Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Phần 1: Đặt vấn đề<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong xu thế hòa nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang từng bước hòa nhập phát<br />
triển kinh tế gắn liền với nền kinh tế khu vực và thế giới. Nhất là hiện nay khi Việt<br />
Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới ( WTO<br />
).Cũng như các nước trong khu vực nói riêng và các nước khác trên thế giới nói<br />
chung, hội nhập kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội và cũng đầy thử thách cho nền kinh tế<br />
Việt Nam. Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam – những trụ cột của nền<br />
kinh tế đã, đang và sẽ làm gì để đón lấy cơ hội và vượt qua những thử thách đó để có<br />
thể phát triển một cách bền vững.<br />
Ngày nay phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm không thể thiếu đối với<br />
các nhà quản trị doanh nghiệp. Phải thường xuyên kiểm tra hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh của doanh nghiệp, tìm ra mặt mạnh để phát huy và mặt yếu để khắc phục. Phải<br />
tìm hiểu, phân tích thông tin thị trường để có định hướng phát triển trong tương lai.<br />
Qua phân tích hoạt động kinh doanh giúp các nhà quản tr ị hiểu rõ về chính doanh<br />
nghiệp mình và có sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh của mình. Từ đó, nhà quản trị<br />
đưa ra quyết định nên sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất cho ai? Và khi nào sản xuất?.<br />
Đấy là sự lựa chọn mang tính chất quyết định sự tồn vong của doan h nghiệp.<br />
Với kiến thức tích lũy được sau bốn năm Đại học cũng như được tìm hiểu và<br />
tiếp xúc với thực tế hoạt độn g kinh doanh tại Công ty cổ phần nước khoáng Bang<br />
trong thời gian ba tháng thực tập đã giúp em biết được một công ty trên thực tế hoạt<br />
động là như thế nào, đặc biệt là những thành quả mà Công ty đạt được nên em quyết<br />
định chọn đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần nước<br />
khoang Bang” để làm luận văn tốt nghiệp. Do kiến thức thực tế cũng như kinh<br />
nghiệm bản thân còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót rất mong<br />
được sự góp ý và giúp đỡ của quý thầy cô để đề tài được hoàn thành tốt.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Đức Minh<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
-Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông tại công ty qua tìm hiểu,<br />
nghiên cứu bản chất của từng khoản mục như doanh thu, chi phí, lợi nhuận… Đồng<br />
thời so sánh năm nay với các năm trước để chỉ ra những nguyên nhân tăng giảm để có<br />
hướng khắc phục<br />
-Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các tỷ số tài chính<br />
như tỷ số thanh toán, tỷ số hoạt động, tỷ số sinh lời<br />
-Xác định nguyên nhân tăng giảm kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh<br />
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp so sánh<br />
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu<br />
- Phương pháp chỉ số<br />
- Và một số phương pháp khác<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi không gian: Công ty cổ phần nước khoáng Bang<br />
- Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2009 đến 2011<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Đức Minh<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Phần II: Nội dung nghiên cứu<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích kết quả hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh<br />
1.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
1.1.1 Khái niệm<br />
Hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù rất rộng, có liên quan đến mọi<br />
lĩnh vực trong đời sống xã hội loài người. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh<br />
nghiệp nhằm thõa mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng không tự làm được hoặc<br />
không đủ điều kiện để tự làm ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ, những hoạt<br />
động này tạo ra những sản phẩm vật chất, dịch vụ để bán cho người tiêu dùng nhằm<br />
thu được lợi nhuận kinh doanh.<br />
Mục đích và động cơ của hoạt động sản xuất kinh doanh là làm ra sản phẩm,<br />
dịch vụ để phục vụ nhu cầu xã hội và thu lợi nhuận. Vì vậy, trong quá trình sản xuất<br />
kinh doanh phải xác định được chi phí sản xuất, giá trị kết quả sản xuất và hạch t oán<br />
được lãi lỗ trong hoạt động sản xuât kinh doanh.<br />
1.1.2 Nhiệm vụ và vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
Nhiệm vụ:<br />
Nhiệm vụ hàng đầu không thể thiếu của hoạt động sản xuất kinh doanh là tạo ra giá<br />
trị gia tăng cho sản xuất và dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại nếu bản thân<br />
doanh nghiệp không thể tạo ra giá trị gia tăng từ hoạt động kinh doanh của mình .<br />
Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tạo ra của cải vật chất cho xã hội và<br />
tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh. Bản chất là nó tạo ra giá<br />
trị cho các sản phẩm dịch vụ. Giá trị của sản phẩm, dịch vụ được tạo ra là nhờ vào các<br />
giá trị sử dụng cho phép thõa mãn các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Những nhu<br />
cầu này có thể mang tính hữu hình hoặc vô hình. Dù là hữu hình hay vô hình thì những<br />
hoạt động này phải tạo ra giá trị gia tăng cho hoạt động sản phẩm dịch vụ. Bởi vì giá trị<br />
gia tăng là nguồn gốc của mọi của cải vật chất trong xã hội.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Đức Minh<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Giá trị gia tăng giúp doanh nghiệp bù đắp những hao mòn của máy móc thiết bị,<br />
tài sản cố định, qua đó bảo toàn năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Giá trị gia tăng<br />
cho phép doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ khác đối với nhà nước như thuế và<br />
các khoản phải nộp khác và là cơ sở để trả công cho người lao động. Giá trị gia tăng<br />
còn mang lại lợi nhuận cho người chủ doanh nghiệp, là động lực để họ tiếp tục trong<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.<br />
Vai trò<br />
Doanh nghiệp là một tổ chức sử dụng các nguồn lực khác nhau để thõa mãn các<br />
nhu cầu khác nhau của nền kinh tế thông qua việc tổ chức sản xuất sản phẩm và cung<br />
cấp dịch vụ. Để quản lý nguồn lực này, doanh nghiệp được tổ chức thành các chức<br />
năng khác nhau như: thương mại, sản xuất, tài chính, nhân sự, hành chính,<br />
marketing… trong đó chức năng sản xuất được coi là chức năng quan tr ọng nhất của<br />
doanh nghiệp, là chức năng bắt đầu của hoạt động sản xuất, là khởi điểm của hoạt<br />
động kinh doanh. Trong thời buổi kinh tế hiện nay, giá trị hàng hóa lớn nhất là ở khâu<br />
lưu thông. Vì vậy, thương mại là chức năng trung gian giúp cho quá trình sả n xuất<br />
được diễn ra liên tục .<br />
Thông qua các chương trình khác nhau có sử dụng công nghệ và phương pháp<br />
khác nhau mà các sản phẩm dịch vụ được hình thành với các giá trị sử dụng khác<br />
nhau, cho phép thõa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng . Sản xuất là ngu ồn gốc của<br />
giá trị, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp và cho<br />
người lao động.<br />
1.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
1.2.1 Khái niệm<br />
Phân tích theo khái niệm chung nhất là chia nhỏ sự vật hiện tượng để xem xét , đánh<br />
giá từng bộ phận nhỏ và được kết nối trong mối quan hệ sự vật và hiện tượng đó.<br />
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh<br />
giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; các nguồn lực cần<br />
khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao<br />
hiệu quả hoạt động sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Đức Minh<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Phân tích là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ sở<br />
để cho việc ra quyết định. Phân tích hoạ t động kinh doanh là một ngành khoa học, nó<br />
nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó đề<br />
xuất những giải pháp hiệu quả cho mỗi doanh nghiệp.<br />
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động<br />
của các mặt của hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động<br />
kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng<br />
doanh nghiệp và phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm<br />
mang lại hiệu quả kinh tế cao.<br />
1.2.2 Ý nghĩa và vai trò của hoat động sản xuất kinh doanh<br />
Bất kỳ một hoạt động nào cũng bao hàm những tiềm ẩn, khả năng có thể phát<br />
hiện và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế. Mặt khác, mọi hoạt động kinh<br />
doanh đều không thể tránh khỏi các tác động của các nhân tố khách quan và chủ<br />
quan, tích cực và tiêu cực, bên ngoài và bên trong… và nó đã, đang và sẽ ảnh hưởng<br />
không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, phân tích hoạt đông<br />
kinh doanh không chỉ là công cụ quan trọng để phát hiện ra khả năng tiềm tàng trong<br />
hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.<br />
Phân tích hoạt động kinh doanh giúp các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về<br />
khả năng sức mạnh của mình cũng như những hạn chế trong doa nh nghiệp. Qua phân<br />
tích kết quả kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thấy được những gì mình làm, đã làm, chưa<br />
làm và không làm được, nguyên nhân không làm được đó là gì hay những gì làm<br />
được dựa trên cơ sở nào. Cứ như vậy, ta thấy được nguyên nhân sâu xa của vấn đề<br />
tồn tại trong doanh nghiệp cũng như sức mạnh doanh nghiệp đang có.<br />
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị,<br />
là cơ sở để đề ra các chức năng đúng đắn. Phân tích kết quả kinh doanh giúp nhìn<br />
nhận, kiểm tra quá trình kinh doanh bằng việc phân tích điểm mạnh, điểm hạn chế,<br />
các cơ hội cũng như các thách thức mà doanh nghiệp gặp phải để có những điều chỉnh<br />
kịp thời nhằm đưa ra các quyết định sáng suốt nhất.<br />
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn<br />
chặn những rủi ro có thể xảy ra. Qua việc phân tích rủi ro, doanh nghiệp sẽ thấy được<br />
SVTH: Nguyễn Đức Minh<br />
<br />
5<br />
<br />