nhận thức về vai trò giới. + Xác định khái niệm công cụ và các khái niệm có liên quan: giới, vai trò giới, nhận thức về giới, lứa tuổi học sinh THCS, nhận thức về vai trò giới của học sinh THCS. + Dựa vào kết quả tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, phần lý thuyết chung của đề tài, người nghiên cứu sẽ lựa chọn các yếu tố khảo sát như: nhận thức của học sinh THCS về vai trò giới trong xã hội, trong gia đình. 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Dựa trên cơ sở lý luận về nhận thức về giới của học sinh THCS để thiết kế bảng khảo sát - Gửi bảng khảo sát đến giảng viên hướng dẫn nhằm lấy ý kiến và chỉnh sửa - Phát bảng khảo sát thăm dò thử nghiệm đến 1 nhóm học sinh để chỉnh sửa phù hợp - Hoàn thiện bảng khảo sát - Phát bảng khảo sát chính thức và thu số liệu 6.2.2 Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để xử lý các số liệu thu được từ phiếu khảo sát và phân tích theo các nhiệm vụ nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu dưới dạng bảng biểu.
- 5 7. Giới hạn đề tài 7.1 Nội dung - Nhận thức của học sinh THCS - Đề xuất giải nhằm nâng cao nhận thức phù hợp với xã hội hiện nay. 7.2 Thời gian: từ tháng 9/2017 - đến tháng 4/2018 7.3 Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành ở học sinh của 3 trường THCS tại trung tâm thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
- 6 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lịch sử nghiên cứu đề tài Vào đầu những năm 90 thế kỷ XX, qua giao lưu và hội nhập, các lý thuyết nữ quyền từng bước được truyền bá vào Việt Nam và sự truyền bá này ngày càng mạnh mẽ và đa dạng. Xem xét quá trình và xu hướng nghiên cứu Giới ở Việt Nam thời gian qua, có thể thấy có ba thời kỳ tương đối rõ rệt. Thời kỳ thứ nhất là 5 năm đầu của thập niên cuối thế kỷ XX, thời kỳ thứ hai là 5 năm cuối thế kỷ và thời kỳ thứ ba là những năm đầu của thế kỷ XXI. Hai thời kỳ sau, việc nghiên cứu và truyền bá về giới nói riêng và phong trào giải phóng phụ nữ ở nước ta nói chung chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai sự kiện quan trọng. Đó là Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Thời kỳ thứ nhất nghiên cứu và truyền bá về giới ở nước ta được triển khai rất sôi nổi, phong phú và rộng khắp. Điều thú vị là mặc dù một lý thuyết được du nhập từ phương Tây vào nước ta nhưng hầu như nó không gặp bất cứ một sự kỳ thị, phê phán và cản trở nào đáng kể. Thời kỳ đầu, có nhiều hội thảo, lớp tập huấn, dịch, in, phát hành tài liệu và nhiều dự án nghiên cứu về giới được triển khai với sự tài trợ của các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Đó là những hoạt động hướng vào tuyên truyền và phổ biến một cách chung nhất quan điểm giới cả lý thuyết và thực hành dưới sự bảo trợ và tham dự của các tổ chức và chuyên gia nước ngoài. Các đối tượng được hướng tới đầu tiên là nhà nghiên cứu, cán bộ hội phụ nữ, cán bộ lãnh đạo chính quyền và đoàn thể, cán bộ dự án, nhà báo, giảng viên đại học… Công tác học tập, đào tạo, phổ biến quan điểm giới được diễn ra theo ba hướng: thứ nhất, các chuyên gia nước ngoài vào nước ta tổ chức hội thảo, tập huấn tại chỗ; thứ hai, các chuyên gia của Việt Nam
- 7 được tài trợ tham gia các hội thảo, lớp tập huấn, học tập và nghiên cứu ở nước ngoài; và thứ ba, biên soạn, dịch thuật, xuất bản tài liệu, sách báo về giới và lý thuyết nữ quyền. Cùng với công tác học tập, đào tạo và truyền bá quan điểm giới, các đề tài, dự án nghiên cứu về phụ nữ, gia đình, dân số, kinh tế hộ, sở hữu đất đai, đời sống của các nhóm phụ nữ: nông dân, công nhân, ngư dân, tiểu thương… cũng được tiến hành nghiên cứu theo quan điểm giới, được tài trợ tài chính và sự tư vấn, hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia nước ngoài về giới. Những nghiên cứu đầu tiên theo quan điểm giới mặc dù có kết quả cụ thể về nội dung nhưng thực chất chỉ là những nghiên cứu mang nặng tính chất thực hành lý thuyết, chứng minh sự đúng đắn của lý thuyết giới và phát giác sự “mù giới” của các nền văn hóa, sự khuyết tật của các bảng giá trị truyền thống… Có thể đánh giá việc nghiên cứu giới ở những năm đầu cơ bản vẫn hướng về mục tiêu học tập, phổ biến và truyền bá quan điểm giới là chính. Với cách làm như thế, chỉ sau vài năm đầu thập niên 90 thế kỷ XX, quan điểm giới đã thu hút sự quan tâm của xã hội và nhanh chóng được truyền bá rộng rãi ở nước ta. Tuy nhiên, với cách làm mang tính tự phát và chưa có kế hoạch, lộ trình chưa được kiểm soát chặt chẽ nên cùng với sự du nhập quan điểm giới và những lý thuyết nữ quyền tiến bộ, phù hợp với sự phát triển bền vững và ổn định, hầu như mọi lý thuyết nữ quyền đều được truyền bá vào Việt Nam. Đặc biệt, nhiều chuyên gia khi tập huấn và đào tạo về giới đã gán ghép nhầm lẫn ý kiến của các trường phái nữ quyền khác nhau cũng như đã không thể phân biệt được quan điểm của phụ nữ trong phát triển, phụ nữ và phát triển, giới và sự phát triển. Thời kỳ thứ hai của nghiên cứu và truyền bá giới ở nước ta được thực hiện trên cơ sở phát huy những thành tựu đã đạt được, công tác nghiên cứu và đào tạo
- 8 về giới bước sang một giai đoạn mới. Đây chính là thời kỳ tiến hành thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Nhằm khắc phục những hạn chế của thời kỳ đầu nghiên cứu về giới, trước hết, nhiều cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài với nhiều hình thức khác nhau, nhất là đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ về các lĩnh vực giới và liên quan đến giới. Đây chính là sự chuẩn bị nhân lực quan trọng cho đội ngũ nghiên cứu và đào tạo về giới trong tương lai. Các nghiên cứu lý thuyết quan điểm giới, quan điểm nữ quyền và lý thuyết nghiên cứu phụ nữ được đầu tư và đẩy mạnh. Những nghiên cứu lý thuyết này, một mặt, nhằm giới thiệu một cách đầy đủ và toàn diện lịch sử phong trào nữ quyền ở phương Tây, những trường phái nữ quyền cơ bản – nguồn gốc và ảnh hưởng của nó đến phong trào phụ nữ cũng như các ngành khoa học xã hội và nhân văn, phụ nữ học và sự hình thành quan điểm giới và vai trò của nó đối với thực tiễn cuộc sống và các ngành khoa học xã hội ở các nước phát triển… Vào những năm cuối thế kỷ, vấn đề giới đã trở nên quen thuộc ở nước ta. Về khoa học, quan điểm giới, lý thuyết nữ quyền và khoa học nghiên cứu về phụ nữ của các nhà hoạt động vì phụ nữ ở các nước phương Tây phát triển đã được phổ biến rộng rãi ở nước ta. Các lớp tập huấn về giới không chỉ dành cho những nhà nghiên cứu, các cán bộ dự án hay các nhà quản lý và lãnh đạo bậc cao nữa mà đã dành cho các cán bộ chính sách, cán bộ dự án của các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ cơ sở và đông đảo phụ nữ và nam giới cả ở nông thôn và thành thị. Các nghiên cứu khoa học ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều được thực hiện với xu thế chủ đạo giới hay còn được gọi là lồng ghép giới. Những nghiên cứu hướng tới xây dựng chính sách phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục, sức khỏe và dân số – kế hoạch hóa gia đình cũng như các dự án, chương trình điều tra cơ bản theo quan điểm giới ở tầm vĩ mô chính là xu hướng chủ đạo và
- 9 những thành tựu nổi bật, những bước tiến bộ vượt bậc của nghiên cứu giới ở Việt Nam. Thời kỳ thứ ba của nghiên cứu và truyền bá giới ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ XXI và về thực chất nó là sự tiếp tục những cố gắng cũng như những thành tựu của hai thời kỳ trên. Có thể khẳng định, sau 10 năm được truyền bá vào Việt Nam, quan điểm giới đã thực sự làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của nhiều người Việt Nam đối với các vấn đề phụ nữ, bình đẳng, hội nhập và phát triển. Xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, sự chủ động và tích cực của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, những thành tựu to lớn và toàn diện của công cuộc đổi mới mang lại đang mở ra những cơ hội và thách thức cho sự phát triển của mọi người Việt Nam nói chung và phụ nữ nói riêng. Trong bối cảnh đó, để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi thực tiễn của sự nghiệp giải phóng phụ nữ, nghiên cứu về giới ở nước ta đã có một bước phát triển mới. Theo tác giả Vũ Mạnh Lợi trong bài viết “Một số quan điểm lý thuyết về giới trong nghiên cứu gia đình”, có lẽ một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất về các dàn xếp trong gia đình, vai trò của nam và nữ, người trẻ tuổi và người già, các quan hệ của họ trong gia đình, và các hàm ý của những dàn xếp này đối với các tổ chức xã hội khác là mức độ mà theo đó các dàn xếp trong gia đình phụ thuộc vào cấu tạo sinh học của nam và nữ, và mức độ mà theo đó các quan hệ gia đình bị quy định bởi các yếu tố xã hội và văn hóa. Những người theo quyết định luận sinh học cho rằng chọn lọc tự nhiên “đã cấy” vào con người ý muốn truyền cho đời sau các gen của mình và phần nhiều, có thể là hầu hết, hành vi được kích thích bởi xung lượng sinh học bên trong này (innate impulse) để thấy được mã di truyền của mình tồn tại. Họ lập luận rằng, những khác biệt giữa nam và nữ trong các vai trò xã hội, cấu trúc thứ bậc xã hội, trong các quan hệ
- 10 quyền lực, phân công lao động, v.v.. trong gia đình và giữa gia đình và xã hội rộng lớn hơn có thể quy về những khác biệt đã được chương trình hóa về mặt sinh học giữa hai giới tính như những khác biệt giữa nam và nữ về các chiến lược tái sinh sản, các hóc môn, kích thước và hình dạng của não bộ, các nhịp sống theo thời gian trong ngày, đồng hồ sinh học liên quan đến các thời kỳ phát triển trong chu trình sống,... Theo quan điểm này, sự thống trị của nam giới và tính thụ động của nữ giới, tính hơn hẳn về trí tuệ và khả năng nhận thức tốt hơn của nam giới, khả năng tình cảm đặc biệt của phụ nữ, v.v.. là những sản phẩm tự nhiên của một, hoặc là sự kết hợp của một số yếu tố như các chiến lược tái sinh sản của nam và nữ, những đặc điểm đặc thù về giới tính của các hóc môn và mức của các hóc môn này, kích thước và hình dạng của não bộ, phân hóa chức năng theo các bán cầu đại não (lateralization), và các phẩm chất sinh học khác. Theo quyết định luận sinh học, những hành vi như ngoại tình, hiếp dâm, sự loạn luân, phân biệt chủng tộc, sự hy sinh vì người khác, các dàn xếp trong gia đình, sự gia trưởng, sự không chung thủy của nam giới, sự bài ngoại, sự thống trị người khác, sự chọn lọc bạn đời,.. tất cả đều có nguồn gốc từ di sản sinh học của con người. Lối lập luận này đôi khi đi xa tới mức coi các quá trình sinh học là những yếu tố chính quyết định trật tự xã hội hiện hành, rằng sự bất bình đẳng giữa nam và nữ là không tránh khỏi, và "sự loại trừ phụ nữ khỏi các vai trò chính sách chủ yếu là hiện tượng có tính chất quốc tế, và có tính chất giống loài" Đối lập với quan điểm quyết định luận sinh học, nhiều nhà khoa học xã hội đã chỉ ra tầm quan trọng hàng đầu của văn hóa và sự học hỏi có tính xã hội. Điều đặc biệt đáng chú ý là thực tế có một số lượng lớn các nghiên cứu so sánh các nền văn hóa và bên trong mỗi nền văn hóa đã cho thấy sự biến thiên lớn trong tổ chức gia đình-điều khó có thể được giải thích bằng quan điểm sinh học đơn giản
- 11 hóa. Những bằng chứng nhân chủng học xã hội đã cho thấy có nhiều xã hội mà ở đó phụ nữ không lệ thuộc vào đàn ông, cùng tham gia một cách bình đẳng với đàn ông trong phân công lao động; ở đó việc phụ nữ lựa chọn bạn đời và chủ động khởi xướng hành vi tình dục là "một thực tế phổ biến". Tương phản một cách sắc nét với cách tiếp cận sinh học xã hội là quan điểm của các học giả theo thuyết nữ quyền. Xuất phát điểm của các lý thuyết nữ quyền là gia đình không phải là một thiết chế có tính tất yếu về sinh học. Trái lại, đó là một thiết kế xã hội, một hệ tư tưởng, một hệ thống mang tính thiết chế của các quan hệ xã hội và các ý nghĩa văn hóa (Epstein, 1988; Thorne, 1982; Collier và đồng nghiệp, 1982). Những học giả nữ quyền xem sinh học chỉ như "một phạm vi của các năng lực, một lý thuyết về "tính tiềm năng sinh học" (Epstei, 1988: 6). Những khác biệt giữa nam và nữ thể hiện ở hành vi xã hội của họ, trí tuệ, đạo đức, tình cảm,.. không mấy là hậu quả của các yếu tố sinh học mà chính là sản phẩm được tạo ra bởi văn hóa và các can thiệp xã hội từ vật liệu sinh học thô (Epstein,1988: Thorne, 1982). Vì vậy, khái niệm phù hợp trong việc phân tích gia đình, những khác biệt và tương đồng giữa nam và nữ cần phải là khái niệm giới (gender) chứ không phải giới tính (sex). Hệ thống gia đình hiện tồn đã được tạo ra bởi con người, và nó được tạo ra theo cách thức đã mang lại rất nhiều lợi thế cho nam giới với cái giá làm giảm quyền của phụ nữ. Những người theo thuyết nữ quyền xem quyền lực của nam giới đối với phụ nữ như nguồn gốc của sự bất bình đẳng giới trong gia đình và ngoài xã hội. Họ lập luận rằng việc kiểm soát quyền lực cho phép nam giới tạo ra một diện rộng các vai trò của nam giới và thu hẹp đáng kể những lựa chọn dành cho phụ nữ. Kết quả là những địa vị có lợi nhất trong cấu trúc xã hội đã được giữ riêng cho nam giới. Việc phân chia vai trò được xem như điểm mấu chốt trong khung lý thuyết của phái nữ quyền. Họ cho rằng bất bình đẳng giới trong gia đình cần phải được giải thích dưới dạng sự
- 12 phân công các vai trò giới mà đến lượt mình chỉ có thể hiểu được "bằng việc chúng ta đã nuôi dạy con cái như thế nào, bằng sự phân công lao động theo giới tính, bằng các định nghĩa văn hóa về cái gì là thích hợp đối với mỗi giới, và bằng các sức ép xã hội mà chúng ta đặt lên mỗi một trong hai giới" Vấn đề giới là một phạm trù xã hội, chịu ảnh hưởng của những hoàn cảnh xã hội khác nhau nên có tính lịch sử cụ thể, thay đổi theo không gian và thời gian. Những đặc trưng về giới như cách ứng xử giữa giới nam và giới nữ, các đối xử với giới nam và giới nữ, sự phân công giữa họ trog lao động xã hội và lao động gia đình, sự hưởng thụ vật chất và văn hóa, lối sống, nếp sống của họ, thậm chí cách ăn mặc, trang điểm,… đều chịu ảnh hưởng của những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt, và không phải giống nhau cho mọi đàn ông hay mọi đàn bà trên Thế Giới. Những đặc trưng về giới đã thay đổi nhiều, ngày xưa khác này nay, ở nước này khác nước kia, không phải bẩm sinh và cố định. Chúng chịu ảnh hưởng của những nền văn hóa khác nhau, văn hóa phương Đông khác văn hóa phương Tây, tín ngưỡng, phong tục, tập quán ở Việt Nam khác với các nước láng giềng Đông Nam Á,… các vấn đề dân tộc, giai cấp, tầng lớp xã hội đều là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề giới. Nghiên cứu về giới trong gia đình, tác giả Nguyễn Thị Thu Hồng (2014) với đề tài “Thực trạng cha mẹ phân biệt đối xử theo giới tính của con ở một số gia đình huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang” đã cho thấy: cha mẹ vẫn còn phân biệt rất rõ ràng về vai trò của con trai và con gái đối với những vấn đề của gia đình. Các nội dung được cha mẹ đồng ý với tỷ lệ cao là: - Chỉ có con trai mới có thể thời cúng, giữ hương hảo cho tổ tiên và con gái không thể chủ trì được các buổi lễ trên, giải quyết các việc lớn trong gia đình”
- 13 - Con gái nhất thiết phải biết các công việc nội trợ, còn con trai có thể không biết. - Con gái khó có thể giúp đỡ cha mẹ về mặt tài chính sau khi đã lập gia đình nhưng con trai có thể làm được - Chỉ con trai mới là chỗ dựa vững chắc cho cha mẹ khi về già - Khi chia tài sản cho các con, cha mẹ nên chia tài sản cho con trai nhiều hơn. Về sự cần thiết của việc học đối với con trai, con giá, các nội dung được đồng ý với tỷ lệ trên 50%: - Nếu gia đình không có đủ điều kiện cho tất cả các con cùng đi học thì nên cho con trai đi học thay vì con gái. - Con trai thì cần học đến nơi đến chốn nhưng con gái không nhất thiết phải như thế. - Con gái học nhiều rồi không nhờ vả được gì vì nó phải lấy chồng - Con gái học nhiều cũng khó làm được gì vì còn phải lo cho gia đình nó sau này - Con trai cần ưu tiên việc học hơn con gái nên gia đình đầu tư cho con trai nhiều hơn. Về trách nhiệm của con trai, con gái trong công việc gia đình: - Công việc “Đi chợ, nấu ăn” và “chăm sóc em, ông bà” được đa số lựa chọn là việc của con gái với tỷ lệ cao. - Các công việc cả trai và gái cùng làm: “Buôn bán”, “làm vườn”, “làm ruộng”, “chăn nuôi” Đa số các bậc cha mẹ có sự phân biệt trong nhận thức về vai trò của con trai và con gái trong các vấn đề gia đình, các công việc quan trọng trong gia đình,
- 14 cha mẹ thường để cho con trai làm chủ và cho rằng những công việc nội trợ trong nhà là việc của riêng con gái. Trong nhận thức của cha mẹ về việc học của con cái, cha mẹ vẫn cho rằng con trai cần học hơn là con gái. Vì thế luôn tạo điều kiện, cơ hội và đầu tư hơn cho con trai trong việc học. Đối với trách nhiệm của các con trong công việc gia đình, cha mẹ vẫn cho rằng công việc nội trợ, chăm sóc ông bà, em nhỏ trong gia đình là việc dành riêng cho con gái, các công việc còn lại thì cả hai con đều phải làm. Theo tác giả Nguyễn Mạnh Tưởng (2016) trong bài báo “Triết lí về con người và nhận thức về giới”: Trong hướng tiếp cận con người (cả nam và nữ), triết học macxit đã chú ý đến cả 2 mặt: Tự nhiên (sinh học) và xã hội. Các Mác viết: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội” mà nhận thức về giới (giới nam và giới nữ) là bộ phận quan trọng của quá trình nhận thức về con người. Với tư cách con người, nam và nữ có những điểm tương đồng và khác biệt ấy. Nhưng với tư cách giới, nhận thức chỉ hướng vào tìm kiếm những khác biệt giữa nam và nữ, nguyên nhân của những khác biệt và đề ra giải pháp giải quyết những khác biệt để đạt tới sự bình đẳng. Trong phần nghiên cứu của tác giả Đỗ Hoàng (2006) ở bài báo “Thực trạng định kiến đối với vai trò của nam giới và phụ nữ trong gia đình”: có 74.9% số người được hỏi cho rằng: Chồng cần là người chịu trách nhiệm chính về kinh tế trong gia đình, 21.6% số người còn lại cho rằng vợ chồng chịu trách nhiệm như nhau trong việc phát triển kinh tế gia đình. Theo giải thích thì không thể để phụ nữ làm trụ cột kinh tế được vì điều đó sẽ làm cho người phụ nữa mất đi sự dịu dàng và sự phụ thuộc vào chồng sẽ giảm đi. Hơn nữa, nếu một người chồng không đảm đương được vai trò là trụ cột gia đình, thì anh ta hoàn toàn mất đi
- 15 quyền năng của người đàn ông trong gia đình: “Khi đó, người chồng thấy bất lực yếu đuối, làm cho người chồng thấy mình bị mất quyền lực trong gia đình” - (Nam - 46 tuổi). Cũng theo cách lặp luận này, nếu để phụ nữa đóng vai trò chính về kinh tế, thì trong mắt phụ nữ, nam giới sẽ không còn được coi trọng. Chính từ phía phụ nữ, đa số người được hỏi cũng khẳng định điều này: Họ cảm thấy khó khăn để có thể coi trọng người chồng không thể gánh vác vai trò là trụ cột về kinh tế. Những tư tưởng này đã khiến nhiều nam giới không muốn và không thể dời bỏ hình ảnh vai trò trụ cột kinh tế gia đình của mình, mặc dù trong thực tế hiện nay, trong những hoàn cảnh khác nhau, nhiều người đã không còn gánh được trách nhiệm đó. Vai trò thực tế của người chồng và người vợ trong gia đình hiện nay đã có nhiều thay đổi. Phụ nữ đang được tạo điều kiện để tham gia vào các hoạt động xã hội. Xã hội cũng đòi hỏi nam giới tham gia các công việc gia đình. Tuy nhiên, quan niệm về vai trò trụ cột kinh tế của nam giới lại chưa được cởi bỏ. Nghiên cứu của Liebenman (1956) cho ta thấy một cơ chế có thể đem lại những thay đổi. Vai trò mới đòi hỏi hành vi mới, Hành vi mới này sẽ làm nảy sinh những thái độ mới. Vì thế, khi cá nhân được đặt vào những vai trò mới (ví dụ: nam giới làm công việc nội trợ) thì sẽ nảy sinh những thái độ chống lại những định kiến không còn phù hợp. 1.2. Cơ sở lý luận về nhận thức về vai trò giới của học sinh THCS: 1.2.1. Giới tính và giới Giới tính (sex): Một thuật ngữ được các nhà khoa học xã hội và các nhà sinh học dùng để chỉ một phạm trù sinh học. Trong ý nghĩa đó, nam và nữ khác nhau về mặt sinh học, tạo nên hai giới tính: nam và nữ Những khác biệt căn bản về giới tính:
- 16 - Hình dạng bên ngoài của cơ thể: nam giới cao hơn, nặng hơn, thể lực mạnh hơn phụ nữ. - Khác nhau về cấu tạo nhiễm sắc thể, hormone, về cơ thể học - Khác nhau về chức năng sinh học, tạo nên vai trò của giới tính: ví dụ phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú bằng sữa mẹ. Những sự khác nhau về cơ thể đã là cơ sở cho một số lý thuyết về sự khác biệt giới tính về mặt tâm lý. Tuy nhiên, chúng ta không thể đơn giản kết luận rằng sự khác biệt về sinh học sẽ tất yếu dẫn đến những khác biệt về tâm lý, và đặc biệt là về năng lực và vai trò trong xã hội của hai giới. Giới (gender) là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn Nhân loại học nghiên cứu về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích. Giới đề cập đến các quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không theo mục đích cá nhân. Vai trò giới được xác định theo văn hóa, không theo khía cạnh sinh vật học và có thể thay đổi theo thời gian, theo xã hội và các vùng địa lý khác nhau. Khi mới sinh ra, chúng ta có sẵn đặc tính giới. Những đặc tính giới mà chúng ta có được là do chúng ta học được từ gia đình, xã hội và nền văn hóa của chúng ta. Theo PGS.TS Lê Thị Quý (2009) trong Giáo trình xã hội học giới: có thể định nghĩa ngắn gọn: Giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ đó được xây dựng nên trong xã hội. Theo TS. Nguyễn Mạnh Tưởng (2008) Triết lí về con người và nhận thức giới: Giới dùng để chỉ các đặc điểm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ. Các đặc điểm giới là các đặc điểm xã hội của nam và nữ, do đó chúng có thể thay đổi dưới tác động của các yếu tố xã hội. Ví dụ: ở nơi này, phụ nữ có đặc
- 17 điểm là phụ thuộc vào nam giới về mặt kinh tế và chỉ là người thưc hiện các quyết định do nam giới đưa ra nhưng ở nơi khác là phụ nữ quyết định cùng nam giới các vấn đề của cuộc sống. Theo TS. Thái Thị Ngọc Dư (2013): Giới là một phạm trù khoa học xã hội, được sử dụng để nói về các vai trò, thái độ và giá trị của giới tính do các cộng đồng xã hội gán cho. Như vậy giới được xác định trong mối quan hệ giữa nam và nữ về quyền lực, vị trí xã hội và phân công lao động. Những tính chất của quan hệ giới được tạo dựng qua quá trình lịch sử, có tính xã hội, không cố định mà có thể thay đổi qua thời gian, có thể khác nhau trong những bối cảnh văn hóa, xã hội khác nhau. Theo Tài liệu Hướng dẫn về bình đẳng giới cho các ấn phẩm của UNESCO (2012), giới đề cập đến vai trò và trách nhiệm của nam giới và phụ nữa được tạo ra trong gia đình, xã hội và nền văn hóa của chúng ta. Khái niệm giới cũng liên quan tới những mong đợi về đặc điểm, khả năng và những hành vi, ứng xử của cả phụ nữ và nam giới (nữ tính và nam tính) * Trong nghiên cứu của tác giả Võ Thị Tường Vy (1999): Sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt tâm lý: Giữa nam và nữ cũng có những khác biệt rõ rệt về tâm lý: - Cảm giác ở nữ thường rất nhạy cảm với màu sắc và âm thanh. - Tri giác ở nữ nhạy hơn với những sự vật hiện tượng rực rỡ, gây ấn tượng mạnh. - Hứng thú ở nam và nữ không giống nhau, nam thích hoạt động đòi hỏi sự vận động mạnh như thể dục..., và không thích các môn xã hội như sử, địa, văn .... Ngược lại, nữ thì lại thường thích các môn xã hội. Hoạt động trong thời gian rỗi của các em nữ ít đa dạng hơn nhưng quan tâm đến nhau hơn, có tổ chức hơn. Trò
- 18 chơi của các em gái không ồn ào, thường gắn với thiên nhiên, với sinh hoạt thẩm mỹ. Còn các em trai lại thích trò chơi vận động, ồn ào hơn. - Tình cảm của hai giới cũng có những khác biệt. Tình mẫu tử là đặc trưng cho tình cảm nổi bật ở phụ nữ. Ngay từ nhỏ, các em gái đã thể hiện nhu cầu về sự chăm sóc một ai đó. Phong cách sống của phụ nữ đượm màu sắc tình cảm thường gắn liền với chức năng làm vợ, làm mẹ. Phụ nữ đa cảm, dễ xúc động và ít kiềm chế xúc động hơn nam. Xã hội cũng dễ chấp nhận điều đó, trong khi đó, lại đòi hỏi nam giới phải chế ngự cảm xúc của mình. - Tình cảm của nam và nữ cũng khác nhau: phụ nữ trội hơn nam giới về tính cẩn thận và tỷ mỹ khi thực hiện một công việc nào đó. Nữ giới thường cần cù kiên nhẫn, dễ thích ứng với hoàn cảnh hơn nam giới. Phụ nữ chịu đựng sự cô đơn tốt hơn nam giới. Khuynh hướng vươn lên làm người lớn ở em gái và trai cũng khác nhau: em trai thường hướng tới sự tự khẳng định như sức mạnh, sự dũng cảm còn em gái lại đi theo con đường khác như chăm sóc em nhỏ, muốn trở nên hấp dẫn hơn... - Năng lực của nam và nữ cũng khác nhau: khả năng nhận định không gian hai chiều và vị trí trong không gian của nam tốt hơn nữ. Nhưng khả năng biểu hiện tư duy bằng ngôn nữ của phụ nữ lại tốt hơn nam giới, vì thế học sinh gái thường thích các môn học xã hội hơn nam. Nữ học ngoại ngữ tốt hơn vì cơ chế lưu giữ ngôn ngữ của nữ là ở cả hai bán cầu. Theo giáo sư H. Lignoret (Pháp) thì ngay từ nhỏ, trẻ em nam đã có đủ khả năng khác hẳn so với bạn gái do việc "lập chương trình" trong não bộ khá hơn. Độ nhanh và độ chính xác của tri giác nữ trội hơn nam, trí nhớ máy móc và ngôn ngữ lưu loát của nữ cũng cao hơn nam. Nhưng thể lực, độ nhanh của các phản ứng và sự phối hợp vận động của cơ thể nữ là kém hơn nam. Phụ nữ lĩnh hội khó khăn hơn nam giới về các loại tri thức
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần Hỗ trợ Phát triển Công nghệ Detech
97 p | 354 | 72
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành văn hoá tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay
7 p | 148 | 23
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Ẩm thực truyền thống của người dao Thanh Y ở xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
10 p | 160 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên tại chi nhánh SXKD thức ăn thủy sản Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam
101 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần Tìm kiếm và Phát triển Nguồn nhân lực Gjobs
87 p | 28 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thương mại Hạnh Huyên
74 p | 19 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng
72 p | 19 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nhân lực tại khách sạn Nhật Hạ 3 (Nhat Ha L’Opera hotel)
76 p | 18 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Vận tải Thương mại Hà Minh
88 p | 19 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác tuyển mộ và tuyển chọn nhân sự tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Tư vấn IPA
80 p | 18 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành
71 p | 9 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH & DV Vận tải Lê Hoàng
78 p | 9 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp thu hút nguồn nhân lực tuyển dụng cho các doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Tìm kiếm và Phát triển nguồn nhân lực Gjobs
78 p | 14 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Một thành viên 189
64 p | 7 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Biện pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Đầu tư xây dựng HP Nam Việt
75 p | 12 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận và nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam
68 p | 6 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách đãi ngộ nhân sự của Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi An Hải
90 p | 27 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt
114 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn