khủng hoảng kinh tế Mỹ
lượt xem 329
download
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: khủng hoảng kinh tế Mỹ
- THẢO LUÂN TIỀN TỆ NGÂN HÀNG Đề tài “ NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG MỸ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG ĐẾN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM” Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ. Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thóai kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Vậy cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên của thế kỷ 21 xất phát từ đâu? điều gì đáng để chúng ta tìm hiểu trong qu á trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài chính. Chính vì vậy chúng em đã chọn đề tài này để đưa ra thảo luận. Tuy nhiên với vốn kiến thức còn hạn hẹp, chúng em chỉ xin đưa ra các hiểu của mình về cuộc khủng hoảng này.
- I.NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ Trước khi nghiên cứu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính, chúng ta nên tìm hiểu sơ qua về diễn biến thị trường bất động sản và tài chính Mỹ từ năm 2002 để hiểu rõ hơn về cuộc khủng hoảng này.Đặc điểm của thị trường bất động sản Mỹ vào đầu thế kỷ 21 tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ở Mỹ, gần như hầu hết người dân khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàng và trả lại lãi lẫn vốn trong một thời gian dài sau đó. Do đó, có một sự liên hệ rất chặt chẽ giữa tình hình lãi suất và tình trạng của thị trường bất động sản. Khi lãi suất thấp và dễ vay mượn thì người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao; khi lãi suất cao thì thị trường giậm chân, người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá nhà xuống thấp. Bắt đầu từ năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản (mặc dù những loại lãi suất cho vay tiền mua nhà do các ngân hàng thương mại ấn định bao giờ cũng cao hơn nhiều so với lãi suất cơ bản của Fed, nhưng mức độ cao hay thấp của chúng bao giờ cũng phụ thuộc vào lãi suất cơ bản). Vào giữa năm 2000 thì lãi suất cơ bản của Fed là trên 6% nhưng sau đó lãi suất này liên tục được cắt giảm, cho đến giữa năm 2003 thì chỉ còn 1%. Về phương diện sở hữu nhà cửa, chính sách chung của chính phủ lúc bấy giờ là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Việc này phần lớn được thực hiện thông qua hai công ty được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac. Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (mortgage-backed securities - MBS), rồi bán lại cho các nhà đầu tư ở Phố Wall, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch. Thị trường bất động sản trở nên nhộp nhịp, có rất nhiều người thu nhập thấp hoặc không có tín dụng tốt nhưng vẫn đổ xô đi mua nhà. Để có thể được vay, nhóm người này thường phải trả lãi suất cao hơn và thường được cho mượn dưới hình thức lãi suất điều chỉnh theo thời gian (ví dụ, nếu thỏa thuận là được vay với lãi suất 6% và điều chỉnh sau 3 năm thì đúng ba năm sau lãi suất mới sẽ được ấn định theo thời điểm đó). Tóm lại, nhóm người này thuộc vào thành phần được cho vay với loại lãi suất dưới chuẩn (subprime rate). Bất kể khả năng trả được nợ của nhóm vay dưới chuẩn, khoản tiền cho vay dành cho nhóm này đã tăng vùn vụt. Theo các ước tính thì nó tăng từ 160 tỉ USD ở năm 2001 lên 540 tỉ vào năm 2004 và trên 1.300 tỉ vào năm 2007. Vì dễ vay cho nên nhu cầu mua nhà lên rất cao, kéo theo việc lên giá bất động sản
