Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Dự án kinh doanh thu mua và chế biến của ngành hàng Thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
lượt xem 15
download
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Dự án kinh doanh thu mua và chế biến của ngành hàng Thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được thực hiện với mục tiêu nhằm phân tích môi trường và các yếu tố có thể tác động đến doanh nghiệp, qua đó lập dự án kinh doanh thu mua và chế biến ngành hàng Thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Dự án kinh doanh thu mua và chế biến của ngành hàng Thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KINH TẾ NGUYỄN TRANG ANH THƯ DỰ ÁN KINH DOANH THU MUA VÀ CHẾ BIẾN CỦA NGÀNH HÀNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Quản trị kinh doanh Tháng 09 năm 2022
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KINH TẾ NGUYỄN TRANG ANH THƯ MSSV: 9911498847 DỰ ÁN KINH DOANH THU MUA VÀ CHẾ BIẾN CỦA NGÀNH HÀNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN T.S DƯƠNG ĐĂNG KHOA Tháng 09 năm 2022
- LỜI CẢM TẠ Kính thưa thầy cô, khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh, với đề tài “Dự án kinh doanh thu mua và chế biến của ngành hàng Thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” sau đây là kết quả của quá trình nghiên cứu, không ngừng cố gắng trau dồi kiến thức và kĩ năng trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Võ Trường Toản. Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và quan tâm từ quý thầy cô, động viên từ phía gia đình và bạn bè. Qua đó em xin cảm ơn đến những người đã giúp đỡ em trong thời gian vừa qua. Trước hết, em xin chân thành gửi đến Ban Giám hiệu, quý thầy cô khoa Kinh tế trường Đại học Võ Trường Toản đã tận tình truyền đạt những kiến thức, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường và nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp. Và em xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đến cán bộ hướng dẫn – thầy TS. Dương Đăng Khoa đã hỗ trợ, lắng nghe những quan điểm cá nhân của em trong quá trình thực hiện khóa luận, từ định hướng đề tài, cách thức thực hiện, và đưa ra những hướng dẫn chỉnh sửa góp ý dẫn dắt em đi đúng hướng trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên, việc hạn chế về thời gian thực hiện, cũng như hạn chế về trình độ lẫn kiến thức của cá nhân em, đề tài nghiên cứu không thể tránh được những thiếu sót nhất định, rất mong quý thầy cô xem xét và góp ý. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô, cán bộ công tác tại trường Đại học Võ Trường Toản, góp phần vào việc giúp em hoàn thành khóa luận chỉn chu và hoàn thiện nhất trong khả năng. Đây cũng chính là hành trang quý giá khi em được học tại trường và có thể trang bị tốt nhất cho mình những kiến thức cũng như kỹ năng để em có thể bước vào đời. Hậu Giang, ngày 02 tháng 09 năm 2022. Người thực hiện Nguyễn Trang Anh Thư i
- LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi, vận dụng từ những kiến thức thực tế và được học tại trường Đại học Võ Trường Toản, đồng thời tham khảo thêm những tài liệu chính thống và có trích dẫn tài liệu tham khảo, số liệu và kết quả nghiên cứu đều trung thực. Tuy nhiên trình độ vẫn còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót có thể xảy ra, mong quý thầy cô góp ý. Tôi xin cam đoan những điều trên là sự thật. Hậu Giang, ngày 02 tháng 09 năm 2022. Người thực hiện Nguyễn Trang Anh Thư ii
- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giảng viên hướng dẫn: …………………………………………………. Nhận xét quá trình thực hiện luận văn của sinh viên: …………………………….. Ngành …………………….………………… Khóa ……………………………... Đề tài:……………………………………………………………………………... Nội dung nhận xét: 1. Về tinh thần, thái độ thực hiện luận văn của sinh viên: …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. 2. Về chất lượng của nội dung luận văn: …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. Đánh giá điểm quá trình, sinh viên đạt: ……… điểm (thang điểm 10) Đánh giá điểm luận văn, luận văn đạt: ………. điểm (thang điểm 10) Hậu Giang, ngày ….. tháng ….. năm 2022 Giảng viên hướng dẫn T.S Dương Đăng Khoa iii
- MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU................................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 3 1.4.1 Nghiên cứu sơ bộ ...................................................................................... 3 1.4.2 Nghiên cứu chính thức .............................................................................. 3 1.5 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 3 1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................ 6 2.1 KHÁI NIỆM VỀ KẾ HOẠCH KINH DOANH ........................................... 6 2.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH ......................... 7 2.3 TIẾN TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH ........................................ 8 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH THU MUA VÀ CHẾ BIẾN THUỶ SẢN TẠI BẠC LIÊU ....................................................... 20 3.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP ............................................ 20 3.1.1 Phân tích quy mô thị trường ................................................................... 20 3.1.2 Đối thủ cạnh tranh................................................................................... 22 3.1.3 Nhà cung cấp .......................................................................................... 23 3.1.4 Đối thủ tiềm ẩn ....................................................................................... 24 3.1.5 Sản phẩm thay thế ................................................................................... 25 3.1.6 Khách hàng mục tiêu .............................................................................. 25 3.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ. ....................................................... 26 3.2.1 Yếu tố chính trị ....................................................................................... 26 3.2.2 Yếu tố kinh tế .......................................................................................... 27 3.2.3 Yếu tố xã hội ........................................................................................... 27 3.2.4 Yếu tố công nghệ .................................................................................... 27 3.2.5 Yếu tố pháp lý ......................................................................................... 28 3.2.6 Yếu tố môi trường ................................................................................... 29 iv
- 3.3 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ............................................................... 29 CHƯƠNG 4 KẾ HOẠCH KINH DOANH THU MUA VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN ................................................................................................................. 32 4.1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN KINH DOANH THU MUA VÀ CHẾ BIẾN THUỶ SẢN...................................................................................................... 32 4.1.1 Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 33 4.1.2 Nguồn vốn kinh doanh ............................................................................ 33 4.1.3 Định hướng phát triển ............................................................................. 33 4.1.4 Giới thiệu sản phẩm ................................................................................ 33 4.1.5 Cơ sở sản xuất và chế biến ..................................................................... 34 4.1.6 Cơ cấu tổ chức nhân sự ........................................................................... 35 4.1.7 Hoạt động sản xuất ................................................................................. 36 4.2 KẾ HOẠCH CỦA DỰ ÁN KINH DOANH THU MUA VÀ CHẾ BIẾN THUỶ SẢN...................................................................................................... 41 4.2.1 Kế hoạch thu mua và chế biến ................................................................ 41 4.2.2 Kế hoạch marketing và tiếp thị bán hàng ............................................... 43 4.2.3 Kế hoạch nhân sự .................................................................................... 47 4.2.4 Kế hoạch tài chính .................................................................................. 50 4.2.5 Kế hoạch hành động ............................................................................... 54 4.3 ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH KINH DOANH ................................................. 55 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 60 5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 60 5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 64 v
- DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Ma trận phân tích chiến lược SWOT .............................................. 14 Bảng 3.1: Phân tích SWOT của dự án ............................................................. 30 Bảng 3.2: Ma trận phân tích chiến lược SWOT của dự án .............................. 31 Bảng 4.1: Dự kiến thu mua nguyên liệu tôm sú 3 năm ................................... 43 Bảng 4.2: Giá thu mua nguyên liệu tôm thực tế .............................................. 43 Bảng 4.3: Kế hoạch tuyển dụng nhân sự ......................................................... 49 Bảng 4.4: Kế hoạch tiền lương năm đầu hoạt động......................................... 49 Bảng 4.5: Dự toán các chi phí ban đầu ............................................................ 50 Bảng 4.6: Dự toán các loại chi phí thành lập doanh nghiệp ............................ 52 Bảng 4.7: Dự toán chi phí chế biến cho 1 tấn thành phẩm .............................. 52 Bảng 4.8: Dự toán chi phí hoạt động hàng tháng ............................................ 53 Bảng 4.9: Dự toán lợi nhuận năm đầu tiên kinh doanh ................................... 54 Bảng 4.10: Dự kiến kế hoạch hành động của dự án ........................................ 55 Bảng 4.11: Chi phí dự trù của các cách thức thu mua ..................................... 58 vi
- DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Quy trình lập kế hoạch kinh doanh ..................................................... 8 Hình 2.2 Mô hình phân tích cạnh tranh Porter ................................................ 12 Hình 3.1 Sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam, 2015 -2019 ....................... 21 Hình 4.1 Thành phẩm thực tế tôm sú............................................................... 34 Hình 4.2 Sơ đồ tổ chức .................................................................................... 36 Hình 4.3 Quy trình chế biến tôm lặt đầu đông lạnh ........................................ 38 Hình 4.4 Máy rửa tôm nguyên liệu .................................................................. 40 Hình 4.5 Băng tải sơ chế lặt đầu tôm ............................................................... 40 Hình 4.6 Máy cấp đông IQF ............................................................................ 40 Hình 4.7 Kho lạnh mini ................................................................................... 41 Hình 4.8 Máy rà soát kim loại ......................................................................... 41 Hình 4.9 Mô hình kênh phân phối sản phẩm ................................................... 46 vii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASC : Aquaculture Stewardship Council - Hội đồng Quản lý nuôi trồng Thủy sản BAP (4 sao) : Best Aquaculture Practices - Chứng nhận cấp cao nhất của Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu xây dựng BNN-TCTS : Bộ Nông nghiệp - Tổng cục Thủy sản BRC: British Retailer Consortium - Tiêu chuẩn toàn cầu được đưa ra bởi Hiệp hội Anh Quốc ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Point System - hệ thống phân tích mối nguy và kiểm điểm tới hạn IFS : International Food Standard - Chương trình đánh giá an toàn thực phẩm dành cho các nhà bán lẻ và các sản phẩm thực phẩm có thương hiệu. ISO : International Organization for Standardization - Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế MSC/COC : Tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm NLĐ : Người lao động NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn QĐ : Quyết định TCVN : Tiêu chuẩn Quốc Gia THCS : Trung học cơ sở TP : Thành phố TTĐN : Thông tin đối ngoại TTg : Thủ tướng UBND : Ủy ban nhân dân VNĐ : Đơn vị tiền tệ của Việt Nam VPCP-NN : Văn phòng chính phủ - Nông nghiệp viii
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều năm qua, ngành kinh doanh và nuôi trồng thủy sản đã trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của kinh tế Việt Nam. Đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất thủy sản lớn nhất trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và vươn mình ra thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải không ngừng cải tiến áp dụng khoa học công nghệ cao vào việc kinh doanh. Tuy nhiên môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt đặc biệt nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của đại dịch Covid 19. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh khi bị gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng trong thời gian qua ngành thuỷ sản được ghi nhận là ngành hồi phục ấn tượng với giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 5,8 tỉ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021 (NLĐ, 2022). Nhắc đến khu vực nuôi trồng và chế biến thuỷ sản chủ lực của cả nước thì phải nói đến khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, mà nổi bật trong đó là tỉnh Bạc Liêu. Đây được coi là một trong những địa phương nổi tiếng về chế biến và xuất khẩu tôm hàng đầu cả nước với nhiều mô hình nuôi tôm siêu thâm canh hiện đại. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2021 tỉnh Cà Mau đứng đầu cả nước với trên 1 tỷ USD, Sóc Trăng đứng thứ 2 với trên 986 USD và Bạc Liêu xếp thứ 3 với trên 776 triệu USD. Do đó cho thấy quy mô của ngành chế biến thuỷ sản tại Bạc Liêu đóng góp một phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đối với ngành kinh doanh thuỷ sản trên địa bàn Bạc Liêu, tuy số lượng các cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp chế biến trong ngành là tương đối nhiều nhưng vẫn chủ yếu là các cơ sở hoạt động nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết và kỹ thuật chế biến ở mức trung bình. Với sự biến động trong ngành trên quy mô cả nước, các doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản trong tỉnh cũng chịu ảnh hưởng từ việc giá nguyên liệu tăng cao, thiếu lao động có kỹ thuật, chính sách bất cập… trong khi đó tình hình cạnh tranh đang ngày càng gay gắt. Theo số liệu thống kê thì hiện nay tại Bạc Liêu đang có 45 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu với số lượng tương đối nhiều trong cả nước tuy nhiên quy mô sản xuất hầu hết đều nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, chủ yếu sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng nên thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới thiết bị công nghệ (TTDN, 2022). Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu bền vững, dẫn 1
- đến thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Điều này dẫn đến tình trạng, công suất chế biến của các nhà máy chế biến thủy sản chỉ đạt khoảng 60-70% so với công suất thiết kế. Chính quyền Bạc Liêu đang hướng đến mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành một thủ phủ tôm của cả nước để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Chính vì nhu cầu cấp bách như vậy cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh và thu mua chế biến tôm. Tuy nhiên việc khởi sự doanh nghiệp là một điều không hề dễ dàng đòi hỏi cần có sự chuẩn bị chu đáo và một bản kế hoạch kinh doanh rõ ràng. Để có thể triển khai một kế hoạch kinh doanh hiệu quả thì điều kiện kinh doanh nuôi trồng thủy sản và tình hình thị trường luôn là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Trước những cơ hội và thách thức của thị trường thì việc lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp chủ doanh nghiệp có thể phân tích và kiểm soát được các hoạt động kinh doanh, phát hiện những khó khăn để khắc phục. Đồng thời có thể dự báo những rủi ro khi việc triển khai kế hoạch kinh doanh. Cùng với sự đam mê, nung nấu ước mơ khởi nghiệp, và sự yêu thích đặc biệt với lĩnh vực kinh doanh ngành hàng thủy sản, để có cơ hội trải nghiệm và có điều kiện phát triển bản thân. Từ bối cảnh thực tế như vậy tác giả đã lựa chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp là “Dự án kinh doanh thu mua và chế biến ngành hàng Thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích môi trường và các yếu tố có thể tác động đến doanh nghiệp qua đó lập dự án kinh doanh thu mua và chế biến ngành hàng Thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích môi trường tác nghiệp và môi trường vĩ mô để nhận diện các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi khởi sự kinh doanh. Giới thiệu tổng quát về công ty (cơ cấu tổ chức, tầm nhìn và sứ mệnh, sản phẩm). Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể. Xây dựng các kế hoạch cho từng bộ phận của dự án. Đánh giá hiệu quả của kế hoạch và kỳ vọng vào thực tiễn. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Địa điểm: thị trường thu mua và chế biến thuỷ sản tại Bạc Liêu. Thời gian: tháng 6 đến tháng 9 năm 2022. 2
- Đối với kế hoạch kinh doanh dự kiến xây dựng chi tiết cho một năm đầu hoạt động của dự án kinh doanh. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu để đạt được mục tiêu là đưa ra kế hoạch kinh doanh thu mua và chế biển thuỷ sản thì tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1.4.1 Nghiên cứu sơ bộ Tìm kiếm, tổng hợp những lý thuyết và cơ sở lý luận về việc lập kế hoạch kinh doanh, và các yếu tố tác động đến việc triển khai kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau như sách báo, giáo trình quản trị kinh doanh, tài liệu trên internet. 1.4.2 Nghiên cứu chính thức Phương pháp thu thập số liệu: Tác giả thu thập và tham khảo các tài liệu thứ cấp để đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh thu mua và chế biến thuỷ sản. Các nguồn tài liệu gồm tài liệu khoa học, nghiên cứu từ các luận án thạc sĩ, tiến sĩ, bài báo trên internet, sách, báo cáo thị trường của các cơ quan nhà nước, công ty tư vấn,.. từ năm 2019 đến nay. Phương pháp phân tích số liệu dựa trên các báo cáo thị trường để lập ra các bảng kế hoạch tài chính, marketing, kế hoạch sản xuất phù hợp. Các phương pháp xử lý dữ liệu dùng trong bước nghiên cứu này là phân tích các ma trận, so sánh số tương đối, tuyệt đối, bình phương bé nhất, phân tích swot, thống kê mô tả, phân tích chi phí, lợi ích…để có được những thông tin chính thức phục vụ việc phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh và xây dựng kế hoạch kinh doanh. 1.5 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Trong phạm vi nghiên cứu này tác giả tập trung nghiên cứu vào thị trường kinh doanh nhằm lập kế hoạch kinh doanh mà chưa đi sâu nghiên cứu các yếu tố tác động cụ thể đến hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra nghiên cứu chỉ có phạm vi tại tỉnh Bạc Liêu mà chưa khảo sát các thị trường lân cận khác. Việc thu thập số liệu đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh gặp nhiều khó khăn và hạn chế, mang tính chất tương đối. Bố cục đề tài gồm: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý luận 3
- Chương 3: Phân tích môi trường kinh doanh thu mua và chế biến Thủy tại Bạc Liêu Chương 4: Kế hoạch thu mua và chế biến Thủy sản Chương 5: Kết luận và kiến nghị 1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Trước khi thực hiện đề tài, tác giả đã xem qua và tham khảo một số bài nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu nhằm học hỏi những kinh nghiệm, cách thức nghiên cứu, những kỹ năng phân tích để bản thân có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Đề tài “Lập kế hoạch khởi sự kinh doanh Công ty hải sản Việt”, tác giả/SVTH: NHÓM 2–D14KD1. Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Văn Tuyên. Ý tưởng thành lập công ty nhằm đem lại nguồn thực phẩm dinh dưỡng từ hải sản. Tối đa hóa những giá trị mà thiên nhiên đã mang lại cho Việt Nam. Công ty hải sản Việt ra đời với phương châm hoạt động “Hải sản sạch – ăn ngon hôm nay, khỏe cho tương lai”. Sứ mạng của chúng tôi khi tham gia vào thị trường là đặt mỗi cán bộ, nhân viên của công ty vào vị trí của người tiêu dùng để biết nỗi trăn trở sự lo lắng về thực phẩm bẩn ảnh hưởng trực tiếp đén sức khỏe của mình ngay trên chính bàn ăn mỗi ngày. Không những thế, công ty chúng tôi là cầu nối giữa những ngư dân kiên cường bám biển với những cửa hàng siêu thị trên cả nước. Giúp họ an tâm trên những chuyến ra khơi, ngoài ra tạo thêm việc làm cho công nhân tại công ty. Góp phần ổn định an sinh – xã hội và mang lại sự an tâm của người tiêu dùng là vấn đề cốt lõi mà công ty chúng tôi mang lại trên thị trường tiêu dùng Việt Nam. “Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản”, tác giả/SVTH: Trần Thị Mai, năm 2010. Mục tiêu của đề tài là phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản 404 trong giai đoạn 2007 – 6 tháng đầu năm 2010, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung nâng cao được hiệu quả xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới. Ngoài ra còn có những bài báo có liên quan đến lĩnh vực, đề tài nghiên cứu: TP. Bạc Liêu: “Phát triển bền vững ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản”, tác giả: Nguyễn Đào, năm 2022. Nội dung tóm tắt: Với lợi thế nằm giáp biển nên TP. Bạc Liêu giàu tiềm năng, thế mạnh về phát triển ngành thủy sản. Phát huy lợi thế này, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch hành động thực 4
- hiện chiến lược phát triển thủy sản TP. Bạc Liêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. “Bạc Liêu hướng đến mục tiêu “thủ phủ” tôm của cả nước”, tác giả: Lư Dũng - Hoàng Lam, năm 2022. Nội dung tóm tắt: Từ năm 2016, từ khóa “thủ phủ” tôm đã góp phần làm cho hình ảnh Bạc Liêu tỏa sáng với nhiều mô hình nuôi tôm siêu thâm canh áp dụng quy trình, công nghệ hiện đại đứng đầu cả nước. Cũng từ đây đã chỉ ra đường hướng phát triển mới cho nền kinh tế tỉnh nhà và hình thành nên một trụ cột chiến lược để Bạc Liêu bứt phá. Với quyết tâm ấy, qua hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, mục tiêu xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước luôn được đặt lên hàng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và xem là trụ cột bậc nhất trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thế nhưng, hình hài về một trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước qua gần 7 năm thực hiện giấc mơ “thủ phủ” tôm vẫn chưa được hiện rõ. Đáng trăn trở và lo lắng hơn cả là Bạc Liêu sẽ chậm chân hơn so với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong tương lai gần và cả mai sau, nếu như không có