Khu rừng tình yêu
lượt xem 2
download
Lửa vẫn cháy đều đều, ngôi nhà yên ắng trong màn đêm tĩnh mịch, dường như chỉ nghe thấy âm thanh từ tiếng củi nổ thỉnh thoảng lại tí tách một cách khe khẽ. Mẹ Ban lấy thêm củi chất vào bếp lửa đang cháy, mùa đông này trời rất lạnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khu rừng tình yêu
- Khu rừng tình yêu Lửa vẫn cháy đều đều, ngôi nhà yên ắng trong màn đêm tĩnh mịch, dường như chỉ nghe thấy âm thanh từ tiếng củi nổ thỉnh thoảng lại tí tách một cách khe khẽ. Mẹ Ban lấy thêm củi chất vào bếp lửa đang cháy, mùa đông này trời rất lạnh. Bà đi đi lại lại trong căn nhà sàn rộng thênh cho đỡ trống trải, đã một mùa nương trôi qua mà ông không đến. Ánh trăng đã mờ dần, tiếng con gà rừng gáy báo sáng vọng về mẹ Ban chuẩn bị vo gạo đồ xôi, còn hơn hai tiếng nữa trời mới sáng hẳn nhưng bà không đi ngủ được nữa. Bà lấy thịt lợn treo trên gác bếp bỏ vào cùng với chõ xôi, mùa đông năm nay hầu như ngày nào mẹ Ban cũng chỉ ăn xôi với thịt lợn gác bếp1. Nhiều lúc
- bà rất thèm rau rừng, nhưng mùa này rau rừng ăn đắng lắm mà cũng chả có mấy, phải đợi đến mùa xuân. Xôi chín, mẹ Bun lại đi lấy nồi nước bỏ ít cây thuốc vào đun để uống, thịt đã xôi xong bà lại đem nướng trên than hồng. Trời hãy còn tối lắm, mẹ Ban đến bên khung cửi dệt vải cho đến tận lúc sáng. Khi bình minh lên vẫn như thường lệ, việc đầu tiên mà mẹ Bun thường làm vào lúc sáng sớm là nhìn về phía khu rừng Pá Ban. Khu rừng thân thương, nơi chứa đầy những kỉ niệm của tuổi trăng rằm, của thời thiếu nữ và của bóng chiều trong đời người phụ nữ. Bà thường nhìn về nơi đó với đôi mắt mong ngóng, như thể bà đang mong ngón người đàn ông bản Cò Khưởm vậy. Bà muốn đi tới đó, nhưng không biết đi để làm gì, củi đã chất đầy dưới sàn nhà, cây thuốc đã hái từ đầu mùa đông vẫn còn nhiều. Mùa này trên rừng chẳng có thứ măng rau gì, suối nước chảy từ các khe đá cũng đang mùa cạn nước. Biết bao lần bà định lên rừng nhưng vì những lí do đó mà bà lại ngần ngừ, chả đi nữa dù trong lòng bà biết rõ mình muốn đi tới khu rừng không phải vì cần những thứ đó. Mà là vì một người, vì người bà nhớ và luôn mong muốn được gặp, nhưng nếu thấy bà về mà không mang theo gánh củi, nắm thuốc hay rau cỏ gì thì khi người ta hỏi bà không biết sẽ phải nói dối thế nào. Người dân bản Ven hay săm soi lắm, chuyện này mà đến tai các con bà thì không biết chúng nó sẽ nghĩ thế nào. Nhưng nếu như ông Hặc đang chờ bà ở nơi đó thì sao, đã qua một mùa nương không gặp, không biết vết thương ở chân ông giờ thế nào rồi. Vừa cho con lợn, con gà ăn xong thì cháu ngoại của bà dắt con bò đến, đó là thằng Pản con của Ban, con gái cả của bà lấy chồng ngay trong bản. Thằng bé bảo hôm nay là chủ nhật, được nghỉ học nên mẹ nó bắt nó đi chăn bò
- nhưng nó lại muốn đi chơi cùng các bạn ở lớp nên sang nhờ bà đi chăn hộ. Mẹ Ban nhớ ngay đến rừng Pá Ban và bảo đứa cháu: “Cứ buộc nó vào cột nhà ấy, để lát nữa tưới vườn xong bà đưa nó lên Pá Ban, tiện xem có quả Sung không. Lâu rồi chẳng được ăn quả Sung chấm tương bà thấy thèm quá”. Thằng bé Pản sung sướng vì được bà ngoại đồng ý dễ dàng như thế, nó quên cả buộc con bò lại cho bà nó mà chạy đi luôn. Mẹ Ban chuẩn bị đồ, mang theo nước và đồ ăn trưa rồi dắt con bò lên rừng, trong lòng bà khấp khởi hy vọng. Mẹ Bun dẫn con bò đi vào sâu trong rừng, đến tận chỗ con suối nhỏ mà bà vẫn mong nhớ, đi hết cánh rừng này là đến bản Cò Khưởm… Bà nhớ ngày nào khi mà bà gặp ông Hặc ở chỗ dòng suối này, lúc ấy đang là đầu mùa đông bà vào rừng chăn bò vừa lấy củi. Trong lúc mải lấy củi bà để lạc mất con bò, đi tìm mãi bà mới thấy nó ở bên bờ suối này nhưng lại được buộc vào một cái gốc cây. Chính xác đó chính là con bò của bà nhưng thật lạ không biết ai đã buộc nó vào đó không biết là với ý tốt hay ý xấu. Cởi dây buộc con bò ra thấy hình như nó đã ăn no cỏ rồi, nhìn quanh cũng chẳng thấy ai bà cứ ngần ngại chẳng dắt con bò đi luôn. Được một lúc thì có một người đàn ông ôm một bó cây Mây đi tới, thấy bà ông thả cây gỗ xuống và nói. “Thì ra đây là con bò của bà đấy à, tôi thấy nó đến ăn cỏ ở đầu suối chỗ tôi đang chặt gỗ. Tôi thấy nó cứ đi mà chẳng thấy chủ đâu, tôi nghĩ là có ai đã để lạc mất bò nên buộc vào đây. Chứ để nó đi xa hơn thì khó tìm thấy lắm”. Mẹ Ban mỉm cười ngại ngùng cảm ơn ông, lúc dắt bò qua suối để đi về bà bị trượt chân ngã, người đàn ông chạy đến đỡ bà dậy. Lúc dìu bà lên bờ, cả hai người mới mặt đối mặt với nhau khi ông cúi xuống nhìn khuôn mặt tái mét vì cái chân đau của bà, bà cũng ngẩng mặt lên để nhìn rõ người mình mang
- ơn. Cả hai bỗng sững sờ, bao nhiêu ký ức xưa chợt ùa về. Đã bốn mươi năm xa cách, người đàn ông vẫn nhận ra đôi mắt đen đáy, long lanh như ươn ướt ngày nào dù giờ đây nó đã hơi mờ đục đi. Bà cũng thế, những nếp nhăn, những đốm bạc trên mái tóc không làm ông khác mấy so với ngày xưa, với bà hình ảnh của ông vẫn luôn ám ảnh trong tâm trí. Phải một lúc sau ông mới nghẹn ngào cất lên lời: “Bà là Ban Mi đấy ư, ngày trước ở bản Càng?” “Còn ông là Hặc?” Chính khu rừng này đã đưa họ một lần lại trở lại gặp nhau, xung quanh họ là dòng suối, tảng đá, cái cây cảm giác như tất cả vẫn còn nguyên vẹn như thể chúng đã tồn tại vĩnh cửu vậy. Nơi này nằm giữa rừng sâu nên ít khi người ta đặt chân đến, nhưng con trâu, con bò khát nước thường hay bị lạc đến đây. Năm mười sáu tuổi Ban Mi là người con gái đẹp nhất bản Càng, bao nhiêu chàng trai đến thổi khèn, thôi pí gọi để mong được cùng bà tâm tình bên bếp lửa. Ban Mi không muốn lấy chồng sớm nhưng bố mẹ và các anh chị trong nhà cứ sốt ruột. Từ lâu họ đã âm thầm đi tìm chàng rể tốt nhất cho con gái mình. Ngày ấy Ban Mi cũng như bao cô thiếu nữ chăm chỉ tối ngày, làm nương rẫy, dệt vải,thêu khăn đến mùa khô lại đi lấy củi vê chất đầy sân và dưới gầm sàn. Chỗ củi ấy đủ dùng suốt mùa nương và mùa mưa năm tới. Một lần vì tâm trạng không được vui Ban Mi bỏ vào rừng kiếm củi một mình, nhưng nàng cứ đi mãi mà chẳng kiếm được que củi vừa to vừa khô nào cả. Rồi đến cuối chiều nàng cũng kiếm được một gánh củi to nàng gánh lên vai và đi về thì hốt hoảng khi nhận ra một người thanh niên lạ đang đi theo mình. Nàng không dám quay lại, cố bước thật nhanh đến khi bước qua con suối nhỏ nàng bị ngã, gánh củi đổ xuống còn áo váy thì ướt hết. Anh ta đang tiến đến gần nàng, cánh tay trái đang bị chảy máu, chỉ được băng bó
- tạm bằng một cái vỏ cây rừng, khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú đã có chỗ bị trầy sước. Trên vai anh khoác một khẩu súng kíp và cái túi thổ cẩm nhỏ, lưng giắt con giao để trong bào gỗ. Chàng trai trẻ đến đỡ nàng dậy bằng cánh tay không bị thương, vừa đỡ nàng dậy anh vừa nói. “Đừng có sợ, tôi là người không phải ma đâu. Tôi đi săn bị lạc không tìm thấy đường về nên thấy người là tôi đi theo thôi.” Chàng trai ấy chính là Hặc, anh chàng lãng tử ở tận bản Ching bản này nằm ở một huyện khác chắc phải xa bản Càng đến mấy ngày đi bộ. Nhà anh vốn là con nhà dòng dõi, được bố mẹ cho đi học. Mỗi lần về chỉ thích đi săn bắn, chứ chẳng thích lên nương anh có người nhà bên ngoại ở bản Càng là bản của nàng. Anh sang nhà người họ hàng đó chơi và đi săn, vì biết ở đây có khu rừng Pá Ban rộng lại nhiều con thú. Mải lần theo dấu vết của một con lợn rừng nên anh bị lạc và không biết tìm lối ra ở đâu, con lợn rừng to quá nó đã dùng cái răng nanh nhọn hoắt để húc vào cánh tay của anh. Anh chỉ kịp bắn cho nó một phát đạn và nó chạy biến mất, anh cứ loay hoay mãi chẳng biết tìm lối về bản Càng như thế nào thì gặp được nàng. Dù rất đau nhưng anh thật sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp rạng ngời mà buồn buồn như đóa hoa rừng lạ của Ban Mi. Đôi mắt đen láy, long lanh dưới hàng mi dài cong vút và đôi lông mày lá liễu. Hai gò má trắng ửng hồng, đôi môi đỏ xinh tươi vẻ đẹp của người thiếu nữ như làm anh anh ngây ngất mà quên mất cánh tay đau. Một lúc sau nàng cũng trấn tình lại được, thấy người ta là người tốt nên nàng cũng yên tâm. Dù tay bị đau nhưng Hặc vẫn cố lấy lại gánh củi để lên bờ giúp Ban Mi và yêu cầu cô cho anh gánh về hộ. Ban Mi chẳng cho anh gánh hộ, nang đặt lại gánh củi lên vai và tiếp tục đi về. Nàng bảo anh chàng lạ mặt cứ đi theo nàng là về đến bản Càng, trên đường đi anh hỏi tên nàng không nói, hỏi bản nàng cũng không nói. Nàng
- đang e thẹn, lại thêm gánh củi nặng hơn vì bị ướt, anh cứ nằng nặc đòi gánh cho nàng nhưng nàng không cho. Nàng biết anh đang bị thương chắc cũng khá nặng, để anh gánh cho chắc sẽ là vết thương nặng thêm. Anh cứ đi sau nàng, rồi anh kể cho nàng nghe đủ thứ chuyện trên đời, kể về những khu chợ của người Kinh ở dưới thi trấn. Anh kể về cô giáo người Thái duy nhất ở trường anh, ang chăm chú lắng nghe dù không ngoảnh lại nhìn anh, không đáp lại câu nào. Khi gần ra khỏi rừng cả hai đều thấm mệt, anh và nàng ngồi nghỉ một lát để lấy sức đi tiếp. Trời đã nhá nhem tối, nàng nhìn lên cánh tay bị thương của anh và nhìn xung quanh. Anh thấy nàng bỗng vùng dậy, đi ra đằng sau anh tuốt lấy một nắm lá cây là lạ mà anh chẳng biết tên. Nàng vò nắm lá và đưa cho anh bảo anh nhai nó rồi nhả ra, chợt anh ngơ ra một lúc. Nàng liền quay mặt đi cho nắm lá vào mồm nhai, nhả ra lấy cái đó làm thuốc đắp cho vết thương của anh. Nàng băng bó lại vết thương cho anh, nàng thay cái vỏ cây bằng miếng vải nhỏ nàng hay mang theo khi đi rừng. Đi ra khỏi rừng nàng bảo anh chạy về trước, vì nếu thấy nàng đi cùng trai lạ trên đường vào bản người ta sẽ nói này, nói nọ. Ngày ấy định kiến của mọi người còn khắt khe lắm, nhưng anh bảo nàng đi trước anh sẽ đi sau nàng một đoạn xa để không ai có thể nghi ngờ gì. Nàng đi về trước anh theo sau, ở phía xa anh thấy nàng đi vào một ngôi nhà sàn lớn ở ngay đầu bản. Tối hôm đó anh bảo người em họ sang “chọc sàn”2 nhà nàng nhưng em họ anh liền khua tay luôn. Nàng đã có người hỏi rồi, đang ở rể ngoài được hai tháng nay nhà chồng chưa cưới của nàng là nhà có của nên chắc tháng sau sẽ đến làm lễ cưới và vào làm rể trong3 luôn. Nghe thấy tin đó anh bỗng thấy lòng đau như cắt, một người con gái chỉ nói với anh đúng ba câu đã mang cả trái tim anh đi mất rồi.
- Ngày hôm sau anh lại vào rừng đi săn dù vết thương trên tay vẫn còn đau nhức, nàng cũng vào rừng lấy củi. Anh và nàng lại gặp nhau bên suối, hai người sau phút im lặng nhìn nhau anh lại cố vui vẻ trở lại, anh kể cho nàng nghe về những chuyện ở trường của anh. Nàng lắng nghe và thỉnh thoảng hỏi lại đôi câu, lúc chuẩn bị ra về nàng đứng trước anh cúi mặt xuống, có hai dòng lệ tuôn trào trên khuôn mặt xinh đẹp. “Ngày kia em lấy chồng thật rồi, em không muốn nhưng họ cứ bắt”. Anh thấy lòng nghẹn lại, anh cũng muốn được lấy nàng làm vợ nhưng anh không biết làm thế nào. Anh được học chữ, anh biết hôn nhân theo sự sắp đặt của bố mẹ không tốt nhưng anh không có đủ sức mạnh để chống lại tục lệ ấy. Sáng nay anhcũng vừa gặp người nhà đi ngựa cả ngày đường đến báo tin bảo anh về chuẩn bị cưới vợ… Anh lặng lẽ đi theo sau nàng, nàng đi càng nhanh anh càng đi chậm lại. Vậy là đã bốn mươi năm trôi qua, ông Hặc đã không còn là anh chàng Hặc trẻ trung ngày xưa nữa, ông đã bước sang tuổi sáu mươi, góa vợ đã hơn mười năm nay. Mẹ Ban cũng chẳng còn là cô Ban Mi xinh đẹp ngày nào, bà cũng già đi cũng góa bụa một mình nuôi ba cô con gái. Bà lấy chồng về bản Ven cách bản Càng không xa, nhưng ông Hặc chẳng biết, ông không hề biết bản của nhà chồng bà. Ông Hặc có năm người con, hầu như ai cũng làm ăn được hết cả, ông sống cùng với con vợ chồng con trai cả, giờ đang ở thăm nhà con trai út làm trạm kiểm lâm Cò Khưởm. Ngoại trừ đứa con trai út tất cả những đưa con trai, con gái của ông đều phản đối hay nói cách khác là cấm tiệt việc ông đi lấy vợ mới. Họ không muốn sau này phải chăm sóc thêm một bà già mà không phải là mẹ của họ. Họ không muốn ông chia sẻ số lương hưu cán bộ nhà nước và tài sản với người khác.
- Ngày trước vì sống cảnh góa bụa cô đơn ông đã từng đánh tiếng nhờ người mai mối hộ, biết được tin đó các con ông đã làm ầm lên. Họ nói nhiều lắm, họ quở trách ông là không thương con, thương cháu, là “già rồi còn lắm chuyện”. Ở với vợ chồng con trai cả nhiều lúc ông cảm thấy rất buồn khổ, con dâu trưởng chỉ lúc nào cần mới nịnh nọt. Con trai thì nhu nhược, mấy đứa cháu thì láo xược, khó bảo vì chúng nó được chiều quá. Về già ông có lương hưu vì lúc trước làm thầy giáo dạy tiểu học, nhưng ông cũng chẳng giữ lại được bao nhiêu vợ chồng con ông luôn có việc cần dùng đến. Con trai út của ông đang công tác ở trạm kiểm lâm bản Cò Khưởm, đóng tại xã Cò Khưởm, con dâu út của ông cũng đang dạy học tại đó. Lúc đầu nghe thấy vợ chồng con trai út nhắc đến Cò Khưởm ông thấy lòng mình bồi hồi lạ. Bản Càng mà ông đã từng chôn sâu trong kí ức cũng ở gần đó thì phải, nó ở cũng xã Cò Khưởm đấy. Mấy lần ông định lên thăm con trai, thăm họ hàng xa ở bản Càng và tiện tìm hiểu xem người con gái năm xưa làm ông thao thức giờ sống ra sao. Nhưng mãi mà chẳng có dịp, cho đến khi con dâu út của ông sinh đứa con đầu ông mới có dịp để lên thăm. Ông ở lại khá lâu, ông muốn tự tay đan cho cháu ông một cái nôi nên quyết định vào rừng tìm cây Mây. Và rồi có lẽ là do định mệnh ông bà đã gặp lại nhau sau bốn mươi năm xa cách. Hai trái tim già như đang dần tươi trẻ lại, căng lên và sắp vỡ òa có bao nhiêu điều họ muốn kể cho nhau nghe. Bà vẫn như ngày xưa, e dè và sợ dư luận xã hội, bà đã trải qua một cuộc hôn nhân dường như bất hạnh, chịu cảnh góa bụa đã hai mươi năm. Bà không dám đi bước nữa vì sợ các con buồn. Một đêm trăng sáng ông tìm đến căn nhà sàn nhỏ của bà ở bản Ven, lúc ấy bà đã sợ biết bao. Các con gái bà đã đi lấy chồng cả, bà ở một mình trong ngôi nhà sàn ngay đầu bản Ven. Căn nhà không lớn nhưng bà ở một mình nên bà cứ thấy nó rộng thênh. Bà cũng có
- cô con gái út làm giáo viên dạy cùng trường với con dâu của ông, ông nói với bà đó cũng là một cái duyên. Sau cái lần gặp gỡ ấy cho đến giờ họ không còn được gặp nhau nữa. Nghe đâu ông bị thương ở chân vì bị cây gỗ đổ vào, các con ông lên thăm hỏi ông chặt gỗ để làm gì ông không nói. Nhưng mọi người điều biết ông đang làm một cái khung cửi để dệt vải, thời buổi này chỉ có những người phụ nữ già mới hay ngồi dệt vải thôi. Vậy thì ông đang làm khung cửi cho ai? Các con ông bắt đầu nghi ngờ, họ thông minh quá họ lại trách “ông già rồi lại còn thích đi léng phéng”. Vợ chồng con trai út của ông cũng bị trách vì không biết “trông nom” bố cẩn thận. Đúng là ông đang làm khung cửi cho mẹ Ban thật, khung cửi của bà đã cũ hỏng rồi mà bà vẫn thích dệt vải. Vợ chồng con trai cả của ông đón ông về luôn, họ chẳng cần biết người đàn bà mà ông làm khung cửi để tặng là ai. Mẹ Ban cũng được biết chuyện này qua lời kể của cô con gái út, cô đã được nghe bạn thân, đồng nghiệp của cô là con dâu út ông Hặc kể lại. Đến cuối chiều mẹ Ban dắt con bò đã ăn no cỏ về nhà, người bà mong chẳng tới bà thấy sao mà buồn quá. Tối hôm đó con gái út của bà sang ngủ cùng, các con và cháu bà vẫn thỉnh thoảng snag ngủ cùng bà. Mẹ Ban vẫn thức để trông nồi cám lợn, con gái bà dỗ đứa cháu nhỏ đi ngủ trước. Đêm khuya bà nghe thấy tiếng hòn đá đập vào vách, bà bỗng trở nên bối rối không biết cô con gái út và đứa cháu đã ngủ chưa. Là ông, nhất định là ông rồi, ngày trước đến ông cũng làm một kí hiệu như thế. Ông biết bà ngại hàng xóm láng giềng, nếu gọi to thì mọi người sẽ biết. Bà cầm cái đèn pin đi xuống, gặp ông bà quá đỗi vui mừng nhưng bà bảo ông về hôm khác lên vì con gái bà đang ở đây. Bỗng có tiếng con gái bà ở đằng sau: “Mẹ sao không mời bác lên nhà? Ngoài này trời lạnh lắm đấy, lên nhà ngồi bếp cho ấm!”
- Ông đi lên nhà, bà hỏi ông đã làm thế nào đến được nhà bà trong thời tiết lạnh giá như thế này. Từ Cò Khưởm sang chỗ bà nếu đi tắt qua con đường giữa rừng mới được làm thì cũng mất hơn tiếng đồng hồ đi bộ. Ông bảo là con trai út của ông đưa đi, bà giật mình vậy là con trai ông đã biết rồi ư? Ông nói đã kể chuyện với vợ chồng con trai út của ông, họ đã hiểu và rất ủng hộ ông. Mẹ Ban thấy cô con gái út đón tiếp khách của mẹ rất niềm nở và không hề tỏ ra ngạc nhiên. Rồi cô kể lúc chiều đã được nghe con dâu của ông Hặc kể rồi, cô cũng rất ủng hộ hai người. Cô biết tối hôm đó ông Hặc sẽ lên nên mới đến ngủ nhà mẹ vì cũng muốn được gặp ông. Ngay hôm đó trước mặt cô con gái út của mẹ Ban ông Hặc đã ngỏ lời mời bà về sống cùng một nhà. Ông nói: “Ta đã để phí mất một đời người để chờ đợi, được sống bên nhau những ngày còn lại tuy ngắn ngủi nhưng tôi tin chúng ta sẽ rất mãn nguyện”. Trên môi bà bỗng xuất hiện một nụ cười, cô con gái út có cảm giác như đó là nụ cười tươi nhất của mẹ cô từ trước đến giờ. Nhưng nụ cười ấy bỗng tắt đi nhanh bà lại lo, còn những đứa con khác, ông bà còn nhiều con cháu nữa. Bà sợ nhỡ chúng nó lại phản đối quyết liệt thì sao, con gái bà liền an ủi ngay thậm chí cô hứa rằng sẽ không ai phản đối cả. Ông đưa bàn tay già nua nắm lấy tay bà và lại nói: “Ngày xưa vì sợ bố mẹ nên ta không dám đến với nhau, bây giờ nếu lại sợ con cái nữa sẽ không bao giờ ta được ở bên nhau cả. Bà đừng sợ, đâu phải tất cả mọi người đều phản đối đâu…” Mẹ Ban khẽ giật đầu, bên bếp lửa cháy đều khắp cả ngôi nhà sàn chỗ nào cũng đều ấm áp dù ngoài kia, sương mùa đông thẫm ướt đầy trên những cành cây. Chú thích: 1, Thịt lợn gác bếp: Là món thịt đặc trưng của dân tộc Thái, những miếng thịt lợn hoặc thịt bò thái miếng to, thịt được tẩm ướp gia vị, dùng gỗ tre vót
- nhọn để làm que xiên thịt rồi treo lên gác bếp. Sau khi thịt đã khô bỏ ra đem xôi lên và lại kẹp vào vỉ nướng lên tiếp trước khi ăn. 2, Chọc sàn: Tục lệ của dân tộc Thái đen Việt Nam, khi các nam thanh niên đến nhà các cô gái để tim hiều thường thổi khèn ở dưới sân, hoặc dưới gầm sàn để báo cho cô gái biết trước. 3, Rể trong; rể ngoài: Tục lệ của người Thái xưa, sau khi ăn hỏi người rể tương lai sẽ đến nhà vợ sắp cưới ở rể một vài năm, sau này rút ngắn lại chỉ ở vài tháng để làm việc cùng gia đình nhà vợ. Trong thời gian đó anh ta không được ngủ trong nhà cùng vợ gọi là “rể ngoài”, sau khi cưới xong thì mới được ngủ cùng vợ tức là “rể trong”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm trà sư
10 p | 192 | 20
-
TỔNG HỢP KIẾN THỨC DU LỊCH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
0 p | 119 | 18
-
Tạm biệt cậu...tình đầu của tớ
13 p | 165 | 9
-
Truyện ngắn Đồng Thanh Tương Ứng
11 p | 48 | 5
-
Trắng xóa hoa ban
5 p | 71 | 5
-
TẠM BIỆT QUÁ KHỨ
14 p | 72 | 4
-
Chiến công của hoàng tử út
7 p | 46 | 4
-
Ngõ Nhà Nghèo
13 p | 46 | 4
-
Điều Chưa Nói Với Tình Yêu
4 p | 52 | 4
-
Nơi những yêu thương trở về
7 p | 42 | 3
-
Đường Chân Trời
11 p | 79 | 2
-
Bài Toán
15 p | 55 | 2
-
Vientiane thanh bình.Những ngày này Vientiane trở thành điểm đến của những người yêu thể thao khắp Đông Nam Á. Chuyến đi sẽ mỹ mãn hơn nếu ngoài thành tích của đoàn thể thao Việt Nam, bạn có thời gian dành cho du lịch để yêu mến hơn thủ đô Vương quốc Là
11 p | 84 | 2
-
Kẻ cô đơn Hoàng Ngọc Thư
18 p | 67 | 2
-
Tình yêu không phải là sự chọn lựa
3 p | 69 | 2
-
Nhớ rừng
7 p | 75 | 2
-
Liên kết phát triển du lịch bền vững các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên
6 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn