intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang màng nhện trong sọ tại Bệnh viện Việt Đức

Chia sẻ: Tiêu Kính Đằng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

53
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được thực hiện với mục tiêu nhằm: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nang màng nhện trong sọ được phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức từ 1/2012 đến 12/2013. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang màng nhện trong sọ tại Bệnh viện Việt Đức. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang màng nhện trong sọ tại Bệnh viện Việt Đức

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC PHẠM VĂN BÍNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT NANG MÀNG NHỆN TRONG SỌ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC Chuyên ngành: Ngoại khoa Mã số: NT 62 72 07 50 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ BỆNH VIỆN Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Đồng Văn Hệ Thái Nguyên - Năm 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học, các thầy cô trong bộ môn Ngoại Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên – Ban Giám đốc, các bác sĩ khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Đồng Văn Hệ người thầy đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, tập thể khoa Phẫu thuật Thần kinh, phòng Lưu trữ hồ sơ, khoa Giải phẫu bệnh- Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn cha mẹ, những người thân trong gia đình, những người luôn bên tôi động viên, dành cho tôi những điều kiện thuận lợi nhất để học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp trong quá trình học tập, cảm ơn tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu và thân nhân của họ đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tác giả BSNT Phạm Văn Bính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình của riêng tôi, do chính tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả BSNT Phạm Văn Bính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NNT : Nước não tủy TALNS : Tăng áp lực nội sọ WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) CLVT : Cắt lớp vi tính CHT : Cộng hưởng từ MRI : Magnetic resonance imaging CTSN : Chấn thương sọ não n : Số lượng bệnh nhân % : Tỷ lệ phần trăm T1W : T1 điều chỉnh (T1-weighted: T1W) T2W : T2 điều chỉnh (T2-weighted: T2W) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. Giải phẫu màng não ............................................................................... 3 1.2. Sinh bệnh lý nang dịch dưới nhện.......................................................... 5 1.2.1. Sinh lý nước não tủy ....................................................................... 5 1.2.2. Sinh bệnh lý nang dịch dưới nhện .................................................. 7 1.3. Tần xuất và sự phân bố .......................................................................... 8 1.4. Chẩn đoán nang màng nhện ................................................................. 10 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng .................................................................... 10 1.4.2. Chẩn đoán hình ảnh....................................................................... 12 1.5. Điều trị.................................................................................................. 15 1.5.1. Mục đích điều trị ........................................................................... 15 1.5.2. Chỉ định điều trị nang màng nhện ................................................. 15 1.5.3. Các phương pháp phẫu thuật ........................................................ 16 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 21 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân .......................................................... 21 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 21 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 22 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................. 22 2.2.2. Cỡ mẫu ..................................... 22 2.2.3. Cách thu thập số liệu ............................ 22 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 22 2.3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân ........................ 22 2.3.2. Đặc điểm lâm sàng ............................. 22 2.3.3. Đặc điểm hình ảnh trên phim cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính . 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. 2.3.4. Kết quả phẫu thuật.............................. 27 2.5. Các bước thu thập số liệu ............................ 29 2.6. Xử lý số liệu ......................................................................................... 30 2.7. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 30 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 31 3.1. Đặc điểm dịch tễ học ............................................................................ 31 3.2. Đặc điểm lâm sàng ............................................................................... 32 3.3. Chẩn đoán hình ảnh nang màng nhện .................................................. 33 3.4. Kết quả phẫu thuật nang màng nhện .................................................... 36 3.4.1. Cách thức phẫu thuật ............................ 36 3.4.2. Kết quả khi ra viện ............................. 36 3.4.3. Kết quả khám lại ............................... 37 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 40 4.1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh ............................................................... 40 4.1.1. Đặc điểm lâm sàng ............................. 40 4.1.2. Chẩn đoán hình ảnh ............................. 45 4.2. Kết quả phẫu thuật ............................................................................... 50 4.2.1. Chỉ định và lựa chọn phương pháp phẫu thuật ............ 50 4.2.2. Kết quả lâm sàng khi ra viện ....................... 57 4.2.3. Kết quả khám lại sau ≥ 3 tháng ..................... 57 4.2.4. Kết quả chụp CLVT kiểm tra ....................... 59 4.2.5. Liên quan giữa vị trí nang và kết quả khám lại sau mổ ...... 59 4.2.6. Liên quan giữa kích thước nang và kết quả khám lại ....... 60 4.2.7. Biến chứng .................................. 60 KẾT LUẬN .................................................................................................... 62 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Phân bố vị trí nang màng nhện trong sọ ..................................... 10 Bảng 1.2. Với trường hợp không giãn não thất .......................................... 16 Bảng 1.3. Với trường hợp có giãn não thất................................................. 16 Bảng 1.4. Các phương pháp phẫu thuật nang màng nhện .......................... 17 Bảng 2.1. Thang điểm Karnofsky ............................................................... 24 Bảng 2.2. Đánh giá kết quả dựa vào Karnofsky ......................................... 28 Bảng 3.1. Glassgow trước khi nhập viện .................................................... 32 Bảng 3.2. Điểm Karnofsky trước mổ .......................................................... 33 Bảng 3.3. Phân bố nang theo vị trí .............................................................. 33 Bảng 3.4. Tình trạng giãn não thất.............................................................. 34 Bảng 3.5. Hình ảnh trên phim chụp CLVT................................................. 34 Bảng 3.6. Kích thước nang trên phim CHT ................................................ 34 Bảng 3.7. Tín hiệu nang trên phim CHT .................................................... 35 Bảng 3.8. Các dấu hiệu chèn ép trên phim chụp CLVT và CHT ............... 35 Bảng 3.9. Cách thức phẫu thuật .................................................................. 36 Bảng 3.10. Triệu chứng lâm sàng ................................................................. 36 Bảng 3.11. Kết quả lâm sàng khi khám lại ................................................... 37 Bảng 3.12. Cải thiện lâm sàng sau phẫu thuật ≥ 3 tháng .............................. 37 Bảng 3.13. Liên quan giữa kết quả phẫu thuật với vị trí nang...................... 38 Bảng 3.14. Liên quan kết quả phẫu thuật và kích thước nang trên CHT ..... 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân loại theo nhóm tuổi .......................................................... 31 Biểu đồ 3.2. Phân loại theo giới .................................................................... 31 Biểu đồ 3.3. Triệu chứng lâm sàng ............................................................... 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Màng cứng ....................................................................................... 3 Hình 1.2. Màng nhện ....................................................................................... 4 Hình 1.3. Màng nuôi ........................................................................................ 5 Hình 1.4. Sự lưu thông nước não tủy .............................................................. 6 Hình 1.5. Nang màng nhện rãnh sylvien ......................................................... 9 Hình 1.6. Nang màng nhện trên yên ............................................................. 13 Hình 1.7. Nang màng nhện vùng góc cầu tiểu não. ....................................... 13 Hình 1.8. Nang màng nhện trong não thất ..................................................... 14 Hình 4.1. Nang vùng thái dương, có giãn não thất ....................................... 47 Hình 4.2. Nang màng nhện đường giữa, sát não thất .................................... 49 Hình 4.3. Lược đồ mô tả phương pháp nội soi mở thông nang vào bể NNT nền sọ ............................................................................................. 54 Hình 4.4. Mở thông nang vào bể NNT .......................................................... 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nang màng nhện (Arachnoid cysts) là một tổn thương dạng nang chứa nước não tủy (NNT), chủ yếu do bẩm sinh. Sự phân tách bất thường của màng nhện trong thời kỳ bào thai được cho là nguyên nhân của việc hình thành tổn thương này. Đa số nang màng nhện không gây diễn biến lâm sàng, một số trường hợp lớn dần theo thời gian và chèn ép các cấu trúc thần kinh xung quanh. Phần lớn các trường hợp, cơ chế van trượt (slit-valve) dường như đóng vai trò quan trọng trong việc lớn lên của nang theo thời gian. Ngoài ra còn gặp nang màng nhện mắc phải thường xảy ra sau chấn thương, xuất huyết hoặc nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương [4], [1], [3], [39], [27], [10], [58]. Nang màng nhện trong sọ chiếm tỉ lệ 1% trong số các thương tổn nội sọ. Bright là người đầu tiên mô tả tổn thương này vào năm 1831. Tỉ lệ phát hiện nang màng nhện thay đổi từ 0,1-0,7% trong các trường hợp mổ xác [23]. Triệu chứng lâm sàng tùy thuộc vào vị trí của nang màng nhện trong sọ. Gồm hai nhóm triệu chứng chính: tăng áp lực nội sọ và/ hoặc triệu chứng thần kinh khu trú [35], [24]. Nang màng nhện có thể phát hiện ở bất kỳ nơi nào tuy nhiên vị trí thường gặp nhất ở rãnh Sylvien (hố sọ giữa hay thái dương), chiếm tỉ lệ 49%- 66,2%(theo Phạm Anh Tuấn [4]. Một số trường hợp được chẩn đoán nang màng nhện do phát hiện tình cờ (khám bệnh định kỳ, chấn thương sọ não …) [39], [27], [43]. Nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật về các phương pháp chẩn đoán như chụp cắt lớp vi tính (CTVT), cộng hưởng từ (MRI) … thì việc chẩn đoán các bệnh về sọ não nói chung và nang màng nhện nói riêng đã có nhiều thuận lợi. Ngoài ra còn giúp ích cho quá trình chọn phương pháp điều trị được tốt nhất cho bệnh nhân [7], [10], [41], [55]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. 2 Về điều trị nang màng nhện hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về chỉ định phẫu thuật hay điều trị bảo tồn với các nang không có triệu chứng. Còn với nang màng nhện có triệu chứng thì có chỉ định phẫu thuật. Có nhiều phương pháp phẫu thuật: mở cửa sổ nang vào khoang dưới nhện, nội soi mở thông nang vào não thất hay bể đáy, đặt dẫn lưu nước não tủy trong nang vào ổ bụng. Ngày nay phương pháp điều trị được các bác sĩ phẫu thuật sử dụng nhiều là nội soi mở thông nang với não thất hay bể đáy với tỉ lệ thành công rất cao [5], [6], [2], [14], [18] (trên 80% theo Phạm Anh Tuấn [4]). Sự phát triển của phẫu thuật nội soi thần kinh đã góp phần nâng cao kết quả điều trị loại tổn thương này. Hiện nay các nghiên cứu về điều trị Nang màng nhện trong sọ còn ít được đề cập đến. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: "Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang màng nhện trong sọ tại Bệnh viện Việt Đức" với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nang màng nhện trong sọ được phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức từ 1/2012 đến 12/2013. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang màng nhện trong sọ tại Bệnh viện Việt Đức. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu màng não Hình 1.1: Màng cứng (Hình 100 Atlas giải phẫu người Frank H. Nétter, MD 2012) Màng não và màng tuỷ bao bọc não và tuỷ gồm có 3 màng: - Màng cứng (dura mate pachymeninx) là màng xơ dày dính vào mặt trong xương sọ và cột sống. Màng cứng gồm có 2 lá, ở trong khoang sọ 2 lá này dính chặt với nhau (chỗ chúng tách ra tạo thành các xoang); ở trong ống sống, giữa 2 lá có mô mỡ xốp, có hệ thống tĩnh mạch phong phú (khoang ngoài màng cứng). - Màng nhện (arachnoidea) là màng mỏng nằm giữa màng cứng và màng mềm,cách màng cứng bởi một khoảng ảo, cách màng mềm bởi khoang dưới nhện, gồm tổ chức sợi lỏng lẻo sát mặt trong màng cứng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. 4 Hình 1.2: Màng nhện (Hình 102 Atlas giải phẫu người Frank H. Nétter, MD 2012) - Màng nuôi hay màng mềm (pia mater, leptomeninx), phủ trực tiếp lên tổ chức thần kinh, dính sát tổ chức não, có nhiều mạch máu, phân phối khắp bề mặt của não. Giữa màng nuôi và màng nhện là khoang dưới nhện, chứa và lưu thông dịch não tuỷ. Ở tuỷ sống, khoang dưới nhện khá rộng. Màng não có liên quan trực tiếp tới vỏ não và các dây thần kinh sọ não. Vì vậy, khi viêm màng não, có thể gây tổn thương đại não và các dây thần kinh sọ não. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 5 Hình 1.3: Màng nuôi (Hình 99 Atlas giải phẫu người Frank H. Nétter, MD 2012) 1.2. Sinh bệnh lý nang dịch dƣới nhện 1.2.1. Sinh lý nước não tủy Nước não tủy trao đổi vật chất 2 chiều với tổ chức thần kinh trung ương bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng và lấy đi các chất thải sinh ra trong quá trình chuyển hóa. Nước não tủy là một loại dịch ngoại bào đặc biệt lưu thông trong các não thất và trong khoang dưới nhện do các đám rối màng mạch trong các não thất bài tiết. Số lượng nước não tủy ở người trưởng thành khoảng 450 - 500ml và trong 24 giờ nước não tủy được đổi mới từ 3 đến 4 lần.  Sự lưu thông của nước não tủy. - Nước não tuỷ tiết ra trong các não thất bên bởi các đám rối màng mạch (plexuschoriodeus) hay còn gọi là đám rối mạch mạc, nước não tuỷ từ não Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. 6 thất bên chảy vào não thất 3 qua lỗ Monro, từ não thất 3 qua cống Sylvius vào não thất 4, từ não thất 4 dịch não tuỷ chảy vào khoang dưới nhện qua các lỗ Magendie và Luschka đi vào khoang dưới nhện rồi bao bọc xung quanh não bộ và tủy sống. - Nước não tuỷ được hấp thụ bởi các hạt Pacchioni (là tổ chức đặc biệt của màng nhện), ngoài ra còn bởi các tĩnh mạch màng não. Như vậy khi tổn thương màng não, nhất định có những thay đổi trong nước não tuỷ. Sau đó, nước não tủy được các mao mạch hấp thu trở lại để đi vào tuần hoàn chung. Khi các đường lưu thông này bị tắc, nước não tủy sẽ ứ đọng lại trong các não thất gây nên bệnh não úng thủy (hydrocephalus). Hình 1.4: Sự lƣu thông nƣớc não tủy (Hình 109 Atlas giải phẫu người Frank H. Nétter, MD 2012) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. 7  Chức năng của nước não tủy  Chức năng dinh dưỡng và đào thải Nước não tủy trao đổi vật chất 2 chiều với tổ chức thần kinh trung ương bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng và lấy đi các chất thải sinh ra trong quá trình chuyển hóa.  Chức năng bảo vệ Nước não tủy có tác dụng bảo vệ tổ chức thần kinh thông qua 2 cơ chế - Ngăn cản không cho các chất độc lọt vào tổ chức thần kinh: - Đóng vai trò như một hệ thống đệm để bảo vệ não và tủy khỏi bị tổn thương mỗi khi bị chấn thương. 1.2.2. Sinh bệnh lý nang dịch dưới nhện 1.2.2.1. Sinh lý bệnh Nguyên nhân chính xác của nang màng nhện không được biết. Các nhà nghiên cứu tin rằng hầu hết các trường hợp nang màng nhện là dị tật phát triển phát sinh từ sự phân tách không giải thích được hoặc rách màng nhện. Nang màng nhện có thể xuất hiện sau một chấn thương sọ não có tổn thương màng não. Trong một số trường hợp, nang màng nhện xảy ra ở hố sọ giữa có kèm theo tình trạng kém phát triển (giảm sản) hoặc nén của thùy thái dương. Vai trò chính xác mà bất thường thùy thái dương trong sự phát triển của nang màng nhện là không rõ. Có một số trường hợp rối loạn di truyền đã được thấy với nang màng nhện. Một số biến chứng của nang màng nhện có thể xảy ra khi một nang bị hư hỏng vì chấn thương đầu nhẹ. Chấn thương có thể gây ra các chất lỏng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. 8 trong một nang bị rò rỉ vào các khu vực khác (ví dụ, khoang dưới nhện). Các mạch máu trên bề mặt của một nang có thể rách và chảy máu vào trong nang (xuất huyết intracystic), tăng kích thước của nó. Nếu mạch máu chảy máu bên ngoài của một nang, sẽ dẫn đến tụ máu trong sọ. Trong các trường hợp bệnh sốt xuất huyết và tụ máu, các cá nhân có thể có các triệu chứng của tăng áp lực trong sọ và dấu hiệu chèn ép dây thần kinh. Nang màng nhện cũng có thể xảy ra thứ phát do rối loạn khác như hội chứng Marfan, tái diễn, hoặc bất sản của thể chai. 1.2.2.2 Giải phẫu bệnh - Thành nang bản chất là màng nhện - Dịch trong nang là nước não tủy 1.3. Tần xuất và sự phân bố Nang màng nhện trong sọ chiếm tỉ lệ 1% trong số các thương tổn nội sọ. Tỉ lệ phát hiện nang màng nhện thay đổi từ 0,1% - 0,7% trong các trường hợp mổ xác [23]. Tần suất mắc phải ở nam cao gấp 2-3 lần so với nữ giới [61]. Nang xuất hiện bên trái nhiều hơn bên phải với tỉ lệ 1,5:1, đối với nang ở rãnh Sylvien thì sự chênh lệch này rất rõ nét với tỉ lệ trái: phải là 2,5: 1 [31], [10], [58]. Nang màng nhện có thể phân phối khắp nơi trong sọ, có thể ở một bên hay hai bên. Trong một nghiên cứu với 229 bệnh nhân, có 6 (2,01%) trường hợp nang màng nhện xuất hiện ở cả hai bên thái dương [32]. Vị trí thường gặp nhất là rãnh Sylvien, chiếm tỉ lệ 49% - 66,2% các nang màng nhện trong sọ. Các vị trí khác có thể gặp: trán, yên và trên yên, góc cầu tiểu não…[11], [8]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. 9 Hình 1.5: Nang màng nhện rãnh sylvien Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. 10 Bảng 1.1: Phân bố vị trí nang màng nhện trong sọ Vị trí Tỉ lệ % Trên lều Rãnh Sylvien (Hố thái dương) 49-66,9 Vùng yên và trên yên 9-15 Vùng tuyến tùng 5-10 Rãnh liên bán cầu 5-8 Vòm não 4-15 Dưới lều Thùy nhộng 9-17 Bán cầu tiểu não 5-11 Góc cầu tiểu não (VPA) 4-11 Mặt dốc 0,5-3 1.4. Chẩn đoán nang màng nhện Chụp CLVT cho thấy một nang màng nhện điển hình Chẩn đoán chủ yếu dựa vào MRI. Rất nhiều trường hợp nang màng nhện phát hiện một cách ngẫu nhiên trên phim chụp MRI khi bệnh nhân đi khám vì lý do lâm sàng khác như chấn thương sọ não hay các bệnh lý về não. Trong thực tế, chẩn đoán nang màng nhện có thể xuất hiện các triệu chứng và có nhiều nang màng nhện không thấy có hay phát triển các triệu chứng. 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng của nang màng nhện trong sọ gồm hai nhóm triệu chứng chính: Tăng áp lực nội sọ và/hoặc chèn ép não khu trú, tùy theo vị trí của nang màng nhện mà có các triệu chứng sau. + Hội chứng tăng áp lực nội sọ biểu hiện qua 3 triệu chứng chính: đau đầu; nôn, buồn nôn; phù gai thị: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. 11  Đau đầu: Gặp trong 50% trường hợp với đặc tính đau đầu ngày càng tăng nhất là nửa đêm về sáng, lúc đầu đau không thường xuyên sau trở nên liên tục cả ngày. Vị trí rất thay đổi tùy vị trí tổn thương, tùy nguyên nhân, nhưng thường toàn đầu, có thể ở vùng trán, thái dương, chẩm, ở mắt.  Nôn: nôn thường đi sau cơn nhức đầu, nôn dễ dàng (gọi là nôn vọt) thường vào buổi sáng, sau nôn có thể đỡ đau đầu, dùng thuốc chống nôn ít hiệu quả. Nếu nôn nhiều gây suy kiệt.  Phù gai thị: Giảm thị lực do thay đổi đáy mắt (nhìn mờ). Ngoài ra có nhìn đôi hay khó nhìn do liệt dây VI. Lúc đầu nhìn mờ chốc lát nhất về sáng rồi giảm về trưa chiều. + Giảm thị lực: có thể do phù gai thị, do giao thoa thị giác bị chèn ép, hoặc do cả hai cơ chế này. - Nang màng nhện rãnh Sylvien: Thường gây động kinh, đau đầu, có thể yếu nhẹ 1/2 người khi nang lớn (ít gặp).Thăm khám có thể ghi nhận dấu hiệu lồi sọ khu trú ở vùng thái dương [19], [8], [56], [43], [61]. - Nang màng nhện vùng yên và trên yên: Đau đầu do tăng áp lực nội sọ, đầu lớn, rối loạn nội tiết: dậy thì sớm, giảm thị lực, rối loạn thăng bằng.Tổn thương này thường gây ra dạng hội chứng đầu lắc ở trẻ em (bobble-head doll syndrome).Một số trường hợp dậy thì sớm là triệu chứng sớm của bệnh.Trong một nghiên cứu với 25 trường hợp nang màng nhện vùng trên yên, ghi nhận triệu chứng của tăng áp lực nội sọ chiếm tỉ lệ 52%, đầu to 48% [26]. Nang màng nhện vùng tuyến tùng: có thể gây hội chứng Parinaud hoặc song thị [35], [10]. Nang màng nhện số sau: gây đau đầu, rối loạn thăng bằng, chóng mặt [59], [43]. Nang màng nhện vòm não thường gây động kinh,đau đầu [59], [43]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2