- liên tục. Giá nhà bình quân đã tăng đến 54% chỉ trong vòng bốn năm từ 2001 (năm bắt đầu cắt mạnh lãi suất) đến 2005. Việc này cũng dẫn đến vấn đề đầu cơ và ỷ lại là giá nhà sẽ tiếp tục lên. Hệ quả là người ta sẵn sàng mua nhà với giá cao, bất kể giá trị thực và khả năng trả nợ sau này vì họ nghĩ nếu cần sẽ bán lại để trả nợ ngân hàng mà vẫn có lời. Do đó, một bong bóng đã thành hình trong thị trường bất động sản. Fannie Mae đã mạnh tay hơn trong việc mua lại các khoản cho vay đầy mạo hiểm do phải đối đầu với cạnh tranh nhiều hơn từ các công ty khác, chẳng hạn như Lehman Brothers. Bên cạnh đó, nhu cầu mua lại MBS của các nhà đầu tư vẫn cao bởi vì cho tới trước năm 2006 thì thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu nổ bong bóng. Hơn nữa, họ cũng phần nào được trấn an khi vẫn có thể mua thong thả các hợp đồng bảo hiểm CDS từ các công ty bảo hiểm và đầu tư khác. Việc này dẫn đến các công ty bán bảo hiểm càng mạnh tay hơn trong việc bán CDS ra thị trường, bất chấp khả năng bảo đảm của mình. Sự suy sụp dây chuyền trên thị trường tài chính. Do lo lắng về diễn biến lạm phát, Cục Dự trữ liên bang (Fed) bắt đầu tăng dần lãi suất, dẫn đến việc thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu chững lại vào đầu năm 2006. Trong khi vào giữa năm 2003 lãi suất căn bản của Fed chỉ có 1% thì vào giữa năm 2006 nó đã tăng lên đến 5,25%, bắt buộc các ngân hàng thương mại phải đẩy lãi suất cho vay tiền mua nhà lên cao hơn nhiều nữa. Tình hình lãi suất cao đã khiến cường độ vay để mua nhà giảm lại. Giá nhà bắt đầu trượt dốc vì cung vượt cầu. Nhiều người mua nhà giá cao trước đây bắt đầu thấy giá thị trường của căn nhà đang sở hữu thấp hơn khoản nợ mà mình đang vay. Bên cạnh đó, rất nhiều người trong nhóm vay tiền với lãi suất dưới chuẩn bắt đầu mất khả năng trả nợ khi lãi suất của họ bị điều chỉnh trở lại theo lãi suất mới hiện hành khá cao. Họ muốn bán nhà để trả nợ cũng không được vì giá nhà thấp hơn khoản nợ do thị trường tụt dốc. Hệ quả là họ đành bỏ nhà cho ngân hàng trưng thu lại. Việc ngày càng nhiều người không có khả năng trả nợ ngân hàng mỗi tháng dẫn đến việc trị giá của các MBS bị tụt dốc. Như đã nói lúc đầu, có rất nhiều nhà đầu tư ở Phố Wall đã mua MBS. Do đó, khi MBS mất giá thì đồng nghĩa với việc tài sản của họ cũng bị mất theo, dẫn đến việc thiếu hụt vốn. Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm MBS, chẳng hạn như AIG, cũng lâm vào cảnh khốn đốn khi phải đứng ra bảo lãnh ngày càng nhiều các khoản vay xấu. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại hoặc các công ty cho vay thế chấp còn giữ lại phần lớn các khoản vay cho mình (thay vì bán lại cho Fannie Mae chẳng hạn) cũng nhìn dòng vốn và tín dụng của mình bị cạn kiệt khi phải đương đầu với tỷ lệ mất khả năng trả nợ ngày càng cao của người vay thuộc nhóm dưới chuẩn. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các nhà đầu tư bắt đầu bán tháo bán đổ các công cụ đầu tư mạo hiểm để tìm cách bảo tồn
- vốn. Sự việc này dẫn đến niềm tin vào thị trường bị tụt dốc và "suy nghĩ và hành động bầy đàn" trở nên phổ biến, bắt buộc chính phủ phải xen vào thị trường một cách rộng lớn và táo bạo để khôi phục niềmtin. Tóm lại khủng hoảng tài chính toàn cầu mà bắt nguồn tại Mỹ xuất phát từ 3 nguyên nhân cơ bản sau. I.1/ Nguyên nhân thứ nhất: Nguyên nhân đầu tiên quan trọng nhất là gia tăng nguồn vốn tài trợ để mua bán nhà ở thông qua kỹ thuật “chứng khoán hóa bất động sản thế chấp” trong khi hệ thống kiểm soát không theo kịp là nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng. Trước đây ở Mỹ, nguồn vốn cho vay mua bất động sản chủ yếu do ngân hàng cung cấp, vì vậy lượng tiền cho vay có giới hạn tùy thuộc vào lượng tiền gửi của người dân và những hạn chế về tỷ lệ cho vay cũng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Chính phủ đối với ngân hàng. Năm 1980 Chính phủ Mỹ ban hành Luật Giao dịch Thế chấp Tương đương (Alternative Mortgage Transaction Parity Act), nới rộng những quy tắc cho vay và khuyến khích những kênh tài trợ khác phi ngân hàng. Đạo luật này đã góp phần cho ra đời của nhiều công ty cho vay thế chấp và không bị ràng buộc bởi các luật lệ của ngân hàng. Ngay cả những ngân hàng cũng thành lập hoặc liên kết với các công ty cho vay thế chấp làm bùng nổ các kênh cung cấp vốn cho thị trường bất động sản. Đồng thời, để hỗ trợ cho vay tạo lập nhà ở, Chính phủ Mỹ còn cho lập Hiệp hội quốc gia tài trợ bất động sản (Federal National Mortgage Association – gọi tắt là Fannie Mae) và Tập đoàn cho vay thế chấp quốc gia (Federal Home Loan Mortgage Corporation - gọi tắt là Freddie Mac). Hoạt động chính của Fannie Mae và Freddie Mac là mua lại những món nợ vay thế chấp bằng bất động sản, đặc biệt là các khoản vay thế chấp "dưới chuẩn" (subprime mortgages) của các ngân hàng rồi dùng bất động sản thế chấp để phát hành “trái phiếu tái thế chấp” (Mortgage-backed Securities-MBS) bán cho các nhà đầu tư khác nhằm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Như vậy những món nợ nhà ở đã được “trái phiếu hóa” thành sản phẩm tài chính thông dụng có thể mua bán dễ dàng trên thị trường tiền tệ.Nói đơn giản hơn MBS là một loại chứng khoán phái sinh mà Fannie Mae, hoặc là một công ty tài chính khác như Lehman Brothers, bỏ tiền ra mua lại các khoản cho vay thế chấp từ các ngân hàng thương mại, tập trung chúng thành từng loại khác nhau, rồi phát hành MBS để bán lại cho các nhà đầu tư. Ví dụ, Fannie Mae mua 1.000 khoản vay thế chấp với các đặc điểm giống nhau với gốc là 200.000 USD cho mỗi khoản vay. Khi tập trung lại thì tổng trị giá các khoản vay này sẽ là 200.000.000 USD. Fannie Mae có thể biến khoản
- này thành 100.000 MBS, trị giá 2.000 USD một phần và bán lại cho các nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư A mua 10 MBS thì sẽ trả 20.000 USD. Sau khi mua các MBS thì các nhà đầu tư sẽ nhận lại khoản tiền vừa lãi vừa gốc được chuyển đến hằng tháng từ các người vay tiền (thông qua một công ty dịch vụ trung gian) trong một khoản thời gian nhất định nào đó. Và cũng vì có sự khác nhau về rủi ro của các loại MBS cho nên các công ty bảo hiểm và thẩm định rủi ro, chẳng hạn như AIG, cũng nhảy vào để bán bảo hiểm cho các nhà đầu tư MBS. Các bảo hiểm này được gọi là credit default swap (CDS), với mục đích bảo đảm cho các nhà đầu tư MBS là trong trường hợp những người vay tiền mua nhà không trả được nợ và làm cho MBS mất giá thì sẽ được bồi thường. Trong thời kỳ hoàng kim, việc kinh doanh bảo hiểm CDS đã đem lại cho AIG nhiều món lợi khổng lồ. Tuy nhiên, chúng trở thành rắc rối chính của người khổng lồ này khi thị trường bất động sản đi xuống và rủi ro tín dụng vùn vụt tăng cao. Thụ phạm là ai? Một trong những thủ phạm đó chính là cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton.Người mà trước khi mãn nhiệm vào năm 1999, đã chính thức khai tử cho đạo luật GLASS STEARGALL ra đời năm 1933 vào thời của tổng thống Franklin Rosevelt, đạo luật này phân biệt khắt khe giữa hoạt động ngân hàng thương mại và hoạt động ngân hàng đầu tư. Ngân hàng thương mại chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ chế chấp cụ thể một cách tương xứng. Ngân hàng thương mại trả lãi suất ký gửi là X% thì cho vay lại chỉ ở mức X + 2 (hoặc 3%) mà thôi để đảm bảo tính an toàn và giữ vững niềm tin của người dân đã gửi tiền tiết kiệm. Hoạt động của ngân hàng đầu tư là những hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao nên các nhà đầu tư vào các loại quỹ hoặc ngân hàng đầu tư phải được biết như vậy và chấp nhận rủi ro. Sự tách biệt giữa hoạt động ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư là để làm rạch ròi mức độ rủi ro, tránh sự mập mờ dễ gây ra sự ngộ nhận cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. I.2/Nguyên nhân thứ hai là việc cho vay mua nhà ở dễ dãi “dưới chuẩn” nhưng thiếu cơ chế kiểm soát Thông thường muốn vay ngân hàng để mua nhà trả góp ở Mỹ, người vay phải đảm bảo “chuẩn” gồm 3 điều kiện cơ bản là: có tiền đặt cọc ít nhất bằng 10% số tiền mua nhà; chứng minh có thu nhập ổn định sao cho số tiền trả góp hàng tháng không quá 28% thu nhập và có điểm tín nhiệm vay trả sòng phẳng. Mặt khác, ngân hàng cũng chỉ được phép cho vay tùy thuộc vào lượng tiền gửi của người dân và những hạn chế về tỷ lệ cho vay cũng như tỷ lệ dự trữ
- bắt buộc của Chính phủ đối với ngân hàng. Tuy nhiên, để hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp và thu nhập khiêm tốn (low- and monderate - income) có điều kiện sở hữu nhà ở, Chính phủ Mỹ có chương trình “cho vay dưới chuẩn”. Các ngân hàng thương mại khi cho đối tượng này vay thì được hai tổ chức Fannie Mae và Freddie Mac mua lại các khoản vay này. Khi thị trường bất động sản suy thoái, những người thu nhập thấp và thu nhập khiêm tốn không có điều kiện để trả nợ. Việc cho vay dưới chuẩn là không xét khả năng chi trả và điểm tín dụng theo quy định, nhưng đổi lại người vay phải trả lãi suất cao hơn từ 1 đến 2%. Ngoài ra việc cho vay dưới chuẩn còn thể hiện ở mức cho vay cao tới 85% giá trị bất động sản thế chấp, người mua chỉ cần đóng góp 15%. Nghĩa là người dân chỉ cần có 150.000 USD là có thể được vay 850.000 USD để mua căn nhà 1 triệu USD. Nhiều công ty cho vay thế chấp hoặc ngân hàng còn cạnh tranh thu hút khách hàng bằng các gói tín dụng hấp dẫn khác. Đây là cơ hội cho các nhà đầu cơ bất động sản vì khi thị trường bất động sản đang lên, chỉ cần có một ít tiền là có thể đặt cọc mua nhà, vài tháng sau giá nhà lên bán lấy lãi. Ngoài ra, việc cho vay dễ dãi “dưới chuẩn” còn do tiền cho vay được thu về thông qua “chứng khoán hóa”, thông qua phát hành “trái phiếu tái thế chấp” bất động sản thế chấp. Dưới hình thức này người cho vay và người vay không biết nhau, ngân hàng chỉ còn là đơn vị trung gian cho vay sau đó chuyển nhượng khoản vay cho công ty cho vay thế chấp để công ty phát hành “trái phiếu tái thế chấp” chuyển nhượng trên thị trường là xong. Ví dụ Ngân hàng Northen Rock có cơ cấu vốn 25% vốn từ khoản gửi tiết kiệm, 25% từ thị trường tiền tệ liên ngân hàng, 50% từ việc chứng khoán hóa. Đây là khuyết tật nghiêm trọng của việc chứng khoán hóa bất động sản thế chấp nhưng thiếu kiểm soát. Thủ phạm là ai? Lại là Bill Clinton với một chính sách sai lầm nữa. Năm 1995, Clinton nới lỏng quy định về nhà đất bằng cách sửa lại Luật Tái đầu tư Công cộng. Điều luật gia tăng sức ép lên các ngân hàng, buộc họ phải tạo điều kiện cho những người có thu nhập thấp vay tiền mua nhà. Và kẻ có ảnh hưởng nhất trong cuộc khủng hoảng này theo tạp chí Time của Mỹ bình chọn Agelo Mozilo đồng sáng lập ra Countrywide – nhà cho vay thế chấp lớn nhất nước Mỹ đã hưởng ứng nhiệt tình phong trào “cho vay thế chấp”.Trong phong trào này, Countrywide đã giúp bất cứ người Mỹ nào cũng có thể vay tiền dù người đó chưa chắc có khả năng trả nợ, từ giám đốc 1 công ty cho tới một cậu sinh viên Hardvard ngay cả nhưng người sống ở những khu phố ổ chuột.
- I.3/Nguyên nhân thứ ba là giá bất động sản tại Mỹ tăng liên tục đã lôi kéo các nhà đầu tư và cả người dân đổ xô vào kinh doanh bất động sản làm cung vượt quá cầu Việc cho vay dễ dãi tạo điều kiện cho đông đảo các nhà đầu tư tham gia đầu cơ bất động sản, tạo cầu ảo đẩy “bong bóng” bất động sản lên cao. Thị trường bất động sản Mỹ tăng liên tục trong vòng nhiều năm qua. Theo thống kê của Cơ quan Tài chính nhà ở Liên bang (OFHEO) thì nếu Chỉ số giá nhà ở (HPI) trung bình của toàn Liên bang năm 1980 là 100 điểm, thì tới năm 1998 Chỉ số giá nhà ở là 206 điểm và tới Quí 4/2007 là 387 điểm, cá biệt có những Bang như New England là 613 điểm. Cũng theo thống kê của cơ quan này thì giá nhà ở Quí I/2005 tăng 12,5% so với Quí I/2004, trong khi đó giá các loại hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng 3,1% cùng thời kỳ. Chính giá nhà ở tăng liên tục đã thúc đẩy người dân đổ xô vào mua bán bất động sản, làm cho cung cầu mất cân đối, cung vượt xa cầu. Theo thống kê của Cơ quan Thống kê Hoa kỳ thì từ năm 1997đến năm 2007, bình quân mỗi năm ở Mỹ xây dựng thêm 1.233.000 ngôi nhà ở. Nếu bình quân mỗi ngôi nhà có diện tích khoảng 150 m2 sàn thì hàng năm nước Mỹ xây dựng được gần 200 triệu m2 nhà ở. Riêng năm 2007 có tới 17.958.000 ngôi nhà bỏ không, trong đó có đến 13.276.000 ngôi nhà bỏ không suốt năm.Nếu xếp số ngôi nhà bỏ hoang này vòng quanh trái đất thì 3 vòng mới hết. Thủ phạm là ai? Thủ phạm đâu tiên cũng chính là thủ phạm lớn nhất trong vụ sụp đổ thi trường nhà đất Mỹ Ian McCarthy. Là CEO của Công ty Bất động sản Beazer Homes, ông đã cho xây quá nhiều nhà, vượt ngoài khả năng tiêu hóa của người Mỹ. Để tiêu thụ hết số nhà đó, Ian McCarthy đã dùng đến vài mánh khóe. Một trong số đó là chiêu dối trá về khả năng trả nợ của khách hàng, khiến nhà băng sẵn sàng cho họ vay tiền mua bất động sản. Những ngày đen tối Với hàng loạt các