Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
lượt xem 36
download
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trình bày tổng quan về thị trường Hoa Kỳ và quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, tổng quan quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, một số giải pháp giúp đỡ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ Họ và tên sinh viên : Phạm Tuyết Khanh Lớp : Anh 8 Khóa : 41C - KTNT Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Quang Minh Hà Nội, tháng 11 năm 2006
- MỤC LỤC Lời mở đầu ........................................................................................................... 1 Chƣơng I: Tổng quan về thị trƣờng Hoa Kỳ và quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ ....................................................................... 4 I. Tổng quan về thị trƣờng Hoa Kỳ ........................................................... 4 1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và dân cƣ ......................... 4 2. Vài nét về nền kinh tế Hoa Kỳ ...................................................... 5 3. Môi trƣờng luật pháp và chính sách thƣơng mại Hoa Kỳ .............. 7 3.1 Một số chính sách pháp luật thương mại của Hoa Kỳ ... 7 3.2 Chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ ................................ 8 4. Một số điều cần biết khi làm ăn với các doanh nghiệp Hoa Kỳ .. 10 II. Tổng quan quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ ......................... 12 1. Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc ..... 12 2. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc ................................... 13 3. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc .......................... 15 III. Một số sự kiện nổi bật trong quan hệ thƣơng mại hai nƣớc ............... 16 1. Các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa và tôm Việt Nam ........... 16 2. Hiệp định dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ ...................................... 19 3. Vấn đề Quốc hội Hoa Kỳ cấp PNTR cho Việt Nam ................... 20 Chƣơng II: Thực trạng xuất khẩu một số mặt hang xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ ................................................ 23
- I. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ 23 1. Thuận lợi .................................................................................... 23 2. Khó khăn .................................................................................... 25 II. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ ...................................................................................... 27 1. Mặt hàng dệt may ....................................................................... 27 Giới thiệu về nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ ............. 27 1.2 Thuận lợi và khó khăn ................................................. 28 1.3 Kim ngạch xuất khẩu dệt may ...................................... 31 1.4 Cơ cấu xuất khẩu dệt may ........................................... 32 2. Mặt hàng thuỷ sản ...................................................................... 33 Giới thiệu về nhập khẩu thuỷ sản Hoa Kỳ ................... 33 Thuận lợi và khó khăn ................................................. 34 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ..................................... 36 Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản .......................................... 37 3. Mặt hàng giày dép ...................................................................... 39 Giới thiệu nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ ................ 39 Thuận lợi và khó khăn ................................................ 41 Kim ngạch xuất khẩu giày dép ..................................... 43 Cơ cấu xuất khẩu giày dép .......................................... 44 4. Mặt hàng cà phê ......................................................................... 44 Giới thiệu nhập khẩu cà phê Hoa Kỳ ........................... 44 Thuận lợi và khó khăn ................................................. 45 Kim ngạch xuất khẩu cà phê ........................................ 46 Cơ cấu xuất khẩu cà phê ............................................. 47 5. Mặt hàng đồ gỗ .......................................................................... 47
- Giới thiệu nhập khẩu đồ gỗ Hoa Kỳ ............................ 47 Thuận lợi và khó khăn ................................................. 48 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ ......................................... 50 Cơ cấu xuất khẩu đồ gỗ ............................................... 51 III. Những tồn tại và hạn chế trong việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang thị trƣờng Hoa Kỳ ........................................................................ 52 Chƣơng III : Một số giải pháp giúp đỡ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ .................... 55 I. Dự đoán xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Hoa Kỳ ..................... 55 1. Cơ sở để dự báo triển vọng xuất khẩu của VN sang Hoa Kỳ ...... 55 2. Dự báo tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ đến năm 2010 ........................................................ 58 II. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Hoa Kỳ . 61 1. Nhóm giải pháp vĩ mô ................................................................ 61 2. Nhóm giải pháp vi mô ................................................................ 64 3. Nhóm giải pháp cho từng mặt hàng cụ thể .................................. 69 3.1 Mặt hàng dệt may ........................................................ 69 3.2 Mặt hàng giầy dép ....................................................... 72 3.3 Mặt hàng thủy sản ....................................................... 73 3.4 Mặt hàng cà phê .......................................................... 76 3.5 Mặt hàng đồ gỗ ........................................................... 77 Kết luận ................................................................................................................ 79 Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 81 Phụ lục .................................................................................................................. 85
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C LỜI MỞ ĐẦU - Tính cấp thiết của đề tài Với kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2005 lên tới 1.998 tỷ USD và tốc độ tăng trƣởng kim ngạch trung bình hàng năm 9,9%, Hoa Kỳ là thị trƣờng khổng lồ và hấp dẫn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trên thế giới. Kể từ khi Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ đƣợc ký kết (2001), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã có sự tăng trƣởng mạnh mẽ, từ 1,065 tỷ USD năm 2001 lên 5,9 tỷ USD năm 2005. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam nhƣ dệt may, thủy sản, giày dép… chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ đến nay vẫn còn nhiều hạn chế: một là Hoa Kỳ còn là một thị trƣờng rất mới đối với Việt Nam nên các doanh nghiệp vẫn chƣa nắm rõ những thủ tục pháp lý và chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ; hai là còn tồn tại những bất đồng trong văn hoá kinh doanh và các tập quán buôn bán giữa hai nƣớc Việt Nam và Hoa Kỳ; ba là năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam còn yếu do chƣa có hàm lƣợng công nghệ kỹ thuật cao, chủ yếu còn là các sản phẩm thô và sơ chế; bốn là Việt Nam chƣa trở thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) nên tiềm lực xuất khẩu của nƣớc ta sang Hoa Kỳ vẫn gặp nhiều hạn chế và bất lợi trong các vụ tranh chấp thƣơng mại. Do hoạt động xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ vẫn còn những tồn tại nói trên nên việc nghiên cứu thực trạng và đƣa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ trở thành những vấn đề cần thiết và bức xúc, đòi hỏi phải có những phân tích chính xác và kịp thời để có những giải pháp phù hợp. - Mục tiêu nghiên cứu -1-
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C Từ việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ, đồng thời phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với từng mặt hàng, khoá luận đƣa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những điểm yếu, hạn chế thách thức, phát huy tối đa những điểm mạnh, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu năm mặt hàng chủ lực của Việt Nam bao gồm: dệt may, thuỷ sản, giày dép, cà phê và đồ gỗ trong thời kỳ từ năm 2000 đến nay và đƣa ra những giải pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu năm mặt hàng này sang thị trƣờng Hoa Kỳ. - Phương pháp nghiên cứu Khoá luận áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: so sánh, đối chiếu, tổng hợp, thống kê, phân tích… dựa trên các số liệu thu thập đƣợc để làm nổi bật những thành tựu đã đạt đƣợc và những hạn chế cần khắc phục. - Kết cấu của khóa luận: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khoá luận đƣợc chia ra làm ba chƣơng: Chƣơng I : Tổng quan về thị trƣờng Hoa Kỳ và quan hệ thƣơng mại Việt Nam- Hoa Kỳ Chƣơng II : Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ Chƣơng III : Một số giải pháp giúp đỡ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ Em xin chân thành cảm ơn T.S Nguyễn Quang Minh đã có những ý kiến đóng góp quý báu giúp em hoàn thành khóa luận này. -2-
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Tham tán thƣơng mại Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Duy Khiên đã cung cấp những thông tin tƣ liệu cần thiết về tình hình quan hệ thƣơng mại hai nƣớc Việt Nam và Hoa Kỳ trong những năm qua. Cuối cùng, em xin cảm ơn Thƣ viện trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng với những tƣ liệu tham khảo hết sức quý giá giúp em hoàn thành tốt khoá luận này. -3-
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG HOA KỲ VÀ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ I/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG HOA KỲ 1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và dân cƣ Vị trí địa lý : Hoa Kỳ nằm ở Bắc Hoa Kỳ, phía đông là Bắc Đại Tây Dƣơng, phía tây là Bắc Thái Bình Dƣơng, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô. Tổng diện tích : 9.629.254 km2, chiếm 6,2% diện tích toàn cầu, trong đó diện tích đất đai là 9.159.123 km2 và diện tích mặt nƣớc là 470.131 km2. Tài nguyên: than đá, đồng, chì, molybdenum, phốt phát, uranium, bô xít, vàng, quặng sắt, thuỷ ngân, nicken, muối kali, bạc, tungsten, thiếc, dầu lửa, khí... Dân số: 297.883.322 (năm 2006) trong đó: Tốc độ tăng dân số hàng năm khoảng 0,92% Mật độ : 32 ngƣời / km2 Sắc tộc : ngƣời da trắng chiếm 77,1%, ngƣời da đen chiếm 12,9%, ngƣời Châu Á 4,2%, còn lại là thổ dân và các dân tộc khác. Khoảng 30% dân số Hoa Kỳ là ngƣời nhập cƣ. Hiện nay, hàng năm Hoa Kỳ có khoảng 1 triệu ngƣời nhập cƣ. Lịch sử : Hoa Kỳ tách ra khỏi khối thuộc địa Anh năm 1776 và đƣợc công nhận là một quốc gia độc lập sau khi Anh và Hoa Kỳ ký Hiệp ƣớc Paris năm 1783. Hiện nay, Hoa Kỳ có 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc. Thủ đô : Thủ đô Hoa Kỳ hiện nay là Washington D.C (Washington là họ của tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ là George Washington và DC là viết tắt của The District of Columbia – tên trƣớc đây của vùng đất này). Washington DC có diện tích là 176 km2 và khoảng gần 600 nghìn dân. -4-
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C 2. Vài nét về nền kinh tế Hoa Kỳ 2.1 Quy mô kinh tế Mặc dầu, tỷ trọng GDP của Hoa Kỳ trong tổng GDP của toàn thế giới có xu hƣớng giảm, xong Hoa Kỳ vẫn là nƣớc có thu nhập quốc dân lớn nhất và có thu nhập bình quân đầu ngƣời đứng đầu thế giới. Năm 2006, tổng thu nhập quốc dân của Hoa Kỳ ƣớc tính khoảng 13.049,299 tỷ USD, tăng 2,67% so với GDP năm 2005 và chiếm khoảng trên 31% tổng thu nhập quốc dân toàn cầu. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Hoa Kỳ trong cùng năm ƣớc tính khoảng 43.555 USD. 2.2 Cơ cấu kinh tế Trong cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ, hiện nay, có tới 79,4% GDP đƣợc tạo ra từ các ngành dịch vụ, trong khi đó công nghiệp chỉ chiếm 19,7% và nông nghiệp chỉ đóng góp 0,9%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Hoa Kỳ còn tiếp tục tăng trong các năm tới. Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ bao gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hoá chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khoáng. Các ngành chế tạo hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, hoá chất là những ngành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kỳ. Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, hiện nay, Hoa Kỳ chiếm khoảng 50% tổng lƣu lƣợng thanh toán và đầu tƣ quốc tế thực hiện bằng đồng đôla. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Hoa Kỳ gồm lúa mỳ, các loại ngũ cốc khác, ngô, hoa quả, bông, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản phẩm sữa, lâm sản, cá. 2.3 Tốc độ tăng trưởng Bảng sau sẽ cho thấy tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Hoa Kỳ không ổn định và không đồng đều qua các năm từ 2000 đến năm 2005. Trong đó tốc độ tăng GDP thấp nhất là vào năm 2001, chỉ đạt 0,5%. Nguyên nhân chính là do sự kiện khủng bố ngày 11/9 đã làm ảnh hƣởng nặng nề đến nền kinh tế Hoa Kỳ. -5-
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C H×nh 1: Tèc ®é t¨ng tr-ëng GDP cña Hoa Kú 6.00% 5.0% 5.00% 4.4% 4.00% 3.5% 3.1% 3.00% 2.2% 2.00% 1.00% 0.5% 0.00% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nguồn: Tổng hợp từ các thống kê kinh tế của Hoa Kỳ 2.4 Hoạt động thương mại Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm khoảng 25% GDP, là nƣớc xuất, nhập khẩu lớn nhất thế giới. Bất chấp giá dầu cao và hậu quả nặng nề của cơn bão Katrina, năm 2005 Hoa Kỳ xuất khẩu trị giá 1.272 tỷ đôla và nhập khẩu trị giá 1.998 tỷ đôla, tăng 11,77% và 11,93% so với năm 2004. Các sản phẩm xuất khẩu gần đây có sự giảm sút là thiết bị, máy móc đầu vào, ô tô và phụ tùng, động cơ, thực phẩm, bia. Những mặt hàng có sự tăng trƣởng là hàng hoá tiêu dùng cao cấp, thiết bị và máy móc công nghiệp và nguyên vật liệu mới. Các mặt hàng nhập khẩu gần đây có sự tăng trƣởng là hàng tiêu dùng, bia, thực phẩm,… và những mặt hàng có sự suy giảm là nguyên vât liệu và thiết bị công nghiệp, hàng hoá đầu vào, ô tô và phụ tùng, động cơ… Hoa Kỳ bị thâm hụt thƣơng mại ở mức cao liên tiếp trong gần 2 thập kỷ, đặc biệt tăng liên tục ở mức kỷ lục là 726 tỷ đô la năm 2005, chiếm 5,8%, vƣợt mức báo động (5,5% GDP). -6-
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C Bảng 1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ thời kỳ 2000-2005 (đơn vị : tỷ USD) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng xuất khẩu 1.070,1 1.007,6 974,1 1.018,6 1.138 1.271,1 Hàng hoá 772,0 718,7 681,9 713,8 819 892,5 Dịch vụ 298,1 288,9 292,2 304,8 319 378,6 Tổng nhập khẩu 1.445,4 1.365,4 1.392,1 1.507,9 1.785 1996,9 Hàng hoá 1.224,4 1.145,9 1.164,7 1.263, 1.526 1674,6 Dịch vụ 221,0 219,5 227,4 244,8 259 322,3 Cán cân thƣơng mại -75,4 -57,8 -418,0 -489,4 -647 -725,8 Hàng hoá -452,4 -427,2 -482,9 -549,4 -707 -782,1 Dịch vụ 77,0 69,4 64,8 60,0 60 56,3 Nguồn: Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ 2.5 Các bạn hàng chính Hiện nay, Hoa Kỳ có quan hệ buôn bán với 230 nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các bạn hàng buôn bán lớn nhất của Hoa Kỳ là Canada, Mexico, Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Anh, Đức, Pháp, Hà Lan. Kể từ năm 2003 đến nay, Trung Quốc đã vƣợt Mêhicô trở thành nƣớc xuất khẩu lớn thứ 2 vào Hoa Kỳ, sau Canada. 3. Môi trƣờng luật pháp và chính sách thƣơng mại của Hoa Kỳ 3.1 Một số chính sách và pháp luật thương mại của Hoa Kỳ Luật thƣơng mại Hoa Kỳ có rất nhiều và phức tạp. - Luật thương mại 1930: đƣợc ban hành nhằm bảo hộ các nhà sản xuất Hoa Kỳ khỏi hàng hoá giá cả thấp đƣợc sản xuất ở nƣớc ngoài. - Luật Thoả thuận thương mại có đi có lại 1934: Các nhà làm chính sách của Hoa Kỳ nhanh chóng nhận ra sai lầm của chủ nghĩa bảo hộ và hƣớng tới thị -7-
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C trƣờng tự do. Năm 1934, đạo luật này trở thành hòn đá tảng trong chính sách thƣơng mại của Hoa Kỳ. - Mở rộng điều luật năm 1954 và các điều khoản tự vệ: Sự mở rộng điều luật vào năm 1955 và 1958 bao gồm các điều khoản giải thoát cho miễn giảm thuế quan. Năm 1958, Quốc hội Hoa Kỳ đã cho phép tổng thống đƣa ra sự nhƣợng bộ thuế lên tới 20% và đƣợc trải đều trong 4 năm. - Luật cải cách thương mại 1974: cho phép Chính phủ đƣợc quyền cắt giảm 60% mức thuế quan sau vòng đàm phán hậu Kenedy và loại bỏ các thuế nhập khẩu mức 5% hoặc nhỏ hơn nhƣ một bộ phận của thoả thuận thƣơng mại với các nƣớc khác. - Luật công ty thương mại xuất khẩu 1982: khuyến khích việc thành lập các công ty thƣơng mại tổng hợp nhƣ ở các nƣớc khác. Điều luật này cho phép các hãng của Hoa Kỳ hợp sức với nhau để bán sản phẩm của họ ở nƣớc ngoài ngay cả khi Luật chống độc quyền không cho phép họ hành động nhƣ vậy trong phạm vi Hoa Kỳ. - Luật thuế quan và thương mại 1984: Luật này cho phép Tổng thống thƣơng lƣợng giảm bớt hoặc loại bỏ hàng rào đối với thƣơng mại trong lĩnh vực dịch vụ, sản phẩm công nghệ cao, mua bán và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Luật này cũng cho phép thƣơng lƣợng với Isarel về khu vực mậu dịch tự do. Sau 60 năm ban hành Đạo luật thoả thuận thƣơng mại có đi có lại – hòn đá tảng trong chính sách thƣơng mại của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã trở nên một trong những cƣờng quốc thƣơng mại lớn nhất thế giới. Yếu tố quan trọng nhất duy trì sức cạnh tranh là tính mở cửa của nền kinh tế Hoa Kỳ. Chính sách thƣơng mại hiện nay của Washington không chỉ khác với chính sách trƣớc đây ở sự nỗ lực của giới cầm quyền áp dụng một cách triệt để hơn nữa khái niệm “buôn bán bình đẳng” mà còn bởi sự xuất hiện của những dấu hiệu biến dạng nhất định trong nguyên tắc có đi có lại. -8-
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C 3.2 Chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ Nằm trong tổng thể chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ phục vụ cho lợi ích của quốc gia, cụ thể là phục vụ cho ngƣời tiêu dùng và phát triển các ngành kỹ thuật cao, từ đó tối ƣu hoá cơ cấu nền kinh tế. Xét tổng thể, chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ có năm mục đích nổi bật nhƣ sau: Hàng hoá nhập khẩu nhằm mục đích đa dạng hoá nền kinh tế và tăng tính năng động cho mỗi ngành sản xuất cũng nhƣ từng doanh nghiệp Hoa Kỳ. Tăng cƣờng cạnh tranh giữa doanh nghiệp Hoa Kỳ và doanh nghiệp nƣớc ngoài, tiến tới cải thiện công nghệ quản lý, công nghệ kỹ thuật và cuối cùng là giảm giá bán cho ngƣời tiêu dùng. Tăng cƣờng cơ hội và phạm vi lựa chọn cho ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ. Tạo đối trọng nhằm gây sức ép để các nƣớc đối tác mở cửa thị trƣờng cho sản phẩm của Hoa Kỳ. Kết hợp chặt chẽ với các chính sách quân sự và ngoại giao tạo thành công cụ gây sức ép trong quan hệ đối ngoại, điển hình là công cụ trừng phạt hoặc trợ giúp kinh tế. Về nhập khẩu, một mặt Hoa Kỳ chủ trƣơng sản xuất những hàng hoá và dịch vụ gì nƣớc khác không sản xuất nổi và tập trung vào những ngành cần nhiều công nghệ tinh vi phức tạp nhƣng cũng đem lại nhiều lợi nhuận nhất, mặt khác khuyến khích việc nhập khẩu hàng hoá rẻ tiền cần nhiều sức lao động, nhằm hạ giá thành đối với sản phẩm tiêu dùng, đáp ứng phần lớn nhu cầu ngƣời nghèo và tầng lớp trung lƣu, đồng thời góp phần kiềm chế lạm phát. Đây là thuận lợi lớn cho các nƣớc đang phát triển đang làm hàng gia công xuất khẩu vào Hoa Kỳ nhƣ các nƣớc Châu Á- Thái Bình Dƣơng và các nƣớc Châu Hoa Kỳ Latinh. Có 4 điểm lớn trong chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ với các nƣớc đang phát triển. Cụ thể là : -9-
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C Thứ nhất: Đẩy mạnh mở cửa thị trƣờng thông qua mở rộng cơ hội tiếp cận thị trƣờng Hoa Kỳ cho hầu hết các đối tác thƣơng mại trên toàn thế giới để phục vụ toàn cầu hoá kinh tế. Các biện pháp thuế quan đƣợc sử dụng chủ yếu. Một số ít biện pháp phi thuế đƣợc WTO cho phép vẫn sử dụng. Chính sách này dành cho nhóm 1 (thành viên WTO). Thứ hai: Các quy định áp dụng mang tính song biên gần đạt tới đối xử thành viên WTO, song còn có một số hạn chế nhất định. Điều này đƣợc lý giải bởi hầu hết các Hiệp định thƣơng mại song biên ký với Hoa Kỳ đều dựa trên khung và các nguyên tắc của WTO (Việt Nam thuộc nhóm này). Thứ ba: Các quy định áp dụng mang tính phân biệt đối xử. Các quy định này gần nhƣ hạn chế hoàn toàn khả năng tiếp cận thị trƣờng Hoa Kỳ. Chính sách này áp dụng với các nƣớc ở nhóm 3 (một số nƣớc nhƣ Irắc, Cuba, Libia…) Thứ tư: Liên quan đến chính sách đƣợc áp dụng để điều tiết sự phát triển quan hệ tự do thƣơng mại song biên hoặc khu vực mà Hoa Kỳ có chính sách riêng – Chính sách thƣơng mại theo khu vực hoặc với một số nƣớc nhất định có quyền lợi đặc biệt với Hoa Kỳ (ví dụ nhƣ Hiệp định tự do thƣơng mại Hoa Kỳ – Isarel, Hiệp định tự do thƣơng mại Hoa Kỳ – Giocdani… ). Ngoài bốn điểm lớn trên còn các quy định đặc thù áp dụng chung cho mọi loại hàng hoá nhập khẩu: phục vụ lợi ích ngƣời tiêu dùng của mình, Hoa Kỳ thực thi chính sách nhập khẩu khá nghiêm ngặt xét về khía cạnh các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn và vệ sinh. Đối với những nƣớc đang phát triển chƣa có hệ thống kiểm soát chất lƣợng và kiểm dịch an toàn, hoàn thiện thì đây là một trở ngại rất lớn (ví dụ nhƣ đối với Việt Nam). 4. Một số điều cần biết khi kinh doanh với các doanh nghiệp Hoa Kỳ - Tính cách người Hoa Kỳ Ngƣời Hoa Kỳ biết tôn trọng lời hứa. Nếu nhận thấy điều gì làm đƣợc, họ hứa và thực hiện cho đƣợc, những điều gì cảm thấy khó khăn, không cho phép - 10 -
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C hứa hẹn thì họ trả lời “không”, khác với ngƣời Nhật, dù rõ ràng phải trả lời “không” nhƣng lại cố tìm cách tránh né. Chính vì vậy, khi bị ngƣời khác thất hứa, ngƣời Hoa Kỳ có thể giận dữ và hủy bỏ quan hệ. Cách tính toán sòng phẳng đến chi li cho mọi việc bất kể đối với ai, từ ngƣời thân trong gia đình tới bạn hữu đã tạo cho ngƣời Hoa Kỳ một đặc điểm riêng, đó là tính thực dụng. Tính thực dụng của ngƣời Hoa Kỳ có nhiều tác động tốt cho sản xuất kinh doanh, nó giúp cho việc phá bỏ những tƣ duy, quan niệm cũ hoặc những tập quán lạc hậu để tìm tới những giải pháp mới, hợp lý hơn và hiệu quả hơn. Ngƣời Hoa Kỳ đặc biệt coi trọng sự đúng giờ. Ở Hoa Kỳ, thời gian quý nhƣ tiền bạc nên việc sử dụng thời giờ thƣờng khá chặt chẽ theo một chƣơng trình định trƣớc. Muốn gặp gỡ làm việc với ngƣời Hoa Kỳ cần phải gọi điện trƣớc và khi đã thỏa thuận đƣợc thời điểm thì nhất thiết phải có mặt đúng giờ. Sự sai hẹn, có khi chỉ 5 phút là điều bất lịch sự mà một số ngƣời đã quen sử dụng rành rọt thời gian có thể tức giận, huỷ bỏ cuộc gặp gỡ. - Tiếp xúc và những nghi lễ xã giao Cũng giống nhƣ ngƣời Châu Á, ngƣời Hoa Kỳ có một số phép lịch sự tối thiểu cần phải để ý trong khi giao tiếp. Chẳng hạn, nếu ai đó hắt hơi, nhảy mũi thì nếu ở gần, ta phải chúc phúc lành, còn nếu ta bị hắt hơi phải nói câu xin lỗi và sau khi đƣợc chúc cần phải cảm ơn. Cố gắng tránh ho, hỉ mũi, cạy móng tay và xỉa răng… nơi công cộng. Bắt tay là cử chỉ thân thiện thông thƣờng khi gặp mặt nhƣng cần chú ý rằng chỉ khi phụ nữ đã sẵn sàng mới đƣợc chủ động chìa tay ra. Ngƣời Hoa Kỳ ít bắt tay lúc từ biệt nên không cần phải quá chú ý vào động tác này. Ngƣời Hoa Kỳ thƣờng quan tâm tới hình thức của phòng họp, phòng làm việc. Nói chung các phòng này đƣợc xếp đặt, bố trí rất kiểu cách, sang trọng và sạch sẽ. Vì vậy, với tƣ cách là chủ nhà đón khách cần phải chuẩn bị nơi hội họp - 11 -
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C nghiêm túc, sạch sẽ và thông báo những ai có trong thành phần họp có mặt đúng giờ cùng những tài liệu cần thiết cho cuộc họp. Chủ nhà cần phải chủ động giới thiệu trƣớc và nếu có phụ nữ trong cuộc họp thì giới thiệu phụ nữ trƣớc tiên. Ngƣời đƣợc giới thiệu cần phải đứng dậy và tƣơi cƣời xã giao. - Thương lượng kinh doanh với người Hoa Kỳ Đặc điểm nổi bật trong cách thƣơng lƣợng của ngƣời Hoa Kỳ là sớm loại bỏ những lời lẽ rƣờm rà, đi ngay vào mục đích và càng đi càng nhanh. Ngoài lý do tiết kiệm thời gian, họ luôn muốn nhanh chóng định đoạt thƣơng vụ. Nếu thấy không có khả năng buôn bán đƣợc gì, họ lập tức gạt vấn đề ra một bên để dành thời gian tiếp xúc thƣơng lƣợng với ngƣời khác. II/ TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ 1. Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc Vào năm 2001, trƣớc khi Hiệp định thƣơng mại có hiệu lực, thị trƣờng Hoa Kỳ chỉ chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 0,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ các nƣớc đang phát triển. Năm 2002, năm đầu tiên sau Hiệp định thƣơng mại, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi (tăng 128% trong năm 2002) trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10%. Trên thực tế, khoảng 90% tăng trƣởng của kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2002 là do sự tăng trƣởng của xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Kết quả là chỉ trong một năm sau khi ký kết Hiệp định thƣơng mại, tỷ trọng của thị trƣờng Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp đôi, lên đến 14%. Trong thời kỳ 4 năm từ năm 2002 đến 2005, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ tăng trung bình 15%/năm. Xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng ở mức 26% trong năm 2002, phù hợp với mức tăng trƣởng của những năm trƣớc, nhƣng tốc độ này cao hơn nhiều so với tổng mức xuất khẩu của Hoa Kỳ và nhanh hơn so với tổng mức - 12 -
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C nhập khẩu của Việt Nam là 20%. Sau khi ký kết Hiệp định thƣơng mại, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng nhanh hơn xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam, vì nhƣợng bộ thuế quan Hoa Kỳ dành cho Việt Nam nhiều hơn nhiều so với những nhƣợng bộ mà Việt Nam dành cho Hoa Kỳ. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam cũng tăng đến 250% trong vòng 5 năm qua. Kể từ sau khi Hiệp định thƣơng mại song phƣơng đƣợc ký kết, tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại của Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt 450%. Đây là tốc độ tăng trƣởng rất lớn, tiềm năng tăng trƣởng còn rất nhiều. 2. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc Kim ngạch thƣơng mại hàng hoá hai chiều đã tăng từ 220 triệu USD năm 1994 – năm Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam – lên 1,4 tỷ USD năm 2001– năm trƣớc khi BTA có hiệu lực– và đạt gần 7,7 tỷ USD năm 2005. Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ Đơn vị : Tỷ USD ViÖt Nam xuÊt sang Hoa Kú ViÖt Nam nhËp tõ Hoa Kú Kim ng¹ch N¨m Kim ng¹ch TØ träng Kim ng¹ch TØ träng hai chiÒu 2000 0,732 5,06% 0,363 2,32% 1,095 2001 1,065 7,09% 0,410 2,53% 1,475 2002 2,452 14,68% 0,458 2,32% 2,91 2003 3,938 19,55% 1,143 4,53% 5,081 2004 4,992 18,84% 1,131 3,54% 6,123 2005 5,930 20,2% 0,864 2,34% 6,794 Nguồn: Thông tin từ website Bộ Thương mại Việt Nam (www.mot.gov.vn) Từ bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2000 đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng trƣởng mạnh mẽ và lớn hơn nhiều so với mức tăng của kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ. - 13 -
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam so với kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ cũng tăng lên đáng kể, từ 5,06% năm 2000 lên tới 20,2% năm 2005 và liên tục tăng lên qua các năm trừ năm 2004. Nguyên nhân là do trong năm 2004, Việt Nam vƣớng phải một số vụ kiện liên quan đến tranh chấp thƣơng mại nhƣ vụ kiện về bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu vào Hoa Kỳ cộng thêm với hậu quả sau vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa khiến cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ giảm mạnh. Hơn nữa, việc ký kết Hiệp định dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ cũng đã hạn chế kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may vào nƣớc này do hàng dệt may Việt Nam phải chịu hạn ngạch. Trong khi đó tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ không có những chuyển biến rõ rệt. Một điều dễ nhận thấy là năm 2003, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ đạt đƣợc kết quả rất khả quan với mức tỉ trọng cao nhất trong vòng 6 năm, đạt 4,53% tăng gấp đôi so với tỷ trọng nhập khẩu năm 2002. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do trong năm 2003, Việt Nam đã nhập khẩu máy bay Boeing, mặt hàng có giá trị rất lớn, từ Hoa Kỳ khiến cho tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ tăng lên đáng kể. Đồ thị sau sẽ cho thấy rõ hơn mức chênh lệch về kim ngạch và mức tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc từ năm 2000 đến năm 2005. - 14 -
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C H×nh 2 : Kim ng¹ch XNK ViÖt Nam - Hoa Kú (®¬n vÞ: triÖu USD) 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 XK cña ViÖt Nam XK cña Hoa Kú Tæng kim ng¹ch XK Nguồn : Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hiện nay Hoa Kỳ đang đứng đầu trong nhóm 7 nƣớc xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của nƣớc ta. Nếu tính riêng về xuất khẩu, Việt Nam là nƣớc xuất khẩu lớn thứ 44 vào Hoa Kỳ trong năm 2005. 3. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ có sự khác biệt so với các nƣớc đang phát triển khác, đặc biệt là các nƣớc Châu Á, đó là tỉ trọng hàng công nghiệp chế tạo chỉ chiếm dƣới 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Cho đến nay, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm chƣa chế biến hoặc sơ chế. Đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ là : dệt may, thuỷ hải sản (kể cả thuỷ hải sản chế biến), giầy dép, nông lâm sản và thực phẩm (kể cả thực phẩm chế biến, trong đó chủ yếu là cà phê, hạt điều, tiêu, - 15 -
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực Phạm Tuyết Khanh của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Anh8 –K41C mật ong tự nhiên, cao su thiên nhiên), dầu khí và các sản phẩm dầu khí, đồ gỗ nội thất. So với 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2005 tăng hơn 20%, trong đó nhóm dệt may chỉ tăng 1,3%, thuỷ sản tăng 10,1%, giầy dép tăng 52,7%, đồ gỗ tăng 103,3%, nông sản tăng 13,9%, dầu khí tăng 108,7%, các mặt hàng công nghiệp khác tăng 76,9%. H×nh 3: C¬ cÊu xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang Hoa Kú n¨m 2005 Kh¸c DÖt may 17% §å gç 44% 10% Thñy s¶n 11% GiÇy dÐp D©u khÝ 10% 8% Nguồn: Thông tin từ website Bộ Thương mại Việt Nam (www.mot.gov.vn) Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ Không có gì ngạc nhiên khi thấy rằng hơn ba phần tƣ hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ là các sản phẩm công nghiệp chế tạo, chủ yếu là máy móc thiết bị vận tải. Các mặt hàng Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu gồm máy móc, thiết bị và phụ tùng, phụ tùng máy bay, phân bón, nguyên liệu công nghiệp nhƣ bông, bột giấy, nhựa, phụ kiện gia công giầy… Nói chung, xu hƣớng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ chủ yếu là thiết bị, phụ tùng công nghệ cao, mặc dù rất đắt tiền nhƣng là hàng không thể mua từ các nƣớc khác, hoặc các nguyên liệu, phụ kiện phục vụ gia công hàng xuất khẩu. III/ MỘT SỐ SỰ KIỆN NỔI BẬT TRONG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HAI NƢỚC 1. Các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa và tôm Việt Nam Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa Việt Nam - 16 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của ngân hàng Việt Nam
111 p | 503 | 111
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội - Nguyễn Văn Chiến
76 p | 483 | 107
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng marketing trong các công ty giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam
78 p | 349 | 77
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
103 p | 239 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013
103 p | 294 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ
114 p | 219 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Trường Phúc
92 p | 166 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và hướng phát triển của các cơ sở ươm tại doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam 2001-2010
103 p | 101 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Luxury Quảng Ninh
82 p | 19 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận buồng phòng tại Flamingo Cát Bà Resort
99 p | 13 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
82 p | 9 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng
72 p | 14 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Ngọc Thảo Nguyên
69 p | 14 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nhân lực tại khách sạn Nhật Hạ 3 (Nhat Ha L’Opera hotel)
76 p | 16 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp khai thác văn hóa ẩm thực Hải Phòng phục vụ hoạt động du lịch
104 p | 15 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng Sao Mai - Hải Đăng Plaza
85 p | 13 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Đức Vượng – thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 11 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng Sun – Flamingo Cát Bà Resort
98 p | 17 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn