intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoáng chất cho thai nhi

Chia sẻ: Phan Totam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

86
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiếu chất sắt, can-xi hay selenium, bạn và thai nhi có thể gặp nhiều nguy cơ. Khoảng 20 -30% thai phụ bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Viện dinh dưỡng TP.HCM, thai phụ cần thức ăn chế biến từ loại thực phẩm tươi, hạn chế thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn. Như thế, thực phẩm sẽ còn nguyên chất và cung cấp đầy đủ khoáng chất. Sau đây là những khoáng chất cần thiết và vai trò của chúng đối...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoáng chất cho thai nhi

  1. Khoáng chất cho thai nhi Thiếu chất sắt, can-xi hay selenium, bạn và thai nhi có thể gặp nhiều nguy cơ. Khoảng 20 -30% thai phụ bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Viện dinh dưỡng TP.HCM, thai phụ cần thức ăn chế biến từ loại thực phẩm tươi, hạn chế thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn. Như thế, thực phẩm sẽ còn nguyên chất và cung cấp đầy đủ khoáng chất. Sau đây là những khoáng chất cần thiết và vai trò của chúng đối với thai phụ và thai nhi.
  2. Can-xi: Giúp hình thành khung xương của thai nhi, trợ giúp các chức năng tim mạch và các cơ khác. Nếu thiếu can-xi, thai nhi sẽ rút một lượng can-xi từ cơ thể mẹ khiến thai phụ có nguy cơ loãng xương. Do đó, bạn nên bổ sung 1.200mg can-xi/ngày bằng cách uống sữa, ăn sữa chua, phô-mai, đậu hũ, cá mòi, khoai lang, bông cải xanh…. Đồng: rất cần thiết cho việc hình thành các hồng cầu, một quá trình quan trọng trong thai kỳ. Lúc này, cơ thể phải cung cấp gấp đôi lượng máu . Đồng đặc biệt cao trong gan, tim, thận và não. Khoáng chất này giúp cho việc hình thành tim, xương, hệ thần kinh và mạch máu của thai nhi. Đồng có trong thịt gà, vịt, đậu nành, cá, khoai tây, các loại rau có lá xanh đậm. Crôm: Khoáng chất crôm rất cần thiết để điều chỉnh lượng đường huyết ở thai phụ và kích thích sự tổng hợp Protein trong quá trình phát triển tế bào của thai nhi. Trong qua trình mang thai, bạn cần một lượng crôm khoảng 30mcg/ngày. Bạn có thể dùng các thực phẩm như gạo lức (gạo đỏ), táo và nước cam tươi.
  3. Sắt: khoáng chất cần thiết cho sự hình thành huyết sắc tố trong các tế bào hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào khác. Khi mang thai, lượng máu gia tăng khoảng 50% so với bình thường. Do đó, bạn cần bổ sung nhiều chất sắt để ngăn ngừa thiếu máu. Thiếu sắt có thể gây dị tật thai nhi, nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân. Chất sắt thường có trong các loại thịt đỏ, gan, trứng khoai tây, nho khô, các loại đậu khô, đậu Hà Lan, các loại rau có lá xanh đậm. Tuy nhiên, việc có đủ lượng chất sắt trong các bữa ăn hàng ngày rất khó đối với thai phụ. Do đó, các bà mẹ thường được bác sĩ kê toa bổ sung thêm viên sắt, khoảng 30mg/ngày.
  4. một trong những món ăn giàu chất sắt Kẽm: chất kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình phân bào và rất cần thiết cho quá trình thụ tinh và mang thai của người mẹ. Thiếu kẽm có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, sẩy thai, sinh khó. Ở thai nhi, kẽm có vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn phát triển. Mỗi ngày, thai phụ cần bổ sung khoảng 15mg kẽm. Chất này thường có trong hạt bí đỏ, thịt nạc, lòng đỏ trứng… Ma-giê: giúp xây dựng và tái tạo mô tế bào cho cơ thể. Thiếu hụt ma-giê có thể gây nguy cơ cho mẹ như tiền sản giật, sinh non, thai lưu…Ma-giê cũng rất quan trọng cho sự phát triển thính giác của thai nhi. Thai phụ cần khoảng 350 – 360mg ma-giê/ngày. Chất này có trong thịt, chuối, hàu và sò.
  5. giàu kẽm Selenium: Thai phụ thiếu selenium có thể gia tăng nguy cơ bị tiền sản giật. Thai phụ được khuyên nên bổ sung 60mcg selenium/ngày là vừa đủ. Chất này có trong hạt hướng dương, cật, cá ngừ, ngũ cốc…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2