intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Không sử dụng thực phẩm bị nấm mốc

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong môi trường tự nhiên có hàng nghìn loại nấm mốc. Phần lớn là có hại cho đời sống con người, như gây hư hỏng vật dụng, thoái hóa cây trồng, vật nuôi và đặc biệt là gây ô nhiễm cho lương thực, thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Không sử dụng thực phẩm bị nấm mốc

  1. Không sử dụng thực phẩm bị nấm mốc Trong môi trường tự nhiên có hàng nghìn loại nấm mốc. Phần lớn là có hại cho đời sống con người, như gây hư hỏng vật dụng, thoái hóa cây trồng, vật nuôi và đặc biệt là gây ô nhiễm cho lương thực, thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nấm mốc là từ gọi thông thường để chỉ nấm mốc và nấm men. Nấm men phân bổ rất rộng rãi trong tự nhiên, nhiều nhất là trong môi trường có chứa đường, thực phẩm có vị chua. Phần lớn nấm men là có lợi, được ứng dụng trong công nghệ thực phẩm như dùng lên men rượu, bia, phô mát, làm bánh mì... Nấm mốc, có trên 50 loại có hại, vì chúng có khả năng sinh ra độc tố mycotoxin. Đặc biệt, là loại nấm mốc Aspergillus
  2. parasiticus, A. ochraceus sinh ra độc tố ochratoxin có thể gây bệnh ung thư; Penicillium citricum sinh ra độc tố citrinin và nguy hiểm nhất là Aspergillus flavus tiết ra độc tố aflatoxin B1 và M1. Theo nhiều nghiên cứu, aflatoxin là chất gây ung thư ở người, đặc biệt là ung thư gan. Gia cầm ăn phải lương thực nhiễm nấm mốc sẽ chậm lớn, giảm khả năng sinh sản. Các loại nấm mốc này thường có trong các loại hạt có dầu như: lạc, ngô, ngũ cốc, bột mì, bánh kẹo, cá khô để lâu. Khi lương thực, thực phẩm bị mốc sẽ có màu xanh lục hay màu vàng nâu. Nấm mốc làm hao hụt thành phần dinh dưỡng và tạo cho sản phẩm có mùi vị khó chịu. Aflatoxin là một độc tố, bền vững với nhiệt độ cao. Vì vậy, khi đem rang lạc, ngô bị mốc ở nhiệt độ rất cao nhưng độc tố vẫn không bị phá hủy hoàn toàn.
  3. Không nên tiếc rẻ và sử dụng thực phẩm bị nấm mốc. Ở những vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, đường xá đi lại khó khăn, chợ búa không thuận tiện nên nhiều gia đình có thói quen dự trữ lương thực, thực phẩm lâu ngày. Đây là thói quen không tốt vì thực phẩm bảo quản lâu ngày thường có các vi khuẩn có hại xâm nhập, gây hại đối với sức khỏe con người.
  4. Hàng năm cứ vào sau Tết nguyên đán, tập tục của người Mông, Dao ở vùng núi cao thường lấy ngô xay ra làm bánh. Thứ bánh đó được người dân làm ăn dần trong nhiều ngày, có khi bánh đá bị mốc nhưng người dân vẫn ăn bình thường. Và đã có rất nhiều trường hợp ngộ độc, thậm chí tử vong do ăn bánh ngô. Ở miền núi, nhiều gia đình khi có vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà... bị chết nhưng vì tiếc của, mọi người vẫn ăn, làm tiết canh và món thịt sống băm tẩm ướp gia vị. Vừa qua, tại xã Mường Và, huyện Sốp Cộp (Sơn La), cả trăm người dân đã bị ngộ độc do ăn thịt trâu chết phải nhập viện. Để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm, cần tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho người dân về cách giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm. Các gia đình cần lưu ý trong khâu bảo quản lương thực, thực phẩm. Các lương thực, đồ khô cần dự trữ lâu ngày nên chứa trong dụng cụ kín, nơi chứa thông thoáng, khô ráo. Nếu phát hiện sản phẩm lên mốc xanh,
  5. vàng nâu hoặc đen thì phải loại bỏ, không nên tiếc của mà rửa sạch để dùng. Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm không được dùng nguyên liệu như: bột mì, sữa bột, ngũ cốc, bánh dầu, trà, cà phê... bị ẩm, mốc để chế biến các loại bánh kẹo, nước uống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2