GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Từ lâu, NH là một trong những ngành được chính phủ các nước đặc biệt quan<br />
tâm và nhận được sự giám sát chặt chẽ trong nền kinh tế. Hệ thống NH lớn mạnh được<br />
xem là nhân tố quan trọng kích thích nền kinh tế của quốc gia phát triển ổn định. Hoạt<br />
động của NH có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng khác nhau<br />
và là hoạt động chứa nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động NH là rủi ro mang tính hệ<br />
<br />
uế<br />
<br />
thống và có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kì rủi ro của loại hình<br />
<br />
H<br />
<br />
doanh nghiệp nào. Chính vì thế việc giám sát và phòng ngừa rủi ro của hệ thống NH là<br />
việc làm tất yếu và cần thiết. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhiều sự kiện kinh tế<br />
<br />
tế<br />
<br />
tài chính liên tiếp diễn ra, khiến những lo ngại về tình hình tài chính NH - ngành được<br />
đánh giá là chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn và nhạy cảm - ngày càng tăng cao. Vấn đề<br />
<br />
h<br />
<br />
giám sát và phòng ngừa rủi ro trong hệ thống NH đang được quam tâm. Một mô hình<br />
<br />
in<br />
<br />
làm cơ sở cho việc nhận biết hoạt động của hệ thống NH cũng như những rủi ro tiềm<br />
<br />
cK<br />
<br />
ẩn không chỉ là việc làm cần thiết đối với từng NH mà còn có ý nghĩa quan trọng đối<br />
với hoạt động quản lý của Nhà nước.<br />
<br />
Hệ thống NH Việt Nam hiện đang còn non trẻ, lại đang trong giai đoạn phát<br />
<br />
họ<br />
<br />
triển quá nhanh khó kiểm soát được. Trong khi nền kinh tế còn chưa vượt qua được<br />
khó khăn, tình hình trong nước và thế giới bất ổn, quá trình hội nhập tuy có nhiều cơ<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
hội nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ… Trước tình hình đó, nếu không có sự phân tích<br />
nhìn nhận đúng về hoạt động cũng như rủi ro của NH thì rất khó để cơ quan Nhà nước<br />
quản lý hệ thống NH cũng như chính bản thân các NH có chiến lược phát triển hợp lý.<br />
Bên cạnh đó, để có thể cạnh tranh cũng như tham gia vào thị trường tài chính thế giới<br />
thì việc cần thiết là có một hệ thống đánh giá hoạt động NH phù hợp với tình hình Việt<br />
Nam và được thế giới công nhận.<br />
VIB được thành lập năm 1996. Đến nay, sau hơn 15 năm hoạt động, VIB đã trở<br />
thành một trong những NH thương mại cổ phần (TMCP) hàng đầu Việt Nam với tổng<br />
tài sản đạt trên 100 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu (CSH)<br />
đạt trên 8.200 tỷ đồng. Là một trong những NH tiên phong trong việc cải tổ hoạt động<br />
SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan<br />
<br />
1<br />
<br />
GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
kinh doanh, VIB luôn định hướng lấy khách hàng (KH) làm trọng tâm, lấy chất lượng<br />
dịch vụ và giải pháp sáng tạo làm phương châm kinh doanh với quyết tâm “trở thành<br />
NH luôn sáng tạo và hướng đến KH nhất tại Việt Nam”. Do đó, hiện VIB đã và đang<br />
tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, cùng Năng lực quản lý điều hành, tiếp tục chú trọng<br />
phát triển mạng lưới NH bán lẻ và các sản phẩm mới… Trước yêu cầu thay đổi để<br />
hoàn thiện hoạt động kinh doanh của NH, phát triển bền vững trong bối cảnh kinh tế<br />
còn khó khăn và gặp nhiều thách thức, hơn ai hết, VIB quan tâm tới việc phân tích<br />
<br />
uế<br />
<br />
hoạt động kinh doanh và rủi ro NH.<br />
NH cũng là một loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên phân tích tài chính cũng như<br />
<br />
H<br />
<br />
đánh giá hoạt động của NH có nhiều điểm khác so với DN. Mô hình CAMELS được<br />
nhiều nước trên thế giới công nhận và bắt đầu phổ biến ở Việt Nam trong thời gian gần<br />
<br />
tế<br />
<br />
đây. Đây là một hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình NH của Mỹ và được coi là<br />
chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức trên toàn thế giới khi đánh giá hiệu quả, rủi ro<br />
<br />
h<br />
<br />
của các NH nói riêng và các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung. Mô hình này chủ yếu<br />
<br />
in<br />
<br />
dựa trên các yếu tố tài chính, thông qua thang điểm để đưa ra kết quả xếp hạng các NH,<br />
<br />
cK<br />
<br />
từ đó cho nhà quản lý biết “tình hình sức khỏe của các NH”. CAMELS là tiếng nói<br />
chung, công cụ giúp các cơ quan Nhà nước cũng như chính các NH sử dụng trong<br />
<br />
thống NH.<br />
<br />
họ<br />
<br />
phân tích hoạt động và cùng đi đến mục tiêu chung là phòng ngừa rủi ro cho toàn hệ<br />
<br />
Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài: “Ứng dụng mô hình CAMELS vào<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
phân tích hoạt động và rủi ro tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt<br />
Nam VIB”<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đề tài khái quát cơ sở khoa học về phân tích hoạt động và rủi ro NH; tổng hợp<br />
<br />
hệ thống văn bản pháp lý, quy định về phân tích hoạt động và rủi ro NH ở Việt Nam<br />
hiện nay. Trong đó đi sâu tìm hiểu về mô hình CAMELS như một thước đo để đánh<br />
giá độ an toàn về hoạt động NH.<br />
Từ đó ứng dụng mô hình CAMELS vào phân tích hoạt động và rủi ro của VIB<br />
trong năm 2012, dự báo về hoạt động kinh doanh và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị<br />
nhằm cải thiện tình hình kinh doanh cho NH trong thời gian sắp tới.<br />
SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan<br />
<br />
2<br />
<br />
GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Đề tài giải thích tầm quan trọng của mô hình CAMELS trong việc giám sát NH<br />
thông qua phân tích hoạt động và rủi ro cũng như một số điểm chú ý khi sử dụng khi<br />
sử dụng mô hình.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu:<br />
Hoạt động kinh doanh của VIB qua các quý của năm 2012 được thể hiện thông<br />
qua mô hình CAMELS.<br />
<br />
uế<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ ngày 02/02/2013 đến ngày 13/05/2013.<br />
<br />
H<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong phân tích hoạt động của VIB trong<br />
các quý năm 2012.<br />
<br />
tế<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Để tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh chúng ta không dùng riêng lẻ một<br />
<br />
h<br />
<br />
phương pháp phân tích nào mà sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích để có cái nhìn<br />
<br />
in<br />
<br />
toàn diện về đối tượng được phân tích. Sau đây là các phương pháp mà đề tài sử dụng:<br />
<br />
cK<br />
<br />
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua việc nghiên cứu tài liệu, tìm<br />
kiếm thông tin, phương pháp này giúp chúng ta có kiến thức cơ sở, nền tảng về vấn đề<br />
nghiên cứu cũng như có căn cứ để tiến hành phân tích và đưa ra nhận định. Cụ thể,<br />
<br />
họ<br />
<br />
tiến hành tìm hiểu những vấn đề sau:<br />
<br />
Tìm hiểu hệ thống cơ sở lý luận của mô hình CAMELS và các văn bản pháp lý,<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
quy định của Việt Nam hiện nay về đánh giá hoạt động của NH.<br />
Tìm hiểu về môi trường kinh tế vĩ mô, tình hình hệ thống NH hiện nay, cũng như<br />
<br />
môi trường kinh doanh của VIB từ internet, báo chí, truyền hình, các đề tài nghiên cứu…<br />
Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà phân tích về mô hình CAMELS, về<br />
<br />
hệ thống NH, cũng như về VIB.<br />
- Phương pháp thu thập số liệu:<br />
Số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu là số liệu thứ cấp được thu thập từ báo<br />
cáo tài chính đã kiểm toán (bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh<br />
doanh, thuyết minh báo cáo tài chính), báo cáo thường niên của NH năm 2012.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan<br />
<br />
3<br />
<br />
GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Ngoài ra còn có các số liệu, thông tin lấy từ website chính thức của VIB, các<br />
văn bản pháp luật có liên quan về đánh giá hoạt động NH…<br />
- Phương pháp xử lý số liệu<br />
+ Phương pháp tỷ số: Đây là một phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ<br />
biến trong hoạt động phân tích. Dựa trên số liệu thu thập được tiến hành tính toán các<br />
chỉ tiêu tài chính của mô hình CAMELS. Sau đó nhận xét, đánh giá hoạt động, trên cơ<br />
sở so sánh giữa các quý và các tỷ lệ tham chiếu.<br />
<br />
uế<br />
<br />
+ Phương pháp thống kê: Từ số liệu thu thập, hoặc tính toán để phân vào các<br />
nhóm chỉ tiêu của mô hình CAMELS.<br />
<br />
H<br />
<br />
- Phương pháp đánh giá số liệu<br />
<br />
+ Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt<br />
<br />
tế<br />
<br />
động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu của mô<br />
hình. Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so<br />
<br />
h<br />
<br />
sánh được của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và<br />
<br />
in<br />
<br />
đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đích phân tích mà xác địch gốc<br />
<br />
cK<br />
<br />
so sánh.<br />
<br />
Các chỉ tiêu được so sánh giữa các quý để thấy rõ xu hướng thay đổi, thấy được<br />
sự cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới; tham chiếu<br />
<br />
họ<br />
<br />
với mức chất lượng của mô hình CAMELS, các quy định của NHNN.<br />
Mô hình CAMELS bao gồm hệ thống các chỉ tiêu, thông qua việc phân tích và<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
xếp loại các chỉ tiêu này để có thể biết được hoạt động và rủi ro của NH. Mô hình này<br />
là công cụ hỗ trợ cho cơ quan quản lý giám sát hoạt động của các NH từ xa. Theo R.<br />
Alton Gilbert, giám sát từ xa hỗ trợ cho các cơ quan giám sát hoạt động của các NH.<br />
Giám sát từ xa sử dụng dữ liệu tài chính hàng quý và các kết quả của kỳ giám sát<br />
trước[20, tr.47]. Ngoài ra, do gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm số liệu, đề tài tiến<br />
hành tính toán và phân tích các chỉ tiêu theo các quý của năm 2012. Khi so sánh với<br />
các NH tương đương, đề tài sử dụng kết quả tính toán của năm 2012.<br />
+ Phương pháp tính toán chỉ số ngành: Do hạn chế của việc thu thập số liệu và<br />
kiến thức, nên việc tính toán chỉ số ngành là một công việc khó khăn. Chính vì vậy, đề<br />
tài chỉ tiến hành so sánh VIB với các NH tương đương. Các NH được lựa chọn dựa<br />
SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan<br />
<br />
4<br />
<br />
GVHD: Th.S Đoàn Như Quỳnh<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
theo quy mô tổng tài sản và vốn CSH tương đương với VIB và có địa bàn cũng như<br />
thời gian hoạt động tương tự. Ngoài ra, phương pháp kế toán của các NH tương tự<br />
nhau. Gồm có: VIB, NH TMCP Đông Á (DAB), NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng<br />
(VPB).<br />
Bảng 1.1. Giới thiệu chung về VIB, VPB, DAB – năm 2012<br />
Tổng tài sản<br />
<br />
Vốn điều lệ<br />
<br />
(tỷ đồng)<br />
<br />
Thời gian<br />
<br />
(tỷ đồng)<br />
<br />
CB CNV<br />
<br />
Sl chi nhánh/PGD<br />
<br />
(người)<br />
<br />
65.023<br />
<br />
4.250<br />
<br />
1996<br />
<br />
4.300<br />
<br />
160<br />
<br />
DAB<br />
<br />
69.278<br />
<br />
5.000<br />
<br />
1990<br />
<br />
4.368<br />
<br />
240<br />
<br />
VPB<br />
<br />
102.576<br />
<br />
5.770<br />
<br />
1993<br />
<br />
4.000<br />
<br />
200<br />
<br />
H<br />
<br />
uế<br />
<br />
VIB<br />
<br />
(Nguồn: báo cáo thường niên 3 NH 2012)<br />
<br />
tế<br />
<br />
+ Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các chỉ tiêu trong mỗi nhóm để có những<br />
<br />
h<br />
<br />
nhận định chung về mỗi khía cạnh; Tổng hợp 5 nhóm chỉ tiêu của mô hình CAMELS<br />
<br />
in<br />
<br />
nhằm đánh giá, chấm điểm và xếp loại NH.<br />
<br />
+ Phương pháp phân tích SWOT: Từ những kết quả phân tích, đánh giá điểm<br />
<br />
cK<br />
<br />
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của VIB.<br />
5. Kết cấu của đề tài<br />
<br />
họ<br />
<br />
Đề tài có bố cục như sau:<br />
<br />
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.<br />
Chương 2. Ứng dụng mô hình CAMELS vào phân tích hoạt động và rủi ro của<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
NH TMCP Quốc Tế Việt Nam.<br />
Chương 3. Dự báo và giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh của NH<br />
<br />
TMCP Quốc Tế Việt Nam.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Tâm Đan<br />
<br />
5<br />
<br />