giải pháp ngay từ bây giờ. Bởi Bạc Liêu đã và đang đứng trước hàng loạt các “nút thắt” và “điểm nghẽn” trong thực hiện Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước. “Chiến lược phát triển thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Sở tài chính tỉnh Bạc Liêu, năm 2021. Nội dung tóm tắt: Nhằm cụ thể hoà các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Chiến lược, kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phù hợp với Luật Thủy sản năm 2017, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và điều kiện thực tế của tỉnh Bạc Liêu, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu đến năm 2030, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bạc Liêu, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn; có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, thương hiệu uy tín và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước; tập trung khai thác và vận dụng tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, các nguồn lực xã hội để phát triển ngành thủy sản, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, bảo đảm an sinh xã hội; xây dựng các làng cá ven biển thành các cộng đồng dân cư văn minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng gắn với xây dựng nông thôn mới; góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. 5
- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 KHÁI NIỆM VỀ KẾ HOẠCH KINH DOANH Để có thể khởi sự doanh nghiệp một cách hiệu quả thì việc lập kế hoạch kinh doanh là một trong những bước tiền đề vô vùng quan trọng. Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến khởi sự doanh nghiệp là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả trong những thập kỉ gần đây. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất ra nhiều khái niệm và mô hình nghiên cứu về kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp khác nhau. Theo định nghĩa của tạp chí Harvard Business Review (2021) thì kế hoạch kinh doanh là một tài liệu giải thích cơ hội kinh doanh, xác định thị trường cần phục vụ và cung cấp chi tiết về cách công ty khởi nghiệp lên kế hoạch theo đuổi mục tiêu. Cụ thể một bản kế hoạch kinh doanh sẽ tổng hợp các nội dung chi tiết triển khai cho từng bộ phận cấu thành doanh nghiệp bao gồm: kế hoạch sản xuất, kế hoạch chiêu thị, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính trong một khoảng thời gian dự kiến. Trong đó, người lập kế hoạch phải thực hiện phân tích môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài, nguồn lực của dự án, đối thủ cạnh tranh để xây dựng các mục tiêu kinh doanh cụ thể. Từ những mục tiêu đề ra ta sẽ bắt đầu triển khai các nội dung chi tiết để thực hiện kế hoạch này. Từ đó cho ta thấy tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh để giúp cho các bên liên quan từ người khởi sự kinh doanh, các nhà đầu tư và các bên liên quan có được cái nhìn tổng quan về dự án kinh doanh. Các kế hoạch kinh doanh có mục tiêu chung là xác định chiến lược và mục tiêu để vận hành hoạt động. Tuy nhiên tuỳ vào tính chất và yêu cầu của nhà quản lý mà sẽ có cái loại kế hoạch kinh doanh khác nhau. Các loại kế hoạch kinh doanh có thể được phân loại như sau: Xác định theo thời gian gồm: kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch ngắn hạn. Xác định theo mức độ hoạt động gồm: kế hoạch chiến thuật, kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp. Xác định theo quy mô doanh nghiệp: sẽ có kế hoạch dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh doanh. Xác định theo tình trạng doanh nghiệp: bao gồm kế hoạch kinh doanh khi bắt đầu khởi nghiệp và kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp đang hoạt động. 6
- Xác định theo mục đích lập kế hoạch kinh doanh gồm: bao gồm kế hoạch kinh doanh để vay vốn/bán doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh dùng để định hướng/quản lý hoạt động. 2.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH Một bản kế hoạch kinh doanh cần có sự thiết lập rõ ràng và đầy đủ các mục tiêu kinh doanh. Đồng thời, kế hoạch kinh doanh là căn cứ quan trọng để triển khai có hiệu quả các hoạt động kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp (Bùi Đức Tuân, 2005). Đóng vai trò quan trọng như vậy nên việc xây dựng kế hoạch kinh doanh được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động quản trị doanh nghiệp với mục tiêu giúp doanh nghiệp thích ứng với những biến động có thể xảy ra của môi trường kinh doanh. Ngoài ra kế hoạch kinh doanh tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp dựa trên các kế hoạch trung và dài hạn nhằm giúp chủ doanh nghiệp kiểm tra thực tế và kế hoạch chi tiết. Bên