1<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Cơ chế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, đặc biệt trong<br />
giai đoạn Việt Nam gia nhập AFTA, WTO, …Các hoạt động dịch vụ được coi là<br />
một trong những yếu tố cạnh tranh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Xu hướng<br />
toàn cầu hoá nền kinh tế hàng hoá được chuyển đưa ra các quốc gia, Logistics<br />
trở thành ngành có vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu<br />
dùng ở bất cứ nơi đâu. Mục đích của Logistics là cung cấp hàng hoá, dịch vụ<br />
cho khách hàng với tổng chi phí là nhỏ nhất. Điều này liên quan đến việc hạ giá<br />
thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh<br />
tranh cuỉa các doanh nghiệp. Qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò quan<br />
trọng của hoạt động Logistics trong hoạt động kinh tế dịch vụ của nền kinh tế.<br />
Vì vậy, hoạt động này hiện nay cần có sự chú trọng đầu tư, tìm cách nâng cao<br />
hiệu quả hoạt động hơn nữa để có thể cạnh tranh với các Công ty Logistics của<br />
nước ngoài đang mở rộng hoạt động tại các nước đang phát triển và ngay cả tại<br />
ViệtNam.<br />
Vậy thì với vị trí vô cùng quan trọng trong chuỗi chung ứng dịch vụ<br />
Logistics, kho bãi đang đóng góp một phần không nhỏ tới doanh thu, lợi nhuận<br />
cũng như sự phát triển của Logistics. Không có kho hàng, hoạt động Logistics<br />
không thể diễn ra hoặc có hiệu quả. Nó không chỉ đóng vai trò quan trọng cho<br />
chính doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng cho bạn. hàng, các tổ chức,<br />
nền kinh tế của quốc gia do tiết kiệm được chi phí sản xuất, bảo quản và dự trữ,<br />
giá thành vận chuyển. Nói cách khác, kho bãi vận tải góp phần làm tăng giá trị<br />
hàng húa, tăng chất lượng dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên,<br />
thực tế cho thấy, hoạt động này ở nước ta còn khá manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu.<br />
Điều này làm hạn chế khả năng phát huy tiềm lực của logistics tại Việt Nam.<br />
Ngày nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn về chất lượng dịch<br />
vụ nói riêng và hàng hóa nói chung. Do vậy, việc phát triển hoạt động kho bãi,<br />
vận tải đang là vấn đề được các doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước quan<br />
tâm.<br />
Với góc độ là sinh viên kinh tế, tôi nhận thấy được tính cấp thiết của việc<br />
phát triển hoạt đông kho bãi trong chuỗi cung ứng dịch vụ. Tôi đã mạnh dạn<br />
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ<br />
<br />
SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc<br />
<br />
2<br />
<br />
chọn đề tài: “Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty TNHH một<br />
thành viên ICD Tân Cảng – Sóng Thần“ làm đề tài khoá luận tốt nghiệp<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Nội dung của đề tài hệ thống hoá lại lý thuyết, thực trạng của logistics Việt Nam<br />
đặc biệt là trong lĩnh vực kho bãi. Đồng thời, nghiên cứu cụ thể ở công ty đang<br />
hoạt động trong lĩnh vực này. Từ đó chỉ ra hướng phát triển hiệu quả cho hoạt<br />
động kho vận nhằm tận dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để nắm bắt<br />
các cơ hội, cũng như có giải pháp cho những khó khăn, thách thức.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng: là các vấn đề liên quan đến hoạt động logistics trong dịch vụ kho<br />
Phạm vi: Hệ thống kho hàng tại Công ty TNHH MTV ICD Tân Cảng - Sóng<br />
Thần<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời sử<br />
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như thu thập thông tin để nghiên cứu<br />
và trình bày các nội dung của đề tài<br />
5. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp<br />
Chương 1: Cơ sở lí luận về logistics và dịch vụ kho trong logistics<br />
Chương 2: Thực trạng hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty TNHH<br />
MTV ICD Tân Cảng – Sóng Thần<br />
Chương 3: Giải pháp – kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kho tại công<br />
ty TNHH MTV ICD Tân Cảng – Sóng Thần<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ<br />
<br />
SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc<br />
<br />
3<br />
<br />
CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG QUẢN TRỊ<br />
KHO<br />
1.1 Logistics là gì?<br />
1.1.1<br />
<br />
Khái niệm về logistics:<br />
<br />
Logistics là một trong số ít những thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ<br />
“Marketing”, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả các ngôn ngữ khác. Vì<br />
bao hàm nghĩa của từ quá rộng nên không một đơn ngữ nào có thể truyền tải<br />
được hết ý nghĩa của nó.<br />
Trên thế giới thuật ngữ này đã xuất hiện từ lâu. Logistics lần đầu tiên được<br />
phát minh và ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, được các quốc gia ứng dụng rất<br />
rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng<br />
với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến.<br />
Napoleon đã từng nói: “Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp<br />
bàn về logistics” vì ông cho rằng “Logistics là một chuỗi hoạt động để duy trì<br />
lực lượng quân đội”.<br />
Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội<br />
đã áp dụng các kỹ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu<br />
chiến và lần đầu tiên được triển khai, ứng dụng trong thương mại sau khi chiến<br />
tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.<br />
Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về<br />
logistics hay hệ thống logistics. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của nghiên<br />
cứu logistics và dưới những giác độ của những nhà nghiên cứu khác nhau, mà<br />
hiện nay có khá nhiều khái niệm về logistics.<br />
- Theo từ điển “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, US<br />
Fifth Edition, Hornby, Oxford University Press, 1995”:<br />
“Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt<br />
động phức hợp nào đó (Logistics – the organization of supplies and<br />
service for any complex operation)”.<br />
- Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics quốc tế (CLM – The Council of<br />
Logistics Management):<br />
“Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế<br />
hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu<br />
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ<br />
<br />
SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc<br />
<br />
4<br />
<br />
giữ các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung<br />
cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách<br />
hàng”.<br />
- Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân trong cuốn “Quản trị Logistics”:<br />
“Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự<br />
trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến<br />
tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh<br />
tế”.<br />
- Theo PGS.TS Nguyễn Như Tiến trong cuốn “Logistics - khả năng ứng dụng<br />
và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam”:<br />
“Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật<br />
liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho<br />
đến khi đưa đến tay người tiêu dùng”.<br />
Như vậy, dù có sự khác nhau về từ ngữ diễn đạt và cách trình bày, nhưng trong<br />
nội dung tất cả các tác giả đều cho rằng Logistics chính là hoạt động quản lý<br />
dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho,<br />
sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Mục đích giảm tối đa<br />
chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình<br />
vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá<br />
một cách kịp thời (Just-in-Time). Tuy nhiên ở đây không chỉ có sự vận động của<br />
“nguyên vật liệu, hàng hoá” mà cần phải bao gồm thêm cả dòng luân chuyển<br />
“dịch vụ, thông tin”. Logistics không chỉ hạn chế trong sản xuất mà nó còn liên<br />
quan đến mọi tổ chức bao gồm chính phủ, bệnh viện, ngân hàng, người bán lẻ,<br />
người bán buôn…<br />
1.1.2 Vai trò của logistics<br />
Vai trò của logistics đối với nhà nước và sự phát triển của nền kinh tế<br />
Logistics ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại và ảnh<br />
hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế của các quốc gia và hơn nữa là nền kinh<br />
tế toàn cầu.<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ<br />
<br />
SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc<br />
<br />
5<br />
<br />
* Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC –<br />
Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị<br />
trường cho các hoạt động kinh tế.<br />
Logistics đóng góp một phần quan trọng trong GDP, hiệu quả của nó ảnh hưởng<br />
đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Ở Việt<br />
Nam, dịch vụ logistics chiếm khoảng từ 15-20% GDP. Ước tính GDP năm 2006<br />
khoảng 57,5 tỷ USD. Như vậy, chi phí logistics chiếm khoảng 8,6 – 11,1 tỷ<br />
USD. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ<br />
40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ.<br />
Đối với những nước phát triển như Nhật và Mỹ logistics đóng góp khoảng 10%<br />
GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30%. Sự phát<br />
triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh<br />
doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát<br />
triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm<br />
dịch vụ.<br />
* Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá chu trình lưu chuyển<br />
của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện… tới sản<br />
phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.<br />
Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc<br />
các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển.<br />
Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cao khiến khiến các doanh nghiệp có<br />
nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng<br />
tồn kho. Chính trong gia đoạn này, cách thức tối ưu hoá quá trình sản xuất, lưu<br />
khó, vận chuyển hàng hoá được đặt lên hàng đầu. Và với sự trợ giúp của công<br />
nghệ thông tin, logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này.<br />
* Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời<br />
gian - địa điểm (just in time)<br />
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã làm cho hàng hoá và sự vận động của chúng<br />
phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lí chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối<br />
với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp<br />
phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động lưu<br />
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ<br />
<br />
SVTH: Hồ Nguyễn Như Ngọc<br />
<br />