Khóa luận tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Quảng Nam
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất một số gợi ý, giải pháp cho nhà quản trị chi nhánh nhằm nâng cao khả năng huy động vốn đối với khách hàng cá nhân trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Quảng Nam
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH QUẢNG NAM CAO THỊ THUỲ LINH Huế, tháng 05 năm 2019
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Cao Thị Thuỳ Linh TS. Nguyễn Hồ Phương Thảo Lớp: K49B Tài Chính Niên khóa: 2015 – 2019 Huế, tháng 05 năm 2019
- Lời Cảm Ơn Sau quá trình học tập tại trường Đại học Kinh Tế Đại học Huế và thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam, em đã học được nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế từ các thầy cô giáo và cán bộ nhân viên của Ngân hàng. Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là cô TS Nguyễn Hồ Phương Thảo đã tận tình, chu đáo giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn các bác, các cô chú, anh chị trong Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quảng Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn cho em nhiều kinh nghiệm thực tế trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt là các chị ở phòng Khách hàng cá nhân đã tạo điều kiện cho em thu thập số liệu để hoàn thành tốt khoá luận này. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè là những người luôn giúp đỡ, động viên em để hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp. Một lần nữa em xin chân thành câm ơn tất cả mọi người.! Huế, tháng 5 năm 2019 Sinh viên Cao Thị Thùy Linh
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 1. Lí do nghiên cứu..........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 2.1 Mục tiêu tổng quát ....................................................................................................2 2.2 Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................3 4.1 Phạm vi không gian ..................................................................................................3 4.2 Phạm vi thời gian.......................................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3 5.1 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................................3 5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu. ..................................................................................4 5.3 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu. ......................................................................6 6. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................7 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................... 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. .......................................................9 1.1 Tổng quan về tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại. ....................................9 1.1.1 Ngân hàng thương mại...........................................................................................9 1.1.1.1 Khái niệm.............................................................................................................9 1.1.1.2 Chức năng ..........................................................................................................10 1.1.1.3 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại.............................................11 1.1.2 Tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại. ....................................................13 1.1.2.1 Khái niệm...........................................................................................................13 1.1.2.2 Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm.........................................................................14 1.1.2.3 Phân loại tiền gửi tiết kiệm................................................................................15 1.1.3 Vai trò của tiền gửi tiết kiệm trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.........16
- 1.1.3.1 Tiền gửi tiết kiệm đóng góp phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. ...................................................................................17 1.1.3.2 Tiền gửi tiết kiệm đóng góp phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn giúp ngân hàng xác định được quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của NHTM. ...........17 1.1.3.3 Tiền gửi tiết kiệm đóng góp phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường. ..............................17 1.1.3.4 Tiền gửi tiết kiệm đóng góp phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn tạo ra yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. ..................................18 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm tại ngân hàng của khách hàng cá nhân. ..........................................................................................................................18 1.2.1 Quyết định gửi tiết kiệm. .....................................................................................18 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm tại ngân hàng của khách hàng cá nhân. .................................................................................................................19 1.3 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng. ..........................................................................................24 1.3.1 Hành vi khách hàng và tiến trình ra quyết định. ..................................................24 1.3.1.1 Định nghĩa hành vi khách hàng. ........................................................................24 1.3.1.2 Tiến trình ra quyết định của khách hàng . .........................................................24 1.3.2.1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết liên quan đến hành vi khách hàng.....................27 1.3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ..............................................................................30 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH QUẢNG NAM. ............35 2.1 Giới thiệu về ngân hàng BIDV-chi nhánh Quảng Nam. .........................................35 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. .........................................................................35 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý .......................................................................37 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt nam- chi nhánh Quảng Nam qua 3 năm 2016- 2018.....................................................40 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn. ..................................................................................40 2.1.3.2 Kết quả kinh doanh của ngân hàng....................................................................43
- 2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng các nhân tại ngân hàng BIDV- chi nhánh Quảng Nam. ................................................45 2.2.1 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Quảng Nam. ...................................45 2.2.2 Thống kê, mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................46 2.2.2.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính..................................................................................47 2.2.2.2 Cơ cấu mẫu theo độ tuổi ....................................................................................47 2.2.2.3. Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp ..........................................................................47 2.2.2.5 Kênh thông tin mà khách hàng tiếp cận ............................................................48 2.2.2.6Lý do gửi tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng. .......................................................49 2.2.3 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha....................................49 2.2.4 Phân tích nhân tố khám phá(EFA).......................................................................53 2.2.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến độc lập .....................................53 2.2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc. ........................................55 2.2.5 Phân tích tương quan ...........................................................................................57 2.2.6 Phân tích hồi quy ..................................................................................................58 2.2.7 Đánh giá giá trị trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm...... 62 2.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại BIDV................................................................................................................66 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIA TĂNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BIDV-CHI NHÁNH QUẢNG NAM. .67 3.1 Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng BIDV- chi nhánh Quảng Nam. ..................................................................................................67 3.2 Các giải pháp gia tăng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV- chi nhánh Quảng Nam. ......................................................................................68 3.2.1 Giải pháp về yếu tố nhân viên .............................................................................68 3.2.2 Giải pháp về nhân tố lãi suất................................................................................69 3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ ..............................................................69 3.2.4 Giải pháp Kênh phân phối ...................................................................................70
- PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 72 1. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................72 1.1 Kết luận....................................................................................................................72 1.2 Kiến nghị.................................................................................................................73 1.2.1 Đối với Ngân hàng BIDV Việt Nam ....................................................................73 1.2.2 Đối với Ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Nam ...............................................74 2. Hạn chế của đề tài......................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 76
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại TMCP : Thương mại cổ phần BIDV : Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam TGTK : Tiền gửi tiết kiệm NH: Ngân hàng KHCN: Khách hàng cá nhân PGD : Phòng giao dịch KH: Khách hàng TSCĐ : Tài sản cố định STT : Số thứ tự BGĐ: Ban giám đốc ĐVT: Đơn vị tính VNĐ: Đồng Việt Nam USD: Đồng đô la Mỹ EUR: Đồng Euro
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 4 Sơ đồ 1.1: luân chuyển vốn .......................................................................................... 10 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức ........................................................................................... 37 Sơ đồ 2.2 : Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................. 58
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Kênh thông tin mà KH tiếp cận .......................................................... 48 Biểu đồ 2.2 : Lý do quyết định gửi tiết kiệm tại ngân hàng BIDV ........................ 49
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 :Tổng hợp các mẫu được phỏng vấn .................................................................. 6 Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại BIDV Quảng Nam giai đoạn 2016-2018 ......... 41 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV Quảng Nam 2016-2018... 43 Bảng 2.3: Tình hình huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân tại ngân hàng qua 3 năm 2016-2018. ............................................................................................................ 45 Bảng 2.4: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.................................................................. 46 Bảng 2.5 : Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha......................................................... 50 Bảng 2.6 : Cronbach’s Alpha lần 2 của thang đo Nhân viên. ...................................... 52 Bảng 2.7: Kiểm định KMO and Bartlett’s Test đối với các biến độc lập. ................... 54 Bảng 2.8: Ma trận xoay nhân tố. .................................................................................. 54 Bảng 2.9: KMO and Bartlett's Test .............................................................................. 55 Bảng 2.10 : Kết quả phân tích EFA với nhân tố quyết định gửi tiền ........................... 55 Bảng 2.11: Phân nhóm các nhân tố theo kết quả phân tích thu được........................... 56 Bảng 2.12: Phân tích tương quan Pearson.................................................................... 57 Bảng 2.13: Hệ số R....................................................................................................... 59 Bảng 2.14: Phân tích ANOVA ..................................................................................... 59 Bảng 2.15: Hệ số tương quan ....................................................................................... 59 Bảng 2.16 : Kiểm định mức độ đồng ý của KH với nhân tố “Lãi suất”....................... 63 Bảng 2.17: Kiểm định mức độ đồng ý của KH với nhân tố Kênh Phân Phối.............. 63 Bảng 2.18: Kiểm định mức độ đồng ý của KH với nhân tố Chất lượng dịch vụ. ........ 64 Bảng 2.19:Kiểm định mức độ đồng ý của KH với nhân tố Nhân viên. ....................... 65 Bảng 2.20: Kiểm định mức độ đồng ý của KH với nhân tố Quyết định gửi tiết kiệm. 65
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do nghiên cứu Vốn luôn là một yếu tố đầu vào cơ bản trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với các ngân hàng thương mại với tư cách là một doanh nghiệp, một trung gian tài chính huy động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. Ngân hàng thương mại là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn thu lãi, như một cầu nối chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu, từ nơi có vốn đến nơi cần vốn, nhưng để cung cấp đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trường thì ngân hàng thương mại phải huy động vốn từ bên ngoài. Bên cạnh đó, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt ngày nay, ngân hàng thương mại gặp không ít khó khăn trong vấn đề huy động vốn, bởi vì lãi suất huy động giảm xuống thì khách hàng có xu hướng chuyển sang kênh đầu tư có khả năng sinh lời cao hơn như bảo hiểm, chứng khoán… người dân càng có nhiều sự lựa chọn hơn cho mình khi quyết định gửi tiền tiết kiệm. Khách hàng không chỉ quan tâm đến lãi suất huy động cao hay thấp mà họ còn quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng có tốt không? Thái độ của các giao dịch viên có ân cần niềm nở không? Điều này làm cho các ngân hàng ra sức tung ra những sản phẩm tiết kiệm mới lạ, hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các thượng đế. Hiểu được tâm lý và nhu cầu của khách hàng cá nhân có thể giúp ngân hàng có chính sách thu hút và phát triển các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm phù hợp, để làm được điều này thì cần phải tiến hành nghiên cứu khảo sát thị trường. Tuy nhiên các ngân hàng Việt Nam hiện nay phần lớn chưa quan tâm đến nghiên cứu thị trường mà chỉ dựa vào kinh nghiệm hoặc bắt chước theo cách làm của ngân hàng được xem là thành công khác để đưa ra chính sách phát triển sản phẩm huy động vốn của mình. Việc khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư là hết sức cần thiết cho sự phát triển và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Do đó, để nâng cao vốn huy động của ngân hàng mình lên thì bất cứ ngân hàng nào cũng đưa ra hàng loạt chính sách để thu hút khách hàng mà đặc biệt đối tượng hiện nay ngân hàng hướng đến là khách hàng cá nhân. Vì vậy, mục tiêu thu hút và 1
- giữ chân khách hàng được đặt lên hàng đầu. Muốn vậy, các ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP đầu tư và phát triên Việt Nam- chi nhánh Quảng Nam nói riêng cần phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố giúp ngân hàng khắc phục kịp thời những khó khăn và nâng cao lợi thế nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn trong mắt khách hàng, tăng cường hiệu quả trong việc thu hút khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng. Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Quảng Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất một số gợi ý, giải pháp cho nhà quản trị chi nhánh nhằm nâng cao khả năng huy động vốn đối với khách hàng cá nhân trong thời gian tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Quảng Nam. - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, tính chuyên nghiệp của ngân hàng nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại BIDV- chi nhánh Quảng Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển-chi nhánh Quảng Nam. 2
- 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Nam. 4.2 Phạm vi thời gian - Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu khảo sát của khách hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong tháng 2 đến tháng 3 năm 2019. - Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu do ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Nam cung cấp từ năm 2016-2018. - Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm tại TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam -chi nhánh Quảng Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Thiết kế nghiên cứu Đề tài sử dụng nghiên cứu mô tả kết hợp với nghiên cứu giải thích. Nghiên cứu mô tả được thiết kế để cung cấp các thông tin về đối tượng điều tra như khách hàng đã hay đang gửi tiền tiết kiệm? Khách hàng đã gửi tiết kiệm trong bao lâu? Những ý kiến của khách hàng về một số yếu tố mà ngân hàng cần có để thúc đẩy nhanh chóng quá trình ra quyết định của khách hàng. Nghiên cứu giải thích là được tiến hành nhằm chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến kiểm định hoặc nhằm nổ lực tìm kiếm những lý do, nguyên nhân mà nghiên cứu mô tả chỉ quan sát được. 3
- Quy trình nghiên cứu: Xác định vấn đề nghiên cứu Hiệu chỉnh bảng hỏi Xác định mục tiêu nghiên Điều tra chính thức cứu Thu thập dữ liệu Mã hóa, nhập và làm sạch dữ liệu Xây dựng bảng hỏi Phân tích dữ liệu Điều tra thử Viết báo cáo Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu 5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu. - Nguồn dữ liệu thứ cấp: Số liệu thống kê sử dụng trong đề tài này được thu thập từ tài liệu, những thông tin chung về ngân hàng BIDV trên các wesite, tạp chí,… Dựa vào các tài liệu như các nghiên cứu khoa học, các đề tài liên quan, các tài liệu, thông tin phong phú trên Internet để làm nguồn tài liệu tham khảo. - Nguồn dữ liệu sơ cấp: Số liệu nghiên cứu được thu thập bằng cách tiếp cận và phỏng vấn trực tiếp với các khách hàng đến giao dịch tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn, với số tổng 200 mẫu thông qua bảng trả lời câu hỏi khảo sát đã được chuẩn bị trước. + Xác định kích cỡ mẫu Trong thực tế của lĩnh vực ngân hàng khó có thể thực hiện các phương pháp chọn mẫu xác suất do điều kiện về kinh phí, thời gian và yêu cầu bảo mật thông tin khách hàng do đó để xác định được cách chọn mẫu tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. 4
- + Sử dụng phân tích nhân tố EFA, thông thường thì số quan sát (Kích thước mẫu ) cần thiết để tiến hành phân tích nhân tố khám phá phải lớn hơn hoặc bằng 5 lần số biến quan sát (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc – phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê 2005). Như vậy nếu số mẫu bằng 5 lần số quan sát trong phân tích nhân tố thì ta có mẫu n=125 theo công thức sau: Ta có N=5*m = 5*25=125 trong đó n: là cỡ mẫu ; m: là số biến đưa vào bảng hỏi ( với m=25) + Kích cỡ mẫu được chọn dựa trên cơ sở lựa chọn độ tin cậy là 95%, sai số mẫu cho phép được chọn là 10% . Đối với đề tài này chọn sai số cho phép e=7%. Do tính chất p+q=1 vì vậy p.q sẽ lớn hơn khi p=q=0.5 nên p.q=0.25. Lúc đó mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất: Áp dụng công thức xác định kích cỡ mẫu theo tỉ lệ, ta có ∗ ∗ (1 − ) 1,96 ∗ 0,5 ∗ (1 − 0,5) = = 196 0,07 Như vậy với hai cách chọn mẫu trên, số mẫu tối thiểu cần điều tra là 125 mẫu, tuy nhiên để tránh sai sót trong quá trình điều tra thì tôi tiến hành phát ra 200 bảng hỏi. + Phương pháp chọn mẫu Đối với việc nghiên cứu tại ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Nam do danh sách khách hàng cá nhân hiện đang gửi tiết kiệm tại ngân hàng là nguồn dữ liệu bảo mật và rất khó tiếp cận tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trên hệ thống thực địa để điều tra và thu thập số liệu theo tiêu chí : khách hàng đến giao dịch trực tiếp với ngân hàng BIDV, sau đó tiến hành phỏng vấn hai nhóm đối tượng đã, đang gửi tiết kiệm và không gửi tiết kiệm vào ngân hàng để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Sau khi phát ra 200 bảng hỏi để điều tra thì tôi thu lại được 167 bảng hỏi hợp lệ, 33 bảng hỏi còn lại là không hợp lệ do khách hàng được hỏi không cung cấp bất cứ thông tin nhận xét, đánh giá gì. Căn cứ vào 167 bảng hỏi này, tổng hợp được bảng sau: 5
- Bảng 1 :Tổng hợp các mẫu được phỏng vấn KH đến giao dịch Tiêu chí Số lượng ( mẫu) Tỷ trọng % KH có gửi tiết kiệm tại BIDV 142 85,03 KH không gửi tiết kiệm tại BIDV 25 14,97 Tổng cộng 167 100 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ bảng hỏi điều ra khảo sát) 5.3 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu. Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu thu thập. + Sử dụng thống kê mô tả trên SPSS để mô tả chung cho mẫu nghiên cứu về giới tính, thu nhập, độ tuổi… cũng như tổng hợp ý kiến của khách hàng được điều tra về lí do gửi tiền tiết kiệm và nguồn thông tin của ngân hàng mà họ đã tiếp cận được. + Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha đối với từng biến quan sát trong từng nhân tố nhằm đánh giá sơ bộ thang đo để xác định mức độ tương quan giữa các mục hỏi làm cơ sở loại những biến quan sát, những thang đo không đạt yêu cầu . + Tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) theo Hair và cộng sự (1998), phân tích nhân tố là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của biến ban đầu. Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO thể hiện mức độ phù hợp của phương pháp EFA, hệ số KMO phải có giá trị trong khoảng 0.5 – 1 thì phân tích này mới phù hợp. Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Ngọc Mộng (2008), phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1, tập 2 trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh thì trong kiểm định Bartlett’s Test, Sig. < 0.05 thì các quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Giá trị Eigenvalue thể hiện phần biến thiên được giải thích bởi một nhân tố so với biến thiên toàn bộ những nhân tố Eigenvalue > 1 chứng tỏ nhân tố đó có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc và được giữ lại trong mô hình để phân tích. Tổng phương sai trích cho biết sự biến thiên của dữ liệu 6
- dựa trên những nhân tố được rút ra, tổng phương sai trích phải lớn hơn hoặc bằng 50%. + Phân tích tương quan: Dùng để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau và mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Là căn cứ để thực hiện phân tích hồi quy. Nếu các biến độc lập có mối quan hệ tương quan với nhau (Sig < 0.05), thì có nguy cơ xảy ra hiện tượng đa cộng biến trong mô hình hồi quy, muốn kiểm định được có xảy ra đa cộng biến hay không thì phải kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF bên phần hồi quy. Nếu biến độc lập và biến phụ thuộc không có mối quan hệ tương quan Sig. > 0.05 thì cần loại bỏ và không đưa vào phân tích hồi quy. + Phân tích hồi quy: dùng để xem xét các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Nam và mức độ tác động của các nhân tố. Ta có 6 biến đại diện sau: biến phụ thuộc là “Quyết định gửi tiền tiết kiệm” (kí hiệu là QD), các biến độc lập gồm: “Chất lượng dịch vụ” (kí hiệu là CLDV), “Kênh phân phối” (kí hiệu là KPP), “Nhân viên” (kí hiệu là NV), “Lãi suất” (kí hiệu là LS), “Uy tín thương hiệu” (kí hiệu là UTTH). Phương trình hồi quy dự kiến của đề tài như sau: QD= + *CLDV+ *NV+ *KPP+ *LS+ *UTTH+ Trong đó: i là hệ số hồi quy riêng của các biến độc lập. Ɛ: phần dư 6. Kết cấu của đề tài. Đề tài được chia làm 3 phần Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về tiền gửi tiết kiệm và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. 7
- Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Quảng Nam Chương 3: Định hướng và đề xuất một số giải pháp đề xuất nhằm gia tăng tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Quảng Nam. Phần 3: Kết luận và kiến nghị. 8
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1 Tổng quan về tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại. 1.1.1 Ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Khái niệm Quá trình hình thành và hoàn thiện hệ thống Ngân hàng đã tạo ra các NHTM, được biết đến với chức năng kinh doanh tiền tệ. Hơn bất cứ tổ chức tài chính nào khác, NHTM luôn được coi là bách hóa tài chính, cung ứng rất nhiều các sản phẩm, dịch vụ về tài chính. Để xây dựng khái niệm NHTM, có thể dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính hoặc kết hợp tính chất mục đích và đối tượng hoạt động. Ở Việt Nam, theo quy định tại điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 16/06/2010: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.” Như vậy, NHTM là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế nhằm mục tiêu lợi nhuận. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Cái Răng
115 p | 24 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Ứng dụng mô hình marketing hỗn hợp cho sản phẩm tôm xuất khẩu tại Công ty TNHH Phú Thạnh
81 p | 31 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Nam - tỉnh Hậu Giang
102 p | 20 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vũng Liêm
76 p | 28 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Châu Thành tỉnh Kiên Giang
92 p | 21 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng
78 p | 16 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện Cờ Đỏ
98 p | 20 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ
102 p | 19 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ
100 p | 12 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
118 p | 17 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Cần Thơ
104 p | 17 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Thực trạng Marketing Mix cho công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ba Hòn - tỉnh Kiên Giang
98 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Rủi ro lãi suất tại NHNo&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2008-2011
91 p | 24 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành - Sóc Trăng
89 p | 15 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Nam - tỉnh Hậu Giang
96 p | 22 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty cổ phần Sản xuất Dịch vụ Thương mại tổng hợp Sơn Tùng Cần Thơ
75 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng
90 p | 14 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Trà Ôn giai đoạn 2013-2018
79 p | 18 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn