Khóa luận tốt nghiệp: Thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp từ góc nhìn so sánh
lượt xem 24
download
Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích sau: Nghiên cứu thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp từ góc nhìn so sánh để thấy điểm tương đồng và điểm khác biệt trong thần thoại của dân tộc Việt Nam và dân tộc Hy Lạp ở khía cạnh xây dựng hình tượng nhân vật thần và cốt truyện. Từ đó, thấy được bản sắc văn hóa, văn học và quan niệm sống khác nhau của hai quốc gia. Đồng thời, góp phần hệ thống hóa tư liệu về thể loại thần thoại, đặc biệt là thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp từ góc nhìn so sánh
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ HƢƠNG THƠM THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI HY LẠP TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2018
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ HƢƠNG THƠM THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI HY LẠP TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN HÀ NỘI, 2018
- LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan – người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình em học tập tại trường. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Hƣơng Thơm
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu này không hề trùng lặp với bất kì công trình nghiên cứu nào trước đó. Nếu lời cam đoan trên là sai, tôi xin chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Hƣơng Thơm
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 5 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6 7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6 8. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 6 NỘI DUNG....................................................................................................... 7 Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT VỀ THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI HY LẠP ............................................................................................. 7 1.1. Khái niệm thần thoại .................................................................................. 7 1.1.1. Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng ............................................................. 7 1.1.2. Thần thoại hiểu theo nghĩa hẹp ............................................................... 9 1.2. Vài nét về thần thoại Hy Lạp ................................................................... 12 1.3. Vài nét về thần thoại Việt Nam ................................................................ 14 Chƣơng 2. SO SÁNH NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI HY LẠP ........................................................................ 18 2.1. Tương đồng về nhân vật........................................................................... 18 2.1.1. Nhân vật trung tâm trong thần thoại ..................................................... 18 2.1.2. Không gian hoạt động của các vị thần .................................................. 20 2.1.3. Cách thức xây dựng hình tượng nhân vật ............................................. 23 2.1.4. Thần trong mối quan hệ với con người ................................................. 28 2.2. Khác biệt về nhân vật ............................................................................... 33 2.2.1. Hệ thống nhân vật ................................................................................. 33
- 2.2.2. Cách thức xây dựng hình tượng nhân vật ............................................. 36 Chƣơng 3. SO SÁNH CỐT TRUYỆN CỦA THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI HY LẠP ........................................................................ 46 3.1. Tương đồng về cốt truyện ........................................................................ 46 3.1.1. Thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc tộc người ..................... 46 3.1.2. Thần thoại về hiện tượng tự nhiên ........................................................ 48 3.1.3. Thần thoại về lập nước .......................................................................... 49 3.2. Khác biệt về cốt truyện ............................................................................ 50 3.2.1. Cuộc giao tranh mở đầu cho sự sáng tạo ra thế gian ............................ 50 3.2.2. Chiến công của người anh hùng trong thần thoại lập nước .................. 52 KẾT LUẬN .................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thần thoại ra đời, phát triển và suy vong trong xã hội công xã nguyên thủy. Đây là “thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con người thời nguyên thuỷ sáng tạo ra để phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới thần linh) của họ” [12; 250]. Thần thoại ra đời thể hiện mong muốn lí giải, khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh của con người. Con người thời kì này với trình độ nhận thức còn hạn chế, non nớt, ấu trĩ nên họ đã có những suy nghĩ sai lầm về thế giới tự nhiên. Với đặc điểm chung này đã tạo nên nét tương đồng trong truyện thần thoại của các dân tộc khác nhau. Song ,vì những khác biết xuất phát từ cơ sở địa lí – văn hóa, quan niệm thẩm mĩ… nên thần thoại các dân tộc cũng có những cách lí giải khác nhau trước mỗi sự vật, hiện tượng. Từ đó, thế giới có một kho tàng truyện thần thoại đồ sộ, hấp dẫn được tạo nên từ thần thoại các dân tộc. Tìm hiểu nét tương đồng và khác biệt của thần thoại các dân tộc đã có không ít công trình nghiên cứu nhưng vì muốn tìm hiểu sâu hơn vấn đề này qua nguồn tư liệu cụ thể về thần thoại Việt Nam và Hy lạp, nên chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp từ góc nhìn so sánh”. Một thực tế cho thấy, ở Việt Nam, thần thoại ra đời khá sớm và đây cũng là thể loại đầu tiên của dòng tự sự dân gian với những biểu hiện đặc sắc ở cả nội dung và nghệ thuật. Song có thể thấy, giới trẻ hiện nay có phần thờ ơ với những câu chuyện thần thoại của đất nước mình. Họ chỉ biết tới thần thoại Hy Lạp. Thậm chí, trong các nhà sách, việc tìm thấy cuốn thần thoại Việt Nam để 1
- mua là rất khó. Ngược lại, những cuốn sách về thần thoại Hy Lạp được tái bản khá nhiều lần và bày bán rộng rãi. Lý do chúng tôi thực hiện khóa luận này cũng là để nhằm thấy được những biểu hiện độc đáo của thần thoại Việt Nam trong đối sánh với thần thoại của một trong những quốc gia có nền văn học dân gian rực rỡ nhất. 2. Lịch sử vấn đề Khi con người bắt đầu biết nhận thức về thế giới xung quanh thì cũng chính là lúc họ biết sáng tạo ra truyện thần thoại. Đó là những nhận thức về khách thể tồn tại khách quan đối với con người mà trước hết là những hiện tượng tự nhiên như, nắng, mưa, sấm chớp, những ngôi sao… và về sau là những nhận thức về thế giới độc ác, bí hiểm, dữ tợn xung quanh người nguyên thủy. Thần thoại chính là thể loại văn học đầu tiên của thế giới loài người. Thần thoại trở thành nguồn suối nuôi dưỡng nền văn học về sau và là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho nhiều loại hình nghệ thuật khác như điêu khắc, hội họa, sân khấu… Thần thoại trở thành một đề tài hấp dẫn cho các công trình nghiên cứu về văn học, văn hóa, lịch sử… Thần thoại và những vấn đề về nguồn gốc, đặc trưng, nhân vật, cốt truyện,… đã được đề cập rải rác trong các chuyên luận, bài báo, khóa luận, luận văn… Ở một vài nghiên cứu, thần thoại các dân tộc cũng được tiếp cận từ góc nhìn so sánh, song quả thực sự vấn đề đó vẫn chưa được quan tâm rộng rãi. Có thể kể đến công trình nghiên cứu của E.M.Meletinski, “Thần thoại cổ đại dưới ánh sáng so sánh” – nguyên bản tiếng Nga (1971), được Trần Thị Phương Phương dịch và in trong “Huyền thoại và văn học”, Tủ sách Những vấn đề ngữ văn, xuất bản năm 2007. Trong nghiên cứu công phu của mình, E.M.Meletinski đã có những so sánh trên một số phương diện như chủ đề, nhân vật giữa thần thoại các dân tộc Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp… Tuy không đề cập trực tiếp đến thần thoại Việt Nam nhưng nhà nghiên cứu đã 2
- có nhận xét khái quát về một số biểu hiện tương đồng giữa thần thoại Đông Nam Á với thần thoại Hy Lạp, chẳng hạn: “Chủ đề nhiều mặt trời và việc giảm bớt chúng trong thần thoại (nghịch bản của chủ đề tìm kiếm ánh sáng mặt trời giữa bóng đêm khởi thủy) rất phổ biến trong các dân tộc vùng Đông Nam Á... Đó là sự giống nhau y hệt về loại hình với những chiến công của Heracles” [7]. Đây là gợi ý, dù rất nhỏ nhưng lại vô cùng quý báu giúp chúng tôi dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, xử lí tư liệu đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Trong cuốn “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam” (1974) viết: “Thời cổ có thần thoại. Và như mọi dân tộc khác, tổ tiên ta chắc cũng đã hư cấu để giải thích nguồn gốc sự vật và ca ngợi những lực lượng tự nhiên như biển, nước, đất, cỏ cây, chim muông, gió, bão, mưa, sấm, sét, lửa, mặt trời, mặt trăng,… Loại thần thoại này thấm sâu vào sinh hoạt tinh thần của người Lạc Việt và tồn tại dai dẳng về sau với những vũ trụ quan cổ truyền của người nông dân lao động, dưới nhiều hình thức văn nghệ khác nhau” [5;23]. Nhận định này đã cho chúng ta thấy, thần thoại dân tộc ta cũng giống như mọi dân tộc khác, đã xây dựng được hệ thống thần thoại với những nhân vật thần như thần biển, thần nước, thần núi… Tuy nhiên, điểm tương đồng này chỉ là một nhận xét nhỏ, tác giả viết nhằm khái quát hệ thống nhân vật trong thần thoại Việt Nam chứ không nhằm mục đích so sánh thần thoại Việt Nam với thần thoại các dân tộc khác. Ở trong trang 13 cuốn “Văn học dân gian Việt Nam tập 2” (1990) tác giả Hoàng Tiến Tựu viết: “Tuy thần thoại Việt không còn giữ được đầy đủ hệ thống và cốt cách nguyên thủy của nó, nhưng xét về phương diện nội dung thì số thần thoại Việt còn lại chẳng những đã phản ánh được xã hội, tư tưởng, tâm hồn Việt Nam mà còn thể hiện được những vấn đề cơ bản có trong thần thoại của nhiều dân tộc (như vấn đề nguồn gốc của vụ trụ, nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc của các loài động vật, thực vật và loài 3
- người, nguyên nhân của sự sống, sự chết, nguồn gốc dân tộc, nguồn gốc các nghề…)” [13;14]. Như vậy tác giả đã đưa ra nhận định so sánh thần thoại Việt Nam với thần thoại các nước khác về phương diện số lượng và nội dung. Thần thoại Việt Nam do một số nguyên nhân nên số lượng tác phẩm hiện nay không còn nhiều và có một số truyện không giữ được nét nguyên thủy so với truyện thần thoại của một số dân tộc khác thế nhưng nội dung truyện thần thoại Việt Nam vẫn phản ánh được một số vấn đề cơ bản giống với thần thoại của nhiều dân tộc khác. Ý kiến này của tác giả là một gợi ý bổ ích cho hướng nghiên của khóa luận thế nhưng đây chỉ là một nhận định nhỏ không nhằm ý định so sánh thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp. Tác giả Nguyễn Thị Hạnh trong khóa luận tốt nghiệp, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tìm hiểu đề tài “Nhân vật thần trong thần thoại suy nguyên” (2007). Tác giả đã làm rõ ba đặc điểm chính của nhân vật thần trong thần thoại suy nguyên bao gồm: ngoại hình, chức năng, hành trạng. Trong khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát hệ thống nhân vật trong thần thoại Việt Nam” (2014), trường ĐHSP Hà Nội 2, sinh viên Hoàng Thị Hương đã khảo sát được hệ thống nhân vật thần trong truyện thần thoại Việt Nam, và chỉ ra một số đặc điểm của nhân vật thần như: ngoại hình, chức năng, hành trạng. Khóa luận này có hướng nghiên cứu giống với khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Hạnh nói trên. Song, phạm vi nghiên cứu của sinh viên Hoàng Thị Hương có sự mở rộng hơn. Đồng thời trong quá trình tìm hiểu về truyện thần thoại Việt Nam, tác giả có nhắc tới đôi nét về truyện thần thoại Hy Lạp ở góc độ nhận xét, làm tiền để khai thác các đặc điểm của những vị thần trong thần thoại Việt Nam. Mục đích của đề tài này chỉ đi vào khảo sát các nhân vật thần của người Việt chứ không đi tìm hiểu các vị thần của đất nước Hy Lạp. 4
- Phạm Thị Hằng trong khóa luận tốt nghiệp “So sánh hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp và hình tượng người anh hùng trong truyện kể dân gian Việt Nam”, trường ĐHSP Hà Nội 2 (2017) đã khảo sát điểm tương đồng và nét riêng biệt của hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp so với hình tượng người anh hùng trong truyện kể dân gian Việt Nam. Thế nhưng, tác giả khóa luận chỉ đi sâu nghiên cứu về nhân vật người anh hùng. Hơn nữa, truyện kể dân gian Việt Nam bao gồm nhiều thể loại khác nhau: truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích… Như vậy, công trình này có đề cập tới vấn đề so sánh nhân vật trong thần thoại Hy Lạp với thần thoại Việt Nam nhưng đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu khác với đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Những tài liệu mà chúng tôi đã bao quát được, không có tài liệu nào đi tìm hiểu về điểm giống nhau và điểm khác nhau về nhân vật và cốt truyện trong thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp. Thế nhưng, những tài liệu trên đây đều là những tài liệu bổ ích, có thể giúp chúng tôi thực hiện dễ dàng hơn đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích sau: - Nghiên cứu thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp từ góc nhìn so sánh để thấy điểm tương đồng và điểm khác biệt trong thần thoại của dân tộc Việt Nam và dân tộc Hy Lạp ở khía cạnh xây dựng hình tượng nhân vật thần và cốt truyện. Từ đó, thấy được bản sắc văn hóa, văn học và quan niệm sống khác nhau của hai quốc gia. - Đồng thời, góp phần hệ thống hóa tư liệu về thể loại thần thoại, đặc biệt là thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp qua cái nhìn so sánh. 5
- 5. Phạm vi nghiên cứu - Tư liệu: “Thần thoại Hy Lạp” (Nguyễn Văn Khỏa biên soạn) “Kho tàng thần thoại Việt Nam” (Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Thị Huế sưu tầm, biên soạn). - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt trong cách thức lựa chọn, xây dựng hình tượng nhân vật và cốt truyện trong thần thoại Việt Nam và Hy Lạp. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong khóa luận, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 7. Đóng góp của khóa luận Góp phần khẳng định sự độc đáo của thần thoại trong nguồn mạch tự sự dân gian. Đồng thời góp phần chỉ ra những biểu hiện đặc sắc của thần thoại Việt Nam trong cái nhìn đối sánh với thần thoại Hy Lạp. 8. Bố cục khóa luận Ngoài ba phần: Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Giới thuyết về thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp Chương 2: So sánh nhân vật trong thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp Chương 3: So sánh cốt truyện trong thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp 6
- NỘI DUNG Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT VỀ THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI HY LẠP 1.1 . Khái niệm thần thoại Thần thoại là một thể loại của văn học dân gian. Đây là thể loại văn học ra đời đầu tiên, sớm nhất trong lịch sử văn học học loài người và trên thế giới. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng có thần thoại. Chính vì thế, có rất nhiều người nghiên cứu về thể loại này và mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những định nghĩa khác nhau về thần thoại. Chúng ta có thể hiểu khái niệm thần thoại theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. 1.1.1. Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng Karl Marx - người có những nhận định tinh tường về thần thoại, đã khẳng định: “Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng. Tiền đề của nghệ thuật Hy Lạp là thần thoại Hy Lạp, tức là tự nhiên và bản thân hình thái xã hội đã được trí tưởng tượng của dân gian chế biến đi một cách nghệ thuật và vô ý thức. Không thể nào hiểu đúng được thần thoại nếu tách nó ra khỏi xã hội nguyên thủy, nơi mà nhu cầu lí giải, chinh phục tự nhiên và xã hội của con người thời cổ đại gắn liền với thế giới quan thần linh hay cũng gọi là thế giới quan thần thoại. Dùng trí tượng tượng để hình dung, giải thích và chinh phục thế giới, người nguyên thủy đã tạo ra thần thoại và thần thoại là một hình thái ý thức nguyên hợp đa chức năng, nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật vô ý thức, đồng thời còn là tín ngưỡng, tôn giáo của người nguyên thủy” [9;9]. Ý kiến về thần thoại của Karl Marx đã gắn liền việc giải thích truyện thần thoại với những vấn đề trong cuộc sống của con người nguyên thủy. 7
- Theo ông, thần thoại không chỉ là là một thể loại văn học mà trong nó còn tồn tại nhiều thứ tri thức. Nó là một kiểu tư duy tồn tại phổ biến ở nhiều loại hình nghệ thuật cũng như trong cuộc sống của người xưa. Theo Lại Nguyên Ân, ông hiểu về thần thoại như sau: “Sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn mà dù trong quái tượng, phi thường đến mấy cũng vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực. Mặc dù thần thoại tồn tại như những truyện kể về thế gian, nhưng thần thoại không phải là một thể loại ngôn từ mà là những ý niệm và biểu tượng nhất định về thế giới. Cảm quan thần thoại nói chung không chỉ bộc lộ bằng truyện kể, mà còn bộc lộ trong nhiều hình thức khác: trong hành động (nghi lễ, thức ăn, răn cấm), trong các bài hát, điệu nhảy…” và ông cho rằng “đặc trưng của thần thoại thể hiện rõ nhất trong văn hóa nguyên thủy, ở đó thần thoại là cái tương đương với văn hóa tinh thần và khoa hoc của xã hội cận hiện đại” [1;299]. Như vậy, theo ông “khái niệm thần thoại ở đây được hiểu là một hình thức tư duy, tồn tại phổ biến trong cộng đồng nguyên thủy, nhờ lối tư duy này mà người nguyên thủy tri giác về thế giới và con người. Đó là lối tư duy thần thoại, được in dấu trong các hình thái ý thức xã hội. Văn học dân gian cổ đại là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, ở đó phản ánh rõ nét hình thức tư duy thần thoại” [16]. Dựa trên ý kiến của Lại Nguyên Ân và Karl Marx, ta nhận thấy “thần thoại được nhìn nhận dưới góc độ là một phương thức tư duy, nó tồn tại trong nhiều loại hình nghệ thuật cũng như toàn bộ đời sống của con người thời nguyên thủy” [16]. 8
- 1.1.2. Thần thoại hiểu theo nghĩa hẹp Đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đưa ra những khái niệm về thần thoại. Chúng ta có thể điểm đến một số khái niệm của các nhà nghiên cứu nổi tiếng về thể loại thần thoại hay văn học dân gian như: E.M.Meletinski - Nhà nghiên cứu nổi tiếng người Nga đã cho rằng: “Từ thần thoại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, truyện thoại. Thường người ta hiểu nó là truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập nên những nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hóa. Hệ thoại (mifalogia) là tổng thể những câu chuyện như thế về các vị thần và các nhân vật đồng thời là hệ thống những quan niệm hoang đường về thế giới” [6;653]. Theo khái niệm này của E.M.Meletinski, ông khẳng định thần thoại là một thể loại văn học. Nó chính là thể loại văn học tự sự được ra đời đầu tiên của loài người. Nội dung của nó là phản ánh thế giới tự nhiên và xã hội nguyên thủy thông qua yếu tố “thần”. E.M.Meletinski còn tiếp tục khẳng định thần thoại có sự kết hợp, đan xen những yếu tố phôi thai của triết học, tôn giáo, khoa học và nghệ thuật. Thần thoại có mối quan hệ hữa cơ với nghi lễ. Điều này được được thể hiện qua các phương tiện âm nhạc, các phương tiện tiền sân khấu và ngôn từ. Mối quan hệ này là mối quan hệ bí mật và chưa được giải mã một cách chính xác. Như vậy theo E.M.Meletinski, bên cạnh vai trò là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, thần thoại còn pha trộn trong nó nhiều yếu tố của các ngành khoa học và nghệ thuật khác. Ở Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi là cái tên nổi tiếng trong giới nghiên cứu về văn học dân gian. Trong cuốn “Lược khảo về thần thoại Việt Nam” của mình, ông đã đưa ra định nghĩa về thần thoại: “Thần thoại là một truyện cổ 9
- tích. Trong các truyện cổ tích có thể chia làm hai thứ: một thứ nội dung hoàn toàn nói về người hoặc về vật mà ta có thể gọi là nhân thoại, vật thoại, trong đó không có sức thần phép tiên len vào; một thứ trái lại, bao hàm ít nhiều chất hoang đường quái đản. Thần thoại thuộc về thứ sau” [3;9]. Chu Xuân Diên – một trong những nhà nghiên cứu văn học dân gian uy tín cũng đưa ra nhận định về thần thoại: “Thần thoại là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, những nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con người” [4;356]. Trong giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam”, do Đinh Gia Khánh (chủ biên) viết rằng: “Thần thoại là hiện tượng văn hóa tinh thần ra đời từ khá sớm. Theo quy luật phổ biến, thần thoại chủ yếu ra đời trong xã hội cộng đồng nguyên thủy, vào những thời kì xa xưa của các xã hội trước khi có giai cấp. Thần thoại phản ánh một cách kì diệu nhận thức về vũ trụ, về công cuộc đấu tranh thiên nhiên, sinh hoạt xã hội và tư duy xã hội ở các tộc người anh em từ thời cổ sơ” [9;585]. Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa: “Thần thoại còn gọi là huyền thoại, là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật, mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con người thời thời nguyên thủy sáng tạo ra để phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới quan thần linh) của họ” [12;250]. Định nghĩa này đã định danh thể loại, khẳng định thời gian thể loại thần thoại ra đời, đối tượng phản ánh của thể loại thần thoại, nội dung thể loại thần thoại phản ánh và cách thức thể loại thần thoại phản ánh. Định nghĩa thần thoại 10
- trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” đã giúp người nghiên cứu có cái nhìn tương đối chính xác khi nghiên cứu một tác phẩm thần thoại nào đó. Như vậy, từ việc đi tìm những khái niệm khác nhau về thần thoại của các tác giải khác nhau, chúng ta có thể rút ra một khái niệm chung về thể loại này: “Thần thoại là một thể loại của văn học dân gian kể về các vị thần, các anh hùng, những người sáng tạo văn hóa, phản ánh lịch sử và xã hội của người xưa theo một phương thức riêng (phương thức thần thoại)” [16]. Tóm lại, khái niệm thần thoại là một vấn đề hết sức phức tạp. Mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra một quan niệm khác nhau dựa trên những lí lẽ riêng của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những nhận định khác nhau thì họ vẫn có những nhận định giống nhau. Từ đó, chúng ta có thể tìm ra cách hiểu chung về thần thoại để giúp cho những người nghiên cứu về thần thoại không bị gặp những vấn đề rắc rối. Trần Gia Linh cũng đưa ra khái niệm thần thoại: “Thần thoại là những chuyện cổ có yếu tố hoang đường về các vị thần hoặc con người, con vật mang tính thần kì, sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, bay bổng của người viễn cổ sáng tạo ra để giải thích thế giới tự nhiên và đời sống xã hội” [9;4]. Như vậy có thể thấy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về thể loại thần thoại. Mỗi định nghĩa là một cách hiểu riêng của người nghiên cứu. Song, tựu chung tại có thể thấy, thần thoại là một thể loại văn học ra đời sớm nhất trong lịch sử văn học loài người. Đó là những truyện hoang đường về các vị thần, về những con người, con vật dựa trên trí tưởng tưởng phong phú của người nguyên thủy nhằm lí giải các hiện tượng xã hội. Thần thoại thể hiện ước mơ, khát vọng của con người trong xã hội nguyên thủy muốn tìm hiểu thiên nhiên; muốn vươn lên trong lao động sản xuất và chiến tranh. Bất kì dân tộc nào trên thế giới cũng có kho tàng thần thoại. Thông qua 11
- những truyện thần thoại, nó phản ánh nhận thức của con người thời kì mông muội. Thần thoại chính là nguồn suối vô tận nuôi dưỡng nền văn học, văn hóa phát triển. 1.2 . Vài nét về thần thoại Hy Lạp Theo giáo trình “Văn học thế giới” do Lưu Đức Trung chủ biên định nghĩa: Thần thoại Hy Lạp là muthos + logos. Trong đó, muthos được hiểu là câu chuyện, huyền thoại. Còn logos được hiểu là lời nói, học thuyết. Muthos + logos chỉ chung toàn bộ các câu chuyện kể dân gian, truyên miệng, liên quan tới các chiến công, các truyền thuyết, liên quan tới các thần linh. Hay theo lối chiết tự có thể hiểu: thần là một kiểu sức mạnh siêu nhiên, siêu phàm được con người sáng tạo, tiếp nhận và phản ánh thông qua trí tưởng tượng theo cách thức lĩnh hội riêng của từng dân tộc; thoại là cách kể về câu chuyện siêu nhiên đó. Thần thoại Hy Lạp là cách gọi để chỉ chung toàn bộ các câu chuyện kể dân gian truyền miệng của người dân Hy Lạp liên quan tới các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới và nguồn gốc, ý nghĩa các hình thức tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo của người Hy Lạp xưa. Nó cũng như thần thoại của các nước khác trên thế giới, dùng trí tưởng tưởng để giải thích tự nhiên và chinh phục tự nhiên thế nhưng “So với thần thoại các dân tộc khác, thần thoại Hy Lạp phong phú và đa dạng hơn, đồ sộ và có tính hệ thống cao hơn và là loại thần thoại hay nhất thế giới” [2;9]. Khi tìm hiểu về thần thoại Hy Lạp, tác giả Nguyễn Văn Khỏa nhận định: “Hiếm có thần thoại của dân tộc nào trên thế giới lại luôn luôn được tái sinh như thần thoại Hy Lạp, lại luôn luôn có mặt, hiện diện trong đời sống hằng ngày như thần thoại Hy Lạp. Ngay cả trong thời cổ đại, thần thoại Hy Lạp đã hóa thân thành thần thoại La Mã. Sự chế biến này của nền văn hóa La Mã gần với nguyên mẫu như sao chép đến nỗi khoa thần thoại học gần như không 12
- có sự phân biệt giữa những vị thần Hy Lạp đổi tên Latinh với những vị thần Hy Lạp chính cống” [11;5]. Như vậy, so với thần thoại của các dân tộc khác trên thế giới, thần thoại Hy Lạp được nhiều người biết tới hơn cả. Thần thoại La Mã đã sao chép gần như y nguyên thần thoại Hy Lạp, chỉ đổi tên Latinh cho các vị thần. Ví như thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp được gọi là thần Jupiter theo tiếng Latinh trong thần thoại La Mã. Không những thế, thần thoại Hy Lạp còn là nguồn suối nuôi dưỡng mọi hình thức nghệ thuật khác như: văn học, sân khấu, hội họa, điêu khắc… ngay từ thế kỉ XVII và cho tới tận ngày ngay. Thần thoại Hy Lạp cung cấp đề tài, cốt truyện, nhân vật… để từ đó những nhà văn, nhà viết kịch, họa sĩ, nhà điêu khắc dựa vào đó sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật riêng của mình. Từ thần thoại Hy Lạp chúng ta còn có các điển tích, điển cố văn học, có tên các chòm sao… “Thần thoại Hy Lạp hình thành trong một quãng thời gian lịch sử khá dài. Đó là một quá trình lịch sử từ thời kỳ nền văn minh Mycènes (2000-1100 TCN) đến những buổi thi biểu diễn, đọc, kể anh hùng ca của Homère trong những ngày hội rồi đến hội diễn bi kịch trong ngày hội Dionysos…” [11;8]. Trong quãng thời gian này, thần thoại phát triển gắn liền với các giai đoạn xã hội lúc bấy giờ. Đó là một quá trình diễn ra rất phức tạp khiến cho thần thoại đã bị mai một khá nhiều. Tuy nhiên, dù bị mai một đi khá nhiều, nhưng ngày nay chúng ta vẫn có một kho tàng thần thoại Hy Lạp phong phú. Bởi vì, những nghệ nhân dân gian aède, rhapsode đã lưu giữ gia tài thần thoại. Họ sưu tầm và thậm chí là tái tạo lại thần thoại rồi sau đó biểu diễn. Nhờ vậy, thần thoại đã được lưu truyền và với sự ra đời của chữ viết, thần thoại Hy Lạp đã được ghi chép lại và “hầu hết nhưng câu chuyện thần thoại còn lại với chúng ta ngày nay đều do những nhà thơ, nhà viết kịch kể lại, sau này là các mythographe” [11;14]. 13
- Truyện thần thoại Hy Lạp thường được chia thành ba loại: Loại thứ nhất là truyện thần thoại về các gia hệ thần (Loại này tập hợp những truyện kể về những thế hệ trong gia đình thần linh nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, giải thích những quá trình hình thành, vận động và phát triển của vũ trụ. Theo thứ tự trước sau, có bốn gia hệ thần. Các vị thần già sáng tạo ra thế giới sau đó các vị thần trẻ lần lượt thay thế các vị thần già cai quản thế giới); Loại thứ hai là truyện thần thoại về các thành bang (Đây là loại truyện thần thoại có nội dung giải thích nguồn gốc các thành bang, phản ánh cuộc sống, giải thích các phong tục tập quán, lễ nghi xã hội của những con người sống trong thành bang, ca ngợi những vị anh hùng ưu tú trong thành bang....); Loại thần thoại thứ ba là thần thoại về các anh hùng (Loại truyện này kể về những con người có sức mạnh, khả năng siêu phàm, trí tuệ thông minh lập nên những chiến công vang dội). Sự phân chia này thể hiện sự phát triển từ thấp tới cao trong trình độ tư duy, nhận thức xã hội của người Hy Lạp cổ đại. Qua truyện thần thoại của người Hy Lạp, chúng ta có thể thấy ngay từ thời nguyên thủy, người Hy Lạp đã lấy con người làm thước đo vũ trụ và dùng trí tưởng tượng để lý giải sự bí ẩn của thế giới xung quanh. Tóm lại, thần thoại Hy Lạp đóng vai trò rất quan trọng. Hiếm thấy thần thoại của dân tộc nào trên thế giới lại có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn minh nhân loại như thần thoại Hy Lạp. “Không có thần thoại Hy Lạp thì không có nghệ thuật Hy Lạp. Thần thoại Hy Lạp không những là kho vũ khí mà còn là mảnh đất bồi dưỡng nghệ thuật Hy Lạp” (Mác). 1.3 . Vài nét về thần thoại Việt Nam Ở Việt Nam, thần thoại xuất hiện khá sớm, “được thoát thai từ triết lý sống tự nhiên của con người, được sáng tạo ra trong thời kỳ các thị tộc, bộ lạc đã sớm có ý thức về địa vực cư trú và ý thức về giống nòi”. Theo Đinh Gia Khánh, thần thoạị nước ta “nảy sinh từ cuộc sống của người nguyên thuỷ 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Biểu tượng nước trong văn hóa Việt Nam thể hiện qua văn học dân gian
69 p | 70 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát ở tỉnh Hậu Giang bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2020-2021
92 p | 46 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa từ góc nhìn so sánh
71 p | 38 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các tổn thương kèm theo ở bệnh nhân gãy kín mâm chày tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019-2020
65 p | 21 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn