intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng chuỗi xung cộng hưởng từ khuếch tán trong chẩn đoán nhồi máu não

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

23
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Ứng dụng chuỗi xung cộng hưởng từ khuếch tán trong chẩn đoán nhồi máu não" là nghiên cứu đặc điểm chuỗi xung cộng hưởng từ khuếch tán trong nhồi máu não; vai trò chuỗi xung cộng hưởng từ khuếch tán trong chẩn đoán nhồi máu não.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng chuỗi xung cộng hưởng từ khuếch tán trong chẩn đoán nhồi máu não

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC PHẠM MỸ LINH ỨNG DỤNG CHUỖI XUNG CỘNG HƯỞNG TỪ KHUẾCH TÁN TRONG CHẨN ĐOÁN NHỒI MÁU NÃO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH Y ĐA KHOA) Hà Nội – 2022
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: PHẠM MỸ LINH ỨNG DỤNG CHUỖI XUNG CỘNG HƯỞNG TỪ KHUẾCH TÁN TRONG CHẨN ĐOÁN NHỒI MÁU NÃO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH Y ĐA KHOA) Khóa: QH.2016.Y Người hướng dẫn: Hướng dẫn 1: TS.BS HOÀNG ĐÌNH ÂU Hướng dẫn 2: TS.BS. DOÃN VĂN NGỌC Hà Nội – 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu các thầy cô giảng viên Trường Đại học Y Dược – Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành tới TS.BS. Hoàng Đình Âu, TS.BS Doãn Văn Ngọc – những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành Ban lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các thầy cô ở Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, các cô, chú, anh, chị ở Khoa kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ em thu thập số liệu cho nghiên cứu này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giảng viên Đại học Y Dược – Đại học quốc gia Hà Nội đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong suốt những năm theo học tại trường. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn theo sát, đồng hành, chia sẻ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2022 Sinh viên Phạm Mỹ Linh
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ số liệu và kết quả thu được trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất kỳ tài liệu nào khác Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về những thông tin và số liệu đưa ra. Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2022 Sinh viên Phạm Mỹ Linh
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADC Apparent Diffusion Coefficient (hệ số khuếch tán biểu kiến) CHT Cộng hưởng từ EPI Echo Planar Imaging BN Bệnh nhân DWI Diffusion Weighted Imaging (chuỗi xung khuếch tán) CLVT Cắt lớp vi tính MRI Magnetic Resonance Imaging TBMMN Tai biến mạch máu não
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1:Đặc điểm tín hiệu chuỗi xung khuếch tán trong một số bệnh lý thần kinh . .................................................................................................................. 4 Bảng 3.1: Tiền sử các yếu tố nguy cơ ............................................................. 24 Bảng 3.2: Phân bố BMI của bệnh nhân .......................................................... 25 Bảng 3.3: Phân bố theo thang điểm NIHSS .................................................... 25 Bảng 3.4: Đặc điểm một số xét nghiệm ......................................................... 25 Bảng 3.5: Phân bố thời gian từ khi khởi phát triệu chứng đến khi chụp CHT ......................................................................................................................... 26 Bảng 3.6: Phân bố vị trí tổn thương theo vùng giải phẫu trên DWI .............. 27 Bảng 3.7: Phân bố thể tích ổ nhồi máu não trên DWI .................................. 28 Bảng 3.8: Thể tích trung bình các ổ nhồi máu não theo thời gian ................. 28 Bảng 3.9: Liên quan giữa thể tích nhồi máu cấp và thời gian từ khi khởi phát đến khi chụp CHT............................................................................................ 29 Bảng 3.10: Liên quan bất thường mạch máu trên TOF 3D với phân bố thể thích ổ nhồi máu não. ............................................................................................... 29 Bảng 3.11: Tỷ lệ phát hiện của các chuỗi xung trên CHT.............................. 30 Bảng 3.12: Liên quan giữa thể tích ổ tổn thương và khả năng phát hiện trên chuỗi xung DWI............................................................................................... 33 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi.............................................................. 23 Biểu đồ 3.2: Phân bố theo giới tính ................................................................ 24 Biểu đồ 3.3: Phân bố số ổ tổn thương trên DWI ............................................ 27 Biểu đồ 3.4: So sánh tỷ lệ phát hiện nhồi máu của các chuỗi xung CHT....... 31 Biểu đồ 3.5: So sánh tỷ lệ phát hiện nhồi máu não của các chuỗi xung theo thời gian. ................................................................................................................. 32
  7. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 : Hình ảnh nhồi máu não sau, trước và giữa trên DWI. .................... 5 Hình 1.2: Hình ảnh abscess não. ...................................................................... 5 Hình 1.3: Máu tụ ở bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm bán cầu phải đã phẫu thuật cắt lần đầu và hình thành máu tụ ở thùy trán phải. ....................... 5 Hình 1.4: Giải phẫu mạch máu não trên MRI ................................................. 7 Hình 1.5: Tắc động mạch não giữa trái gây thiếu máu não . ........................... 9 Hình 4. 1: Hình ảnh nhồi máu não trên CHT của bệnh nhân Trịnh Xuân T, nam giới, 68 tuổi, nhồi máu não ngày thứ 2, NIHSS 7 điểm, mã BN 2112045800 ………………………………………………………………………….39
  8. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 1.1. Giới thiệu về CHT khuếch tán.............................................................. 3 1.2. Đặc điểm chuỗi xung CHT khuếch tán trong một số bệnh lý thần kinh sọ não .............................................................................................................. 4 1.3. Đặc điểm nhồi máu não cấp ................................................................. 6 1.3.1. Đặc điểm giải phẫu động mạch máu não và tưới máu não. ........... 6 1.3.2. Định nghĩa, phân chia giai đoạn, nguyên nhân nhồi máu não. ...... 8 1.3.3. Sinh lý bệnh nhồi máu não. ............................................................ 9 1.3.4. Lâm sàng nhồi máu não (Thang điểm NIHSS và mRS trong đột quỵ) ...................................................................................................... 10 1.4. Các chuỗi xung của CHT trong chẩn đoán nhồi máu não cấp. .......... 11 1.4.1. Các chuỗi xung thường quy T1W, T2W. ..................................... 11 1.4.2. Chuỗi xung FLAIR....................................................................... 12 1.4.3. Chuỗi xung tưới máu PWI (perfusion weight imaging) .............. 12 1.4.4. Chuỗi xung mạch máu não (TOF) ............................................... 13 1.4.5. Chuỗi xung khuếch tán DWI........................................................ 13 1.5. Vai trò chuỗi xung khuếch tán trong chẩn đoán nhồi máu não. ......... 14 1.5.1. Cơ chế hạn chế khuếch tán trong nhồi máu não cấp. ................... 14 1.5.2. Ưu điểm của chuỗi xung khuếch tán trong nhồi máu não cấp ..... 15 1.5.3. Hạn chế của chuỗi xung khuếch tán trong nhồi máu não ............ 15
  9. 1.6. Tình hình nghiên cứu ứng dụng chuỗi xung khuếch tán trong chẩn đoán nhồi máu não cấp. .......................................................................................... 16 1.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. .............................................. 16 1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. ................................................ 16 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 18 2.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................ 18 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: .................................................................... 18 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: ...................................................................... 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 18 2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:............................................... 18 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu: ..................................................................... 18 2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu: ..................................................................... 18 2.2.4. Phương tiện nghiên cứu: .............................................................. 19 2.3. Các biến số trong nghiên cứu: ............................................................ 19 2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................. 19 2.3.2. Đặc điểm nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ ......................... 20 2.4. Thu thập, xử lý và phân tích số liệu ................................................... 21 2.5. Sơ đồ nghiên cứu: ............................................................................... 21 2.6. Đạo đức nghiên cứu. ........................................................................... 22 Chương 3: KẾT QUẢ ..................................................................................... 23 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu. ............................................. 23 3.2. Đặc điểm hình ảnh CHT nhồi máu não cấp tính ................................ 26 3.2.1. Thời gian từ khi khởi phát triệu chứng đến khi chụp CHT. ........ 26 3.2.2. Số tổn thương nhồi máu quan sát được trên DWI/ADC ............. 26
  10. 3.2.3. Vị trí nhồi máu não cấp trên CHT................................................ 27 3.2.3. Thể tích nhồi máu não .................................................................. 28 3.2.3. Liên quan giữa thể tích nhồi máu cấp và thời gian từ khi khởi phát đến khi chụp CHT ..................................................................................... 28 3.3.4. Liên quan giữa thể tích nhồi máu não và bất thường mạch máu trên TOF 3D. .................................................................................................... 29 3.3. Giá trị của các chuỗi xung CHT trong chẩn đoán nhồi máu não cấp ............................................................................................................ 30 3.3.1. Tỷ lệ phát hiện nhồi máu não cấp của các chuỗi xung trên CHT.. 30 3.3.2. Tỷ lệ phát hiện nhồi máu não của các chuỗi xung theo thời gian 32 3.3.3. Liên quan giữa thể tích tổn thương và khả năng phát hiện trên DWI ...................................................................................................... 33 Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 34 4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ........................... 34 4.1.1. Tuổi. ............................................................................................. 34 4.1.2. Giới tính. ...................................................................................... 34 4.1.3. Yếu tố nguy cơ. ............................................................................ 34 4.2. Đặc điểm hình hình ảnh nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ ........ 36 4.2.1. Thời gian khởi phát bệnh đến khi chụp CHT............................... 36 4.2.2. Vị trí tổn thương, số ổ tổn thương với khả năng phát hiện trên DWI ...................................................................................................... 36 4.2.3. Thể tích ổ nhồi máu trên CHT ..................................................... 37 4.2.4. Hình ảnh của các chuỗi xung CHT. ............................................. 38 4.3. Vai trò của chuỗi xung khuếch tán trong chẩn đoán nhồi máu não ... 40
  11. 4.3.1. Độ nhạy của chuỗi xung khuếch tán trong chẩn đoán nhồi máu não ...................................................................................................... 40 Chương 5: KẾT LUẬN ................................................................................... 43 5.1. Đặc điểm hình ảnh CHT khuếch tán trong nhồi máu não cấp tính .... 43 5.2. Vai trò chuỗi xung khuếch tán trong chẩn đoán nhồi máu não. ......... 43 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 45
  12. ĐẶT VẤN ĐỀ Tai biến mạch máu não (TBMMN) theo định nghĩa tổ chức y tế thế giới (WHO) được định nghĩa như sau: “ TBMMN là sự xảy ra đột ngột với các thiếu sót chức năng thần kinh khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại trên 24h hoặc gây tử vong trong 24h, loại trừ nguyên nhân do chấn thương” [1],[2]. TBMMN bao gồm nhồi máu não và chảy máu não, trong đó, nhồi máu não chiếm khoảng 85%. Đây là bệnh lý thường gặp, là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 (sau bệnh mạch vành và ung thư) và là nguyên nhân chính của tàn tật [2]. Ở Việt Nam, theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2015) TBMMN là nguyên nhân chính gây tử vong với tỷ lệ tử vong hàng năm là 21,7% (150.000) (Health Grove, 2013). TBMMN là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra khuyết tật trầm trọng ở người lớn trên thế giới. Trên toàn cầu, chỉ có 15-30% người bệnh sống sót sau đột quỵ độc lập về chức năng và khoảng 40-50% độc lập một phần (Ủy ban Sáng kiến Đột quỵ Châu Âu, 2003) [3]. Do nhu mô não rất nhạy cảm với oxy nên chỉ cần một thời gian ngắn không cung cấp đủ oxy sẽ dẫn đến tế bào thần kinh mất chức năng. Vì vậy, việc phát hiện TBMMN sớm đặc biệt là nhồi máu não sớm là một yếu tố quan trọng giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng của chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán nhồi máu não. Gần đây, cộng hưởng từ là phương pháp có độ nhạy cao, hơn hẳn CLVT, được ứng dụng rộng rãi trong các bệnh lý mạch máu não. Tuy nhiên chỉ có một số chuỗi xung mới phát hiện được tổn thương nhồi máu não trong giai đoạn cấp tính, trong đó đặc biệt là chuỗi xung khuếch tán DWI( Diffusion Weighted Imaging). Chuỗi xung khuếch tán có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao đối với nhồi máu tối cấp( trong vòng 12 giờ đầu tiên sau khi khởi phát triệu chứng đột quỵ) : độ nhạy (81–100%) và độ đặc hiệu 1
  13. cao (86–100%) [4], cho phép phát hiện được tổn thương nhồi máu não rất sớm chỉ sau 11 phút và có thể chắc chắn sau 30 phút, giúp cải thiện độ chính xác CHT lên đến 95% [5]. Từ đó việc điều trị được diễn ra sớm từ 3h- 6h, giúp cho tỷ lệ bệnh nhân được điều trị đặc hiệu, đạt kết quả tốt tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng CHT khuếch tán trong chẩn đoán nhồi máu não sớm. Vì vậy, việc hiểu biết sâu hơn về chuỗi xung khuếch tán và ứng dụng của nó trong chẩn đoán nhồi máu não cấp tính là cần thiết. Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài: “ Ứng dụng chuỗi xung cộng hưởng từ khuếch tán trong chẩn đoán nhồi máu não” với 2 mục tiêu: 1. Đặc điểm chuỗi xung cộng hưởng từ khuếch tán trong nhồi máu não. 2. Vai trò chuỗi xung cộng hưởng từ khuếch tán trong chẩn đoán nhồi máu não. 2
  14. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về CHT khuếch tán. Trong thập kỷ qua, chuỗi xung khuếch tán hay hình ảnh khuếch tán (DWI) đã liên tục được nghiên cứu, phát triển để thăm dò chuyển động vi mô ngẫu nhiên của proton nước trên cơ sở mỗi pixel. Những thay đổi trong quá trình tự khuếch tán proton là dấu hiệu ban đầu của sự thay đổi cân bằng nội môi tế bào trong đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính. Việc phát hiện sớm những thay đổi này có thể tác động đáng kể đến quyết định điều trị và kết quả điều trị đột quỵ. Điều này chủ yếu là do DWI có thể phát hiện các tổn thương thiếu máu cục bộ cấp tính trong thời gian rất sớm sau đột quỵ, giúp cho các liệu pháp điều trị đột quỵ hiệu quả và hứa hẹn sẽ giảm mức độ và tổn thương do thiếu máu cục bộ trong đột quỵ cấp tính. Do đó, việc thăm dò những thay đổi khuếch tán trong mô thần kinh mở ra một cách tiếp cận hoàn toàn mới để mô tả tổn thương hình thái liên quan có thể liên quan đến tổn thương khu trú hoặc lan tỏa được thấy trên CHT [6]. Lịch sử chuỗi xung khuếch tán. Chuỗi xung khuếch tán là kỹ thuật CHT mới có nhiều ứng dụng trong lâm sàng. Năm 1965, Stejskal và Tanner đã mô tả ban đầu về chuỗi xung khuếch tán. Họ sử dụng một chuỗi xung T2W spin echo với hai xung Gradient thêm vào có cùng độ lớn và ngược hướng [7]. Trình tự này đã kích hoạt phép đo chuyển động của nước theo một hướng tại một thời điểm. Tuy nhiên những hạn chế về mặt kỹ thuật, đòi hỏi phần mềm, phần cứng nên chuỗi xung này chưa được áp dụng trong lâm sàng [8], [9]. Đến năm 1985, hình ảnh CHT chuỗi xung khuếch tán về não được công bố lần đầu tiên bởi nhà sinh lý học Denis Le Bihan tại London [10]. Ông đã lấy từ “b” từ tên của mình làm hệ số khuếch tán. Vào thời điểm đó, chuỗi xung 3
  15. khuếch tán còn chậm nhưng rất nhạy cảm với các chuyển động và bắt đầu đầu được áp dụng trong lâm sàng. Đến năm 1990, chuỗi xung khuếch tán mới thực sự đáng tin cậy do được ứng dụng chuỗi xung điểm vang đồng phẳng (EPI: Echo Planar Imaging) vào CHT khuếch tán [11]. Hiện nay, chuỗi xung DWI trở thành một trong các chuỗi xung quan trọng nhất trong điện quang thần kinh hiện tại. DWI còn được áp dụng nhiều trong các cơ quan khác như tai mũi họng, cơ xương khớp, lồng ngực, ổ bụng, tiểu khung…đóng góp nhiều giá trị quan trọng cùng với các chuỗi xung thường quy. 1.2. Đặc điểm chuỗi xung CHT khuếch tán trong một số bệnh lý thần kinh sọ não. Bảng 1.1:Đặc điểm tín hiệu chuỗi xung khuếch tán trong một số bệnh lý thần kinh [8],[12]. Bệnh DWI ADC map Nguyên nhân Đột quỵ cấp Tăng Hạn chế Phù độc tế bào Đột quỵ mạn Thay đổi Tăng Tăng sinh TK đệm Bệnh não THA Thay đổi Tăng Phù do mạch máu U hoại tử trung tâm Thay đổi Tăng Tăng nước tự do trung tâm Viêm não Herpes Tăng Hạn chế Phù độc tế bào Nhiễm trùng sinh mủ Tăng Hạn chế Tăng độ nhớt Á nang màng nhện Thấp Tăng Tăng nước tự do U đặc Thay đổi Thay đổi Tăng nước tự do Xuất huyết não Tăng Hạn chế Nội bào Tổn thương sợi trục Tăng Hạn chế Phù độc tế bào lan tỏa 4
  16. Hình 1.1 : Hình ảnh nhồi máu não sau, trước và giữa trên DWI[4]. Hình 1.2: Hình ảnh abscess não[8]. Hình phải: Hình khuếch tán (b=1000 s/ m2) cho thấy khuếch tán hạn chế đặc trưng cho abscess vi trùng sinh mủ (mũi tên). Ghi nhận tăng tín hiệu (đầu mũi tên) ở sừng chẩm trái do tụ mủ tạo ngăn ở vị trí này. Hình 1.3: Máu tụ ở bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm bán cầu phải đã phẫu thuật cắt lần đầu và hình thành máu tụ ở thùy trán phải[8]. 5
  17. Hình bên trái: hình khuếch tán (b=1000 s/ m2) thấy tổn thương tăng tín hiệu (đầu mũi tên) ở thùy trán phải. Hình bên phải: Hình ADC, tổn thương giảm tín hiệu (đầu mũi tên) phù hợp với khuếch tán hạn chế. Tổn thương được dẫn lưu, thấy xuất huyết cũ. 1.3. Đặc điểm nhồi máu não cấp 1.3.1. Đặc điểm giải phẫu động mạch máu não và tưới máu não. Não được cấp máu thông qua bốn động mạch chính, gồm hai động mạch cảnh tạo thành tuần hoàn trước và hai động mạch đốt sống tạo thành tuần hoàn sau của não. Máu bơm từ thất trái sẽ lên cung động mạch chủ rồi đến động mạch cảnh chung vào tuần hoàn trước của não (gồm động mạch cảnh trong, động mạch não giữa, động mạch não trước) và đến động mạch dưới đòn rồi đến động mạch đốt sống vào tuần hoàn sau của não (động mạch đốt sống, động mạch thân nền, động mạch não sau). Tuần hoàn trước cấp máu cho mắt, các nhân nền, một phần hạ đồi, thùy trán và đính, và một phần lớn của thùy thái dương, trong khi tuần hoàn sau cấp máu cho thân não, tiểu não, tai trong, thùy chẩm, đồi thị, một phần hạ đồi, và một phần nhỏ hơn của thùy thái dương. Máu tĩnh mạch từ các tĩnh mạch não nông và sâu dẫn máu về các xoang tĩnh mạch màng cứng về tĩnh mạch cảnh và sau đó về tĩnh mạch chủ trên và về nhĩ phải. Các động mạch não chính thức gồm nông và sâu, và có ba tầng bàng hệ thực sự hỗ trợ chức năng tưới máu [13] - Tầng thứ nhất hoặc các động mạch cung cấp (động mạch cảnh trong và động mạch sống thân nền); - Tầng thứ hai hay vòng động mạch đáy não (vòng Willis) - Tầng thứ ba hay tầng bàng hệ vỏ não – màng nuôi, thường là những động mạch tận (động mạch não giữa, não trước và các nhánh động mạch tận của động mạch thân nền). 6
  18. Giữa các động mạch nuôi não có sự nối thông với nhau qua đa giác Willis, vòng nối giữa các nhánh động mạch cảnh trong và cảnh ngoài, ngoài ra có vòng nối quanh vỏ não nối thông giữa các nhánh nông của các động mạch não trước, não giữa và não sau. Bình thường các động mạch não cấp máu cho một vùng nhất định nhu mô não, trường hợp bị tắc nghẽn một động mạch nào đó, các vòng nối sẽ phát huy tác dụng [14]. Hình 1.4: Giải phẫu mạch máu não trên MRI [15] Phân bố tưới máu não: Vòng động mạch đáy não, bố cục chính thức ở đáy sọ, phát ra các động mạch trung tâm và ngoại vi [13]: - Các động mạch trung tâm (hay động mạch sâu), thường có hướng xuyên từ đáy não hướng đi thẳng đứng lên trên, sinh ra từ động mạch và gốc của ba động mạch lớn nông và đi sâu vào đáy não. Các mạch này tưới máu cho đồi thị và vùng dưới đồi, các nhân bèo và nhân đuôi, bao trong và đám rối màng mạch. - Các động mạch ngoại vi (hay các nhánh nông) [13]: 7
  19. Động mạch não trước: sinh ra từ chỗ phân chia của động mạch cảnh trong và đoạn cảnh đầu ở đáy, nối với động mạch não trước đối diện bằng động mạch thông trước, tạo ra một sự lưu thông phía trước và thông liên cảnh. Động mạch não giữa gần như tiếp tục hướng đi chung của trục cảnh- động mạch não giữa, động mạch này đi ra ngoài vào hố bên của não (khe syvius) và tỏa ra nhiều nhánh để tưới máu mặt ngoài bán cầu, nhưng các nhánh này không đến bờ trước và bờ dưới bán cầu não. Cả ba mạch nối trên trên nối với nhau phong phú trên mạch vỏ não tạo thành bàng hệ mạch nuôi. 1.3.2. Định nghĩa, phân chia giai đoạn, nguyên nhân nhồi máu não. Định nghĩa: Nhồi máu não [2] là các tế bào não bị chết do thiếu máu xác định dựa vào: - Giải phẫu bệnh, hình ảnh học, hoặc bằng chứng khác về tổn thương não cục bộ thuộc vùng cấp máu của một động mạch xác định. - Bằng chứng lâm sàng thiếu máu não cục bộ dựa trên các triệu chứng tồn tại >24h hoặc tử vong, loại trừ các nguyên nhân khác [1]. Phân chia giai đoạn: - Giai đoạn tối cấp: < 6h - Giai đoạn tối cấp muộn: 6 – 24h - Giai đoạn cấp tính: 24 h – 1 tuần - Giai đoạn bán cấp: 1 – 3 tuần - Giai đoạn mạn tính: > 3 tuần Nguyên nhân nhồi máu não. Theo phân loại TOAST (Trial of ORG 10172 in Acute Stroke Treatment) [16], nhồi máu não được chia thành 3 thể chính: - Nhồi máu não các động mạch lớn 8
  20. - Nhồi máu não các động mạch nhỏ hoặc nhồi máu ổ khuyết - Nhồi máu não do huyết khối (cục thuyên tắc) từ tim Nhồi máu các động mạch lớn thường do huyết khối hình thành trên thành động mạch bị xơ vữa (thường là động mạch cảnh, động mạch sống nền, các động mạch não), tuy nhiên cũng có thể do huyết khối từ tim. Nhồi máu ổ khuyết do tắc các mạch nhỏ, nguyên nhân thường do bệnh lý mạch máu. Nhiều khi không xác định được nguyên nhân gây nhồi máu não và được xếp loại vào nhồi máu não không rõ nguyên nhân [17], [18]. 1.3.3. Sinh lý bệnh nhồi máu não. Mô não rất nhạy cảm với thiếu oxy do không có dự trữ năng lượng. Trường hợp tắc nghẽn hoàn toàn mạch não, năng lượng có thể duy trì sự sống tế bào trong 2-3 phút [19]. Các tế bào não xung quanh được nuôi dưỡng bằng thẩm thấu sẽ tạo thành một vùng giới hạn, có khả năng phục hồi nếu được nhanh chóng tưới máu não. Chính vì vậy, nhiệm vụ của bác sĩ là nhanh chóng phát hiện và bảo vệ, giúp tưới máu cho vùng tranh sáng tranh tối này [18]. Hình 1.5: Tắc động mạch não giữa trái gây thiếu máu não [18]. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2