intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khói thuốc "không bay lên mây"

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

59
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hằng năm trên thế giới có hàng triệu người tử vong do hút thuốc lá. Riêng năm 2009 là 5.127.558 người. Tại Việt Nam con số đó là 40.000 người. Thế nhưng đến nay, ngày cả khi Chính phủ ban hành Luật cấm hút thuốc lá nơi công cộng (từ ngày 1/1/2010), thì số người hút thuốc lá vẫn không hề giảm và quan trọng hơn, phần đa trong số đó vẫn "không thèm" quan tâm đến những cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ. Vì sao khói thuốc gây hại? ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khói thuốc "không bay lên mây"

  1. Khói thuốc "không bay lên mây" Hằng năm trên thế giới có hàng triệu người tử vong do hút thuốc lá. Riêng năm 2009 là 5.127.558 người. Tại Việt Nam con số đó là 40.000 người. Thế nhưng đến nay, ngày cả khi Chính phủ ban hành Luật cấm hút thuốc lá nơi công cộng (từ ngày 1/1/2010), thì s ố người hút thuốc lá vẫn không hề giảm và quan trọng hơn, phần đa trong số đó vẫn "không thèm" quan tâm đến những cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ. Vì sao khói thuốc gây hại? Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng nicotine cao. Nicotin được sử dụng ở liều thấp, tạo ra sự sảng khoái nhẹ nhàng, làm dịu cơn đói và bớt mệt mỏi. Tuy nhiên nếu dùng lâu dài sẽ gây lệ thuộc và độc hại cho cơ thể, liều cao sẽ gây chết người. Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính: Nicotine: Nicotine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. Nicotine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Tác dụng gây nghiện của nicotine chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương. Monoxit carbon (khí CO): Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với áp lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển
  2. đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Các phân tử nhỏ: Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc. Các chất gây ung thư: Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá. Các bệnh lý thường gặp khi hút thuốc lá chủ động: Các bệnh đường hô hấp: viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh
  3. quản, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phế quản. Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi. Hệ mạch máu: xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, bệnh thuyên tắc động mạch, tai biến mạch máu não. Ung thư các cơ quan khác: ung thư môi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung. Ảnh hưởng chức năng sinh sản: sinh non, băng huyết sau sinh, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, nicotine có thể truyền qua sữa mẹ gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, suy sinh dục, liệt dương. Hệ thần kinh: hút thuốc lá có thể làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não. Những rối loạn về da: xuất hiện sớm các vết nhăn trên mặt, làm da của các ngón tay cầm điếu thuốc trở nên màu vàng nâu. Người hít khói còn chịu độc hơn người hút Theo Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Huy Dũng, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, hít khói thuốc từ không khí khi ở gần người đang hút thuốc là tình trạng hút thuốc thụ động. Luồng khói thuốc lá trong môi trường có nhiều chất độc hại hơn khói thuốc của người trực tiếp hút. Chính vì vậy những người thường xuyên hít phải khói thuốc lá cũng sẽ mắc phải các bệnh do thuốc lá gây ra. Điều nguy hiểm là khói thuốc có thể tồn tại trong không khí hơn 2 giờ, dù không còn nhìn hoặc ngửi thấy nữa, nên những người nhiễm khói thuốc thụ động có nguy cơ nhiễm bệnh nặng hơn.
  4. Theo nghiên cứu, việc hít khói thuốc thụ động làm tăng nguy cơ bệnh tim lên 10%, mắc bệnh phổi lên 25% và tăng nguy cơ đột quỵ 82%. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc sẽ làm tăng tỉ lệ viêm đường hô hấp dưới (như viêm phế quản, viêm phổi) và viêm tai giữa; làm tăng các triệu chứng của đường hô hấp mạn tính như hen; làm giảm sự phát triển của phổi và tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Phụ nữ hít phải khói thuốc trong quá trình mang thai có thể gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sẩy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân. Theo điều tra có 56% đàn ông Việt Nam hút thuốc và hai phần ba trẻ em và phụ nữ thường xuyên bị tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nhà và các địa điểm công cộng. Hãy “cai” thuốc lá để bảo vệ sức khỏe. "Cai thuốc" để bảo vệ sức khoẻ Từ năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ký duyệt hàng loạt các nghị quyết, quyết định kiểm soát vấn đề thuốc lá. Đến tháng 8/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1315/QĐ-TTg nghiêm cấm hút thuốc lá từ ngày 1/1/2010 ở lớp học, nhà trẻ, các cơ sở y tế, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hóa, các khu vực sản xuất và nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ
  5. cháy nổ cao và trên các phương tiện giao thông công cộng. Tại nơi cấm hút thuốc lá phải treo biển có chữ hoặc biểu tượng "Cấm hút thuốc lá". Vì vậy bỏ thuốc lá là hành động vô cùng cần thiết đối với những người nghiện thuốc lá hoặc đang sử dụng thuốc lá vì chính sức khoẻ của bản thân và những người xung quanh. Tuy nhiên, để "cai" được thuốc lá là việc không đơn giản nên bản thân người sử dụng thuốc lá cần có sự quyết tâm, cùng với sự ủng hộ, động viên của người thân. Ngoài ra nếu có điều kiện bạn có thể đến một số bệnh viện, phòng khám cai nghiện thuốc lá như: BV Bạch Mai, BV Lao và Bệnh Phổi Trung ương, Bệnh viện K, Trung tâm Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Phúc Yên (Vĩnh Phúc) ... Tại đây bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2