intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị marketing: Thực trạng năng lực cạnh tranh và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đến năm 2020 của Công ty TNHH TM-DV sư tử bạc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

36
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đến năm 2020 của Công ty TNHH TM-DV sư tử bạc. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung khóa luận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản trị marketing: Thực trạng năng lực cạnh tranh và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đến năm 2020 của Công ty TNHH TM-DV sư tử bạc

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẾN NĂM 2020 CỦA CÔNG TY TNHH TM – DV SƯ TỬ BẠC Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hoàng Yến Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thúy Diệu MSSV: 1311143050 Lớp: 13DQM13 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẾN NĂM 2020 CỦA CÔNG TY TNHH TM – DV SƯ TỬ BẠC Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hoàng Yến Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thúy Diệu MSSV: 1311143050 Lớp: 13DQM13 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  3. iii LỜI CAM ĐOAN - Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoàng Yến, đảm bảo tính trung thực về các nội dung của khóa luận và tuân thủ các quy định về trích dẫn, tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
  4. iv LỜI CẢM ƠN  Cảm ơn chị Trình Thị Nguyên Ly là Giám đốc ủy quyền của Công ty Silver Lion và các anh/chị trong Công ty đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và làm bài khóa luận này.  Cảm ơn Giáo viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Hoàng Yến đã tận tình hỗ trợ, chỉ dạy em hoàn thành tốt khóa luận.
  5. v MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh .............................................................. 4 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh .............................................................................. 4 1.2. Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh ............................................... 4 1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh ............................................................... 4 1.2.2. Mô hình đo lường năng lực cạnh tranh................................................... 5 1.2.2.1. Mô hình kim cương .............................................................................. 5 1.2.2.2. Mô hình SWOT..................................................................................... 6 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh.............................................. 7 1.2.3.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp.................... 7 1.2.3.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm ..................................................... 8 1.2.3.3. Năng suất các yếu tố sản xuất .............................................................. 9 1.2.3.4. Một số chỉ tiêu khác ............................................................................ 10 1.3. Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh .......................................... 11 1.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp ................. 11 1.3.1.1. Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp ........................ 11 1.3.1.2. Công nghệ, thiết bị và trình độ kỹ thuật ............................................. 12 1.3.1.3. Trình độ lao động trong doanh nghiệp............................................... 12 1.3.1.4. Năng lực tài chính của doanh nghiệp ................................................ 13 1.3.1.5. Năng lực marketing của doanh nghiệp .............................................. 13 1.3.1.6. Năng lực nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp............................ 14 1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .................................................... 14 1.3.2.1. Thị trường........................................................................................... 14 1.3.2.2. Thể chế, chính sách ............................................................................ 15 1.3.2.3. Kết cấu hạ tầng ................................................................................... 15 1.3.2.4. Các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ .............................................. 15
  6. vi 1.3.2.5. Trình độ nguồn nhân lực ................................................................... 16 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ........................................................................................................ 16 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SILVER LION .............................................. 17 2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SILVER LION 17 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 17 2.1.2. Thông tin cơ bản của doanh nghiệp ...................................................... 17 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ ......................................................................... 18 2.1.3.1. Chức năng .......................................................................................... 18 2.1.3.2. Nhiệm vụ............................................................................................. 18 2.1.4. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 19 2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2014 - 2016 . 21 2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY SILVER LION ........................................................................... 23 2.2.1. Nguồn nhân lực ..................................................................................... 23 2.2.2. Công nghệ và cơ sở vật chất máy móc thiết bị, năng lực sản xuất......... 24 2.2.3. Tình hình tài chính và năng lực kinh doanh ......................................... 25 2.2.3.1. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn ................................................... 25 2.2.3.2. Năng lực kinh doanh .......................................................................... 25 2.2.4. Mạng lưới phân phối và thị trường tiêu thụ. ......................................... 26 2.2.4.1. Thị trường trong nước ........................................................................ 26 2.2.4.2. Thị trường nước ngoài ....................................................................... 27 2.2.5. Hoạt động nghiên cứu và phát triển ...................................................... 28 2.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Silver Lion .......... 29 2.3.1. Điểm mạnh ............................................................................................. 29 2.3.2. Điểm yếu................................................................................................. 31 2.3.2.1. Thị trường tiêu thụ ............................................................................. 31 2.3.2.2. Hoạt động Marketing và nghiên cứu, phát triển ................................ 32 2.3.2.3. Uy tín thương hiệu.............................................................................. 33 2.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY SILVER LION ........................................ 34 2.4.1. Môi trường vĩ mô.................................................................................... 34 2.4.1.1. Các yếu tố về kinh tế ........................................................................... 34 2.4.1.2. Các yếu tố về Chính phủ, chính trị, pháp luật. ................................... 35
  7. vii 2.4.1.3. Các yếu tố về văn hóa - xã hội. ........................................................... 36 2.4.1.4. Tình hình phát triển khoa học – công nghệ ....................................... 37 2.4.2. Phân tích môi trường vi mô (các yếu tố ngành) ..................................... 37 2.4.2.1. Khách hàng ........................................................................................ 37 2.4.2.2. Nhà cung cấp ...................................................................................... 38 2.4.2.3. Sản phẩm thay thế .............................................................................. 39 2.4.2.4. Sự xâm nhập mới của các nhà cạnh tranh tiềm năng........................ 39 2.4.2.5. Đối thủ cạnh tranh ............................................................................. 39 2.4.2.6. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................................. 40 2.4.3. Nhận dạng cơ hội và nguy cơ của Công ty Silver Lion .......................... 42 2.4.3.1. Cơ hội ................................................................................................. 42 2.4.3.2. Nguy cơ ............................................................................................... 43 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 44 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY SILVER LION ĐẾN NĂM 2020 ................................................ 45 3.1. SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU CỦA SILVER LION ĐẾN NĂM 2020 ......... 45 3.1.1. Sứ mạng ................................................................................................. 45 3.1.2. Mục tiêu ................................................................................................. 45 3.2. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY SILVER LION ........................................................................... 46 3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY SILVER LION ĐẾN NĂM 2020. ......................................................................... 47 3.3.1. Giải phápvề sản phẩm ............................................................................ 47 3.3.1.1. Cơ sở đề xuất ...................................................................................... 47 3.3.1.2. Nội dung giải pháp ............................................................................. 47 3.3.2. Giải pháp về chiến lược tăng trưởng và các chính sách phát triển ....... 48 3.3.2.1. Cơ sở đề xuất ...................................................................................... 48 3.3.2.2. Nội dung giải pháp ............................................................................. 48 3.3.2.3. Kết quả của giải pháp ......................................................................... 51 3.3.3. Giải pháp Marketing nhằm khẳng định vị thế thương hiệu Silver Lion 51 3.3.3.1. Cơ sở đề ra giải pháp .......................................................................... 51 3.3.3.2. Nội dung của giải pháp....................................................................... 51 3.3.3.3. Kết quả của giải pháp ......................................................................... 54 3.3.4. Giải pháp duy trì, củng cốvà phát triển nguồn nhân lực ....................... 54 3.3.4.1. Cơ sở đề ra giải pháp .......................................................................... 54
  8. viii 3.3.4.2. Nội dung của giải pháp....................................................................... 54 3.3.4.3. Kết quả của giải pháp ......................................................................... 55 3.4. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 56 3.4.1. Về phía Hiệp hội Dệt May Việt Nam ...................................................... 56 3.4.2. Kiến nghị với Tập đoàn Dệt May ........................................................... 57 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................................ 57 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................................ 58
  9. ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Association of Southeast Asia Nations Hiệp hội các Quốc gia ASEAN Đông Nam Á C.I.M Competitive Image Matrix Ma trận hình ảnh cạnh tranh CP Cổ phần Computer Added Design – Computer Máy tính trợ giúp thiết kế và CAD/CAM Added Manufacturing sản xuất EU European Union Liên minh Châu Âu GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa Strengths Weaknesses Opportunities SWOT Ma trận SWOT Threats UBND Ủy ban nhân dân Tổng công ty dệt may Việt VINATEX Nam VITAS Hiệp Hội Dệt May Việt Nam
  10. x DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh từ 2014 đến 2016 ....................... 21 Bảng 2.2: Tình hình nhân sự của Công ty Silver Lion............................................ 23 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Silver Lion ......................... 25 Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu của Silver Lion từ năm 2014-2016 ...................... 27 Bảng 2.5: Ma trận hình ảnh cạnh tranh .................................................................. 41 Bảng 3.1: Ma trận SWOT ...................................................................................... 46
  11. xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình kim cương của Porter .................................................................... 6 Hình 1.2: Mô hình SWOT .......................................................................................... 7 Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Silver Lion ...................................... 19 Hình 2.2: Biểu đồ doanh thu công ty Silver Lion năm 2014-2016 (triệu đồng) ......... 27 Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng Việt Nam từ năm 2015 – 2016 (%)............................. 35
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng và được coi là động lực của sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Trong cùng một thị trường càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động thì cạnh tranh càng trở nên gay gắt và phức tạp.Trong khi đó môi trƣờng kinh doanh lại luôn biến động không ngừng, diễn biến phức tạp và đầy rủi ro, từ đó áp lực cạnh tranh càng gay gắt hơn. Do vậy muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải tự khẳng định được năng lực của mình trên thị trường. Dệt may đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn có được nhiều chính sách ưu tiên từ Chính phủ và hứa hẹn sẽ đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước và nền kinh tế nhờ tham gia các FTA và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).. Tuy nhiên ngành dệt may nứớc ta vẫn chưa mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu do chủ yếu sản xuất xuất khẩu gia công theo phương thức CMT. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ vẫn chưa phát triển là một trong những thách thức lớn trong việc khai thác những lợi ích từ các Hiệp định thƣơng mại tự do như : Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA-EU Việt Nam…. Thị trường trong nước lại đang cạnh tranh với một loạt các ông lớn về may mặc ở nước ngoài : Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan…Trước tình hình đó, việc tập trung vào phát triển thị trường trong nước là một chiến lược dài hạn của nhiều doanh nghiệp may mặc cũng như chiến lược của toàn ngành. Với hơn 90 triệu dân, thị trường nội địa mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp may mặc nhưng hầu như các doanh nghiệp trong nước lại chỉ chú trọng nhiều cho hoạt động xuất khẩu chưa quan tâm phát triển thị trường nội địa. Công ty Silver Lion cũng vậy, là một doanh nghiệp trong ngành may mặc, Công ty đang phải đối mặt với nhiều thách thức, phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước như Tổng công ty May nhà Bè, Tổng công ty Cổ phẩn may Việt Tiến, Công ty cổ phần dệt may đầu tư- thương mại Thành Công….và cả các đối thủ cạnh tranh nước ngoài như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc… Thêm vào đó để tận 1
  13. 2 dụng được các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, các chính sách của nhà nƣớc…. Công ty Silver Lion nhất thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.Nhận thức được vấn đề trên, tác giả nhận thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa là việc rất cần thiết đối với Silver Lion. Do vậy, qua quá trình nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Silver Lion, tác giả đã chọn đề tài : “THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY SILVER LION ĐẾN NĂM 2020” MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Mục đích nghiên cứu :  Phân tích thực trạng và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Silver Lion  Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Silver Lion đến năm 2020 - Nhiệm vụ nghiên cứu :  Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Silver Lion tại thị trường nội địa và nước ngoài  Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Silver Lion  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Silver Lion tại thị trường nội địa. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của Công ty Silver Lion gắn với sản phẩm may mặc. - Phạm vi nghiên cứu :  Không gian : Tại Công ty Silver Lion với sản phẩm may mặc ở thị trường nội địa và nước ngoài  Thời gian : Trong giai đoạn từ năm 2014- 2016 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khóa luận sử dụng các phương pháp như sau: - Phần lý thuyết, tác giả tham khảo các tài liệu liên quan đề tài như: Sách “Cạnh tranh kinh tế: Lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược cạnh tranh của Công 2
  14. 3 ty” của tác giả Trần Văn Tùng, sách “Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu” của tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm;...từ đó chọn lọc và hệ thống hóa để làm cơ sở lý luận cho đề tài. - Phần đánh giá môi trường cạnh tranh được thực hiện từnguồn thông tin thứcấp và thông tin sơcấp.  Thông tin thứ cấp gồm thông tin từ các báo cáo của Công ty Silver Lion, các nguồn từTổng Cục thống kê Việt Nam, mạng Internet,...  Thông tin sơcấp bằng cách sửdụng phần mềm Excel đểtổng hợp sốliệu thu thập.  Tham khảo ý kiến chuyên gia bằng cách trao đổi với cán bộphòng Kếhoạch, xuất nhập khẩu, kinh doanh, phòng Kếtoán, phòng Tổchức, các đại lý của Công ty Silver Lion xác định các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Silver Lion, điểm mạnh, điểm yếu vềnăng lực cạnh tranh của Công ty và cơhội, nguy cơCông ty đang đối mạnh; - Phần giải pháp được thực hiện dựa vào kết quảphân tích thực trạng, giải quyết các nguyên nhân gây ra điểm yếu, duy trì điểm mạnh năng lực cạnh tranh của Silver Lion, các mục tiêu của Silver Lion đến năm 2020. BỐ CỤC VÀ KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận được chia làm 3 chương cụ thể như sau : - Chương 1: Cơ sở lí luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Silver Lion - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Silver Lion đến năm 2020 3
  15. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Hiện nay, cạnh tranh là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến, bao gồm cả cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong nền kinh tế nói riêng. Khái niệm cạnh tranh được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, ngành, một quốc gia hay một khu vực, một nhóm liên quốc gia; sự khác biệt đó là đối với đối tượng sử dụng khác nhau thì mục tiêu khác nhau. Đối với doanh nghiệp thì mục tiêu của cạnh tranh chính là tìm kiếm lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường còn với quốc gia đó chính là sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao mức sống của người dân và gia tăng phúc lợi xã hội. Trong các hoạt động kinh tế, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu như sau: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh với nhau nhằm giành được điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ nhằm thu được nhiều lợi ích nhất cho mình”1. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh là một khái niệm còn khá mới mẻ, lần đầu tiên được đề cập đến là ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo Aldington Report (1985):”Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”2. Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh được ra đời; tuy nhiên vẫn chưa có một khái niệm thống nhất được sử dụng. Mặc dù vậy, có thể thấy rằng các khái niệm này gắn kết với các quan niệm sau: • Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Đây là một quan niệm rất phổ biến và 1 Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - http://123doc.org 2 Khái niệm năng lực cạnh tranh - http://luanantiensi.com 4
  16. 5 được sử dụng trong nhiều công trình nghiên cứu sử dụng.Quan niệm này có sự hạn chế là chưa bao hàm các phương thức, các yếu tố duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của một doanh nghiệp. • Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của các doanh nghiệp khác. Quan niệm này mang tính định tính, không thể lượng hoá các yếu tố làm thước đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. • Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Michael Porter, năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp3. Hạn chế của quan niệm này là chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp. • Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Quan điểm này được khá nhiều tác giả của Việt Nam sử dụng. Trong cuốn sách “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”, tác giả Nguyễn Hữu Thắng đưa ra khái niệm: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững”4. Theo quan điểm này, năng lực cạnh tranh không chỉ là một chỉ tiêu đơn lẻ, duy nhất mà mang tính tổng hợp, bao gổm nhiều chỉ tiêu cấu thành. 1.2.2. Mô hình đo lường năng lực cạnh tranh 1.2.2.1. Mô hình kim cương Mô hình kim cương là mô hình do Michael Porter, giáo sư của đại học Harvard (Mỹ) sáng lập nên dùng để phân tích bản chất và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mô hình sử dụng các nhóm yếu tố hình thành nên 4 đỉnh của cấu trúc kim cương là • Các điều kiện yếu tố: con người và các yếu tố vật chất, tri thức • Các điều kiện nhu cầu: quy mô, cơ cấu và sự tinh tế của thị trường nội địa. • Các ngành cung cấp và ngành có liên quan: có hay không sự cạnh tranh quốc tế đối với ngành kinh doanh hoặc các ngành liên quan. 3 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter - http://marketingbox.vn 4 Sách Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay – Tác giả Nguyễn Hữu Thắng 5
  17. 6 • Hiện trạng của doanh nghiệp: chiến lược, cơ cấu của doanh nghiệp, sự cạnh tranh nội địa. Hình 1.1: Mô hình kim cương của Porter Nhà nước Bối cảnh cạnh tranh, chiến lược doanh nghiệp và cấu trúc ngành Các điều kiện Các điều về các yếu tố kiện về cầu đầu vào Lĩnh vực liên quan và hỗ trợ Nguồn: www.tbic.vn Mô hình kim cương của Porter không chỉ đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên khẳ năng bên trong của doanh nghiệp mà còn xét đến các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Hiện nay, mô hình này được sử dụng khá phổ biến. 1.2.2.2. Mô hình SWOT SWOT là các chử viết tắt của Streng (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), là một công cụ nhằm phân tích thực trạng, vị thế của doanh nghiệp và định hướng phát triển. 6
  18. 7 Hình 1.2: Mô hình SWOT Nguồn: www.tienphatads.com Streng và Weaknesses là các yếu tố nội tại của công ty, Opportunities và Threats là các nhân tố tác động từ bên ngoài. Thông qua phân tích SWOT, chúng ta xác định vị thế cạnh tranh của công ty bằng cách trả lời các câu hỏi như: • Streng: lợi thế của công ty là gì? Hoạt động mà công ty thành công nhất?Những nguồn lực mà công ty có thể sử dụng?Ưu điểm so với các đối thủ? • Weakneses: Hoạt động nào thực hiện kém nhất? Những mặt hạn chế trong hoạt động của công ty là gì?Nguồn lực nào thiếu? • Opportunities: Cơ hội cho sự phát triẻn của công ty trong thời gian tới là gì? • Threats: Những trở ngại của công ty? Các hoạt động của đối thủ cạnh tranh?Các yêu cầu của công việc, yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ của công ty? 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh 1.2.3.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, thường được sử dụng khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này phản ánh kết quả đầu ra của doanh nghiệp, cho dù là cạnh tranh trong nước hay quốc tế. Chỉ tiêu này bao gồm 2 tiêu chí thành phần đó là thị phần và tốc độ gia tăng thị phần của doanh nghiệp. 7
  19. 8 Thị phần là tiêu chí thể hiện vị thế, khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp có thị phần lớn thì đồng nghĩa với doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp khác và ngược lại. Tiêu chí này thường được đo bằng tỷ lệ doanh thu hoặc là số lượng sản phẩm tiêu thụ được của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định so với tổng doanh thu hay sản lượng tiêu thụ trên thị trường, được tính qua công thức: Tp = D/D° * 100% Trong đó : Tp: thị phần của doanh nghiệp D : Doanh thu hoặc doanh số tiêu thụ của doanh nghiệp D° : Tổng doanh thu hoặc doanh số tiêu thụ trên thị trường Công thức này có ưu điểm là tại một thời điểm nhất định, nó sẽ phản ánh rõ vị thế cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.Tuy nhiên, chỉ tiêu này không phải lúc nào cũng có thể tính toán được. Trong trường hợp doanh nghiệp bé, mặt hàng cần xác định có thị phần quá ít hoặc trong trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu rất khó có thể tính được thị phần của mình tại thị trường nước ngoài. Mặt khác, chỉ tiêu này chỉ phản ánh được năng lực cạnh tranh tại một thời điểm trong quá khứ. Vì vậy, để có thể thấy được sự biến chuyển của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo tời gian, người ta thường xem xét sự biến đổi chỉ số thị phần của doanh nghiệp qua một số năm, thường là 3-5 năm. 1.2.3.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng tồn tại thông qua hoạt động sản xuất và bán sản phẩm của mình.Đó có thể là hàng hoá tiêu dùng, máy móc hoặc là những sản phẩm vô hình và các dịch vụ mà công ty cung cấp. Do đó, khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, đến khả năng duy trì thị phần, duy trì và mở rộng quy mô doanh nghiệp, đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có một sản phẩm tốt, có sức cạnh tranh cao thì mới có thể có được năng lực cạnh tranh cao. Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua các tiêu chí sau: • Chất lượng sản phẩm: ngày nay, khi mức sống của con người càng ngày càng được nâng cao, có nhiều sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì giá cả không còn là yếu tố đầu tiên khi khách hàng lựa chọn sản phẩm, thay vào đó sự quan tâm chuyển sang chất lượng của sản phẩm. Khách hàng sẽ sẵn sàng bỏ một thêm tiền để mua một sản phẩm có chất lượng tốt hơn, sử dụng được 8
  20. 9 lâu hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.Điều này đòi hỏi cần phải có các cải tiến về kỹ thuật, tiến hành áp dụng các công nghệ tiên tiến. • Giá cả sản phẩm: khi mức sống nâng cao thì giá cả không còn là yếu tố quyết định quan trọng nhất tới sự lựa chọn của khách hàng, tuy nhiên nó vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn. Cùng một sản phẩm, cùng một mục đích sử dụng, cùng một mẫu mã và chất lượng tương đồng với nhau, sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽ là lợi thế, sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thông qua các vụ kiện chống bán phá giá hay là việc các sản phẩm của Trung Quốc tràn lan trên thị trường Việt Nam và nhiều quốc gia khác có thể thấy được một sản phẩm có giá thấp có lợi thế cạnh tranh như thế nào. Muốn giảm giá, doanh nghiệp cần phải có sử dụng các nguồn lực đầu vào hiệu quả, sử dụng công nghệ tiên tiến, quản lý sản xuất tốt và tiết kiệm tối đa các chi phí sản xuất và phát sinh. • Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng: đây là chỉ tiêu phản ánh việc cung cấp hàng hoá cho khách hàng đầy đủ, đúng thời gian, địa điểm, chất lượng phù hợp với đặt hàng ban đầu. Đây là một chỉ tiêu định tính.phản ánh mức độ hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp, nó thể hiện khả năng kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp. • Sự khác biệt về sản phẩm: hiện nay, cùng một mục đích sử dụng sẽ có rất nhiều loại sản phẩm của các công ty khác nhau. Nếu chất lượng và giá cả của các sản phẩm này là khá tương đồng với nhau thì sản phẩm nào tạo ra được sự khác biệt, sự độc đáo sẽ có khả năng tiêu thụ tốt hơn. Như cùng một sản phẩm về sữa tươi, chúng ta có thể thấy trước đây phần lớn là các hộp sữa 180ml. Thời gian sau, có sự xuất hiện của hộp sữa 120ml, có khả năng tiêu thụ khá tốt bởi vì nó có thể tích phù hợp cho trẻ em, và những người chỉ muốn sử dụng ít sữa hơn hộp lớn 180ml. Đối với các sản phẩm khác cũng vậy, có thể tạo ra được sự khác biệt trong sản phẩm của mình, doanh nghiệp sẽ có thể nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hoá hơn. • Dịch vụ đi kèm: các dịch vụ đi kèm với sản phẩm bao gồm việc hướng dẫn sử dụng, hoạt động bảo trì và bảo hành sản phẩm. Dịch vụ hỗ trợ sau khi bán hàng là một yếu tố quan trọng tạo niềm tin cho khách hàng, củng cố và phát triển quan hệ với khách hàng, nhờ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của hàng hoá. 1.2.3.3. Năng suất các yếu tố sản xuất 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2