Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng dịch vụ thẻ từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ NGUYỄN THỊ THU HẰNG Niêm khóa: 2017 - 2021 1
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hằng TS. Phan Thanh Hoàn Mã SV: 17K4041022 Lớp: K51B KDTM Huế, tháng 10 năm 2020 2
- Lời Cám Ơn Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với TS. Phan Thanh Hoàn đã tận tình hướng dẫn và theo sát trong quá trình hoàn thành khóa luận của mình. Tôi cũng gửi lời cám ơn chân thành đến ban giám hiệu nhà Trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và thầy cô khoa Quản trị kinh doanh nói riêng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại Trường. Trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế, tôi xin chân thành cám ơn ban giám đốc và toàn thể nhân viên làm việc tại Ngân hàng đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu cần thiết và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có thể hoàn thành tốt khóa tốt nghiệp này. Do vốn kiến thức cũng như khoảng thời gian có hạn, những khó khăn khi áp dụng lý thuyết vào thực tế nên bài luận không tránh khỏi những sai sót. Vậy kính mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của Hội đồng Ban giám khảo cũng như thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn thành tốt hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 10 năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Hằng i
- MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. i MỤC LỤC.................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................ vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................................... viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................. 2 3.2.1. Phạm vi không gian.......................................................................................... 2 3.2.2. Phạm vi thời gian ............................................................................................. 2 3.2.3. Phạm vi nội dung.............................................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3 4.1. Phương pháp thu thập thông tin............................................................................ 3 4.2. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................ 3 4.3. Phương pháp phân tích ......................................................................................... 4 4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................................ 5 5. Kết cấu đề tài .......................................................................................................... 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...................................................... 6 1.1. Tổng quan về dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại ......................................... 6 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thẻ................................................................. 6 1.1.2. Khái niệm và phân loại thẻ............................................................................... 7 ii
- 1.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường thẻ ............................................................... 11 1.1.3.1. Ngân hàng phát hành.................................................................................... 11 1.1.3.2. Ngân hàng thanh toán thẻ............................................................................. 11 1.1.3.3. Tổ chức thẻ quốc tế ...................................................................................... 12 1.1.3.4. Chủ thẻ ......................................................................................................... 12 1.1.3.5. Đơn vị chấp nhận thẻ ................................................................................... 12 1.1.4. Tiện ích của dịch vụ thẻ và rủi ro thường gặp trong thanh toán thẻ .............. 13 1.1.4.1. Những tiện ích của dịch vụ thẻ .................................................................... 13 1.1.4.2. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán thẻ ............................................ 16 1.2. Phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại .............................................. 17 1.2.1. Quan điểm về phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại................... 17 1.2.1.1. Gia tăng quy mô dịch vụ thẻ ........................................................................ 17 1.2.1.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ.................................................................. 18 1.2.1.3. Kiểm soát rủi ro............................................................................................ 18 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại .... 18 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thẻ tại ngân hàng thương mại............. 21 1.3.1. Các nhân tố chủ quan ..................................................................................... 21 1.3.1.1. Trình độ đội ngũ cán bộ công tác làm thẻ.................................................... 21 1.3.1.2. Năng lực tài chính và trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng.............. 21 1.3.1.3. Định hướng phát triển của ngân hàng .......................................................... 22 1.3.1.4. Hoạt động quản trị rủi ro.............................................................................. 22 1.3.2. Các nhân tố khách quan ................................................................................. 23 1.3.2.1. Trình độ dân trí và thói quen của người dân................................................ 23 1.3.2.2. Môi trường pháp lý ...................................................................................... 23 1.3.2.3. Môi trường công nghệ.................................................................................. 23 1.3.2.4. Môi trường cạnh tranh ................................................................................. 23 1.4. Cơ sở thực tiễn về phát triển dịch vụ thẻ của một số ngân hàng tại Việt Nam. . 24 1.4.1. Kinh nghiệm của một số Ngân hàng thương mại tại Việt Nam..................... 24 iii
- 1.4.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển thẻ của ngân hàng đới với Techcombank – Chi nhánh Huế........................................................................................................... 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ ..................... 28 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Ba Huế ............................................................................................................................ 28 2.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ....................... 28 2.1.1.1. Giới thiệu chung........................................................................................... 28 2.1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi ............................................................ 29 2.1.2. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.......................... 30 2.1.2.1. Lịch sử hình thành........................................................................................ 30 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................. 31 2.1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh .................................................................. 33 2.1.2.3.1.Khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn .................................................... 33 2.1.2.3.2.Tình hình lao động ..................................................................................... 36 2.1.2.3.3.Kết quả kinh doanh .................................................................................... 37 2.2. Thực trạng về phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) – Chi nhánh Huế ................................................................... 40 2.2.1. Hoạt động phát hành thẻ tại Techcombank.................................................... 40 2.2.2. Qui trình phát hành thẻ tại Techcombank ...................................................... 41 2.2.3. Mạng lưới ATM, các đơn vị chấp nhận thẻ của Techcombank ..................... 42 2.2.4. Tình hình phát triển thẻ tại Techcombank- Chi nhánh Huế........................... 43 2.2.4.1. Số lượng thẻ phát hành tại Techcombank – Chi nhánh Huế ....................... 43 2.2.4.2. Tỷ lệ thẻ không hoạt động trên tổng số thẻ phát hành ................................. 46 2.2.4.3. Doanh số sử dụng thẻ................................................................................... 47 2.3. Đánh giá dịch vụ phát triển thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế........................................................................................................... 48 2.3.1. Thống kê, mô tả mẫu điều tra......................................................................... 48 2.3.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha các thang đo .................................................... 55 iv
- 2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................................... 57 2.3.4. Phân tích tương quan và hồi quy..................................................................... 63 2.3.4.1. Phân tích tương quan Pearson ...................................................................... 63 2.3.4.2. Phân tích hồi quy.......................................................................................... 63 2.4. Đánh giá về tình hình phát triển dịch vụ thẻ tại Techcombank Chi nhánh Huế 70 2.4.1. Điểm mạnh ..................................................................................................... 70 2.4.2. Điểm yếu ........................................................................................................ 71 2.4.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế .......................................................................... 72 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG BA HUẾ............... 73 3.1. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế........................................................................................................ 73 3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển chung của Techcombank ......................... 73 3.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế ......................................................................... 74 3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế........................................................................................................... 75 3.2.1. Giải pháp về sự tin cậy ................................................................................... 75 3.2.2. Giải pháp về khả năng đáp ứng nhu cầu ........................................................ 76 3.2.3. Giải pháp về nâng cao sự cảm thông.............................................................. 76 3.2.4. Giải pháp về nâng cao nguồn lực ................................................................... 77 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 78 1. Kết luận................................................................................................................. 78 2. Kiến nghị............................................................................................................... 79 2.1. Kiến nghị với chính phủ. .................................................................................... 79 2.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước..................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 83 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 85 v
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TMCP : Thương mại cổ phần NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước ATM : Automated Teller Machine ĐVCNT : Đơn vị chấp nhận thẻ NHTW : Ngân hàng trung ương POS : Point of Sale DVKH : Dịch vụ khách hàng vi
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân tích tình hình tài sản- nguồn vốn tại Techcombank Huế qua 3 năm 2017– 2019................................................................................................................ 34 Bảng 2.2 : Tình hình lao động tại Techcombank – Chi nhánh Huế trong 3 năm 2017 – 2019........................................................................................................................ 36 Bảng 2.3: Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Techcombank – Chi nhánh Huế qua 3 năm 2017 – 2019 ....................................................................................................... 38 Bảng 2.4: Danh sách ATM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ................................. 43 Bảng 2.5 Số lượng thẻ phát hành tại Techcombank – Chi nhánh Huế ..................... 44 Bảng 2.6: Tỷ lệ thẻ không hoạt động trên tổng số thẻ phát hành ............................. 46 Bảng 2.7: Doanh số sử dụng thẻ tại Techcombank – Huế qua 3 năm 2017 – 2019 . 47 Bảng 2.8: Thông tin chung về đồi tượng điều tra khảo sát ....................................... 49 Bảng 2.9: Loại thẻ khách hàng đang sử dụng ........................................................... 50 Bảng 2.10: Mức độ tiếp cận của khách hàng qua các nguồn thông tin..................... 51 Bảng 2.11: Thị phần thẻ qua phiếu khảo sát ............................................................. 52 Bảng 2.12: Sự cố khách hàng thường gặp nhất khi sử dụng thẻ............................... 53 Bảng 2.13: Tiêu chí lựa chọn dịch vụ thẻ ................................................................. 54 Bảng 2.14: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo Cronbach’s Alpha........ 55 Bảng 2.15: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test ........................................................ 58 Bảng 2.16: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập ........................... 59 Bảng 2.17: Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc .............................................. 62 Bảng 2.18: Phân tích tương quan Pearson ................................................................ 63 Bảng 2.19: Tóm tắt mô hình .................................................................................... 65 Bảng 2.20: Phân tích phương sai ANOVA ............................................................... 65 Bảng 2.21: Kết quả phân tích hồi quy đa biến .......................................................... 66 vii
- DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 31 Sơ đồ 2.2: Quy trình phát hành thẻ tại Techcombank............................................... 41 Biểu đồ 2.1: Số lượng thẻ phát hành tại Techcombank – Chi nhánh Huế................ 45 viii
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi kinh tế xã hội càng phát triển, đồng nghĩa với nó là các mối quan hệ mua bán, trao đổi giao thương ngày càng nhiều. Các mối quan hệ không chỉ thu hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng trên khắp thế giới, liên kết với các quốc gia, các khu vực, các vùng và thế giới. Chính vì vậy nhu cầu thanh toán diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn, phức tạp hơn đòi hỏi các phương pháp thanh toán khác nhau cũng cần đa dạng hơn để hỗ trợ, giải quyết nhanh chóng và bảo đảm an toàn cho các lần giao dịch. Hiện nay trên thế giới, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến và chiếm tỷ lệ cao. Mỗi hình thức đều có công dụng riêng, thích hợp với từng đối tượng và loại hình giao dịch. Nhưng nhìn chung trên thế giới phương pháp thanh toán không sử dụng tiền mặt thông qua hình thức thanh toán thẻ được ưa chuộng hơn cả. Nó góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, giảm chi phí in tiền, vận chuyển, bảo quản, lưu trữ,…rút ngắn thời gian, thuận tiện đối với khách hàng ở mọi lúc – mọi nơi và đảm bảo tính an toàn cho tài khoản. Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ thẻ chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Số lượng phát hành thẻ còn thấp, chất lượng còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng chưa cao, thói quen dùng tiền mặt của người dân vẫn còn phổ biến. Không những thế, sự cạnh tranh giữa ngân hàng thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thẻ cũng tác động không nhỏ đến thị trường thẻ Việt Nam, mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức. Nhận thức được những vấn đề đó, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) – Chi nhánh Huế đã tích cực triển khai sản phẩm dịch vụ thẻ nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mang lại tiện ích cho khách hàng và bước đầu gặt hái được nhiều thành công. Tuy vậy, hoạt động phát triển thẻ của Techcombank vẫn còn nhiều bất cập. Những vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào để hoạt động kinh doanh thẻ thực sự trở thành lợi thế cạnh tranh của Techcombank. 1
- Xuất phát từ những vấn đề đó tôi xin chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng dịch vụ thẻ từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ thẻ của NHTM Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thẻ Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẻ và hoạt động phát triển thẻ của ngân hàng thương mại. Thực tiễn hoạt động phát triển thẻ của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. 3.2.1. Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế 3.2.2. Phạm vi thời gian Đánh giá về dịch vụ thẻ của Techcombank – Chi nhánh Huế từ năm 2017 – 2019 2
- 3.2.3. Phạm vi nội dung Đối tượng của đề tài: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế từ năm 2017-2019. 4. Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin - Dữ liệu thứ cấp: + Thu thập qua các tài liệu, thông tin liên quan đến ngân hàng thông qua các website, sách báo, tạp chí, giáo trình,… + Thu thập được các số liệu do phòng ban cung cấp. + Khóa luận tốt nghiệp của các anh/chị khóa trước và các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện. - Dữ liệu sơ cấp: + Dùng bảng hỏi để điều tra, trực tiếp phỏng vấn khách hàng tại phòng chờ giao dịch tại Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế nhằm nắm bắt được ý kiến đánh giá liên quan đến dịch vụ thẻ. Từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp phù hợp hơn về phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng. 4.2. Phương pháp chọn mẫu - Nghiên cứu chủ yếu được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng tại phòng giao dịch của Ngân hàng Techcombank- Chi nhánh Huế thông qua việc trả lời bảng hỏi. Cỡ mẫu được chọn theo công thức của Cochran (1997): / ∗ ∗ n= - Để cỡ mẫu có tính đại diện cao nhất, chọn p=q=0.5 / = 1.96; ε = 10%; với độ tin cậy 1- α = 95% thì ta tính được cỡ mẫu là: . ∗ . ∗ . n= = 96 KH . - Số lượng bảng hỏi cần thu thập trên thực tế với hy vọng tỷ lệ trả lời là r = 90% 3
- ∗ ∗ n ự ế = = = 106,67 KH % - Cách thức chọn mẫu: Chọn mẫu phi ngẫu nhiên + Trong quá trình thực tập tại ngân hàng và tiếp xúc với khách hàng, tác giả sẽ tiếp cận với những khách hàng để phỏng vấn, trong lúc khách hàng chờ đợi được phục vụ thì nhanh chóng thực hiện khảo sát. Ngoài ra có thể phóng vấn qua bạn bè, người thân có sử dụng dịch vụ thẻ của Techcombank. Thực hiện 120 bảng hỏi trong đó có 110 bảng hợp lệ, thỏa mãn điều kiện lớn hơn n = 96 khách hàng. Số bảng này được sử dụng để phân tích. 4.3. Phương pháp phân tích - Phương pháp thông kê mô tả: Thông kê mô tả tần suất đánh giá của khách hàng về các thuộc tính giới tính, độ tuổi, thu nhập,… - Phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s + Độ tin cậy thang đo sẽ được đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Với Cronbach’s Alpha sẽ giúp loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu cho quá trình nghiên cứu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item total correclation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để thang đo đạt yêu cầu khi Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 trở lên (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2004). Các nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến 1 thì thang đo lường này tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Tuy nhiên nhiều tác giả cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp các khái niệm nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời (Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). - Phương pháp phân tích nhân tố: + Phân tích nhân tố (Factor Analyis) là một phương pháp để làm giảm các câu hỏi chi tiết trong phiếu điểu tra mà các câu hỏi này được đưa ra để có được thông tin chung về các mặt của vấn đề cần nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố Factor Analyis này sẽ giúp cho việc nghiên cứu có được một bộ các biến số có ý nghĩa. + Phân tích nhân tố đòi hỏi nhà nghiên cứu phải quyết định trước một số vấn đề như: Số lượng yếu tố cần phải đưa ra, hệ số tương quan ngưỡng để loại bỏ yếu tố 4
- và phương pháp sử dụng để đảo trục yếu tố. Theo kết quả nghiên cứu thì số lượng các nhân tố đưa ra cần phải được tính toán tùy thuộc vào phạm vi và quy mô nghiên cứu để đưa các câu hỏi cụ thể. Các nhân tố đưa ra phải thỏa mãn tiêu chuẩn Kaiser – với KMO (Kaise – Meyer – Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (nằm giữa 0,5 và 1) có nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. - Phân tích hồi quy đa biến: Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy tuyến đa biến để phân tích sự tác động của các yếu tố. + Cụ thể mô hình hồi quy xây dựng như sau: Phattrien = β + β Tincay + β Dapung + β NanglucPV + β Camthong + β Hinhanh + e 4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu - Phương pháp thống kê mô tả được dùng để tập hợp các số liệu và thông tin đã được thu thập được, chọn lọc và thống kê những thông tin cần thiết như giới tính, độ tuổi, thu nhập,… - Phương pháp so sánh số liệu qua các năm để phân tích sự biến động kết quả kinh doanh, lao động,…từ đó giúp ích cho quá trình phân tích. - Phương pháp tổng hợp: tổng hợp những thông tin đã thu thập để rút ra được kết luận và đánh giá. 5. Kết cấu đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế 5
- PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thẻ Năm 1946 chiếc thẻ ngân hàng đầu tiên xuất hiện và mang tến “ Charg-I ”, do John Biggins ở Brooklyn (New York) nghĩ ra. Khi khách hàng mua sắm, hóa đơn sẽ được chuyển đến ngân hàng của Biggins. Ngân hàng trả tiền cho nhà kinh doanh và sau đó khách hàng trả tiền cho ngân hàng. Điểm trừ là loại thẻ này chỉ sử dụng trong phạm vi địa phương và dành riêng cho khách của ngân hàng. Năm 1949, tiền thân của thẻ tín dụng ra đời. Một ngày, người đàn ông tên Frank McNamara đi ăn nhà hàng ở New York. Khi thanh toán, Frank nhận ra mình không mang tiền theo và phải gọi vợ đến trả. Sau bữa tối đó, ông nghĩ ra một cách thanh toàn không dùng tiền mặt. Cùng với đối tác, ông lập ra Công ty Diners Club, phát hành loại thẻ chuyên dùng để thanh toán tại các nhà hàng. Chỉ trong năm đầu tiên, có hàng chục nhà hàng ở New York chấp nhận loại thẻ này, và người dùng thẻ lên đến hàng chục nghìn. Dần dần, thẻ được sử dụng thêm ở cả các điểm du lịch, giải trí ngoài lĩnh vực ăn uống. Năm 1958, ngân hàng Bank of America thành lập Công ty dịch vụ BankAmericard, nhằm kinh doanh nhượng quyền thương hiệu và phát hành thẻ với các ngân hàng thẻ trên thế giới. Công ty này nhanh chóng phát triển và trở thành nhà phát hành thẻ tín dụng độc lập VISA vào những năm 1970 và phát hành thẻ ghi nợ (debit) vào năm 1975. Năm 1966, tiền thân của MasterCard ra đời. Khi đó, Hiệp hội thẻ Liên ngân hàng Mỹ (ICA) được thành lập bởi một nhóm ngân hàng phát hành thẻ. Họ cùng thiết kế hệ thống thẻ tín dụng quốc gia. Tổ chức này có nhiệm vụ phát triển một hệ thống mạng lưới thanh toán được chấp nhận rộng rãi. Ngày nay, VISA và 6
- MasterCard là hai tổ chức thẻ lớn nhất thế giới. Ngoài ra, còn nhiều nhà tổ chức thẻ khác là American Express, Diners Club... cũng tham gia thị trường nhưng ở quy mô nhỏ hơn. Cũng trong năm này, chiếc thẻ ghi nợ (debit) đầu tiên xuất hiện trên thị trường ngân hàng Mỹ, do Ngân hàng Delaware phát hành. Đến những năm 1970, có nhiều ngân hàng cũng đưa ra ý tưởng tương tự. Tại Việt Nam, năm 1933 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) triển khai dịch vụ thanh toán thẻ đầu tiên tại Việt Nam, đặt viên gạch đầu tiên xây dựng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung, sử dụng thẻ thanh toán nói riêng tại Việt Nam. Khi đó, chiếc thẻ nội địa đầu tiên cũng được Vietcombank phát hành nhưng không được triển khai rộng rãi. Đến năm 2002, chiếc thẻ ghi nợ nội địa (hay được biết đến với tên gọi là thẻ ATM) mới được Vietcombank chính thức ra mắt. Tại lễ ra mắt, đích thân nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy và nguyên Tổng giám đốc Vietcombank, nay là Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - Vũ Viết Ngoạn đã giới thiệu về chiếc thẻ này. Nhờ nó, các giao dịch ngân hàng như lưu giữ tiền, rút tiền… của các cá nhân trở nên tiện dụng và thân thiện hơn. 1.1.2. Khái niệm và phân loại thẻ Khái niệm Khái niện về dịch vụ: Theo Philip Kotler, dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không có thể gắn liền với một sản phẩm vật chất nào. Dịch vụ ngân hàng: là toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, gồm các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng vì mục tiêu lợi nhuận (Nguồn: https://www.sbv.gov.vn/) 7
- Khái niệm về thẻ ngân hàng, có nhiều cách nhìn nhận. Tùy từng góc độ nghiên cứu, phân tích, người ta đưa ra các khái niệm về thẻ ngân hàng khác nhau. Song điểm chung nhất là thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán, chi trả nhà người sở hữu thẻ có thể dùng để thỏa mãn nhu cầu về tiêu dùng của mình, kể cả rút tiền mặt hoặc sử dụng nó làm công cụ thực hiện các dịch vụ tự động do ngân hàng hoặc các tổ chức khác cung cấp. Thẻ không hoàn toàn là tiển tệ, nó là biểu tượng về sự cam kết của ngân hàng hoặc tổ chức phát hành đảm bảo thanh toán những khoản tiền do chủ thẻ sử dụng bằng tiền của ngân hàng cho chủ thẻ vay hoặc tiền của chính chủ thẻ đã gửi tại ngân hàng. Như vậy, trêm từng góc độ có những khái niệm khác nhau: Từ góc độ phát hành thẻ: thẻ là một phương tiện do ngân hàng, các định chế tài chính hoặc các công ty phát hành dùng để giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt. Từ góc độ công nghệ thanh toán: thẻ là phương thức thanh toán ghi sổ điện tử số tiền của các giao dịch cần thanh toán, thực hiện trên các hệ thống thanh toán được kết nối giữa các chủ thể tham gia dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng và tin học viễn thông. Theo quyết định 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước và xét theo mục đích sử dụng: thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ không dùng tiền mặt hoặc có thể rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (ATM: Automated Teller Machine), các ngân hàng đại lý, các điểm chấp nhận thẻ. Từ đó, khái niệm thẻ ngân hàng có thể hiểu là: thẻ ngân hàng có chức năng sử dụng đa năng. Chủ thẻ có thể kết nối với các chủ thể khác nhau tham gia hệ thống thanh toán thẻ phục vụ quá trình lưu chuyển hàng hóa, tiền tệ được thỏa thuận trước nhằm thực hiện các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của mình. Phân loại thẻ - Phân loại theo nguồn tài chính đảm bảo việc sử dụng trong thẻ: 8
- + Thẻ tín dụng (Credit card): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ. Thông thường, thẻ tín dụng được ngân hàng cấp cho chủ thẻ với một hạn mức nhất định dựa trên cơ sở đánh giá và thẩm định uy tín tín dụng, mức lương hàng tháng của chủ thẻ hoặc số tiền ký quỹ hay tài sản mà chủ thẻ đảm bảo tại ngân hàng. Với đặc điểm là “chi tiêu trước, trả tiền sau”, thẻ tín dụng hỗ trợ đắc lực cho chủ thẻ thực hiện nhanh chóng các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hay trên các website thương mại điện tử. Định kỳ đến một ngày nhất định theo quy định của từng ngân hàng, ngân hàng gửi một bảng kê cụ thể các khoản chi tiêu trong tháng trước đó của chủ thẻ tín dụng và yêu cầu chủ thẻ thanh toán. Chủ thẻ có thể chọn thanh toán số tiền trước thời hạn ghi trong thông báo, khi đó chủ thẻ không phải trả lãi. Nếu không, chủ thẻ có thể lựa chọn trả số tiền tối thiểu, phần còn lại có thể trả từ từ và sẽ bị tính lãi theo quy định của ngân hàng. + Thẻ ghi nợ (Debit card): Là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn + Thẻ trả trước (prepaid card): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ. Điều đó có nghĩa là, khi chủ thẻ có một chiếc thẻ trả trước thì có thể “nạp tiền” vào thẻ qua các kênh của ngân hàng và chi tiêu trên số tiền đã nạp đó. - Phân loại thẻ theo công nghệ sản xuất: + Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card): Là loại thẻ mà bề mặt ther được khắc nổi các thông tin cần thiết: số thẻ, tên chủ thẻ, thời hạn sử dụng,... Ngày nay, người ta không còn sử dụng thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ, dễ bị lợi dụng, làm giả. + Thẻ băng từ (Magnetic Card): Dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ, toàn bộ thông tin liên quan đến chủ thẻ và thẻ đều được mã hóa trong băng từ. Loại thẻ này phổ thông nhất trên thế giới được ra đời ngày từ thời kì đầu của ngành công nghiệp thẻ. Cùng với kỹ thuật in hình chìm nhiều lớp 9
- biểu tượng và hologram, cộng thêm in ảnh và chữ ký khách hàng trên thẻ, các nhà phát hành thẻ đã làm cho loại thẻ này tăng thêm tính bảo mật và an toàn trong sử dụng và thanh toán thẻ. Thẻ này bộc lộ một số những nhược điểm: thông tin ghi trên thẻ không tự mã hóa được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứ dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hóa, bảo mật thông tin,… + Thẻ thông minh (Smart Card): Đây là thế hệ mới của thẻ thanh toán. Là loại thẻ có đặt một chíp điện tử tương tự như một máy tính cực nhỏ trên thẻ trong đó lưu trữ tất cả những thông tin về thẻ, chủ thẻ như thẻ từ. Thêm vào đó, chip này còn lưu trữ số dư tài khoản thẻ hoặc hạn mức thẻ tín dụng của loại thẻ này là tính an toàn và bảo mật rất cao. - Phân loại thẻ theo chủ thể phát hành: + Thẻ do ngân hàng phát hành: Đây là loại thẻ do ngân hàng cung cấp cho khách hàng, giúp khách hàng sử dụng linh hoạt tài khoản của mình hoặc sử dụng số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Loại thẻ này sử dụng khá phổ biến, nó không chỉ lưu hành trong một quốc gia mà còn có thể lưu hành trên toàn cầu như thẻ VISA, MasterCard. + Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: Là loại thẻ du lịch hoặc giải trí do các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành như Diners Club, Amex và được lưu hành trên toàn cầu. - Phân loại theo phạm vi lãnh thổ: + Thẻ trong nước: Là loại thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền được sử dụng trong giao dịch là đồng bản tệ của quốc gia đó. Các ngân hàng phát hành và các đơn vị chấp nhận thẻ này cũng được đặt trong nước, loại thẻ này cũng chỉ lưu hành tại nước đó. + Thẻ quốc tế: Là loại thẻ được chấp nhận thanh toán trên toàn cầu, sử dụng ngoại tệ mạnh để thanh toán. Thẻ này được phát hành bởi các ngân hàng trong nước và ngân hàng quốc tế, các tổ chức tài chính là thành viên của các hiệp hội thẻ quốc tế. Loại thẻ này có thể được sử dụng khắp nơi trên thế giới giống như thẻ VISA, MasterCard,…được khách hàng ưu chuộng do tính thuận lợi và an toàn. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá hiệu quả tuyển dụng tại công ty TNHH Cargill Việt Nam
101 p | 464 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Thực trạng và giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế - Xây dựng K.T.T
101 p | 30 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Dự án kinh doanh thu mua và chế biến của ngành hàng Thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
74 p | 37 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn
96 p | 27 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện các hoạt động marketing mix ở Công ty PepsiCo Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
83 p | 45 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị nguồn nhân lực Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Vĩnh Châu giai đoạn 2018-2020 (Thực trạng và giải pháp)
93 p | 47 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa bột trẻ em Vinamilk của người dân ở tỉnh Kiên Giang
93 p | 27 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH SX&TM Tân Hưng
91 p | 27 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình quản trị nhân sự tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Năm Thu
79 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Dịch vụ và Địa ốc Đất Phương Nam giai đoạn 2013-2015
73 p | 26 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
77 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hoạt động marketing cho Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải chi nhánh Cần Thơ
80 p | 37 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động cho vay tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
94 p | 16 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cái Tắc – Tỉnh Hậu Giang
92 p | 19 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
90 p | 24 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Gò Quao
85 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Cái Răng Thành phố Cần Thơ
86 p | 19 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Lựa chọn kênh phân phối tôm sú trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh
96 p | 15 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn