intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Đặc điểm nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

21
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Đặc điểm nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang được thực hiện với mục tiêu nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang. Tìm hiểu kiến thức thực hành về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp trên ở mẹ của trẻ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Đặc điểm nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN XUÂN QUỲNH ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP TRÊN Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH HẬU GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA Hậu Giang – Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN XUÂN QUỲNH ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP TRÊN Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH HẬU GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.BS Lương Đình Lâm Bs.CKI. Trang Kim Phụng Ths. Trần Đỗ Thanh Phong Hậu Giang – Năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hậu Giang, ngày… tháng… năm… Người cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên)
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ẢNH ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1 Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3 1.1 Một số đặc điểm giải phẫu sinh lý hệ hô hấp và đặc điểm nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em........................................................................................... 3 1.1.1 Đặc điểm giải phẫu sinh lý hệ hô hấp ở trẻ em............................ 3 1.1.2 Đặc điểm nhiễm khuẩn hô hấp trên ............................................. 4 1.1.3 Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây NKHHT ..................... 5 1.1.4 Phân loại NKHHT........................................................................ 7 1.1.5 Xử trí NKHHCT .......................................................................... 7 1.1.6 Phòng bệnh................................................................................... 9 1.2 Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp ở trẻ em ............................... 9 1.2.1 Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp trên thế giới................................ 9 1.2.2 Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp trên tại Việt Nam ..................... 13 Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 17 2.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 17 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh ................................................................ 17 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ ..................................................................... 17
  5. 2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................. 17 2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 17 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................... 17 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu ........................ 17 2.2.3 Các biến số nghiên cứu .............................................................. 18 2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu..................................................... 23 2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................... 23 2.3 Đạo đức nghiên cứu .......................................................................... 24 Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 25 3.1 Đặc điểm chung của nhóm được nghiên cứu.................................... 25 3.1.1 Phân bố trẻ theo nhóm tuổi ........................................................ 25 3.1.2 Phân bố trẻ theo giới tính ........................................................... 25 3.1.3 Tuổi của mẹ ................................................................................ 26 3.1.4 Trình độ học vấn của mẹ ............................................................ 26 3.1.5 Nghề nghiệp của mẹ................................................................... 27 3.1.6 Phân bố theo địa dư.................................................................... 27 3.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm trẻ được nghiên cứu ... 28 3.2.1 Phân loại trẻ suy dinh dưỡng ..................................................... 28 3.2.2 Một số đặc điểm về tiền sử trẻ ................................................... 28 3.2.3 Triệu chứng cơ năng .................................................................. 29 3.2.4 Triệu chứng thực thể .................................................................. 30 3.2.5 Phân loại theo chẩn đoán bệnh học............................................ 30 3.2.6 Xét nghiệm bạch cầu trong máu ................................................ 31 3.2.7 Xét nghiệm bạch cầu trong máu của trẻ được phân loại theo chẩn đoán ............................................................................................................. 31
  6. 3.3 Hiểu biết và kiến thức thực hành của mẹ về bệnh NKHHT ............. 32 3.3.1 Kiến thức về bệnh ...................................................................... 32 3.3.2 Thái độ xử trí.............................................................................. 33 3.3.3 Chăm sóc trẻ............................................................................... 33 3.3.4 Dự phòng cho trẻ........................................................................ 34 3.4 Một số yếu tố liên quan với NKHHT Error! Bookmark not defined. 3.4.1 Mối liên quan giữa đặc điểm chung của mẹ và NKHHT ... Error! Bookmark not defined. 3.4.2 Một số yếu tố nguy cơ và NKHHTError! Bookmark not defined. Chương 4 - BÀN LUẬN............................................................................ 39 4.1 Đặc điểm chung của nhóm được nghiên cứu.................................... 39 4.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm trẻ được nghiên cứu ... 42 4.3 Hiểu biết và kiến thức thực hành của mẹ về bệnh NKHHT ............. 44 4.4 Một số yếu tố liên quan với NKHHT ............................................... 46 KẾT LUẬN ................................................................................................ 49 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ............................................................. 51 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NKHHCT Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính NKHHT Nhiễm khuẩn hô hấp trên THCS Trung học cơ sở - cấp 2 THPT Trung học phổ thông – cấp 3 SDD Suy dinh dưỡng
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Đặc điểm chung ........................................................................... 18 Bảng 2.2 Tiền sử ......................................................................................... 19 Bảng 2.3 Lâm sàng và cận lâm sàng ........................................................... 20 Bảng 2.4 Kiến thức, thực hành về bệnh ...................................................... 21 Bảng 3.1 Phân bố trẻ theo nhóm tuổi.......................................................... 25 Bảng 3.2 Phân bố trẻ theo giới tính ............................................................ 25 Bảng 3.3 Tuổi của mẹ ................................................................................. 26 Bảng 3.4 Trình độ học vấn của mẹ ............................................................. 26 Bảng 3.5 Nghề nghiệp của mẹ .................................................................... 27 Bảng 3.6 Phân bố theo địa dư ..................................................................... 27 Bảng 3.7 Phân loại trẻ suy dinh dưỡng ....................................................... 28 Bảng 3.8 Một số đặc điểm về tiền sử trẻ..................................................... 28 Bảng 3.9 Triệu chứng cơ năng .................................................................... 29 Bảng 3.10 Triệu chứng thực thể.................................................................. 30 Bảng 3.11 Phân loại theo chẩn đoán bệnh học ........................................... 30 Bảng 3.12 Số lượng bạch cầu trong máu .................................................... 31 Bảng 3.13 Số lượng bạch cầu trong máu theo chẩn đoán bệnh học ........... 31 Bảng 3.14 Kiến thức về bệnh của mẹ ......................................................... 32 Bảng 3.15 Thái độ xử trí của mẹ ................................................................. 33 Bảng 3.16 Chăm sóc trẻ của mẹ.................................................................. 33 Bảng 3.17 Dự phòng cho trẻ ....................................................................... 34 Bảng 3.18 Mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ và nhận biết NKHHT ..................................................................................................................... 34 Bảng 3.19 Mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ và hiểu biết về triệu chứng NKHHT ............................................................................................ 35 Bảng 3.20 Mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ và xử trí khi trẻ mắc NKHHT ....................................................................................................... 35 Bảng 3.21 Mối liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ và nhận biết NKHHT 36
  9. Bảng 3.22 Mối liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ và hiểu biết về triệu chứng NKHHT ....................................................................................................... 36 Bảng 3.23 Mối liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ và xử trí NKHHT ...... 37 Bảng 3.24 Một số yếu tố nguy cơ và NKHHT ........................................... 37
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp trên (NKHHT) là bệnh thường gặp và rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu đưa trẻ đến khám bệnh. Thống kê cho thấy mỗi trẻ trung bình trong một năm mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) từ 4-5 lần/trẻ/năm [3] [4]. Phần lớn (2/3 trường hợp) trẻ mắc NKHHT như viêm mũi họng cấp, viêm họng cấp, viêm xoang, … và thường tiên lượng nhẹ [2]. NKHHT thường không gây nguy hiểm cho trẻ, nhưng bệnh gây tốn kém cho xã hội, giảm chất lượng sống của trẻ, làm giảm công lao động của người nuôi dưỡng, một số trường hợp tiến triển nặng hơn gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Theo nghiên của Ngô Viết Lộc, Võ Thanh Tâm (2017), ta có thể thấy một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (p
  11. 2 xa điều kiện sống vẫn còn nhiều khó khăn nên tỉ lệ mắc NKHHCT nói chung và các bệnh NKHHT nói riêng còn cao [7]. Bệnh NKHHT ở trẻ nhỏ là một vấn đề sức khỏe cần được giải quyết. Việc nghiên cứu về đặc điểm bệnh các yếu tố nguy cơ, cũng như nâng cao kiến thức, thực hành của bà mẹ là điều quan trọng để phục vụ cho các can thiệp, chăm sóc được hiệu quả là rất cần thiết. Vì vậy tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với mục tiêu: 1- Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong NKHHT ở trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang. 2- Tìm hiểu kiến thức thực hành về phòng chống NKHHT ở mẹ của trẻ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang.
  12. 3 Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số đặc điểm giải phẫu sinh lý hệ hô hấp và đặc điểm nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em 1.1.1 Đặc điểm giải phẫu sinh lý hệ hô hấp ở trẻ em Bộ máy hô hấp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể - có chức năng thu nhận không khí từ bên ngoài vào để cung cấp oxy cho cơ thể, đồng thời thải khí cacbonic ra ngoài. Hệ hô hấp bao gồm từ mũi xuống họng, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi [4]. Hệ hô hấp trẻ em khác với người lớn, nhỏ hơn về kích thước và có những đặc điểm riêng biệt về giải phẫu và sinh lý, các tổ chức tế bào của bộ phận hô hấp nói chung và phổi nói riêng chưa hoàn toàn biệt hóa và đang ở giai đoạn phát triển. Trẻ dưới 6 tháng tuổi hô hấp chủ yếu qua mũi. Ở trẻ nhỏ, mũi và khoang hầu tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp. Vì vậy không khí đi vào không được sưởi ấm và lọc sạch đầy đủ. Niêm mạc mũi mỏng, mịn; lớp ngoài của niêm mạc gồm các biểu mô hình trụ giàu mạch máu và bạch huyết. Chức năng loại thải vi khuẩn, virus, bụi còn yếu do khả năng sát trùng của niêm dịch còn kém. Do những đặc điểm trên, khi bị nhiễm khuẩn hay hít không khí lạnh thì mũi họng dễ xuất tiết, tắc mũi, phù nề gây tắc nghẽn đường hô hấp và tăng công hô hấp. Các xoang cạnh mũi là các hốc rỗng bên trong một số xương ở mặt và sọ tạo thành, thông với khoang mũi. Sự phù nề niêm mạc mũi thường kéo theo sự phù nề và tắc nghẽn xoang. Các xoang mũi trẻ em xuất hiện từ từ cùng với sự phát triển cơ thể. Xoang hàm là xoang lớn nhất của hệ thống xoang cạnh mũi với thể tích lên đến 15ml, phát triển đầy đủ như người lớn ở năm 7-8 tuổi và ngừng phát triển sau 18 tuổi. Viêm xoang hàm ở trẻ > 6 tuổi. Xoang trán không xuất hiện rõ cho đến 5-6 tuổi và đạt tối đa ở tuổi 20, thể tích 4-7ml. Viêm xoang trán thường gặp ở trẻ >12 tuổi. Viêm xoang sàng cũng thường gặp ở trẻ > 12 tuổi, liên quan đến các cơ quan ở nền sọ và ổ mắt. Do đó, trước 4-5 tuổi, trẻ rất hiếm khi bị viêm xoang [3] [4].
  13. 4 Họng hầu trẻ em tương đối hẹp và ngắn, có hình phễu hẹp, sụn mềm và nhẵn. Họng phát triển mạnh trong năm đầu và vào tuổi dậy thì. Niêm mạc họng được phủ bằng lớp biểu mô rung hình trụ. Vòng bạch huyết Waldayer phát triển mạnh lúc trẻ được 4-6 tuổi cho đến tuổi dậy thì. Ở trẻ nhỏ duới 1 tuổi, tổ chức bạch huyết thường chỉ thấy VA phát triển còn amidan chỉ phát triển từ 2 tuổi trở lên. Khi VA bị viêm gây xuất tiết, phù nề vùng họng, gây tắc mũi sau làm trẻ phải thở bằng miệng. Thở bằng miệng sẽ không được sâu, không khí không được sưởi ấm, số lượng khí trao đổi ít hơn; lâu dần gây rối loạn toàn thân nghiêm trọng do thiếu khí kéo dài như: lồng ngực kém phát triển, bộ mặt VA. VA cũng ở gần vòi Eustache nên viêm VA kéo dài là nguyên nhân của viêm tai giữa tái diễn. Đường thở từ mũi đến thanh, khí, phế quản ở trẻ em là tương đối hẹp và ngắn, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu. Do những đặc điểm đó mà trẻ em dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, niêm mạc thanh khí phế quản dễ bị phù nề, xuất tiết và dễ bị biến dạng trong quá trình bệnh lý [3] [4] [19]. Hình 1 Phân loại nhiễm khuẩn hô hấp theo vị trí giải phẫu [19] 1.1.2 Đặc điểm nhiễm khuẩn hô hấp trên Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp cấp, chỉ tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn (do vi khuẩn hoặc vi rút) ở
  14. 5 đường hô hấp từ mũi họng đến phế nang. Lấy nắp thanh quản làm ranh giới để phân ra nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới [3] [4]. Nhiễm khuẩn hô hấp trên (NKHHT) là tình trạng liên quan đến đường hô hấp trên, bao gồm mũi, xoang, hầu, thanh quản, thường bao gồm các bệnh như viêm mũi, viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa và cảm lạnh thông thường. Hầu hết các bệnh trên có nguyên nhân do vi rút và vi khuẩn, hoặc đôi khi có nguồn gốc từ nấm hoặc giun sán, nhưng chúng ít phổ biến hơn. Phần lớn NKHHCT ở trẻ em là nhiễm khuẩn hô hấp cấp trên (2/3 truờng hợp) [3] [4]. 1.1.3 Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây NKHHT  Nguyên nhân chủ yếu là virus và vi khuẩn. Phần lớn NKHHCT ở trẻ (đặc biệt là NKHH trên) thường là các virus (60-70%). Vì phần lớn các virus có ái lực đường hô hấp, khả năng lây lan rất dễ dàng, tỷ lệ người lành mang virus cao và khả năng miễn dịch với virus ngắn và yếu. Ở các nước đang phát triển, virus vẫn là nguyên nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em. Các virus thường gây NKHHCT được xếp theo thứ tự [3] [4]. - Virus respiratory syncitial - Virus Influenzae - Virus Parainfluenzae - Virus Sởi - Virus Adeno - Virus Rhino - Virus Entero - Virus Corona Vi khuẩn còn là nguyên nhân quan trọng gây NKHHCT trẻ em, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Các loại vi khuẩn thường gây NKHHCT ở trẻ em xếp theo thứ tự sau: - Hemophilus Influenzae
  15. 6 - Streptococcus pneumoniae - Bordetella pertussis - Klebsiella trachomatis - Các vi khuẩn khác. Các nguyên nhân như nấm, ký sinh trùng… ít gặp hơn [3] [4].  Các yếu tố nguy cơ liên quan đến mắc và tử vong do NKHHCT Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước về dịch tễ học, nguyên nhân gây bệnh, lâm sàng và điều trị NKHHCT, đặc biệt là trong viêm phổi tại bệnh viện cũng như tại cộng đồng. Phân tích chi tiết các yếu tố nguy cơ gây NKHHCT thường gặp gồm: - Suy dinh dưỡng, đặc biệt là do thiếu sữa mẹ. - Trẻ sinh nhẹ cân dưới 2500g. - Sự trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh ở họng. - Nơi ở chật hẹp đông đúc. - Tiếp xúc với khí hậu lạnh. - Thiếu Vitamin A và tiêm chủng không đầy đủ. - Tiếp xúc với không khí ở nhiễm trong nhà. - Khói bếp, chất đốt. - Khói thuốc lá. - Đời sống kinh tế xã hội thấp, thu nhập gia đình thấp. Ở Việt Nam theo tổng kết và đánh giá năm 1993 của chương trình phòng chống NKHHCT đã đưa ra 2 lý do chính khiến cho trẻ mắc NKHHCT tử vong là trẻ không được đến cơ sở y tế kịp thời và trẻ không được điều trị đúng đắn. Trên cơ sở đó, các nội dung hoạt động chủ yếu của chương trình phù hợp theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới là [3] [13]: - Giáo dục kiến thức cho bà mẹ (phát hiện sớm khám kịp thời). - Huấn luyện cán bộ y tế cơ sở (phần lớn là xử trí chăm sóc đúng). - Cung cấp thuốc phù hợp và hiệu quả để điều trị.
  16. 7 1.1.4 Phân loại NKHHT * Viêm mũi họng: - Dịch tễ học: trong nhà hay nhà trẻ có trẻ bị cảm. - Triệu chứng: trẻ có cảm giác khô mũi sau đó chảy mũi ào ạt, sau 2 ngày bắt đầu sốt, sau 7 ngày sẽ hết sốt, trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho, uể oải, biếng ăn. - Khám: mũi sưng đỏ, dịch trong 2 hốc mũi, hai cuống mũi sưng to, họng đỏ [2] [4] [6]. * Viêm họng: - Triệu chứng lâm sàng: sốt, đau rát họng, đau khi nuốt, đau lan lên tai, đau cơ khớp. - Khám: niêm mạc mũi sưng đỏ, họng viêm đỏ, hạch cổ mềm đau, có thể nổi ban đỏ [2] [4] [6]. * Viêm amidan: - Triệu chứng: sốt, đau họng, khó nuốt, ho. - Khám: họng đỏ, amidan sưng đỏ (có chất tiết hoặc mủ), sờ có hạch góc hàm, hạch cổ sưng đau 2 bên [2] [4] [6]. 1.1.5 Xử trí NKHHCT Phác đồ xử trí trẻ ho hoặc khó thở ở trẻ em của chương trình NKHHCT (ARI) và Xử trí lồng ghép trẻ bị bệnh (IMCI) dùng cho cán bộ y tế, đặc biệt dành cho tuyến y tế cơ sở được thiết kế chủ yếu dựa trên hỏi bệnh, quan sát trẻ, đo nhiệt độ mà không đòi hỏi nhiều về kiến thức chuyên môn và kỹ thuật chuyên môn khám điều trị bệnh. Điều này phù hợp với mạng lưới y tế cơ sở còn yếu về chuyên môn dễ dàng nhận định đánh giá trẻ bệnh, đồng thời cán bộ y tế có thể hướng dẫn người mẹ có thể tự phát hiện và theo dõi trẻ bệnh giúp trẻ đến cơ sở y tế kịp thời hạn chế bệnh nặng và tử vong. Trên cơ sở đó chương trình chia làm 2 nhóm dấu hiệu dựa trên đặc điểm của trẻ theo nhóm tuổi như sau [3] [4]:  Nhóm trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi - Dấu hiệu: + Ho, cảm lạnh, chảy nước mũi, hoặc nghẹt mũi.
  17. 8 + Không thở nhanh. + Không có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào. - Xử trí: + Điều trị sốt (nếu có). + Nếu ho trên 30 ngày, chuyển đến bệnh viện để chẩn đoán. + Điều trị viêm tai, viêm họng (nếu có). + Khám và chữa các bệnh khác (nếu có). + Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà.  Trẻ dưới 2 tháng tuổi - Dấu hiệu: + Ho, không thở nhanh (dưới 60 lần/phút), không có dấu hiệu nguy kịch nào khác. - Xử trí: Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ tại nhà. + Giữ ấm trẻ. + Cho trẻ bú nhiều lần hơn. + Làm sạch thông mũi để trẻ dễ bú. Hướng dẫn bà mẹ theo dõi những dấu hiệu để đưa trẻ đi khám lại: + Khó thở hơn. + Thở nhanh hơn. + Bú kém hơn, bỏ bú. + Trẻ li bì khó đánh thức. + Trẻ nôn tất cả mọi thứ. Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ bị NKHHCT: Giúp cho bà mẹ biết được tình trạng bệnh của con mình, hiểu được cách chăm sóc, theo dõi tại nhà và làm đúng theo những hướng dẫn của cán bộ y tế như cách cho trẻ uống thuốc, cách cho trẻ bú, ăn, uống ra sao, cần theo dõi những dấu hiệu lệnh như thế nào để nếu có cần chuyển tới cơ sở y tế kịp thời. Mục đích cuối cùng là giúp trẻ nhanh chóng bình phục sức khỏe. Các kháng sinh thường dùng trong NKHHT (khi có chỉ định) [2]:
  18. 9 -Amoxicillin-clavulanate 50-80 mg/kg/ngày chia 2-3 lần. -Cefuroxim hay cefaclor 20-30 mg/kg/ngày chia 2 lần. -Macrolide: azithromycin, erythromycin, clarithromycin. 1.1.6 Phòng bệnh Để giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh NKHHCT ở trẻ em, cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh sau [3] [4]:  Đảm bảo nuôi trẻ bằng sữa mẹ, cho trẻ bú mẹ sau khi đẻ càng sớm, càng tốt, ăn sam một cách khoa học đảm bảo chế độ dinh dưỡng, đủ vitamin, đặc biệt là Vitamin A.  Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.  Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, không đun bếp trong nhà, không hút thuốc trong phòng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.  Giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh và khi thay đổi thời tiết.  Phát hiện sớm và xử trí kịp thời các trường hợp NKHHCT theo phác đồ.  Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho bà mẹ về cách thực hiện, xử trí và chăm sóc trẻ khi bị NKHHCT 1.2 Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp ở trẻ em 1.2.1 Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp trên thế giới Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện và ở cộng đồng trong đó hơn 90% các trường hợp tử vong tập trung ở các nước đang phát triển [3] [16]. Hiện nay, trên thế giới, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được thống kê là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo số liệu của WHO, mỗi trẻ trung bình trong một năm mắc NKHHCT từ 4 - 9 lần, ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỷ lượt trẻ mắc NKHHCT [2]. Nghiên cứu của Kumarl Rajesh (2012) tại Pakistan cho thấy tỷ lệ tử vong trẻ em do nhiễm khuẩn hô hấp cấp chiếm 19- 20% số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi. Trung bình số lần mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi là 4- 5 lần trong 1 năm [31].
  19. 10 Nhiễm trùng đường hô hấp trên là bệnh nhiễm trùng thường xuyên nhất ở trẻ em ở Hoa Kỳ và khắp các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Nó là nguyên nhân chính dẫn đến việc phải đến gặp bác sĩ nhi khoa. Một đứa trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bị cảm lạnh trung bình từ 6 đến 10 lần mỗi năm, và 10% đến 15% trẻ em ở độ tuổi đi học bị ít nhất 12 lần nhiễm bệnh mỗi năm. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là từ đầu mùa thu cho đến cuối mùa xuân, 2 dẫn đến việc nghỉ học thường xuyên [35]. Tại Hoa Kỳ, hàng năm số lần mắc nhiễm khuẩn hô hấp trên trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên sau sinh lên đến 12-32 triệu, và trẻ lớn hơn là 200 triệu. Nó dẫn đến hàng triệu lượt khám tại văn phòng và hơn 10 triệu đơn thuốc kháng sinh mỗi năm. Nguy cơ nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn với NKHHT được ước tính là từ 0,5% lên đến 5% đến 10% đối với viêm xoang cấp tính do vi khuẩn. Đối với viêm tai giữa cấp tính, nguy cơ ước tính lên đến 36% ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, giảm xuống còn 15% đối với trẻ từ 2 đến 3 tuổi [26]. Trong một nghiên cứu từ vùng nông thôn Uganda của Mbonye AK (2004), 37% trẻ em dưới 2 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp trên [34]. Tại một cuộc nghiên cứu ở miền tây Nepal của Chandrashekhar T Sreeramareddy và cộng sự (2006), cho thấy rằng kiến thức nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm về NKHHCT của các bà mẹ còn rất thấp. Không có bà mẹ nào biết đầy đủ các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh, 3,4% bà mẹ không biết bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào, 51% bà mẹ chỉ biết dấu hiệu sốt, 45,2% bà mẹ biết trẻ bệnh nặng hơn, 42,5% bà mẹ biết trẻ uống kém, 29,5% bà mẹ biết trẻ không uống được hoặc bỏ bú, 28,4% bà mẹ biết trẻ thở nhanh và 22,3% biết trẻ khó thở. Đồng thời thấy rằng 56,8% bà mẹ chăm sóc kịp thời, 26,4% bà mẹ chăm sóc hợp lý. Tổng hợp lại chỉ có 11,3% bà mẹ có chăm sóc vừa hợp lý và vừa kịp thời. [27] Một nghiên cứu có 500 trẻ em dưới 5 tuổi về tỷ lệ NKHHCT và các yếu tố liên quan ở khu vực thành thị và nông thôn của huyện Kancheepuram, Nam Ấn Độ của Dhananjaya Sharma và cộng sự, (năm 2010), cho thấy tỷ lệ NKHHCT là 27%, có 49,4% ở nhóm tuổi 1 – 4 sau đó là trẻ sơ sinh chiếm 39,6%. Trẻ nam chiếm 51,4% và trẻ nữ chiếm 48,6%. Đa số là các gia đình có đạo Hindu (96%).
  20. 11 NKHHCT được nhận thấy nhiều hơn trong số các tầng lớp xã hội thấp (79,3%), khoảng 42,8% các bà mẹ được giáo dục đến trường trung học, trong khi 30% không có bằng cấp chính thức, những người ở nhà kutcha (52,6%), nhà ở quá tải (63,7%), sử dụng khói để nấu ăn (67,4%), thông khí (70,4%), tiền sử hút thuốc của bố mẹ (55,6%), trẻ sinh nhẹ cân (54,8%) và trẻ suy dinh dưỡng (57,8%). [28] Một nghiên cứu cắt ngang về sự phổ biến nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi thuộc huyện Meerut, Ấn Độ của Goel K và cộng sự (năm 2012) cho thấy tỷ lệ NKHHCT được tìm thấy là 52%. Tổng cộng có 234 trường hợp NKHHCT đã được tìm thấy trong quá trình nghiên cứu. Số lượng các đợt NKHHCT trung bình là 2,25 lần mỗi trẻ một năm. Theo giới tính, 53,84% là nam và 46,15% là nữ. Các trường hợp NKHHCT được ghi nhận ở nhóm tuổi từ 1 – 4 (46,15%) và ở nhóm tuổi này là 45,24% là nam và 47,22% là nữ. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ em có tình trạng kinh tế xã hội thấp (35,89%), mẹ mù chữ (49,14%), điều kiện quá tải (70,94%), không thông thoáng (74,35%) và sử dụng chất đốt, khói (56,83%), suy dinh dưỡng (26,49%), khói thuốc lá (78,20%) [30]. Năm 2006, Chan G và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng kháng sinh của các bà mẹ đối với nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em tại Malaysia cho thấy, gần 68% các bà mẹ trong số họ tin tưởng rằng kháng sinh rất có ích trong điều trị cảm cúm thông thường, 69% có ích cho ho và 76% có ích cho sốt. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các cha mẹ thường nhận thức sai lệch về sử dụng kháng sinh đối với NKHHT cấp ở trẻ. Vì vậy việc nâng cao trình độ học vấn của các ông bố, bà mẹ có thể làm giảm kê đơn kháng sinh không cần thiết và việc kháng kháng sinh ở cộng đồng [29]. Năm 2016, Vinod K Ramadi và cộng sự đã khảo sát nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các khu ổ chuột đô thị của thành phố Gulbarga, thực hiện trong khoảng thời gian một năm, gồm 400 trẻ em. Tiền sử chảy dịch mũi, ho, sốt, đau họng, khó thở, bất kỳ dịch tiết nào từ tai đơn lẻ hoặc kết hợp, được sử dụng để nhận biết một đợt ARI. Nhịp thở > 60/phút (trẻ 50 (2-11 tháng) và > 40 (1-5 tuổi) ở trẻ bị ho, cảm, sốt đơn lẻ hoặc kết hợp được coi là tiêu chuẩn để nhận biết viêm phổi. Trong số 400 trẻ điều tra, NKHHCT được
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2