intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát ở tỉnh Hậu Giang bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2020-2021

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

49
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát ở tỉnh Hậu Giang bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2020-2021 được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát; đánh giá hiệu quả điều trị của liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát ở tỉnh Hậu Giang bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2020-2021

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN TRẦN HỮU NGHĨA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI NGUYÊN PHÁT Ở TỈNH HẬU GIANG BẰNG LIỆU PHÁP TIÊM HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TỰ THÂN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NĂM 2020 - 2021 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA HẬU GIANG - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN TRẦN HỮU NGHĨA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI NGUYÊN PHÁT Ở TỈNH HẬU GIANG BẰNG LIỆU PHÁP TIÊM HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TỰ THÂN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NĂM 2020 - 2021 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM THỌ TUẤN ANH ThS.BS. NGUYỄN TUẤN CẢNH BS. NGUYỄN TẤN LỘC BS. TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG HẬU GIANG - 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: ban giám hiệu – ban giám đốc bệnh viện – khoa Y trường Đại Học Võ Trường Toản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tập thể khoa khám bệnh, khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh Viện Trường Đại Học Võ Trường Toản đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn: thầy PGS.TS. Phạm Thọ Tuấn Anh và ThS.BS. Nguyễn Tuấn Cảnh, PGĐ Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Trường Đại Học Võ Trường Toản, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn, bạn bè và người thân đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các bệnh nhân, những người “thầy” đã cho tôi những bài học và kinh nghiệm quý báu góp phần giúp tôi hoàn thành luận văn này. Hậu Giang, ngày 2 tháng 8 năm 2021 Tác giả TRẦN HỮU NGHĨA
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, do chính tôi thu thập và ghi chép trong quá trình nghiên cứu. Kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trước đây. Hậu Giang, ngày 2 tháng 8 năm 2021 Tác giả TRẦN HỮU NGHĨA
  5. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH VẼ ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3 1.1. Giải phẫu khớp gối ............................................................................... 3 1.2. Định nghĩa và cơ chế bệnh sinh ........................................................... 4 1.3. Dịch tễ học của thoái hóa khớp ............................................................ 6 1.4. Phân loại, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ thoái hóa khớp gối ..... 7 1.5. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối .............................................................. 7 1.6. Điều trị thoái hóa khớp gối ................................................................. 10 1.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................ 12 1.8. Kỹ thuật tiêm PRP .............................................................................. 13 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 18 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 19 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................. 27 Chương 3. KẾT QUẢ...................................................................................... 28 3.1. Đặc điểm chung .................................................................................. 28 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...................................................... 31 3.3. Đánh giá kết quả điều trị .................................................................... 34 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................... 43 4.1. Đặc điểm chung .................................................................................. 43
  6. 4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...................................................... 46 4.3. Đánh giá hiệu quả điều trị .................................................................. 52 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 57 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt BN Bệnh nhân DBC Diện bánh chè DLC Diện lồi cầu ĐTĐ Đái tháo đường LCNXĐ Lồi cầu ngoài xương đùi LCTXĐ Lồi cầu trong xương đùi MCN Mâm chày ngoài MCT Mâm chày trong MHD Màng hoạt dịch NC Nghiên cứu THK Thoái hóa khớp YTTT Yếu tố tăng trưởng Tiếng Anh ACR American College of Rheumatology BMI Body Mass Index BMPs Bone morphogenetic proteins EGF Epidermal growth factor FGF Fibroblast growth factor IGF - 1 Insulin like growth factor - 1 IL - 1 Interleukine - 1 KOOS Thang điểm KOSS (Knee injury and Osteoarthritis Outcome Score)
  8. MRI Cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging) NSAIDS Thuốc chống viêm không steroid (Non steroidal anti inflammatory drugs) PDGF Yếu tố tăng trưởng nguồn gốc tiểu cầu (Platelet - derived growth factor) PRP Huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet Rich Plasma) TGF - β Transforming growth factor β TNF - α Tumor Necrosis Factors α VAS Visual Analog Scale VEGF Vascular endothelial growth factor
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu của đặc điểm chung ............................... 21 Bảng 2.2. Các biến số về tiền sử của bệnh nhân ........................................... 22 Bảng 2.3. Các biến số nghiên cứu của đặc điểm lâm sàng .......................... 23 Bảng 2.4. Các biến số nghiên cứu của đặc điểm cận lâm sàng ................... 24 Bảng 2.5. Các biến số nghiên cứu của đặc điểm MRI ................................. 25 Bảng 3.1. Chỉ số khối cơ thể đối tượng nghiên cứu...................................... 30 Bảng 3.2. Đặc điểm tương quan giữa X quang và giới ................................ 31 Bảng 3.3. Đặc điểm tương quan giữa X quang và tuổi ................................ 32 Bảng 3.4. Đặc điểm tương quan giữa X quang và BMI............................... 32 Bảng 3.5. Đánh giá kết quả lâm sàng theo thang điểm VAS....................... 34 Bảng 3.6. Đánh giá kết quả X quang ............................................................. 35 Bảng 3.7. Đánh giá kết quả siêu âm............................................................... 35 Bảng 3.8. Đánh giá kết quả độ dày sụn trên siêu âm ................................... 36
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ thoái hóa khớp gối theo tuổi. ........................................... 28 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thoái hóa khớp gối theo giới tính .................................... 29 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thoái hóa khớp gối theo nghề nghiệp .............................. 29 Biểu đồ 3.4. Phân bố tiền sử bệnh và yếu tố nguy cơ ................................... 30 Biểu đồ 3.5. Phân bố triệu chứng lâm sàng .................................................. 31 Biểu đồ 3.6. Phân bố mức độ tổn thương sụn trên MRI ............................. 33 Biểu đồ 3.7. Đánh giá kết quả thang điểm KOOS........................................ 34 Biểu đồ 3.8. Đánh giá MRI trước can thiệp và sau 6 tháng tại lồi cầu trong xương đùi.......................................................................................................... 37 Biểu đồ 3.9. Đánh giá MRI trước can thiệp và sau 6 tháng tại lồi cầu ngoài xương đùi.......................................................................................................... 38 Biểu đồ 3.10. Đánh giá MRI trước can thiệp và sau 6 tháng tại diện bánh chè ..................................................................................................................... 39 Biểu đồ 3.11. Đánh giá MRI trước can thiệp và sau 6 tháng tại diện lồi cầu ........................................................................................................................... 40 Biểu đồ 3.12. Đánh giá MRI trước can thiệp và sau 6 tháng tại mâm chày trong .................................................................................................................. 41 Biểu đồ 3.13. Đánh giá MRI trước can thiệp và sau 6 tháng tại mâm chày ngoài .................................................................................................................. 42
  11. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Giải phẫu khớp gối .......................................................................... 3 Hình 1.2. Hình ảnh thoái hóa khớp gối ........................................................... 5 Hình 1.3. Tóm tắt cơ chế bệnh sinh trong bệnh thoái hóa khớp gối ............ 6 Hình 1.4. Các giai đoạn thoái hóa khớp gối trên X quang ............................ 9 Hình 1.5. Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối theo hội thoái hóa khớp và loãng xương 2016 ............................................................................................. 11 Hình 1.6. Trình tự chuẩn bị và tiêm PRP ..................................................... 17
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ THK gối là bệnh thường gặp trong nhóm bệnh lý mạn tính của người cao tuổi, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của BN. Tổ chức y tế thế giới ước tính khoảng 25% người già trên 65 tuổi bị đau khớp và tàn phế do mắc bệnh THK gối [55]. Năm 2005 ở Mỹ có 27 triệu người (khoảng 10% dân số) mắc bệnh THK và đến năm 2009, THK đứng hàng thứ 4 khiến cho BN phải nhập viện điều trị. THK là nguyên nhân đứng đầu trong việc thay khớp: 905.000 trường hợp thay khớp háng và gối đã được thực hiện trong năm 2009 với chi phí rất cao 24,3 tỷ đô la Mỹ [55]. Ở Việt Nam, theo một NC của Phạm Hồ Thục Lan tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ THK gối trên X quang ở những người trên 40 tuổi là 34,2% [33]. THK gối là bệnh thoái hóa tiến triển, liên quan đến hệ thống tự miễn và phản ứng viêm, trong đó gồm có 2 yếu tố quan trọng là: yếu tố cơ học và yếu tố sinh học. Hậu quả là gây ra sự hoạt hóa và giải phóng enzym trong quá trình thoái biến chất cơ bản làm phá hủy sụn khớp và sự tạo khớp bị suy giảm, bề mặt sụn khớp bị mỏng dần, xơ hóa và biểu hiện lâm sàng đầu tiên là đau, hạn chế vận động khớp. Mục tiêu điều trị chính là giảm sự hoạt hóa và giải phóng enzym gây hủy bề mặt sụn khớp, giúp tái tạo lại bề mặt sụn khớp [59]. Các phương pháp điều trị bao gồm giáo dục BN về cách phòng ngừa, chống các tư thế xấu, giảm các yếu tố nguy cơ gây nặng bệnh kết hợp điều trị nội và ngoại khoa. Điều trị nội khoa gồm các biện pháp không dùng thuốc như vật lý trị liệu: chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, … thường đơn giản, dễ làm, ít biến chứng song hiệu quả chưa cao. Các biện pháp dùng thuốc giảm đau, NSAIDS có hiệu quả nhanh nhưng gây nhiều biến chứng như viêm loét dạ dày tá tràng, .... Tiêm corticoid tại khớp gối có giúp cải thiện triệu chứng nhanh nhưng dùng kéo dài có thể gây tổn thương thoái hóa sụn khớp hoặc gây biến chứng tại chỗ như phản ứng viêm khớp do tinh thể thuốc, nhiễm khuẩn khớp [71]. Tiêm acid hyaluronic vào khớp có tác dụng tái tạo chức năng bôi trơn và chống sốc cho khớp nhưng theo nhiều NC cho thấy hiệu quả không ổn định lâu dài, không có chức năng bảo vệ, tái tạo sụn khớp [56]. Một kỹ thuật điều trị mới,
  13. 2 tác động tới sụn khớp theo hướng bảo tồn khớp một cách tự nhiên, độc lập hoặc phối hợp tốt với các phương pháp điều trị hiện tại nhằm đem lại kết quả cao trong điều trị bệnh, hạn chế các biến chứng và nhu cầu thay khớp nhân tạo. Liệu pháp PRP tự thân đã mở ra một hướng mới để điều trị THK: điều trị bảo tồn khớp một cách tự nhiên, sinh lý nhất, với hy vọng hạn chế dùng thuốc vốn nhiều tác dụng phụ. Phương pháp này tác động đúng vào cơ chế sinh bệnh của THK nhờ tác dụng thông qua các yếu tố tăng trưởng tự nhiên được sản sinh trực tiếp từ tiểu cầu có khả năng tái tạo và phục hồi tổn thương. Liệu pháp PRP trong điều trị THK gối là một hướng NC mới đã và đang được áp dụng trên thế giới, bước đầu có hiệu quả. Ở Việt Nam hiện có một số cơ sở y tế đã ứng dụng liệu pháp PRP trong một số lĩnh vực lâm sàng như thẩm mỹ, răng hàm mặt và cơ xương khớp. Tuy nhiên chưa có nhiều các NC hệ thống về sử dụng liệu pháp trong điều trị bệnh THK gối nguyên phát. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát ở tỉnh Hậu Giang bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân tại bệnh viện Đại Học Võ Trường Toản năm 2020 - 2021” với hai mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị của liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát.
  14. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu khớp gối 1.1.1. Diện khớp Khớp gối là khớp có cấu tạo giải phẫu phức tạp, bao gồm khớp bản lề giữa xương đùi và xương chày (khớp đùi chày); xương đùi và xương bánh chè (khớp đùi chè). Khớp gối gồm các thành phần: đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, xương bánh chè, sụn chêm, hệ thống gân cơ dây chằng và bao khớp [12]. 1.1.2. Màng hoạt dịch Hình 1.1. Giải phẫu khớp gối [12]. Màng hoạt dịch bao phủ toàn bộ mặt trong của khớp. Đó là một màng mỏng giàu các mạch máu và mạch bạch huyết, mặt hướng vào khoang khớp nhẵn bóng có lớp tế bào biểu mô bao phủ. Các tế bào này có nhiệm vụ tiết ra dịch khớp. Dịch khớp có tác dụng bôi trơn ổ khớp, giảm ma sát giữa các bề mặt sụn khi khớp cử động và cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp [12].
  15. 4 1.1.3. Cấu tạo và thành phần chính của sụn khớp gối Sụn khớp bình thường màu trắng ánh xanh, nhẵn bóng, ướt, có độ trơn, có tính chịu lực và tính đàn hồi cao. Sụn khớp bao bọc ở các đầu xương, đáp ứng chức năng sinh lý là bảo vệ đầu xương và chia đều sức chịu lực lên toàn bộ bề mặt khớp. Trong tổ chức sụn không có thần kinh và mạch máu, là vùng vô mạch nên sụn khớp nhận các chất dinh dưỡng nhờ sự khuếch tán từ tổ chức xương dưới sụn thấm qua các proteoglycan và từ các mạch máu của màng hoạt dịch thấm qua dịch khớp [53]. Thành phần chính của sụn khớp gồm chất căn bản và các tế bào sụn. Tế bào sụn có chức năng tổng hợp nên chất căn bản. Chất căn bản của sụn có ba thành phần chính là nước chiếm 80%, các sợi collagen và proteoglycan chiếm 5 - 10% [53]. Điều hòa sinh tổng hợp các chất căn bản của sụn khớp là các polypeptitd trung gian như: YTTT IGF - 1, YTTT TGF - β, YTTT FGF. Các YTTT này cùng với các protein tạo xương BMPs được xếp vào nhóm tăng đồng hóa sụn, có tác dụng kích thích tổng hợp chất căn bản sụn [53]. 1.2. Định nghĩa và cơ chế bệnh sinh THK (Osteoarthritis – OA, Degenerative Joint Disease) là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn, các tế bào và tổ chức ở khớp và quanh khớp. Kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp. Vị trí thường gặp nhất của THK: khớp gối, khớp cột sống thắt lưng, khớp cột sống cổ [45]. THK gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của THK là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn [57].
  16. 5 Hình 1.2. Hình ảnh thoái hóa khớp gối [46]. Cơ chế bệnh sinh của THK liên quan tới vai trò của các vấn đề sau: - Yếu tố cơ địa. - Men tổng hợp protein cơ bản (BMPs). - Cytokines (IL - 1). - Yếu tố phát triển (IGF - 1, TGF - β). - Áp lực quá tải kéo dài lên sụn khớp.
  17. 6 Hình 1.3. Tóm tắt cơ chế bệnh sinh trong bệnh thoái hóa khớp gối [54]. 1.3. Dịch tễ học của thoái hóa khớp THK thường gặp, chiếm hơn 20% các bệnh lý về khớp; ước tính khoảng 40% dân số > 60 tuổi bị THK. Ở Mỹ: khoảng 27 triệu người mắc bệnh THK, khoảng 60 – 90% người > 65 tuổi mắc THK, chi phí khoảng 125 tỷ USD [55]. Pháp: khoảng 10 triệu BN bị THK, khoảng 50.000 trường hợp thay khớp mỗi năm, là nguyên nhân thứ 3 gây tàn phế. Việt Nam: THK chiếm 10,4% các bệnh khớp – tỷ lệ mắc THK khoảng 23,3% ở người > 40 tuổi, trong đó: thoái hóa cột sống thắt lưng: 31%, thoái hóa cột sống cổ: 14%, THK gối: 13%, THK háng: 8%, THK ngón tay: 6%, các khớp khác: 20% [1]. Khoảng hơn > 50% số người trên 65 tuổi có hình ảnh X quang THK cấp, ở những người trên 75 tuổi có hình ảnh X quang thoái hoá ít nhất ở một khớp. THK gặp ở mọi chủng tộc, dân tộc, mọi điều kiện khí hậu, địa lý, kinh tế. Tỷ lệ THK gối ở nữ cao hơn nam [1]. Yếu tố liên quan không can thiệp được gồm: lão hóa, giới, nội tiết, chủng tộc, gen. Yếu tố liên quan can thiệp được gồm: béo phì, dị dạng bẩm sinh, chấn thương, nghề nghiệp, thể thao, bệnh tật khác, … [39].
  18. 7 Hầu hết các BN THK không có triệu chứng, chỉ có 5 - 15% số người bệnh có triệu chứng lâm sàng được gọi là bệnh THK. Nghề nghiệp có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh THK, công nhân khuân vác, thợ mỏ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người làm công việc nhẹ. Ở nhóm tuổi 45 - 55 tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ ngang nhau, sau tuổi 55 bệnh gặp ở phụ nữ cao hơn so với nam [45]. 1.4. Phân loại, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ thoái hóa khớp gối Theo nguyên nhân chia 2 loại: THK nguyên phát và thứ phát [25]. 1.4.1. Thoái hoá khớp nguyên phát Là nguyên nhân chính, xuất hiện muộn, thường ở người sau 60 tuổi, có thể ở một hoặc nhiều khớp, tiến triển chậm. Ngoài ra có thể có yếu tố di truyền, yếu tố nội tiết và chuyển hoá (mãn kinh, đái tháo đường, ...), mắc nhiều bệnh liên quan tới tuổi khác (loãng xương, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, …), có thể làm gia tăng tình trạng thoái hóa. 1.4.2. Thoái hoá khớp thứ phát Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do sau các chấn thương khiến trục khớp thay đổi (gãy xương khớp, can lệch, ...); các bất thường trục khớp gối bẩm sinh: khớp gối quay ra ngoài khớp gối quay vào trong, khớp gối quá duỗi hoặc sau các tổn thương viêm khác tại khớp gối (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, viêm mủ, bệnh gout, chảy máu trong khớp bệnh Hemophilie, … 1.5. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối 1.5.1. Lâm sàng Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ - ACR (American College of Rheumatology), 1991 (độ nhạy 94%, độ đặc hiệu 88%) [40]. Theo tiêu chuẩn lâm sàng: 1. Đau khớp. 2. Lạo xạo khi cử động. 3. Cứng khớp dưới 30 phút.
  19. 8 4. Tuổi ≥ 40. 5. Sờ thấy phì đại xương. Chẩn đoán xác định khi có các yếu tố 1, 2, 3, 4 hoặc 1, 4, 5. Theo tiêu chuẩn lâm sàng và X quang: 1. Đau khớp gối. 2. Gai xương ở rìa khớp. 3. Dịch khớp là dịch thoái hóa. 4. Tuổi từ 40 trở lên. 5. Cứng khớp dưới 30 phút buổi sáng. 6. Lạo xạo khi cử động khớp. Chẩn đoán xác định khi có các yếu tố 1, 2 hoặc 1, 3, 5, 6 hoặc 1, 4, 5, 6. Các dấu hiệu khác: - Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng viêm của màng hoạt dịch. - Biến dạng: do xuất hiện các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch. 1.5.2. Cận lâm sàng 1.5.2.1. X quang Tiêu chuẩn chẩn đoán THK điển hình của Kellgren và Lawrence bao gồm 5 đặc điểm: hẹp khe khớp, gai xương, tổn thương bề mặt xương, xơ đặc xương dưới sụn, nang xương dưới sụn. Phân độ THK gối theo Kellgren và Lawrence được chia thành 4 độ [61]: - Độ I: gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương. - Độ II: mọc gai xương rõ. - Độ III: hẹp khe khớp vừa. - Độ IV: hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn.
  20. 9 Hình 1.4. Các giai đoạn thoái hóa khớp gối trên X quang. 1.5.2.2. Siêu âm khớp Đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp. 1.5.2.3. Chụp MRI Phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh khớp một cách đầy đủ trong không gian ba chiều, phát hiện được các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch. Phân độ dựa trên MRI theo Noyes [18]: - Độ 0: bờ sụn khớp bình thường. - Độ 1: đường viền của sụn bình thường nhưng sụn tổn thương tăng tín hiệu. - Độ 2: mặt sụn mòn hoặc loét < 50% bề dày sụn. - Độ 3: tổn thương phần lớn bề dày sụn > 50% nhưng < 100%. - Độ 4: tổn thương toàn bộ bề dày sụn. 1.5.2.4. Nội soi khớp Phương pháp nội soi khớp quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau (theo Outbright chia bốn độ), qua nội soi khớp kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác [62]. 1.5.2.5. Các xét nghiệm khác - Xét nghiệm máu và sinh hoá: Tốc độ lắng máu bình thường. - Dịch khớp: Đếm tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/1mm3.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2