cạnh đó bản kế hoạch kinh doanh sẽ lập ra các dự báo tài chính có thể sử dụng để làm ngân sách ban đầu. Đối với doanh nghiệp, một bản kế hoạch kinh doanh không chỉ quan trọng lúc mới bắt đầu triển khai dự án mà còn nắm vai trò quan trọng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vì kế hoạch sẽ đưa ra những định hướng phát triển tiếp theo và đảm bảo tính liên kết giữa các mục tiêu. Bên cạnh đó là đảm bảo phân chia các nguồn lực như tài chính, nhân sự của doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhằm nâng cao sức cạnh tranh và cải thiện hiệu suất. Lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro và bất ổn của môi trường kinh doanh. Các nhà quản lý sẽ phải luôn đặt mục tiêu về phía trước và dự đoán những rủi ro trong việc thay đổi bên trong và môi trường bên ngoài của doanh nghiệp nhằm đưa ra giải pháp thích hợp. Lập kế hoạch còn giúp các nhà quản lý sử dụng và phân bố các nguồn lực của doanh nghiệp một cách có hiệu quả, thông qua việc giảm sự chồng chéo và hoạt động làm lãng phí nguồn lực doanh nghiệp. Bởi vì xác định rõ ràng các mục tiêu thì nhà quản lý sẽ hoạch định những phương thức tốt nhất để tận dụng những nguồn lực đang có của doanh nghiệp từ đó có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Cuối cùng việc lập kế hoạch kinh doanh còn xác định những tiêu chuẩn và quy định vận hành nhằm tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao. Khi có một kế hoạch chi tiết và cụ thể thì nhà quản lý sẽ kiểm tra được hoạt động vận hành có đạt được những mục tiêu đã đề ra và có thể đưa ra những biện pháp để điều chỉnh kịp thời khi có sai lệch. 7
- 2.3 TIẾN TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH Trong phần này sẽ tập trung nghiên cứu các lý thuyết cơ sở về cách xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh sẽ như thế nào. Theo trang sapo.vn thì để có lập nên một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh thì quy trình xây dựng sẽ theo các bước như sau: Xây dựng ý tưởng kinh doanh Xây dựng mục tiêu Nghiên cứu và phân tích thị trường Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh Lập kế hoạch marketing Lập kế hoạch nhân sự Lập kế hoạch tài chính Triển khai kế hoạch Hình 2.1 Quy trình lập kế hoạch kinh doanh 8
- Bước 1: Xây dựng ý tưởng kinh doanh độc đáo Ý tưởng kinh doanh là một yếu tố vô cùng quan trọng và là tiền đề cho việc khởi sự một hoạt động kinh doanh. Một ý tưởng kinh doanh độc đáo và có tiềm năng sẽ là động lực thúc đẩy triển khai kế hoạch kinh doanh. Phác thảo sơ bộ vấn đề, phạm vi và xu hướng thị trường có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh trong vài năm tới. Do đó người lập kế hoạch cần định hình trước những thông tin cơ bản của việc dự định kinh doanh như lĩnh vực kinh doanh, dự kiến quy mô hoạt động và nguồn vốn sở hữu. Sau khi xác định được ý tưởng kinh doanh thì cần mô tả sơ bộ sản phẩm kinh doanh cụ thể mà dự án đang và dự định kinh doanh. Trong phần này cần trình bày chi tiết sản phẩm cũng như cách thức tổ chức thực hiện. Bước 2: Xây dựng mục tiêu Một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả thì không thể bắt đầu nếu không có một mục tiêu cụ thể rõ ràng. Những mục tiêu kinh doanh và định hướng phát triển chính động lực thúc đẩy kế hoạch kinh doanh được vận hành và tiến về phía trước. Người lập kế hoạch cần liệt kê các mục tiêu sẽ giúp bạn tạo lập lên kế hoạch kinh doanh chi tiết và chính xác hơn. Những mục tiêu kinh doanh cần được cụ thể và dễ thiết lập tuân theo quy tắc SMART. Trong đó quy tắc SMART bao gồm: Specific: Một mục tiêu tốt phải mang tính rõ ràng và cụ thể. Mỗi mục tiêu sẽ phải gắn liền với một đơn vị và có sự tách biệt. Vì vậy một mục tiêu càng rõ ràng thì doanh nghiệp càng dễ dàng để đạt được. Rõ ràng về mục tiêu đặt ra, ở đâu, khi nào, thay đổi ra sao. Measurable: Trong mục tiêu đặt ra, doanh nghiệp phải kết hợp những yếu tố đo lường được. Thường những yếu tố này là các chỉ số, lợi nhuận, doanh thu, quy mô thị trường,… Đây là điều rất quan trọng để giúp nhà quản lý kiểm tra và đánh giá quá trình thực hiện. Achievable: Mục tiêu đặt ra phải khả thi với tình hình hiện tại của doanh nghiệp nếu không sẽ thành một mục tiêu vô nghĩa. Realistic: Mục tiêu phải thực tế với bối cảnh thị trường và khách hàng mục tiêu hiện tại. Time-bound: Cuối cùng, mục tiêu phải có mốc thời gian cụ thể để giới hạn dự án giúp nhà quản lý có thể đối chiếu và đánh giá hiệu quả của toàn bộ kế hoạch. Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường Để làm tăng độ khả thi của bản kế hoạch kinh doanh thì cần có thông tin về môi trường kinh doanh vững chắc bằng việc nghiên cứu và phân tích. Theo 9
- định nghĩa của Ngân hàng thế giới (2005) thì môi trường kinh doanh là tập hợp các yếu tố đặc trưng nhằm tạo ra các cơ hội và khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư, mở rộng quy mô doanh nghiệp và tăng trưởng. Do đó trong phần nghiên cứu và phân tích thị trường đòi hỏi người lập bản kế hoạch phải thu thập dữ liệu để phân tích các đặc điểm và yếu tố của môi trường tác động tới hoạt động kinh doanh. Sau khi người lập kế hoạch thu thập được các dữ liệu cần thiết để phân tích thì người lập kế hoạch sẽ có thể hình thành một bức tranh mô tả toàn cảnh về doanh nghiệp, sản phẩm, thị trường và môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoặc sắp hoạt động. Để có thể làm được điều này thì người lập kế hoạch cần phải xác định những yếu tố sau đây: Tổng quan về môi trường kinh doanh: Bản kế hoạch kinh doanh cần mô tả cụ thể hoạt động thị trường mà kế hoạch kinh doanh dự định hoạt động. Việc hiểu biết tổng quan về môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp xác định được quy mô hoạt động ban đầu cũng như phát hiện những cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để làm rõ hơn nội dung này thì người lập kế hoạch sẽ tổng hợp các xu hướng và nhu cầu tiêu dùng cũng nhưng những biến động lớn trên thị trường hiện tại, Môi trường bên ngoài có thể được phân chia thành hai loại hình môi trường chính là môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp. Phân tích môi trường tác nghiệp: Môi trường tác nghiệp là môi trường mà trong đó doanh nghiệp đang hoạt động triển khai. Với môi trường tác nghiệp thì tập trung vào phân tích những tác động của các bên liên quan có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp dựa theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh bao gồm các yếu tố là đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng mục tiêu, sản phẩm thay thế. Việc phân tích môi trường tác nghiệp giúp doanh nghiệp xác định được mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh. Sức mạnh của nhà cung ứng: Đối với bất kì hoạt động kinh doanh nào để triển khai hoạt động kinh doanh thì nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào là vô cùng quan trọng. Vì nhà cung ứng có tác động đến giá nguyên vật liệu đầu vào và đảm bảo sự ổn định của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nhà cung ứng tăng hoặc giảm giá lên thì sẽ tác động đến giá vốn sản xuất của sản phẩm cũng tăng lên hoặc giảm xuống. Việc phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn cung ứng cũng sẽ gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Đặc biệt nếu một thị trường có ít nhà cung ứng thì quyền lực của nhà cung cấp càng lớn và 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá hiệu quả tuyển dụng tại công ty TNHH Cargill Việt Nam
101 p | 463 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn
96 p | 26 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị nguồn nhân lực Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Vĩnh Châu giai đoạn 2018-2020 (Thực trạng và giải pháp)
93 p | 47 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa bột trẻ em Vinamilk của người dân ở tỉnh Kiên Giang
93 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH SX&TM Tân Hưng
91 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình quản trị nhân sự tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Năm Thu
79 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ nhà ở tại Khu dân cư thương mại 586 Hậu Giang
86 p | 28 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích thực trạng phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt chi nhánh Cần Thơ
81 p | 30 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Dịch vụ và Địa ốc Đất Phương Nam giai đoạn 2013-2015
73 p | 25 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược marketing tại Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu
93 p | 26 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động cho vay tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
94 p | 16 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cái Tắc – Tỉnh Hậu Giang
92 p | 19 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
90 p | 22 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
77 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Gò Quao
85 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh
80 p | 22 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Lựa chọn kênh phân phối tôm sú trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh
96 p | 15 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Cái Răng Thành phố Cần Thơ
86 p | 18 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn