Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank Huế
lượt xem 4
download
Mục tiêu tổng quát của đề tài là trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn được hệ thống hóa, đề tài hướng đến phân tích và đánh giá thực trạng công tác huy động trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Thừa Thiên Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank Huế
- ĐẠI HỌC KINH TẾ ế KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Hu ---------------- tế inh cK KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN họ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH HUẾ ại gĐ NGUYỄN THỊ NGUYỆT ờn Trư Huế 2019
- ĐẠI HỌC KINH TẾ ế KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Hu ---------------- tế inh cK KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN họ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH HUẾ ại gĐ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Nguyệt PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Lớp K49C Kinh Doanh Thương Mại ờn Niên khóa: 2015 – 2019 Trư Huế 2019
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc ế Lời Cảm Ơn Hu Để hoàn thành khóa luận này, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý tế kiến của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành đến Quý thầy cô giáo khoa Quản trị inh kinh doanh cùng toàn thể quý thầy cô và Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập cK vừa qua. Tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Tài Phúc, người trực tiếp hướng dẫn, giúp họ đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này. ại Tôi xin chân thành cảm ơn các anh các chị Ngân hàng Sacombank Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn gĐ thành chương trình thực tập cũng như quá trình thu thập dữ liệu cho khóa luận này. ờn Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Nguyệt Trư Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt i
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ế NHTM : Ngân hàng thương mại Hu Sacombank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín GTLN : Giá trị lớn nhất GTNN : Giá trị nhỏ nhất tế VHĐ : Vốn huy động NVHĐ : Nguồn vốn huy động inh USD : Dolar Mỹ VNĐ : Việt Nam đồng cK NH : Ngân hàng họ ại gĐ ờn Trư Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt ii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc MỤC LỤC Lời cảm ơn........................................................................................................................i ế Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................................ii Hu Mục lục .......................................................................................................................... iii Danh mục bảng...............................................................................................................vi Danh mục sơ đồ .............................................................................................................vii tế PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................1 inh 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2 5. Quy trình nghiên cứu ...............................................................................................5 cK 6. Kết cấu khóa luận.....................................................................................................6 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG họ VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................7 1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................7 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm huy động vốn ............................................................7 1.1.2. Vai trò của huy động vốn ...............................................................................8 ại 1.1.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM .......................................................9 gĐ 1.1.4. Các chiến lược huy động vốn của Ngân hàng thương mại ..........................11 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại ...........................................................................................13 1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá về huy động vốn của ngân hàng thương mại.............17 ờn 1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại................20 1.2.1. Cơ sở thực tiễn về công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại trong nước .................................................................................................. 20 Trư 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan .............................................................................22 1.2.3. Mô hình nghiên cứu và thang đo các khái niệm nghiên cứu........................24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ ....26 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt iii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - chi nhánh Thừa Thiên Huế...................................................................................................... 26 ế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................26 Hu 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Huế ...........................................27 2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank ..........................30 2.2.1. Chỉ tiêu tăng trưởng quy mô huy động vốn .................................................30 2.2.2. Về cơ cấu huy động vốn ...............................................................................31 tế 2.3. Đánh giá công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế...................................................................................................................35 inh 2.3.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát .......................................................35 2.3.2. Kiểm định và đánh giá thang đo...................................................................37 2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................38 cK 2.3.4. Mô hình hiệu chỉnh.......................................................................................41 2.3.5. Phân tích hồi quy đa biến .............................................................................41 2.3.6. Kết quả phân tích ý kiến đánh giá của các đối tượng về công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Huế.......................................................44 họ CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ....................................................................................................52 ại 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.......................................................................................................52 gĐ 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế ..............................................................................................53 3.2.1. Giải pháp về sản phẩm huy động vốn ..........................................................53 ờn 3.2.2. Giải pháp về chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác huy động vốn ........................................................................................................ 54 3.2.3. Giải pháp mở rộng huy động vốn liên quan đến lãi suất huy động..............55 Trư 3.2.4 Giải pháp liên quan đến thương hiệu, uy tín .................................................56 3.2.5. Giải pháp về cơ sở vật chất...........................................................................57 3.2.6. Giải pháp về chính sách mở rộng mạng lưới và kênh huy động ..................57 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................58 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt iv
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 1. Kết luận ..................................................................................................................58 2. Kiến nghị................................................................................................................59 ế 2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước..........................................................................59 Hu 2.2. Đối với Ngân hàng Sacombank.......................................................................59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................60 PHỤ LỤC .....................................................................................................................61 PHỤ LỤC 1................................................................................................................61 tế PHỤ LỤC 2................................................................................................................64 inh cK họ ại gĐ ờn Trư Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt v
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc DANH MỤC BẢNG ế Bảng 2.1: Quy mô huy động vốn...................................................................................30 Hu Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi phân theo đối tượng khách hàng .........................................31 Bảng 2.3: Cơ cấu tiền gửi phân theo loại tiền tệ ...........................................................32 Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi phân theo kỳ hạn huy động .................................................33 Bảng 2.5: Sự tương quan giữa vốn tiền gửi và dư nợ cho vay......................................34 tế Bảng 2.6: Đặc điểm mẫu khảo sát .................................................................................35 Bảng 2.7: Kiểm định độ tin cậy dữ liệu điều tra ...........................................................37 inh Bảng 2.8: Phân tích EFA các biến độc lập ....................................................................38 Bảng 2.9: Phân tích EFA các biến phụ thuộc................................................................40 Bảng 2.10: Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các cK biến độc lập.................................................................................................41 Bảng 2.11: Kết quả phân tích hồi quy ...........................................................................42 Bảng 2.12: Tóm tắt kiểm định các giả thiết nghiên cứu................................................43 Bảng 2.13: Kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra về chính sách sản phẩm........45 họ Bảng 2.14: kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra về đội ngũ nhân viên .............46 Bảng 2.15: Kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra về lãi suất huy động .............47 Bảng 2.16: Kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra về thương hiệu......................48 ại Bảng 2.17: Kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra về cơ sở vật chất...................48 Bảng 2.18: Kết quả Đánh giá của các đối tượng điều tra về mạng lưới giao dịch........49 gĐ Bảng 2.19: Kết quả Đánh giá chung của các đối tượng điều tra về chất lượng dịch vụ huy động vốn ..............................................................................................50 ờn Trư Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt vi
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc DANH MỤC SƠ ĐỒ ế Sơ đồ I.1: Quy trình nghiên cứu ......................................................................................5 Hu Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Huế ...........................................28 tế inh cK họ ại gĐ ờn Trư Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt vii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ế 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hu Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Không thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của Nhà nước, cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng nếu như không có vốn. Đối với các NHTM với tư cách là một doanh nghiệp, một tế chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn để đáp ứng đầy inh đủ nhu cầu kinh doanh của mình. Trong những năm gần đây hệ thống Ngân hàng nói chung và hệ thống các NHTM nói riêng đã huy động được khối lượng vốn lớn cho sản xuất kinh doanh và cK đầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên để tạo được những bước chuyển mới cho nền kinh tế, công tác huy động vốn của các ngân hàng đang đứng trước những thách thức mới, đòi hỏi các ngân hàng phải thực sự quan tâm và chú ý để nhằm nâng cao hiệu quả công họ tác này. Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiếp tục giữ vững và phát triển nguồn vốn tại chi nhánh trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, phức tạp trên địa bàn hiện nay. ại Tóm lại, yêu cầu tăng cường huy động vốn luôn cấp thiết đối với Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Sacombank nói riêng. Vì vậy, em đã chọn đề tài gĐ “Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn vận dụng lý luận đã học được và phân tích thực tiễn công tác hiện nay, qua đó nâng cao kỹ năng hoạt động và làm việc của bản thân qua quá trình thực tập. ờn 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trư Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn được hệ thống hóa, đề tài hướng đến phân tích và đánh giá thực trạng công tác huy động trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Thừa Thiên Huế. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn của ngân hàng. ế Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn và các yếu tố ảnh hưởng Hu đến công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu tế 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác huy động vốn tại Ngân hàng inh Sacombank – chi nhánh Thừa Thiên Huế 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: phạm vi nghiên cứu là tại Ngân hàng Sacombank – chi nhánh cK Thừa Thiên Huế - Về thời gian: phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn trong 3 năm gần đây (2016-2018), điều tra số liệu sơ cấp đầu năm 2019 và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn đến năm 2022. họ 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: bao gồm các thông tin, số liệu về nguồn lực, tình hình hoạt động ại và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ nói chung và dịch vụ huy động vốn nói riêng tại Ngân hàng Sacombank Huế do các bộ phận chức năng của ngân hàng cung cấp qua gĐ các báo cáo hàng năm giai đoạn 2016-1018. Ngoài ra, để phục vụ nghiên cứu đề tài, tác giả còn tham khảo các loại sách, báo, tạp chí chuyên ngành, giáo trình, cũng như các kết quả của công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến lĩnh vực và ờn vấn đề nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập bằng việc tiến hành điều tra khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng đến giao dịch tại Trư chi nhánh theo bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn theo nội dung cần nghiên cứu của đề tài. Mẫu khảo xác được xác định như sau: Kích thước mẫu: Kích thước mẫu nghiên cứu được xác định theo công thức Cochran (1977) Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc . . , . , . , n= = = 96,04 (khách hàng) , ế Trong đó: - n: Số lượng mẫu cần cho nghiên cứu Hu - p: tỷ lệ ước lượng 1 phân bố được hiện diện trong quần thể (Có một quần thể lớn nhưng ta không biết được sự biến động trong tổng thể này, p được chọn là 0,5); q=1-p= 0,5 tế - Z : là giá trị biến thiên chuẩn được tính sẵn trong bảng ứng với độ tin cậy (P) (confidence level). Với độ tin cậy 95%, ta có Z=1,96 - e : sai số chọn mẫu (sampling error) cho phép, chọn e=10% inh Theo công thức trên thì cỡ mẫu là 96 khách hàng, tuy nhiên để tăng tính chính xác hơn cho việc điều tra, đề tài quyết định điều tra 115 khách hàng. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu cK - Phương pháp thống kê mô tả: từ nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp này dùng để mô tả các khía cạnh nghiên cứu của vấn đề theo các tiêu thức cụ thể qua thời gian. họ - Phương pháp so sánh: Để thấy rõ sự biến động của các chỉ tiêu đánh giá qua các năm, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích so sánh tính biến động của các chỉ tiêu giữa các thời kỳ về mặt tuyệt đối (±) và tương đối (%). ại - Phương pháp phân tích định lượng: Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha: Nhằm loại bỏ các biến không phù hợp, gĐ hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA: Được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, xác định các tập hợp cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử ờn dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau (các nhóm biến có liên hệ qua lại với nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một ít nhân tố hơn). Mô hình hiệu chỉnh: Sau khi thực hiện xong phân tích nhân tố EFA và đánh giá Trư độ tin cậy của thang đo thì mô hình nghiên cứu có thể sẽ bị sai khác so với mô hình nghiên cứu ban đầu, do đó cần phải hiệu chỉnh lại mô hình cho phù hợp với kết quả phân tích trước khi tiến hành hồi quy đa biến. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Phân tích hồi quy đa biến bằng kiểm định hệ số tương quan Pearson’s và mô hình hồi quy: Được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa các biến, ế trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc (đánh giá chung về công tác huy động vốn) và Hu các biến kia là các biến độc lập. Sử dụng kiểm định giá trị trung bình One-Sample T-test: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn thông qua việc khảo sát mức độ đồng ý của khách hàng và để khẳng định đánh giá trung bình mức độ đồng ý của khách hàng ta tế tiến hành kiểm định one-sample T-test. Với thang đo Likert 5 mức độ tác động từ 1-rất không đồng ý đến 5-rất đồng ý, ta inh có giá trị trung bình của từng thang đo là: Giá trị khoảng cách = (GTLN-GTNN)/n = (5-1)/5 = 0,8 + Giá trị trung bình từ 1 đến 1,8: rất không đồng ý cK + Giá trị trung bình từ 1,81 đến 2,61: không đồng ý + Giá trị trung bình từ 2,62 đến 3,42: trung lập + Giá trị trung bình từ 3,43 đến 4,23: đồng ý + Giá trị trung bình từ 4,24 đến 5,00: rất đồng ý họ Kiểm định One-sample T-test là kiểm định dùng để so sánh giá trị trung bình của một tổng thể với một giá trị cụ thể (Test value). Tác giả sử dụng T-value = 3, dựa vào thang đo Likert 5 mức độ ta có mức 3. Trung lập là giá trị ở giữa. ại Dựa vào dấu của giá trị Mean difference = x – m (x là giá trị trung bình mẫu còn m là giá trị cần so sánh) để kiểm định giá trị trung bình đánh giá của khách hàng trong gĐ tổng thể lớn hay thấp hơn giá trị Test value. + Với Mean difference < 0: giá trị trung bình đánh giá của khách hàng trong tổng thể thấp hơn 3 ờn + Với Mean difference < 0: giá trị trung bình đánh giá của khách hàng trong tổng thể thấp hơn 3 4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu Trư Dùng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp, hệ thống hóa số liệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu của khóa luận. Số liệu điều tra được xử lý, tính toán trên máy tính bằng các phần mềm xử lý thống kê như Excel, SPSS. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 5. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của đề tài bao gồm: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính ế thức, được thể hiện ở sơ đồ I.1. Kết quả thông tin sẽ được đánh giá thông qua phương Hu pháp Logic, tư duy biện chứng. Bên cạnh đó, kiểm định cần thiết sẽ được sử dụng để so sánh kết quả giữa hai nhóm đối tượng nghiên cứu nhằm đưa ra những nhận định sát với thực tế nhất. tế Nghiên cứu sơ bộ Cơ sở lý Bảng hỏi sơ bộ - Thảo luận, góp ý thuyết - Điều tra thử: 10 mẫu inh Nghiên cứu chính thức Bảng hỏi cK - Chọn mẫu điều tra: Điều chỉnh chính phương pháp chọn mẫu phi xác suất - Số lượng mẫu điều họ tra: 115 mẫu - Hình thức điều tra: phỏng vấn trực tiếp và online ại Thu thập và xử lý phân tích số liệu - Thu thập số liệu gĐ - Phân tích số liệu Thống kê mô tả Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA ờn Phân tích hồi quy đa biến Kiểm định giá trị trung bình One-Sample T-test Trư Sơ đồ I.1: Quy trình nghiên cứu Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 6. Kết cấu khóa luận Kết cấu của khóa luận gồm 3 chương: ế Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn của ngân hàng Hu thương mại. Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại tế Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thừa Thiên Huế. inh cK họ ại gĐ ờn Trư Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG ế VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Hu 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm huy động vốn 1.1.1.1. Khái niệm huy động vốn tế Trong nền kinh tế thị trường, vốn được xem là một yếu tố quan trọng hàng đầu và là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh. Thông qua thị inh trường tài chính vốn được lưu chuyển rộng rãi, người cần vốn phải trả cho người có vốn một khoản phí để có được quyền sử dụng vốn trong thời gian xác định. C.Mác đã khái quát phạm trù vốn là: “Tư bản” qua định nghĩa hết sức cô đọng: “Tư bản là giá trị cK mang lại thặng dư”. Như vậy, vốn phải được biểu hiện dưới hình thái giá trị của tài sản, tức là vốn phải được đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản nhất định. Mặt khác, vốn không chỉ biểu hiện thành tiền (tiền giấy, vàng, bạc, đá quý….) và phản ánh giá trị những tài sản hữu hình (máy móc thiệt bị, đất đai, nhà cửa…) mà còn được biểu họ hiện bằng giá trị của những tài sản vô hình (uy tín, trình độ, phát minh, sáng chế, thông tin, công nghệ…). Chính vì sự biểu hiện dưới các hình thức phong phú đa dạng đó mà vốn phải cần được khai thác, sử dụng có hiệu quả mới đem lại lợi nhuận cao. ại Đối với NHTM, nguồn vốn đóng vai trò quan trọng không chỉ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế gĐ xã hội. Nguồn vốn của NHTM được định nghĩa như sau: đó là toàn bộ các nguồn tiền mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay, đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn huy động vốn được xem là tài sản ờn bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. Huy động vốn có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. Nó cũng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn Trư kinh doanh (gồm vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay, các nguồn vốn khác). Thông thường huy động vốn chiếm tỷ trọng trên 90% tổng nguồn vốn. Do đó hoạt động huy động vốn của ngân hàng càng hiệu quả thì tổng nguồn vốn của ngân hàng sẽ tăng, là tiền đề để tiến hành hoạt động sử dụng vốn. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 1.1.1.2. Đặc điểm huy động vốn Trong NHTM, nguồn vốn huy động có tỷ trọng cao và giúp cho các NHTM hoạt ế động được. Hu Huy động vốn luôn thay đổi phụ thuộc vào việc gửi tiền và rút tiền của khách hàng, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào họ muốn. Chính vì vậy, để đảm bảo khả năng thanh toán hay chi trả, các NHTM không được dùng hết nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh mà phải có khoản dự trữ phù hợp. tế Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, huy động vốn có tỷ trọng chi phí đầu vào rất lớn và chi phí sử dụng vốn khá cao. Các NHTM chỉ có quyền sử dụng vốn huy động mà không có quyền sở hữu và inh phải hoàn trả đủ gốc với lãi khi đến hạn hoặc khi khách hàng muốn rút vốn. 1.1.2. Vai trò của huy động vốn 1.1.2.1. Đối với ngân hàng cK Nguồn vốn huy động là nguồn vốn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, công tác huy động vốn là cơ sở mang lại nguồn vốn để ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh khác như nghiệp vụ tín dụng, đầu tư…Nguồn vốn họ sẽ quyết định quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng, vì nếu NHTM nào có khả năng huy động vốn dồi dào với chi phí thấp thì có thể mở rộng với quy mô lớn và thu lợi nhuận cao. Nguồn vốn tạo cho khách hàng cũng như xây dựng uy tín của ngân hàng trên thị trường. Đồng thời, khả năng cạnh tranh của ngân hàng cũng phụ thuộc vào nguồn vốn. ại Qua đó, có thể nói vốn huy động là yếu tố đầu vào chủ yếu nhất của ngân hàng. 1.1.2.2. Đối với khách hàng gĐ Công tác huy động vốn giúp khách hàng tiết kiệm và đầu tư sinh lời, là nơi an toàn để họ gửi tiền và tích lũy vốn tạm thời. Mặt khác, công tác huy động vốn còn giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu kinh doanh hoặc chi tiêu,thanh toán mà ít tốn thời gian, ờn công sức đi vay tiền tiện lợi, an toàn. Chính vì vậy, công tác huy động vốn có vai trò rất lớn cho cả ngân hàng và khách hàng. 1.1.2.3. Đối với xã hội Trư Là trung gian điều hòa giữa khách hàng cần vốn và khách hàng có vốn. Nhờ công tác huy động vốn mà Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được khối lượng tiền tệ lưu thông để thực hiện các chính sách tiền tệ phù hợp nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, cung cấp hàng hóa cho thị trường tài chính. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 1.1.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM 1.1.3.1. Phân loại theo kì hạn ế - Huy động tiền gửi không kỳ hạn Hu Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất cứ khi nào mà họ muốn và ngân hàng có nghĩa vụ phải thỏa mãn nhu cầu đó. Mục đích của người gửi không phải là hưởng tiền lãi mà chủ yếu là đảm bảo an toàn về tài sản và thanh toán. Ngân hàng bảo quản tiền gửi này qua 2 tài khoản gồm: tế Tài khoản thanh toán: là tài khoản có số dư có, chủ tài khoản có quyền sử dụng số tiền của mình trên tài khoản trong giới hạn số dư tiền gửi. inh Tài khoản vãng lai: là tài khoản có số dư có hoặc dư nợ, thường được các tổ chức kinh tế sử dụng tài khoản này. Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp và thậm chí không có lãi, vì mục đích cK chính của người gửi là để thực hiện thanh toán qua ngân hàng chứ không phải vì mục đích hưởng tiền lãi. Ngoài ra, khách hàng phải có một khoảng dư tối thiểu để khi sử dụng các dịch vụ các dịch vụ của ngân hàng, khách hàng không phải trả phí. - Huy động tiền gửi có kỳ hạn họ Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào mà chỉ có thể rút ra sau một kỳ hạn nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng trước đó. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao và ngân hàng có thể sử dụng cho hoạt động kinh doanh. ại Mục đích chính của người gửi không chỉ sử dụng các dịch vụ ngân hàng mà chủ yếu là để hưởng lãi. Chính vì vậy, công tác huy động vốn của ngân hàng phụ thuộc vào sự gĐ thay đổi của lãi suất nên để đáp ứng nhu cầu khách hàng, các NHTM luôn tìm cách làm đa dạng hóa loại tiền gửi này. - Tiền gửi tiết kiệm dân cư ờn Tiền gửi tiết kiệm dân cư là một phần thu nhập của dân cư gửi vào ngân hàng để đảm bảo an toàn và hưởng tiền lãi. Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền phổ biến, phát triển dước hình thức sau: Trư Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút bất cứ lúc nào họ muốn, nhưng không được dùng công cụ thanh toán để chi trả cho người khác. Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn được trả lãi suất cao hơn tiền gửi thanh toán. Bởi vậy, các NHTM có thể huy động vốn loại tiền gửi này thuận tiện hơn. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: là loại tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào mà chỉ có thể rút ra sau một kỳ hạn nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng trước ế đó, được trả lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Bởi vậy, vốn huy động Hu được từ loại tiền này có tỷ trọng đáng kể. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bao gồm hai loại: có kỳ hạn ngắn và có kỳ hạn dài. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn: loại này thường huy động tiết kiệm với các kỳ hạn 3 tháng đến 1 năm. Thông thường, tiền gửi này đến hạn mới được rút, tuy tế nhiên ngân hàng vẫn cho rút với các quy định đi kèm. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài: loại này chỉ được phép rút ra khi đến hạn, có inh tính ổn và lâu dài. 1.1.3.2. Phân loại theo thời gian tiền gửi - Vốn ngắn hạn: là hình thức ngân hàng thương mại huy động vốn không kỳ hạn cK và có kỳ hạn với thời gian ngắn. Nguồn vốn này tối đa là một năm hoặc được chuyển hoán kỳ hạn để cho vay trung hạn, có lãi suất thấp và kém ổn định. - Vốn trung hạn: Có thời gian huy động từ một năm đến ba năm. Nguồn vốn này thường được các doanh nghiệp vay để đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao công nghệ họ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế. Vốn huy động này được sử dụng tương đối dài và thuận tiện, có lãi suất cao hơn vốn ngắn hạn. - Vốn dài hạn: Nguồn vốn này có thời gian huy động trên ba năm và được ại NHTM sử dụng vào nhiệm vụ đầu tư phát triển theo định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước như: đầu tư vào các dự án phục vụ quốc tế dân sinh, các dự án đổi gĐ mới thiết bị công nghệ, xây mới các nhà máy…Vốn huy động này có lãi suất cao và có tính ổn định. 1.1.3.3. Phân theo đối tượng huy động ờn - Huy động vốn từ dân cư: đây là đối tượng huy động vốn đầy tiềm năng cho các ngân hàng. Mục đích gửi vào ngân hàng là đảm bảo an toàn, thanh toán và sinh lợi. Ngân hàng chuyển tiền nhàn rỗi từ dân chúng đến những người người cần vố n kinh Trư doanh. Vốn từ dân cư gồm hình thức gửi tiền tiết kiệm và gửi tiền thanh toán. - Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội: đây là nguồn vốn huy động có tỷ trọng cao trong ngân hàng. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nên gửi vào khi có và rút ra khi cần nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí thanh toán. Vì vậy, Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc các ngân hàng sẽ có khoản tiền lớn từ đó để sử dụng thuận tiện hơn. Tuy nhiên, để có được khoản vốn lớn này, các ngân hàng phải ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ ế nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Hu 1.1.4. Các chiến lược huy động vốn của Ngân hàng thương mại 1.1.4.1. Đa dạng hoá sản phẩm huy động vốn Để huy động vốn có hiệu quả, các NHTM ngày càng đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn dựa trên các tiêu chí như sau: tế - Theo kì hạn và lãi suất Với các sản phẩm tiền gửi, NHTM thường chia ra nhiều kì hạn khác nhau để inh khách hàng có thể chọn lựa các kì hạn gửi tiền phù hợp với nhu cầu của mình. Tiền gửi ngắn hạn (< 12 tháng): ngân hàng phân loại tiền gửi theo thời gian từng quý: không kì hạn, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Tiền gửi trung và dài hạn (> 12 tháng): các kì hạn tiền gửi được chia ra thành: cK 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và 60 tháng. Để tạo sự khác biệt cho ngân hàng của mình, các ngân hàng thường chia nhỏ thời gian của kì hạn hay tạo thêm các kì hạn mới như: kì hạn 1 tháng, 2 tháng hay 13 tháng. họ Qua đó, sự đa dạng này giúp đáp ứng nhu cầu của người gửi trong việc rút tiền hay gửi tiền và tăng thêm lãi suất tiền gửi. Mỗi NHTM có mức lãi suất khác nhau, thời gian của kì hạn gửi tiền càng lâu thì ại lãi suất càng cao. Vì vậy, các NHTM đều có các chiến lược lãi suất riêng. Thông thường, các NHTM cổ phần và NHTM quốc doanh có lãi suất chênh lệch nhau khá rõ, gĐ vì các NHTM quốc doanh có uy tín và hoạt động lâu năm hơn so với các NHTM cổ phần. Do đó, các NHTM cổ phần muốn thu hút khách gửi tiền thì phải tăng lãi suất cao hơn vì khách hàng luôn muốn gửi tiền ở ngân hàng có lãi suất cao nhất. ờn - Theo tiện ích của sản phẩm Hầu hết, về bản chất các sản phẩm huy động vốn đều giống nhau, vì vậy để tạo sự khác biệt các NHTM thường tăng thêm tiện ích cho các sản phẩm của mình bằng Trư hai cách sau: Đưa thêm các tiện ích mới vào các sản phẩm huy động truyền thống. Chẳng hạn như đối với thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng ngoài chức năng chính là cho phép khách hàng rút tiền mặt tại máy ATM, thanh toán hoá đơn qua các máy POS, ngân Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá hiệu quả tuyển dụng tại công ty TNHH Cargill Việt Nam
101 p | 463 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn
96 p | 26 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị nguồn nhân lực Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Vĩnh Châu giai đoạn 2018-2020 (Thực trạng và giải pháp)
93 p | 47 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa bột trẻ em Vinamilk của người dân ở tỉnh Kiên Giang
93 p | 25 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH SX&TM Tân Hưng
91 p | 25 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình quản trị nhân sự tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Năm Thu
79 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ nhà ở tại Khu dân cư thương mại 586 Hậu Giang
86 p | 28 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích thực trạng phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt chi nhánh Cần Thơ
81 p | 30 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Dịch vụ và Địa ốc Đất Phương Nam giai đoạn 2013-2015
73 p | 25 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược marketing tại Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu
93 p | 26 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động cho vay tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
94 p | 16 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cái Tắc – Tỉnh Hậu Giang
92 p | 19 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
90 p | 22 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
77 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Gò Quao
85 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh
80 p | 22 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Lựa chọn kênh phân phối tôm sú trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh
96 p | 14 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Cái Răng Thành phố Cần Thơ
86 p | 18 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn