intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Thành Phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoá luận "Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Thành Phố Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thực trạng việc khai thác tiềm năng đó vào việc phát triển DLCĐ tại làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội; Đưa ra những giải pháp, kiến nghị để khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch cộng đồng tại nơi đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Thành Phố Hà Nội

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI *********** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG CỔ ĐƢỜNG LÂM, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Chuyên ngành : Văn hoá du lịch Giảng viên hƣớng dẫn : TS.Lê Thu Hƣơng Sinh viên thực hiện : Đoàn Thị Ngọc Bích Mã sinh viên : 2005VDLA006 Lớp : 2005VDLA Khóa : 2020-2024 HÀ NỘI - 2024
  2. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... 1 LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. 3 PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 7 6. Tính mới của khóa luận ...................................................................................... 8 7. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 9 8.Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 9 9.Cấu trúc khóa luận............................................................................................. 11 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ............................ 12 1.1. Một số khái niệm có liên quan ..................................................................... 12 1.2. Đặc điểm, nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng .................................. 17 1.3. Điều kiện cần và đủ để phát triển du lịch cộng đồng ................................ 22 1.4. Vai trò của du lịch cộng đồng....................................................................... 24 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................. 27 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG CỔ ĐƢỜNG LÂM, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..... 28
  3. 2.1. Tổng quan về Làng cổ Đƣờng Lâm ............................................................. 28 2.2. Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đƣờng Lâm .... 30 2.3. Thực trạng hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đƣờng Lâm 38 2.4. Một số thành tựu trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đƣờng Lâm, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội .............................................. 50 2.5. Những mặt hạn chế còn tồn tại trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đƣờng Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội ................................ 52 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................. 60 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG CỔ ĐƢỜNG LÂM, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..... 61 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đƣờng Lâm ........ 61 3.2. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đƣờng Lâm............ 67 3.3. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc, ban quản lý du di tích về việc phát triển du lịch tại thị xã Sơn Tây và thành phố Hà Nội ............................. 77 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................. 79 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 81
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với thầy/cô Học Viện Hành Chính Quốc Gia, đặc biệt là thầy cô Khoa Quản lý xã hội đã luôn tạo điều kiện tốt nhất, đồng hành, sát cánh, cung cấp tri thức và kỹ năng để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS.Lê Thu Hƣơng là ngƣời hƣớng dẫn tận tình, chu đáo và tâm huyết để tôi có đƣợc thành quả ngày hôm nay. Một lần nữa tôi chân thành cảm ơn và chúc Cô dồi dào sức khỏe. Do kiến thức thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn để tôi hoàn thiện hơn nữa bài khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng 2 năm 2024 Tác giả khóa luận Đoàn Thị Ngọc Bích 1
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là khóa luận của riêng cá nhân tôi. Các số liệu đƣợc sử dụng phân tích trong đề tài này có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định, thông tin, số liệu, tài liệu là hoàn toàn chính xác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về các nội dung trong khóa luận. Hà Nội, ngày tháng 2 năm 2024 Tác giả khóa luận Đoàn Thị Ngọc Bích 2
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT Giải nghĩa 1 DLCĐ Du lịch cộng đồng 2 CĐĐP Cộng đồng địa phƣơng 3 UBND Uỷ ban nhân dân 4 SVHTT&DL Sở văn hoá thể thao và du lịch 3
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam hiện nay, du lịch cộng đồng đƣợc coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho các cƣ dân bản địa và các doanh nghiệp. Du lịch cộng đồng thƣờng đƣợc hiểu là hoạt động của một cộng đồng dân cƣ tham gia trực tiếp vào quá trình làm du lịch. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp ngƣời dân bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các nét đẹp trong phong tục, tín ngƣỡng… mà nó còn giúp ngƣời dân họ có thêm thu nhập từ chính việc làm du lịch của mình. Ở Việt Nam, có rất nhiều điểm phát triển du lịch cộng đồng trong đó có Làng cổ Đƣờng Lâm ở thị xã Sơn Tây - một ngôi làng cổ có truyền thống lịch sử rất lâu đời và chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, những điều kiện nổi bật để phát triển du lịch cộng đồng. Làng cổ Đƣờng Lâm có điều kiện cần và đủ để phát triển du lịch cộng đồng nhƣ có hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa có từ lâu đời mang ý nghĩa giáo dục cao bên cạnh đó làng cổ Đƣờng Lâm còn có những làng nghề truyền thống có thể khai thác và phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Có tiềm năng nhƣng hiện nay tại làng cổ chƣa khai thác đƣợc hiệu quả để phát triển du lịch do rất nhiều nguyên nhân nhƣ: những hạn chế nhƣ tính chuyên nghiệp, đội ngũ tham gia vào hoạt động du lịch còn yếu kém và “nghiệp dƣ”, sản phẩm du lịch thì ít, cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch còn yếu kém, chƣa có sự đồng thuận giữa các bên cùng tham gia khai thác và phát triển du lịch… Chính vì những lý do nêu trên em đã chọn đề tài “Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Thành Phố Hà Nội” để chỉ ra những hạn chế và từ đó tìm ra giải pháp để khai thác hiệu quả tiềm năng nhằm phát triển du lịch cộng đồng ở nơi đây. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trƣớc đến nay đã có rất nhiều những công trình của nhiều tác giả khác nhau 4
  8. nghiên cứu về làng cổ Đƣờng Lâm từ nhiều góc độ, và tầm nhìn khác nhau: Nhƣ trong cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thƣ, Viện Điện U Linh, Thiên nam ngữ lục… cũng đã nhắc tới cái tên Đƣờng Lâm nhƣng ở các tác phẩm trên không đi sâu vào nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, xã hội… Sau những năm 1980 đã có một số tác giả đã nghiên cứu về làng cổ Đƣờng Lâm. Mà công trình đầu tiên không thể không nhắc đến đó chính là “Mông phụ một làng ở đồng bằng Sông Hồng” do tác giả Nguyễn Tùng chủ biên do Nhà xuất bản văn Văn hóa thông tin ấn hành năm 2003. Công trình này là kết quả của chƣơng trình đƣợc ký kết vào tháng 7/1989 giữa Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học của Pháp (CNRS) và đƣợc giao cho Viện Dân tộc học (thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Tham gia hai cuộc điền dã (5-6/1990 và 10-11/1991) ở Đƣờng Lâm, có bốn nhà nghiên cứu thuộc Viện Dân tộc học (Võ Thị Thƣờng, Diệp Ðình Hoa, Nguyễn Dƣơng Bình và Trần Văn Hà) và ba nhà nghiên cứu thuộc LASEMA (Nelly Krowolski, Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Tùng). Dù rất bận rộn với trách nhiệm lãnh đạo, GS. Bế Viết Ðẳng, Viện trƣởng Viện Dân tộc học, thỉnh thoảng cũng đã đến tham gia. Ngoài hai cuộc điền dã đến làng cổ Đƣờng Lâm nói trên, Nguyễn Tùng và Nguyễn Xuân Linh còn về điều tra và tiến hành bổ túc ở Ðƣờng Lâm vào tháng 5/1995. Và trong mỗi lần sang Việt Nam điền dã trong khuôn khổ của chƣơng trình nghiên cứu kế tiếp về “làng ở vùng châu thổ sông Hồng”, Nelly Krowolski và Nguyễn Tùng cũng đã về thăm Ðƣờng Lâm để cập nhật các tri thức mới và bên cạnh đó việc quan trọng nhất là để theo dõi các biến đổi mới xảy ra ở đó. Các bài nghiên cứu về Mông Phụ đã đƣợc in trong cuốn Nguyễn Tùng (éd.), Mông Phụ, un village du delta du fleuve Rouge, Paris: L’Harmattan, 1999, 349 trang. Cuốn sách này đã đƣợc dịch sang tiếng Việt: Nguyễn Tùng (chủ biên), Mông Phụ, một làng ở đồng bằng sông Hồng, Hà Nội: Nxb. Văn hóa Thông tin, 2003, 269 trang. 5
  9. Trong các cuốn nhƣ Cơ sở văn hóa Việt Nam của Tác giả Trần Ngọc Thêm (1977), Trần Quốc Vƣợng chủ biên (1977), Chu Xuân Diên (1999), gần đây hơn nữa là cuốn Lịch sử văn hóa Việt Nam của tác giả Huỳnh Công Bá (2008), cũng đã đề cập đến văn hóa Việt Nam và văn hóa của từng vùng miền trong đó có Làng cổ Đƣờng Lâm. Năm 2017, tác giả Nguyễn Thị Thu Trang thuộc khoa lịch sử, trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã có bài khóa luận tốt nghiệp với nội dung “ Làng cổ Đƣờng Lâm” (Sơn Tây, Hà Nội) trong thời kỳ 1986-2016. Bên cạnh những tác giả và những tài liệu nghiên cứu về làng cổ Đƣờng Lâm thì ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch cộng đồng nhƣ của tác giả Đoàn Mạnh Cƣơng (2019) phát triển du lịch cộng đồng theo hƣớng bền vững; Bình Giang (2019), Sắc màu du lịch cộng đồng ứng dụng tại huyện Mai Châu;Võ Quế (2006) Du lịch cộng đồng và thuyết vận dụng, tập 1 Nxb Khoa học và kỹ thuật Xa Giang (2018), phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam. Phát huy DLCĐ tại làng cổ Đƣờng Lâm - Một phƣơng thức hữu hiệu để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Của tác giả Phạm Thị Hải Yến, Đỗ Trần Phƣơng, xuất bản năm 2018. Thuộc nhà xuất bản Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội.Trong cuốn sách, tác giả đi sâu phân tích thực trạng phát triển du lịch tại làng cổ Đƣờng Lâm - Một di sản cấp quốc gia đặc biệt và đề xuất một số giải pháp về phát triển du lịch cộng đồng nơi đây để du lịch Đƣờng Lâm phát triển bền vững và tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của nó. Ngoài nghiên cứu của tác giả nêu trên thì còn một số Trong tạp chí cộng sản ngày 25-07-2023 với nội dung “Gắn kết hài hòa giữa bảo tồn giá trị các di sản văn hóa và phát triển du lịch ở Làng cổ, xã Đƣờng Lâm, thị xã sơn Tây, thành phố Hà Nội của tác giả Đinh Giang; hay trong tạp chí Khoa học và Công Nghệ - Đại học Thái Nguyên tập 227 số 04 (2022) của tác giả Hà Triệu Huy đã đề cập đến việc “ Các giá trị văn hóa của Làng cổ Đƣờng Lâm (Hà Nội, Việt Nam) – Thực trạng bảo tồn và phát triển. Bài viết này đã nghiên cứu hai giá trị văn hóa lớn của Làng 6
  10. cổ Đƣờng Lâm bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tác giả đã sử dụng những phƣơng pháp để nghiên cứu về thực trạng việc phát triển di sản văn hóa của làng cổ Đƣờng Lâm cùng với đó đã đƣa ra những giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa của di sản. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Thực trạng việc khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử tại làng cổ Đƣờng Lâm để phát triển du lịch cộng đồng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng - Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thực trạng việc khai thác tiềm năng đó vào việc phát triển DLCĐ tại làng cổ Đƣờng Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. - Đƣa ra những giải pháp, kiến nghị để khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch cộng đồng tại nơi đây. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đƣờng Lâm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài + Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu đƣợc tiến hành trong phạm vi của làng cổ Đƣờng Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phát triển du lịch cộng đồng. + Về mặt thời gian: Đề tài đƣợc tiến hành khảo sát từ tháng 1/2024 đến tháng 4 năm 2024. Các thông tin và các số liệu trong đề tài đƣợc khai thác, nghiên cứu và giới hạn từ năm 2020 đến năm 2024. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu +Phương pháp khảo sát thực địa: Thông qua quá trình khảo sát thực tế trong 7
  11. khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2024 đến tháng 4 năm 2024, tác giả đã nắm đƣợc tình hình, hiểu rõ đƣợc bản chất vấn đề, hiểu đƣợc cách thức hoạt động cũng nhƣ thực trạng việc khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử của làng cổ Đƣờng Lâm trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây. Cùng với đó, qua việc tiến hành phƣơng pháp nghiên cứu thực địa tác giả đã có cái nhìn khách quan hơn về tiềm năng, cơ hội, cũng nhƣ thách thức trong việc phát triển du lịch cộng đồng để từ đó đƣa ra những giải pháp, những đề xuất kiến nghị để khắc phục và góp phần nhỏ bé trong việc khai thác tiềm năng để phát triển DLCĐ tại nơi đây. +Phương pháp tổng hợp, phân tích các thông tin: Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện trong việc tổng hợp các nguồn tƣ liệu, số liệu, các kết quả đánh giá, khảo sát thực tế, tổng hợp lƣợt khách đến và đi của làng cổ Đƣờng Lâm. Phân tích để thấy đƣợc thực trạng, những tiềm năng và thách thức trong việc khai thác các tài nguyên du lịch để phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đƣờng Lâm. +Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc thu nhập từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, trên sách báo, tạp chí hay trên các website, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý du lịch của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội cũng nhƣ ban quản lý làng cổ Đƣờng Lâm… + Phương pháp điều tra xã hội học: để làm rõ kết quả nghiên cứu, tác giả đề tài đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp du khách đến tham quan tại làng cổ Đƣờng Lâm cũng nhƣ những ngƣời dân địa phƣơng về nhận thức của CĐĐP trong việc xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng. 6. Tính mới của khóa luận Với khóa luận “Phát triển DLCĐ tại làng cổ Đƣờng Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội” đề tài đã hệ thống hóa một số khái niệm về du lịch, du lịch cộng đồng có thể đƣợc ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Quản lý xã hội Học viện hành chính quốc gia… 8
  12. Đƣa ra những định hƣớng về sản phẩm du lịch, về thị trƣờng khách, định hƣớng về chất lƣợng của dịch vụ du lịch tại nơi đây. Những định hƣớng này đƣợc căn cứ dựa trên tình hình quan sát, nghiên cứu thực trạng của việc khai thác tiềm năng trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đƣờng Lâm tại thời điểm tôi tiến hành nghiên cứu. Cùng với đó, tôi cũng đã đƣa ra những kiến nghị, và những giải pháp mang tính thời sự để có thể góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển tại làng cổ Đƣờng Lâm. 7. Đóng góp của đề tài Đề tài không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn. +Về mặt lý luận: Với đề tài tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng. +Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ thêm một số mặt tích cực cũng nhƣ hạn chế của việc khai thác tiềm năng của làng cổ Đƣờng Lâm trong việc phát triển du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, đề tài cũng chỉ ra những giải pháp cũng nhƣ một số kiến nghị đối với các cấp các ngành, ban quản lý làng cổ Đƣờng Lâm cũng nhƣ với nhân dân – ngƣời trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển du lịch cộng đồng ở đây. 8.Giả thuyết khoa học +Giả thuyết công việc: - Nguyên nhân dẫn đến việc cộng đồng chƣa “mặn mà” về việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đƣờng Lâm là do họ chƣa hiểu cũng nhƣ chƣa nhận thấy đƣợc lợi ích về việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đƣờng Lâm đem lại. - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến du lịch cộng đồng tại làng cổ Đƣờng Lâm phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của mình đó là do cộng đồng dân cƣ chƣa hiểu cũng nhƣ chƣa nhận thấy đƣợc lợi ích của việc phát triển du lịch cộng đồng mang lại cho bản thân, xã hội… - Nguyên nhân dẫn đến việc mức độ hài lòng của du khách khi đến với làng cổ 9
  13. Đƣờng Lâm chƣa cao đó là do cơ sở vật chất, kỹ thuật; cơ sở hạ tầng; sản phẩm du lịch; chƣơng trình du lịch tại làng cổ Đƣờng Lâm chƣa đặc sắc, chƣa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. - Nguyên nhân dẫn đến việc khách du lịch đến với làng cổ Đƣờng Lâm không quá một ngày là do sản phẩm du lịch tại làng cổ Đƣờng Lâm chƣa nhiều, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu du lịch của khách. - Nguyên nhân dẫn đến những sản phẩm du lịch tại làng cổ Đƣờng Lâm không đặc sắc, không thu hút đƣợc khách du lịch là do cộng đồng dân cƣ chƣa biết khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa vào việc phát triển du lịch cộng đồng. + Giả thuyết có điều kiện: - Nếu chƣa biết cách khai thác những tiềm năng về văn hóa, lịch sử tại làng cổ Đƣờng Lâm thì sẽ dẫn đến thực trạng việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ chƣa tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của nó. - Nếu cộng đồng dân cƣ chƣa hiểu rõ về vấn đề phát triển du lịch cộng đồng dẫn đến tình trạng cộng đồng làm du lịch một cách “bản năng” + Giả thuyết xác định: - Nếu không có sự phân chia lợi ích giữa các bên tham gia vào quá trình khai thác tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng sẽ dẫn đến tình trạng lợi ích giữa các bên tham gia đƣợc chia sẻ không đồng đều. - Tài nguyên du lịch văn hóa chính là một trong những điều kiện “cần” và “đủ” để phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đƣờng Lâm. - Nếu không có những chính sách, những biện pháp để phát triển du lịch cộng đồng sẽ dẫn đến thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đƣờng Lâm chƣa tƣơng xứng với tiềm năng vốn có. + Giả thuyết chung hoặc lý thuyết: - Cộng đồng dân cƣ càng hiểu về phát triển du lịch cũng nhƣ phát triển du lịch cộng đồng, kết quả phát triển du lịch cũng nhƣ mức độ tham gia vào quá trình phát triển du lịch càng cao. 10
  14. - Có sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với việc phát triển du lịch tại địa phƣơng sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển du lịch cộng đồng. 9.Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và vấn đề thực tiễn về du lịch cộng đồng. Chƣơng 2. Thực trạng việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đƣờng Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Chƣơng 3. Đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đƣờng Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. 11
  15. Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.1. Du lịch Theo Tổ chức du lịch thế giới UNWTO – United Nations World Tourism Organization thì khái niệm “du lịch đƣợc hiểu là bao gồm tất cả các hoạt động của ngƣời du hành, tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn; cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian không quá một năm, ở bên ngoài môi trƣờng sống định cƣ; nhƣng không loại trừ các du hành mà có mục đích là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trƣờng sống khác hẳn nơi định cƣ.” [3.tr57] Theo điều 3, khoản 1 luật Du lịch 2017 ( Luật số : 09/2014QH14, ngày 19/06.2017) thì du lịch đƣợc hiểu nhƣ sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. [28] Định nghĩa này của luật du lịch Việt Nam có quan điểm giống với định nghĩa của UNTWTO tức là trong định nghĩa này chỉ bàn đến định nghĩa của ngành du lịch nó chỉ là hoạt động, nhu cầu hay mong muốn của khách du lịch mà không nhắc đến hoạt động kinh doanh và thực hiện hoạt động du lịch. Nhƣ vậy qua một số định nghĩa về du lịch đƣợc nêu ở phía trên thì chúng ta có thể hiểu đơn giản, du lịch là một hoạt động của con ngƣời gắn liền với các chuyến đi rời khỏi nơi cƣ trú đến những địa điểm mà họ chƣa thƣờng xuyên lƣu trú có thể là ở trong nƣớc và ngoài quốc gia của họ. 1.1.2. Cộng đồng “Cộng đồng” hay Community là một trong những khái niệm xã hội học đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu, hay các chuyên gia đã nhận định và định nghĩa theo nhiều mức 12
  16. độ và cách nhìn nhận khác nhau. Cộng đồng là một cụm từ bắt nguồn từ chữ Latinh đƣợc dùng để chỉ một hiệp hội hay một cá nhân nhƣ con ngƣời hoặc động vật. Chẳng hạn ở Việt Nam từ cộng đồng đƣợc nhắc đến đó chính là “ cộng đồng các dân tộc Việt Nam” hay “ Cộng đồng dân tộc Thái, Tày, Mƣờng…” Nhƣ vậy cộng đồng đƣợc hiểu với nghĩa chỉ một nhóm hay một tập hợp ngƣời sống cùng một môi trƣờng sống. Cộng đồng có thể là tập hợp những ngƣời có chung tiếng nói, có chung văn hóa và có chung một truyền thống lịch sử. Theo Keith và Ary cho rằng: “Cộng đồng trước hết là một nhóm người thường sinh sống trên cùng một khu vực địa lý, tự xác định mình về cùng một nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể cùng chung một tôn giáo, một tầng lớp chính trị”. [64,tr.7] Theo từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Cộng đồng được hiểu là một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa phương sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một nòi giống, một sắc tộc, một dân tộc”[45,tr.601]. Nhìn chung, cộng đồng đều là tập hợp ngƣời có mối quan hệ với nhau, có chung sự tƣơng tác, kết nối và giúp đỡ nhau. Nhìn chung các đặc điểm chung của cộng đồng đó là: văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán, lối sống, vị trí địa lý… 1.1.3. Du lịch cộng đồng 1.1.3.1.Khái niệm về du lịch cộng đồng. DLCĐ là một trong những loại hình du lịch đang đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam đã có một số định nghĩa về du lịch cộng đồng nhƣ sau: Theo khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 thì du lịch cộng đồng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “ Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi”. 13
  17. Theo tác giả Bùi Hải Yến (2012) trong chƣơng trình du lịch cộng đồng thì định nghĩa về du lịch cộng đồng đƣợc hiểu nhƣ sau: “ Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du lịch bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách”. [58, tr.33]. DLCĐ phát triển ở Việt Nam vào cuối những năm 1980 và ngày càng đƣợc coi trọng từ sau những năm 1990. Khái niệm về DLCĐ trong nghiên cứu này dựa vào đặc điểm của CĐĐP với tƣ cách là thành phần cốt lõi, là trung tâm của mọi hoạt động phát triển DL địa phƣơng. Do vậy, tổng hợp từ nhiều lý luận của các tổ chức, nhà nghiên cứu, lấy nhận định từ Tài liệu hƣớng dẫn phát triển DLCĐ: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng ngƣời dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ đƣợc môi trƣờng chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trƣng của địa phƣơng (phong cảnh, văn hóa) [29, tr. 2]. Tài liệu cũng đề cập thêm: “Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Du lịch cộng đồng thường liên kết với người dân thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định” [29, tr. 2]. Nhƣ vậy, có rất nhiều định nghĩa của nhiều tác giả nhiều tổ chức đƣa ra để định nghĩa về việc phát triển du lịch cộng đồng. Mỗi định nghĩa thì sẽ đƣợc nhìn nhận qua từng góc nhìn của mỗi tác giả, tuy nhiên nhìn chung điểm đồng nhất của những khái niệm này đó chính là cộng đồng chính là một nhóm ngƣời cùng chung đặc điểm về văn hóa, chính trị, kinh tế… 14
  18. 1.1.3.2. Bản chất của du lịch cộng đồng Nhìn chung, ta có thể hiểu đƣợc bản chất của du lịch cộng đồng bao gồm những nội dung nhƣ sau: - DLCĐ là loại hình du lịch lấy cộng đồng dân cƣ là chủ thể, họ cùng nhau phối hợp với các bên có liên quan để tổ chức, vận hành, khai thác tiềm năng để phát triển du lịch dựa trên việc khai thác các tiềm năng có sẵn về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, cảnh quan thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm du lịch để có thể phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch khi họ trải nghiệm hình thức du lịch cộng đồng. Hay nói cách khác DLCĐ là hình thức du lịch đƣợc phát triển dựa trên cơ sở văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cƣ quản lý, tổ chức khai thác và hƣởng lợi từ việc khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử để phát triển du lịch. - Du khách hay khách du lịch chính là ngƣời trực tiếp mang lại lợi ích cho cộng đồng về mặt kinh tế. Nhƣng bên cạnh đó, du khách cũng chính là ngƣời sẽ mang lại những tác động tích cực và tiêu cực đến với địa phƣơng nơi mà họ đến khi du lịch. Chẳng hạn nhƣ tác động tích cực mà du khách mang lại cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng đó chính là tăng thu nhập, tạo cơ hội về việc làm cho cộng đồng dân cƣ. Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế mà du khách mang lại cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng đó chính là khi những du khách đến địa phƣơng để đi du lịch thì qua quá trình nhìn nhận các cộng đồng dân cƣ đã nhận thấy đƣợc nhu cầu, mong muốn của du khách về những sản phẩm du lịch tại địa phƣơng và rồi những ngƣời dân địa phƣơng họ sẽ thay đổi những sản phẩm của mình để làm “ hài lòng” du khách. Điều này làm cho bản sắc văn hóa, hay những giá trị gốc của những sản phẩm du lịch đó bị “ mất chất” không còn giữ đƣợc vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó. - DLCĐ mang lại những lợi ích cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng về cả hai mặt vật chất và tinh thần từ việc khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán để phát triển du lịch. Cộng đồng dân cƣ địa phƣơng sẽ đƣợc lợi ích từ việc phát triển du lịch nhƣ tăng thêm thu nhập, có công ăn việc làm từ việc tham gia làm du lịch, giúp cho ngƣời dân địa phƣơng cải thiện cuộc sống và phát triển kinh tế bền 15
  19. vững. - DLCĐ là hình thức du lịch mà nó mang rất nhiều lợi ích về mặt bảo tồn và phát huy những giá trị về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của cộng đồng dân cƣ để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, du lịch cộng đồng còn giúp ngƣời dân bảo vệ tài nguyên của môi trƣờng sinh thái của địa phƣơng mình. - Bản chất của DLCĐ đó chính là một loại hình du lịch mang lại trải nghiệm gần gũi, chân thật cho du khách. Tới những khu du lịch cộng đồng du khách sẽ đƣợc trải nghiệm cuộc sống của ngƣời dân bản địa, đƣợc thƣởng thức những món ăn dân dã, đặc sản địa phƣơng… Hiện nay ở Việt Nam loại hình du lịch cộng đồng này đang đƣợc Đảng, Nhà nƣớc hết sức quan tâm và khuyến khích phát triển. Hiện nay, mô hình này đang đƣợc tập trung ở các khu vực vùng núi có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhƣ ở Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái… Mô hình phát triển DLCĐ mang lại rất nhiều lợi ích và hiệu quả thiết thực nhƣ phát huy đƣợc hết tiềm năng của địa phƣơng trong việc phát triển du lịch, bên cạnh đó nó còn góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân địa phƣơng. 1.1.4. Phát triển du lịch cộng đồng Phát triển là quá trình vận động theo chiều hƣớng đi lên của sự vật, hiện tƣợng từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn, từ đơn giản đến phức tạp, từ thiếu sót đến hoàn thiện. Phát triển của sự vật, hiện tƣợng có thể theo chiều rộng và cả chiều sâu. Phát triển cộng đồng đƣợc hiểu là tập hợp nhiều hoạt động diễn ra trong đời sống nhằm làm thay đổi các giá trị về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trƣờng của CĐ theo xu hƣớng ngày càng tốt hơn. Phát triển CĐ có sự tham gia của ngƣời dân để phát triển nông nghiệp, nông thôn, du lịch đƣợc Chính phủ Việt Nam rất quan tâm, đã thực hiện và đang tiếp tục triển khai trên phạm vi cả nƣớc. Những sáng kiến đổi mới công tác lập và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng, phát triển sinh kế có sự tham gia ngƣời dân bƣớc đầu đã mang lại kết quả. Đã xuất hiện các kinh nghiệm hay, bài học quý về phát triển CĐ có sự tham gia của 16
  20. ngƣời dân. Từ đó có thể hiểu, phát triển DLCĐ là tập hợp các hoạt động của con ngƣời nhằm bảo tồn hoặc thay đổi các giá trị về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trƣờng tại địa phƣơng phục vụ các hoạt động du lịch theo chiều hƣớng ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng địa phƣơng. 1.2. Đặc điểm, nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng 1.2.1. Đặc điểm của du lịch cộng đồng Hiện nay du lịch cộng đồng đƣợc coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích về phát triển kinh tế bền vững nhất cho cƣ dân bản địa. Bên cạnh việc giúp ngƣời dân bảo vệ tài nguyên môi trƣờng sinh thái mà còn giúp bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phƣơng. Theo TS.Đoàn Văn Cƣơng ( 2019)Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thì đặc điểm của du lịch cộng đồng đƣợc trình bày nhƣ sau : 1. “Du lịch cộng đồng bảo đảm văn hóa, thiên nhiên bền vững”: Du lịch cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hoá xã hội và môi trƣờng; nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đƣợc khai thác hợp lý; bảo vệ môi trƣờng sinh thái cảnh quan; bảo tồn đƣợc môi trƣờng văn hoá.” Hình thức phát triển du lịch cộng đồng là một trong những hình thức tốt nhất để vừa làm du lịch vừa phát triển kinh tế giúp ngƣời dân có thêm thu nhập, giúp xóa đói giảm nghèo của những đồng bào dân tộc thiểu số từ chính việc làm du lịch nhƣng bên cạnh đó cũng mang trong mình vai trò giữ gìn và bảo tồn nền văn hóa của đất nƣớc. 2. “ Du lịch cộng đồng cần có sở hữu cộng đồng”: Cộng đồng hay cƣ dân địa phƣơng chính là chủ thể mang trong mình vai trò vừa là chủ thể quản lý di sản, danh lam thắng cảnh, các tài nguyên về lịch sử, văn hóa vừa mang trong mình vai trò trực tiếp khai thác sử dụng những tài nguyên đó để thu lợi nhuận hợp pháp theo pháp luật quy định. Chủ thể quản lý di sản của mỗi dân tộc đều có những phong cách và lối sống riêng cần 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2