intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khỏe mạnh khi bầu bí

Chia sẻ: Bu Bubam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm sao để trong thời kỳ bầu bí chị em vẫn cảm thấy dồi dào sức sống? Chị Hải An (nhân viên Công ty TNHH P.M) chia sẻ: “Công ty đang cắt giảm nhân sự nên dù mình mang thai gần đến ngày sinh cũng phải đi làm suốt. Vừa lo công việc lại mệt vì không được nghỉ ngơi, mình cứ như đang trong cơn ác mộng kéo dài…”. Giống chị An, chị Kim Thư (chuyên viên Marketing, Công ty Q.D) mang bầu 3 tháng nhưng sáng nào cũng phải đi làm thật sớm và về thật khuya. “Mỗi ngày tôi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khỏe mạnh khi bầu bí

  1. Khỏe mạnh khi bầu bí
  2. Làm sao để trong thời kỳ bầu bí chị em vẫn cảm thấy dồi dào sức sống? Chị Hải An (nhân viên Công ty TNHH P.M) chia sẻ: “Công ty đang cắt giảm nhân sự nên dù mình mang thai gần đến ngày sinh cũng phải đi làm suốt. Vừa lo công việc lại mệt vì không được nghỉ ngơi, mình cứ như đang trong cơn ác mộng kéo dài…”. Giống chị An, chị Kim Thư (chuyên viên Marketing, Công ty Q.D) mang bầu 3 tháng nhưng sáng nào cũng phải đi làm thật sớm và về thật khuya. “Mỗi ngày tôi phải ngồi suốt ở văn phòng. Bình thường, cơ thể vốn đã hay nhức mỏi, từ khi có bầu, tôi bị đau lưng khủng khiếp. Đó là chưa kể phòng tôi cứ đến chiều mọi người lại mua đồ ăn vào. Gặp hôm có mùi mắm là bao nhiêu thức ăn trong bụng cứ chực trào lên khiến tôi phải ra vô nhà vệ sinh suốt”. Bà bầu chọn tư thế thoải mái nhất để nghỉ ngơi
  3. Đừng ngại lên tiếng Khi mang thai, tốt nhất bạn nên thông báo với sếp và đồng nghiệp biết để nhận được sự giúp đỡ. Nếu biết sớm, sếp sẽ bố trí thời gian và công việc đỡ nặng nhọc hơn cho bạn, đồng thời chủ động tổ chức lại công việc trong thời gian bạn nghỉ sinh. Bên cạnh đó, đồng nghiệp sẽ hỗ trợ bạn trong công việc cũng như hạn chế các hành động vô tình gây khó khăn cho thai phụ. Chẳng hạn, nếu bạn “bỏ nhỏ”, có thể đồng nghiệp sẽ thông cảm mà tránh mang đồ ăn có mùi khó chịu vào phòng làm việc, không để bạn phải di chuyển nhiều, xách đồ nặng phụ bạn. Đó chỉ là một vài trong vô số những khó khăn các mẹ bầu thường gặp nơi công sở. Cơ thể thì trong giai đoạn kêu cứu cần được nghỉ ngơi nhưng đâu phải ai cũng được sếp “ưu đãi” vài tháng nghỉ dưỡng. Cộng thêm thời buổi kinh tế trì trệ, ai ai cũng thắt lưng buộc bụng, mẹ bầu cũng không thể an tâm nằm nghỉ mà trong dạ cứ nơm nớp lo không biết có ai sẽ giành nghề của mình. Nhưng đi làm, từ những cơn đau lưng do đứng, ngồi nhiều đến chứng phù nề, tê chân, kiệt sức, không phải cái nào bạn cũng đủ sức chịu đựng.Vì vậy, hãy để chúng tôi giúp bạn có những ngày làm việc nhẹ nhàng hơn. Đau lưng
  4. Đây là bệnh thường xảy ra với thai phụ, có khi còn kèm theo nhức cổ và vai khi ngực lớn dần lên. Nguy hiểm hơn, những đợt đau lưng dưới kéo dài hoặc đau một chân là biểu hiện của đau thần kinh tọa, khi đầu thai nhi nén vào dây thần kinh hông. Không nên ngồi quá lâu một tư thế Trong trường hợp giống chị Thư, bạn có thể thư giãn như sau: Thả lỏng: Khi ngồi tại bàn làm việc, hãy tìm cách chống một chân lên kệ (hoặc thùng rác, tập hồ sơ…) rồi đổi chân khi mỏi. Khi di chuyển, tránh đặt nhiều áp lực lên cơ sau lưng và luôn giữ cho lưng thẳng. Bài tập nhỏ: Ngồi tại bàn, giữ tư thế hướng về trước và tập cúi đầu xuống
  5. đầu gối trong vòng 30 giây. Ngẩng đầu lên và lặp lại, tập 6 lần/ ngày. Không đứng lâu: Nếu công việc không cho phép ngồi, hãy đứng một chân và nâng chân còn lại lên cao hơn. Khi đứng cạnh bàn, có thể dựa về trước, cong đầu gối và dùng tay hoặc khuỷu tay chống để đỡ sức nặng trên lưng. Giãn gân cốt: Nếu bạn hay quên, hãy cài đồng hồ trên màn hình máy tính cứ 30 phút nhắc bạn đứng dậy và giãn gân cốt đang tê cứng lại. Nói “không” với giày cao gót: Trừ phi công ty bạn bắt buộc mang, còn không hãy để chúng ở nhà bởi đây là một trong những “thủ phạm” trực tiếp hành hạ cơ thể bạn đấy. Hạn chế mang nặng: Nếu công việc đòi hỏi phải mang vác đồ đạc nặng, bạn hãy đề nghị được làm việc nhẹ hơn. Khi nhặt đồ, phải hạ đầu gối xuống từ từ và nhấc lên chậm rãi để có thể làm giảm bớt áp lực trên lưng. Nhờ chồng đưa đi làm: Hãy nhờ anh ấy chở bạn đến chỗ làm hằng ngày để khỏi phải vất vả khi dắt xe hoặc đi lại. Chứng phù nề Ngược lại với chị Thư, công việc của chị An cần di chuyển hằng ngày và hầu như chị lúc nào cũng phải đứng. “Từ khi mang thai, chân tay tôi cứ sưng phù, đứng được một tiếng là đuối!”, chị thổ lộ.
  6. Hơn 70% phụ nữ trong thời kỳ mang thai đều trải qua triệu chứng như vậy. Nguyên nhân, lượng nước, muối cơ thể mẹ cần nhiều hơn bình thường để nuôi con. Chúng tích tụ trong chân, tay, mặt hoặc bàn tay gây phù nề. Nếu cơ thể đột ngột sưng phù nhiều, bạn phải báo cho bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén. Nếu chỉ sưng nhẹ, có thể sử dụng các phương pháp nhỏ để thuyên giảm như: Gác chân lên cao: Đặt chân lên bất cứ vật nào cao hơn mặt đất. Nằm sấp về bên trái: Hãy tận dụng giờ nghỉ để nằm sấp về bên trái. Tư thế này sẽ ngăn tử cung bạn chèn ép động mạch chính cũng như để các hệ thống rút lại các chất lỏng tích tụ. Bạn cũng có thể đi dạo một chút vào giờ nghỉ trưa. Ngâm chân: Nên để bàn chân được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả.
  7. Vừa ngâm chân, bạn vừa xoa mắt cá chân để giảm sưng nhé! Uống nước thường xuyên: Việc tiếp nước cho cơ thể sẽ giúp rút lượng chất lỏng tích tụ trở lại vào máu để được bài tiết qua thận. Mặc đồ rộng rãi: Mang thai không phải là thời điểm thích hợp để tỏ ra sành điệu. Hãy để những loại trang sức cầu kỳ qua một bên. Để sẵn một đôi giày bệt hơi rộng trong văn phòng đề phòng những lúc chân sưng phồng. Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Tránh xa các thức ăn gây béo, nhiều muối và các chất hóa học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2