Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục đích chính của đề tài "Tìm hiểu về công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam" là nghiên cứu công tác số hóa tài liệu, từ đó nêu ra được những ưu và nhược điểm của công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA NGOẠI NGỮ - TIN HỌC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC SỐ HÓA TÀI LIỆU TẠI VIỆN TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Ngọc Diệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Tùng Mã sinh viên: 2005QTTA008 Lớp: 2005QTTA Hệ đào tạo: Đại học chính quy Khóa học: 2020 – 2024 HÀ NỘI - 2024
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA NGOẠI NGỮ - TIN HỌC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC SỐ HÓA TÀI LIỆU TẠI VIỆN TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Ngọc Diệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Tùng Mã sinh viên: 2005QTTA008 Lớp: 2005QTTA Hệ đào tạo: Đại học chính quy Khóa: 2020 - 2024 HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài “Tìm hiểu về công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam” là đề tài khóa luận nghiêm túc của em, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Lê Ngọc Diệp. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực các nội dung trong đề tài của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả
- LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của quý thầy cô khoa Ngoại ngữ - Tin học, Học viện Hành chính Quốc gia, sau gần ba tháng thực tập em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu về công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, cô chú, anh chị tại cơ quan. Em chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Lê Ngọc Diệp, người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù thầy bận nhiều công việc nhưng không ngần ngại chỉ dẫn em, định hướng đi cho em, để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một lần nữa em chân thành cảm ơn thầy và chúc thầy dồi dào sức khoẻ. Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, thư viện, cơ quan đã giúp đỡ, dìu dắt em trong suốt thời gian qua. Tất cả mọi người đều nhiệt tình giúp đỡ, mặc dù số lượng công việc của cơ quan ngày một tăng lên nhưng cơ quan vẫn dành thời gian để hướng dẫn rất nhiệt tình. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên tại cơ quan để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các cô chú, anh chị tại cơ quan lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TCVN Tiêu chuẩn Quốc Gia ISO International Organization for Standardization (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) QĐ Quyết định KHKT Khoa học kỹ thuật VTLTNN Văn thư lưu trữ Nhà nước
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1 - Quá trình số hóa văn bản ....................................................................... 26 Hình 2 - Qui trình số hóa Văn bản, 2D, 3D ......................................................... 27 Hình 3 - Thiết kế và áp dụng hệ thống hồ sơ dữ liệu ........................................... 40 Hình 4: Danh mục loại tiêu chuẩn ....................................................................... 60 Hình 5: Tiêu chuẩn ............................................................................................... 61 Hình 6: Quy chuẩn Quốc gia................................................................................ 61 Hình 7: Quyết định công bố Hủy bỏ .................................................................... 62 Hình 8: Văn bảo Đo lường ................................................................................... 62 Hình 9: Các gói tiêu chuẩn và dịch vụ ................................................................. 63 Hình 10: Hồ sơ Xây dựng TCVN ........................................................................ 63 Hình 11: Đơn hàng dịch vụ .................................................................................. 64 Hình 12: Hồ sơ đã được số hóa đẩy lên hệ thống ................................................ 64 Hình 13: Các góp ý xây dựng Tiêu chuẩn ........................................................... 65 Hình 14: Tra cứu Tiêu chuẩn ............................................................................... 66 Hình 15: Các kết quả tìm kiếm ............................................................................ 66 Hình 16: Xem chi tiết Tiêu chuẩn ........................................................................ 67 Hình 17: Khi cần đặt mua Tiêu chuẩn ................................................................. 67
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 3 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. 5 DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................... 6 MỤC LỤC .............................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 5 6. Ý nghĩa lí luận thực tiễn ..................................................................................... 5 7. Bố cục của đề tài ................................................................................................ 6 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VIỆN TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM....................................................................................................................... 7 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam ................................................................................................................................ 7 1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển .................................................. 7 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ............................................................................ 7 1.2. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam ...................................................................................................................... 12 1.2.1. Đặc điểm người dùng tin của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam 13 1.2.2. Nhu cầu tin ............................................................................................. 14 1.2.3. Mục đích sử dụng TCVN ....................................................................... 15 1.3. Danh mục tài liệu có trong hồ sơ TCVN ...................................................... 16 1.4. Khái niệm về tài liệu, tài liệu số, số hóa tài liệu ........................................... 17 1.4.1. Tài liệu.................................................................................................... 17 1
- 1.4.2. Tài liệu số ............................................................................................... 17 1.4.3. Số hóa tài liệu ......................................................................................... 18 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỐ HÓA TÀI LIỆU TẠI VIỆN TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM ................................................................ 20 2.1. Nguồn tài liệu TCVN số hóa trong cơ cấu vốn tài liệu của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam ........................................................................................... 20 2.2. Nguồn nhân lực thực hiện số hóa tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam . 21 2.3. Cơ sở vật chất và hạ tầng các trang thiết bị của Viện liên quan tới số hóa .. 22 2.3.1. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị thực hiện số hóa .................................... 22 2.3.2. Phần mềm thực hiện số hóa ................................................................... 24 2.3.2.1. Tìm hiểu chung về phần mềm ............................................................. 24 2.3.2.2. Các tính năng chính............................................................................. 24 2.3.2.3. Mục đích sử dụng ................................................................................ 25 2.4. Quy trình thực hiện công tác số hóa tài liệu TCVN ..................................... 25 2.4.1. Yêu cầu phổ thông của quá trình thực hiện số hóa ................................ 25 Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đã chứng minh mình là một tổ chức tiên phong trong việc áp dụng đúng quy trình và các bước về số hóa theo quyết định số 176/QĐ-VTLTNN. Bằng việc thực hiện một loạt các biện pháp và hoạt động cụ thể, Viện đã đảm bảo rằng quá trình số hóa được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả. ................................................................................................ 27 2.4.2. Thực hiện số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam ... 28 2.5. Các yêu cầu của số hóa tài liệu TCVN tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam ...................................................................................................................... 36 2.6. Hệ thống quản lý hồ sơ ................................................................................. 37 2.7. Đánh giá mức độ hài lòng của nhân lực tại Viện về công tác số hóa tài liệu46 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC SỐ HÓA TÀI LIỆU TẠI VIỆN TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM ........................................... 51 3.1. Ưu điểm và hạn chế của công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam .................................................................................................... 51 3.1.1. Ưu điểm .................................................................................................. 51 2
- 3.1.2. Hạn chế................................................................................................... 52 3.2. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác số hóa tài liệu: .............................................................................................................................. 54 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 58 PHỤ LỤC I: KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH SỐ HÓA HỒ SƠ TẠI VIỆN TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM ................................................................ 60 PHỤ LỤC II: TỔ CHỨC KHAI KHÁC CÁC NGUỒN TÀI LIỆU SỐ ............. 66 3
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại số hóa ngày nay, việc chuyển đổi tài liệu từ hình thức giấy sang dạng điện tử không chỉ là một xu hướng mà còn là một yêu cầu cấp thiết đối với nhiều tổ chức và cơ quan, bao gồm cả các cơ quan chính phủ và tổ chức tiêu chuẩn. Trong bối cảnh này, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam là một trong những tổ chức hàng đầu trong việc xây dựng, phát triển và thực thi các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ tại Việt Nam. Do đó, việc tìm hiểu về công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam là một đề tài đáng quan tâm và có ý nghĩa to lớn. Lí do chọn đề tài này xuất phát từ nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc số hóa tài liệu đối với việc quản lý thông tin, tối ưu hóa quy trình làm việc, và nâng cao hiệu quả công việc. Trong một tổ chức như Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, nơi mà việc nghiên cứu, phát triển và thực thi các tiêu chuẩn chất lượng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, việc quản lý và tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả là cực kỳ cần thiết. Ngoài ra, việc tìm hiểu về công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam còn mang lại nhiều giá trị thực tiễn. Đầu tiên, việc này sẽ giúp hiểu rõ hơn về quy trình số hóa tài liệu trong một tổ chức có tính chất đặc biệt như Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, từ việc lựa chọn công nghệ và thiết bị đến việc quản lý và truy cập tài liệu số hóa. Điều này có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về các thách thức và cơ hội trong quá trình số hóa tài liệu đối với một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và chất lượng. 1
- Thứ hai, việc tìm hiểu này cũng có thể đóng góp vào việc nâng cao hiểu biết và năng lực trong việc áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình số hóa tài liệu tương tự trong các tổ chức khác, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới. Bằng cách này, đề tài này có thể mang lại lợi ích lâu dài không chỉ cho Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam mà còn cho cộng đồng quốc tế. Cuối cùng, việc tìm hiểu về công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cũng mở ra cơ hội để khám phá và đánh giá các biện pháp và chiến lược cụ thể để cải thiện quá trình số hóa tài liệu trong tương lai. Bằng cách này, đề tài không chỉ là một nghiên cứu mà còn là một công cụ hữu ích trong việc đưa ra các đề xuất cụ thể để tối ưu hóa công tác số hóa tài liệu không chỉ tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam mà còn ở nhiều tổ chức khác. Vì những lí do trên em xin lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam” để không chỉ mang lại giá trị lý thuyết mà còn mang lại giá trị thực tiễn lớn đối với sự phát triển của tổ chức này và cộng đồng. Điều này làm nên sự hấp dẫn và ý nghĩa của đề tài này trong lĩnh vực quản lí thông tin và tiêu chuẩn chất lượng. 2. Lịch sử nghiên cứu Đề tài về số hóa hiện nay đang dành được sự quan tâm khá lớn của các ngành như thông tin, thư viện, lưu trữ. Công tác số hóa tài liệu đã và đang được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề cập tiến tới sẽ triển khai trong sự phát triển của hoạt động số hóa, chuyển đổi số hiện nay. Hầu hết các đề tài thường đề cập tới vấn đề ưu và nhược điểm của các cơ quan, tổ chức trong việc số hóa. Các công trình nghiên cứu trước đó như: + Sinh viên Nguyễn Thu Hà, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu công tác số hóa tài liệu tại Cục Thông tin Khoa học 2
- và Công nghệ Quốc gia”. Đề tài đã góp phần cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về công tác số hóa tài liệu tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, giúp các nhà quản lý và những người làm việc trong lĩnh vực này hiểu rõ hơn về các thách thức và cơ hội trong quá trình số hóa tài liệu. Đồng thời, các giải pháp và đề xuất từ nghiên cứu này có thể giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác số hóa tài liệu tại cơ quan này. + Sinh viên Nguyễn Thanh Hiếu, Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu về đề tài “Dự án số hóa tài liệu lưu trữ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III”. Đề tài này đã góp phần cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về công tác số hóa tài liệu lưu trữ tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia III. Nghiên cứu này không chỉ giúp các nhà quản lý và những người làm việc trong lĩnh vực lưu trữ hiểu rõ hơn về các thách thức và cơ hội trong quá trình số hóa tài liệu, mà còn đề xuất các giải pháp thực tiễn để nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác số hóa. Các giải pháp và khuyến nghị từ nghiên cứu có thể giúp Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia III bảo tồn và quản lý tài liệu một cách hiệu quả hơn trong thời đại số hóa. + Luận văn Th.s Lưu trữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu triển khai số hóa tài liệu đang bảo quản tại Cục Lưu trữ Quốc gia Lào”. Đề tài nghiên cứu này đóng góp quan trọng trong việc cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về công tác số hóa tài liệu tại Cục Lưu Trữ Quốc Gia Lào. Nghiên cứu này không chỉ giúp các nhà quản lý và những người làm việc trong lĩnh vực lưu trữ hiểu rõ hơn về các thách thức và cơ hội trong quá trình số hóa tài liệu, mà còn đề xuất các giải pháp thực tiễn để nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác số hóa. Những giải pháp và khuyến nghị từ nghiên cứu có thể giúp Cục Lưu Trữ Quốc Gia Lào bảo tồn và quản lý tài liệu một cách hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao khả năng truy cập và sử dụng tài liệu trong thời đại kỹ thuật số. 3
- Các đề tài, nghiên cứu trên chủ yếu hướng tới việc nghiên cứu về quá trình chuyển đổi từ tài liệu giấy sang tài liệu số và việc tập trung mô tả quá trình số hóa, rất ít đề cập tới vấn đề nâng cao hiệu quả số hóa cũng như chất lượng nguồn lực về số hóa. Hơn nữa, tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam chưa có đề tài nào liên quan đến vấn đề về số hóa tài liệu nói riêng cũng như các hoạt động về số hóa nói chung. Do vậy, đề tài “ Tìm hiểu về công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam” là đề tài mới, cần thiết nhằm giúp cho việc đưa ra những nhận xét và giải pháp trong vấn đề nâng cao hiệu quả số hóa tài liệu và chất lượng nguồn lực số hóa tại Viện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 10/2023 đến nay. Thời gian: Từ tháng 10/2023 đến tháng 4/2024. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu công tác số hóa tài liệu, từ đó nêu ra được những ưu và nhược điểm của công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nêu ra được khái niệm và nội dung, quy trình và bảo quản công tác số hóa tài liệu TCVN của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. 4
- + Khảo sát, tìm hiểu thực trạng công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam + Nêu ra được những ưu điểm và hạn chế trong công tác số hóa của Viện và đề xuất được những giải pháp áp dụng và triển khai nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác số hóa tài liệu TCVN tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Khóa luận sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu và phân tích các tài liệu hiện có tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam bao gồm tài liệu giấy và tài liệu điện tử từ đó hiểu rõ hơn về quá trình số hóa hiện tại. Phương pháp khảo sát thực tế: Từ việc quan sát để thấy được quá trình số hóa tại Viện diễn ra như thế nào từ đó đưa ra được các đánh giá ưu, nhược điểm cũng như giải pháp về công tác số hóa nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình số hóa. Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này giúp cho việc thu thập các số liệu về hồ sơ giấy cũng như hồ sơ điện tử được đầy đủ từ đó đưa ra được các đánh giá chung nhất về chất lượng và hiệu quả số hóa tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. 6. Ý nghĩa lí luận thực tiễn Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện những vấn đề lý thuyết cơ bản của công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. Đề tài làm rõ nội hàm các khái niệm: tài liệu số, số hóa tài liệu, …, quy trình, nội dung vai trò, tầm quan trọng của công tác số hóa tài liệu trong hoạt động áp dụng TCVN vào các hoạt động trong đời sống, xã hội. 5
- Về thực tiễn: Đề tài nghiên cứu và đưa ra nhiều khía cạnh trong thực tiễn như: - Đưa ra các đánh giá và nhận xét về công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. - Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác số hóa tài liệu, góp phần nâng cao hiệu quả quản lí thông tin cũng như việc bảo tồn, bảo mật an toàn thông tin của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. 7. Bố cục của đề tài Đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Một vài nét về Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam - Chương 2: Thực trạng công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam - Chương 3: Đánh giá ưu điểm, hạn chế và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác số hóa tài liệu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. 6
- CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VIỆN TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam 1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Theo Quyết định số 150/QĐ ngày 20/5/1983 của Uỷ Ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước, nay là (Bộ Khoa học và Công nghệ) Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng (nay là Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam) được thành lập trên cơ sở hợp nhất 5 phòng kỹ thuật thuộc Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nhà nước [9]. Ba mươi năm qua, hoạt động tiêu chuẩn, chất lượng đã thật sự đi vào cuộc sống, góp phần giúp cho công tác quản lý của Nhà nước trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu ngày càng tốt hơn, kịp thời phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ đất nước, phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới của Đảng, Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Kể từ ngày thành lập Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng đến nay, ngày 20/5/1983 vẫn được lấy là ngày thành lập cơ quan. Tuy nhiên, hoạt động tiêu chuẩn hóa được hình thành từ năm 1962 với vai trò là một chuyên ngành phục vụ quản lý của Nhà nước về tiêu chuẩn hóa. Ngày 31/12/1970 Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đã có Quyết định số 298/KHKT/QĐ tách Viện Đo lường và Tiêu chuẩn thành Viện Đo lường và Viện Tiêu chuẩn là hai tổ chức riêng theo từng mặt công tác. Vì vậy, Viện đang làm thủ tục đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho lấy ngày 31/12/1970 là ngày thành lập Viện. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 1. Nghiên cứu đề xuất, tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn hóa, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mã số mã vạch và giải thưởng chất lượng quốc gia. 7
- 2. Nghiên cứu phương hướng, mục tiêu, chính sách, nghiệp vụ và các giải pháp phát triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mã số mã vạch và giải thưởng chất lượng quốc gia. 3. Đề xuất, tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế; quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. 4. Tổ chức và hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; chủ trì tham gia xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc tế và khu vực theo quy định của pháp luật; đề xuất thành lập và quản lý hoạt động của các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia. 5. Tổ chức xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo sự phân công của Tổng cục trưởng; tham gia xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng dự thảo quy chuẩn quốc gia do các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng; góp ý dự thảo quy chuẩn kỹ thuật do địa phương xây dựng. 6. Tham gia thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng. 7. Hướng dẫn, tư vấn cho các tổ chức, cá nhân xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. 8. Thực hiện chứng nhận sản phẩm, dịch vụ phù hợp tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. 9. Tổ chức thực hiện các hoạt động về mã số mã vạch, làm đầu mối của Việt Nam tại tổ chức mã số mã vạch Quốc tế (gọi tắt là GS1 quốc tế) và đại diện của GS1 Quốc tế tại Việt Nam theo sự phân công của Tổng cục trưởng. 10. Tổ chức và thực hiện các hoạt động về giải thưởng chất lượng quốc gia, giải thưởng chất lượng khu vực và quốc tế theo sự phân công của Tổng cục trưởng. 8
- 11. Thực hiện các hoạt động dịch vụ kỹ thuật, khoa học công nghệ và các dịch vụ khác về tiêu chuẩn hóa, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mã số mã vạch và giải thưởng chất lượng quốc gia. 12. Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mã số mã vạch, giải thưởng chất lượng quốc gia theo quy định của pháp luật. 13. Tham gia đấu thầu, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế về lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mã số mã vạch, giải thưởng chất lượng quốc gia. 14. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ về tiêu chuẩn hóa, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mã số mã vạch và giải thưởng chất lượng quốc gia. Tham gia đào tạo đại học và sau đại học liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mã số mã vạch và giải thưởng chất lượng quốc gia theo quy định của pháp luật [7]. 15. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mã số mã vạch và giải thưởng chất lượng quốc gia. Tổ chức khai thác các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, các tài liệu khác có liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mã số mã vạch và giải thưởng chất lượng [7]. 16. Xuất bản, in và phát hành các tiêu chuẩn quốc gia, các tài liệu có liên quan và tài liệu khác theo quy định của pháp luật. 17. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mã số mã vạch và giải thưởng chất lượng quốc gia theo uỷ quyền của Tổng cục trưởng và quy định của pháp luật. 18. Quản lý công chức, viên chức, người lao động, hồ sơ, tài chính, tài sản và tài liệu của Viện theo phân cấp và theo quy định của pháp luật. 19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao[7]. 9
- 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam 10
- - Ban Lãnh đạo bao gồm: + Tiến sĩ Phùng Mạnh Trường giữ chức vụ Phó viện trưởng phụ trách + Tiến sĩ Triệu Việt Phương giữ chức Phó viện trưởng - Văn phòng Viện có: + Thạc sĩ Trần Ngọc Chính giữ chức Chánh văn phòng Viện cùng một số cán bộ khác. + Văn phòng Viện có nhiệm vụ và quyền hạn là: Thực hiện công tác hành chính, tổ chức cán bộ, quản trị: Văn thư lưu trữ, Thi đua khen thưởng, Quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức và người lao động, Quản lý hộ chiếu, Đầu mối thực hiện các dự án xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị, vật tư của Viện. [2] - Phòng Tổng hợp và Kế hoạch bao gồm: + Cử nhân Phùng Quang Minh (Trưởng phòng) cùng một số cán bộ khác. + Phòng Tổng hợp và Kế hoạch có chức năng và quyền hạn: Tổ chức xây dựng và theo dõi, đôn đốc thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch công tác của Viện, tổng hợp báo cáo công tác chung của Viện, phối hợp với các Phòng Tiêu chuẩn Chất lượng thẩm định dự thảo TCVN và góp ý dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ xây dựng theo yêu cầu của Tổng cục và Viện; xử lý các nội dung kỹ thuật liên quan, các hồ sơ TCVN, nhiệm vụ triển khai và hồ sơ kỹ thuật khác, tổ chức các hội đồng thẩm định dự thảo TCVN do Viện thực hiện, các hội đồng nghiệm thu đề tài, dự án cấp Viện và các văn bản trước khi trình Lãnh đạo Viện phê duyệt, tổ chức xây dựng một số TCVN trong lĩnh vực các vấn để chung theo sự phân công của Lãnh đạo Viện; phối hợp với các Phòng Tiêu chuẩn Chất lượng để xuất, thành lập và duy trì hoạt động các Ban kỹ thuật TCVN [3]. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về vi khuẩn Salmonella
48 p | 434 | 86
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu nghệ thuật ca trù
9 p | 265 | 32
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động marketing của hệ thống khách sạn chuỗi Elegance
8 p | 151 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích đình làng Đoài Giáp thôn Đoài Giáp – xã Đường Lâm – Thành phố Sơn Tây – Hà Tây
11 p | 163 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu phần mềm quản lý thư viện điện tử tích hợp Lạc Việt – Vebrary
10 p | 155 | 15
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động PR trong xây dựng và phát triển thương hiệu của nhà hát ca múa nhạc Việt Nam
10 p | 196 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu tác động của văn hoá đến việc kinh doanh của một số công ty xuyên quốc gia (TNCs) và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam
82 p | 170 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu công tác phân loại tài liệu tại một số thư viện trường Đại học trên địa bàn Hà Nội
7 p | 151 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu phần mềm mã nguồn mở Greenstone và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
11 p | 139 | 11
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động PR tại nhà hát múa rối Thăng Long
7 p | 117 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về làn điệu Sình Ca của người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
11 p | 107 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu những nét mới trong thủ tục cưới xin của người Sán Dìu ở huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang
10 p | 125 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu các làn điệu khắp của người Thái Đen tỉnh Sơn La
7 p | 108 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích chùa La Cả, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Nội
9 p | 124 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu đền thờ và lễ hội đền Nam Hải Đại Thần Vương tại Đồ Sơn, Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
64 p | 12 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu giá trị văn hoá nghệ thuật đền Gin (Xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định)
8 p | 118 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thong tin thư viện tại Đại học Vinh
10 p | 125 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu một số ấn phẩm định kỳ và dịch vụ thông tin điện tử tại Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
7 p | 138 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn