intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoai tây “mắt đỏ” không gây ung thư

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

67
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện trên thị trường xuất hiện giống khoai tây mới có tên “Khoai tây mắt đỏ” và có nhiều nguồn tin cho hay, giống khoai này rất độc hại, có thể gây ung thư. Vậy, thực hư thế nào? Chợ đầu mối Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) tập trung nhiều rau, củ, quả từ các vùng ngoại thành. Trong chợ, các tải khoai tây được rải dưới đất với nhiều loại khoai: khoai nhỏ, khoai to, khoai vàng nhưng mắt đỏ tím… Chị bán hàng xởi lởi giới thiệu: "Khoai to, ăn bở, nhiều bột lắm, ăn thử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoai tây “mắt đỏ” không gây ung thư

  1. Khoai tây “mắt đỏ” không gây ung thư Hiện trên thị trường xuất hiện giống khoai tây mới có tên “Khoai tây mắt đỏ” và có nhiều nguồn tin cho hay, giống khoai này rất độc hại, có thể gây ung thư. Vậy, thực hư thế nào? Chợ đầu mối Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) tập trung nhiều rau, củ, quả từ các vùng ngoại thành. Trong chợ, các tải khoai tây được rải dưới đất với nhiều loại khoai: khoai nhỏ, khoai to, khoai vàng nhưng mắt đỏ tím… Chị bán hàng xởi lởi giới thiệu: "Khoai to, ăn bở, nhiều bột lắm, ăn thử đi. Giống mới trồng ở Đông Anh". Tại các chợ trong nội thành, khoai mắt đỏ cũng được bán nhiều, nhưng không phải
  2. ai cũng "mạnh dạn" mua vì lo nhỡ đâu khoai có thuốc gì bảo quản, giống gì mà lạ thế? Khoai mới dỡ cũng nên để khoảng 10 ngày trở ra mới đem ra ăn Xách khoai tây "lạ" tới hỏi ông Trịnh Văn Mỵ, quyền Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có củ (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm), ông cho biết, đây là giống KT3 do Trung tâm Khoai tây nghiên cứu và phát triển.
  3. Về dinh dưỡng, khoai tây mắt đỏ có hàm lượng tinh bột (protein) khoảng 17, 18% – tương đương các loại khoai tây khác, nhiều vitamin, khoáng chất, ruột vàng, ăn bở, có thể sử dụng luộc hoặc nấu canh. Hiện nay, giống này trồng nhiều ở Nam Định, Thường Tín (Hà Nội), Hải Dương, phát triển theo hệ thống khuyến nông hoặc nông dân tự trữ giống từ vụ trước. Không nên ăn khoai tây lúc đang nảy mầm Theo các chuyên gia về giống cây trồng, loại khoai tây này có thể độc trong trường hợp củ đã nảy mầm. Vì khi nảy mầm tức là khoai đã biến đổi về chất. Khoa học đã chứng minh, lá và ngọn khoai tây có axit clohidric. Ăn khoai nảy
  4. mầm tức là ăn cả mầm cây có chất này nên sẽ gây độc. Khoai mới dỡ cũng nên để khoảng 10 ngày trở ra mới đem ra ăn, bởi ăn khoai vừa dỡ hay bị ngái, gây ngứa, không tốt cho cơ thể. Về chuyện hiện nay có nhiều rau củ có màu lạ (đỏ tím) như: khoai tây, củ cải, ông Trịnh Văn Mỵ cho biết, điều này là đặc điểm giống, màu đỏ đó là chất caroten (tiền vitamin A) nên người tiêu dùng yên tâm sử dụng. Nhiều người không muốn dùng khoai, rau Trung Quốc vì nhỡ đâu có chất bảo quản độc. Ông Mỵ cho biết, khoai tây Trung Quốc thường củ to, ruột trắng, mắt sâu; Cải bắp Trung Quốc nhỏ, chắc (cải bắp ta thường to, không chắc).
  5. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách phân biệt tương đối, bởi nếu giống Trung Quốc mà đem về trồng ở Việt Nam thì cũng vậy. Cách tốt nhất là không sử dụng rau quả trái mùa dù người bán có nói là rau Đà Lạt, rau ở miền núi chuyển về. Bởi nếu rau ở các vùng đó chuyển về thì cũng không cung cấp dồi dào ra thị trường như thế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2