nguyên nhân đã nêu hệ quả tất yếu là sự sụp đổ dây truyền của các ngân hàng, các công ty,tập đoàn bảo hiểm, các quĩ đầu tư,các định chế tài chính hàng đầu nước Mỹ cũng như trên thế giới Mở đầu là sự sụp đổ của nhà cho vay thế chấp số 1 nước Mỹ -Countrywide công ty tài chính từng nắm giữ 20% thị trường cho vay bất động sản Mỹ, chỉ trong vài tháng đã bị đẩy đến sát bờ vực phá sản và buộc phải bán lại cho Bank of America vào tháng 1 năm 2008. Hai tháng sau đó, sự sụt giá không kiểm soát nổi của các khoản đầu tư tài chính – bất động sản đã gần như khiến Bear Stearns, một trong năm ngân
- hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ, tê liệt và buộc phải chấm dứt hoạt động sau 85 năm tổn tại.Và xin lưu ý rằng Trong suốt 85 năm tồn tại, Bear Stearns chỉ bị lỗ duy nhất vào quý 4 năm 2007. Dưới sự bảo lãnh của chính phủ Mỹ, ngân hàng JPMorgan Chase mua lại Bear Stearns với giá $2 một cổ phiếu, thấp hơn 10 lần giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường trước thời điểm mua. Giá này sau được điều chỉnh thành $10 một cổ phiếu. Tiếp theo là 2 định chế tài chính – 2 ông lớn Fannie Mae và Freddie Mac. Ngày 7 tháng 9, chỉ vài ngày trước khi Lehman Brothers phá sản, chính phủ Mỹ cũng bị buộc phải tiếp quản Fannie Mae và Freddie Mac, hai công ty sở hữu và bảo lãnh trên 5000 tỉ đô la bất động sản, tương đương gần 50% giá trị thị trường bất động sản Mỹ và gấp gấn 100 lần GDP của Việt Nam năm 2007, sau những báo động về tình trạng cạn kiệt vốn của hai công ty này. Sự sụt giá trên thị trường bất động sản và các khoản đầu tư tài chính – bất động sản nhanh chóng làm hao hụt nguồn vốn và hạ thấp chỉ số tín dụng của các tập đoàn tài chính ngân hàng .Trong đó. ngân hàng đầu tư Lehman Brothers mất hàng chục tỉ đô la giá trị cổ phiếu chỉ trong vài ngày không chỉ chấn động và làm đảo lộn thị trường tài chính Wall Street, mà nhanh chóng tạo nên cơn địa chấn toàn cầu, đẩy cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh điểm mới. Nhiều công ty lớn, vốn từng là đối tác hoặc nhà đầu tư của Lehman Brothers, là những đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng trực tiếp. Khả năng phá sản dây chuyền khiến các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu của American International Group (AIG), tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, vì lo ngại AIG sẽ không cáng đáng nổi trách nhiệm của những khoản bảo hiểm phá sản. Chỉ trong vòng vài ngày cổ phiếu AIG đã mất tới 90% giá trị. Nghiêm trọng hơn, nỗi lo sợ về khả năng vỡ nợ hàng loạt đã khiến các ngân hàng và công ty tài chính xiết chặt hầu bao, đẩy lãi suất ngân hàng và lãi suất liên ngân hàng tăng vọt từng giờ. Các nguồn cung về tài chính bỗng trở nên cạn kiệt, dẫn đến nguy cơ sụp đổ hoàn toàn của hệ thống tài chính và một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện. II./Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 đến thị trường tài chính Việt Nam II.1/Nhìn lại năm 2008 Năm 2008, thị trường tài chính Việt Nam chịu ảnh hưởng tác động của khủng hoảng tài chính thế giới nói chung và của Mỹ nói riêng. Lạm phát và lãi suất tăng cao đã làm cho khả năng thanh khoản của thị trường giảm sút, từ đó đã ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển.
- Các đặc điểm chính của thị trường tài chính năm 2008 là: Thứ nhất, thị trường trái phiếu có nhiều biến động. Nửa đầu năm 2008, hoạt động huy động vốn trên thị trường trái phiếu có biểu hiện đình trệ do lãi suất tăng cao, một số cân đối vĩ mô có xu hướng xấu. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, thị trường trái phiếu đã phục hồi trở lại, tạo thuận lợi hơn cho công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển. Lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng được điều hành linh hoạt, theo sát diễn biến thực tế của thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường vốn, từng bước phối hợp nhịp nhàng với điều hành chính sách tiền tệ và làm cơ sở cho các hoạt động huy động vốn trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai, thị trường chứng khoán liên tục suy giảm từ đầu năm. Chỉ số VN- Index đã giảm gần 70% so với đầu năm 2008. Chỉ số HASTC-Index có thời điểm giảm xuống dưới mức 100 điểm do tác động của tình hình trong nước và đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu nổ ra từ quý 3/2008, khiến cho dòng vốn nước ngoài giảm mạnh, sức cầu trên thị trường yếu đi. Mặc dù vậy, trong năm 2008 vẫn có gần 90 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, nâng tổng số lên trên 340 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết. Giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt khoảng 18,5% GDP. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán tiếp tục được hoàn thiện, công tác quản lý giám sát thị trường được tăng cường nhằm tạo niềm tin cho các đối tượng tham gia trên thị trường. Thứ ba: thị trường bảo hiểm năm 2008 tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định, tăng 8,22% so với năm 2007. Tổng doanh thu toàn thị trường dự kiến đạt 26.082 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm chiếm 78,1% tỷ đồng và doanh thu hoạt động đầu tư chiếm 21,9%. Đến cuối năm 2008, ngành bảo hiểm đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 57.000 tỷ đồng, tăng hơn 10 nghìn tỷ so với năm 2007. Cũng trong năm 2008, các doanh nghiệp bảo hiểm đã giải quyết bồi thường và trả tiền bảo hiểm hơn 6.400 tỷ đồng đảm bảo sự phát triển ổn định của các tổ chức, cá nhân không may gặp rủi ro, qua đó góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên theo nhận định chung của các chuyên gia thì thị trường tài chính Việt Nam, về cơ bản, không chịu tác động mạnh từ khủng hoảng tài chính. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng về mặt tiền tệ đối với Việt Nam có lẽ không đáng kể. Những loại chứng khoán mà hiện nay đang có vấn đề của
- những công ty chứng khoán và bảo hiểm của Mỹ chưa bán ở Việt Nam. Hệ thống tiền tệ và thị trường vốn, thị trường chứng khoán ở Việt Nam chưa lành mạnh, dễ tổn thương, dễ lâm vào bất ổn chủ yếu là do các yếu tố trong nội bộ Việt Nam như thiếu tính công khai, thiếu minh bạch, dân chúng khó tiếp cận, tồn tại giao dịch nội gián..., chứ không liên quan nhiều đến cuộc khủng hoảng ở Mỹ. Đầu tư trực tiếp (FDI) ở Việt Nam có lẽ cũng không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ. Các nhà đầu tư chính ở Việt Nam là Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan... Ngay cả những công ty chế tạo của Mỹ nếu có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ không vì cuộc khủng hoảng này mà đình hoãn kế hoạch đó. Kinh nghiệm của thập niên 1990 cho thấy kinh tế Nhật suy thoái hầu như không ảnh hưởng gì đến FDI của họ ở Trung Quốc và Việt Nam. Kinh nghiệm của Intel tại Việt Nam cũng cho thấy công ty này chậm triển khai kế hoạch đầu tư ở nước ta chủ yếu vì không bảo đảm được nguồn nhân lực có trình độ cao cần thiết. Thành ra, để tiếp tục tiếp nhận FDI từ Nhật, Mỹ và nhiều nước khác, Việt Nam cần hoàn thiện các điều kiện về nguồn nhân lực, cơ sở hậu cần, xây dựng công nghiệp phụ trợ... II.2/Bài học cho VIỆT NAM Việt Nam cũng cần rút ra các bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Nếu để hệ thống tiền tệ phát triển tự phát với sự xuất hiện các công cụ tài chính càng tinh vi, phức tạp thì càng khó quản lý. Thị trường chứng khoán phải được phát triển từng bước và phải có đủ cơ chế công khai thông tin và việc thực thi các luật lệ phải có tính minh bạch. Phát triển thị trường tài chính một cách vội vàng sẽ dễ phát sinh khủng hoảng. Đối với Việt Nam hiện nay, mục tiêu tối thượng của hệ thống tiền tệ là phải làm sao góp phần tăng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu, huy động vốn trong dân và giúp những doanh nghiệp tiếp cận với vốn. Thêm vào đó, hệ thống tiền tệ phải hoàn toàn nằm trong khả năng quản lý, giám sát của Nhà nước. Để được như vậy, phải ưu tiên củng cố hệ thống ngân hàng, làm cho ngân hàng trở thành nơi tin cậy và gần gũi với dân chúng là những người gửi tiết kiệm, là những nhà đầu tư. Phải tạo cơ chế để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được với vốn thì mới có thể xúc tiến đầu tư phát triển, tạo công ăn việc làm, góp phần tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế.( Theo đ ánh gi á c ủa gi áo s ư Tr ần V ăn Th ọ- Giáo sư Kinh tế, Đại học Waseda, Tokyo (Nhật Bản), hiện đang nghiên cứu ở Đại học Harvard, Cambridge.) a. Dự báo tình hình kinh tế thế giới trong năm 2009 vẫn diễn biến phức tạp, cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ và suy thoái kinh tế thế giới ngày càng lan rộng và ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
- Do hệ thống tài chính của Việt Nam dường như chưa hội nhập chung với hệ thống tài chính toàn cầu,chúng ta chỉ mới mở cửa tài khoản vốn vào mà hầu như chưa mở cửa dòng ra,do vậy lượng tiền Việt Nam đầu tư ra bên ngoài không nhiều và dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam chưa nhiều nên hệ thống tài chính của Việt Nam sẽ không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này so với các nước có mức độ hội nhập tài chính sâu rộng. Sụt giảm đầu tư do dự giảm sút của dòng vốn từ bên ngoài chảy vào .Nhìn vào số liệu quá khứ sẽ thấy dòng vốn từ bên ngoài gồm:vốn đầu tưu trực tiếp,vốn đầu tư gián tiếp,vay nợ và kiều hối chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng số vốn đầu tư của Việt Nam. Chi phí huy động vốn toàn cầu ngày càng tăng cao do biên độ tín dụng gia tăng. húng ta cần nhìn nhận sự khó khăn ở góc độ toàn cầu thay vì các quốc gia đầu tư vào Việt Nam,do bản thân các công ty mẹ là các tập đoàn đa quốc gia với họat động toàn cầu.Hơn nữa do nhu cầu tiêu thụ sụt giảm nên việc giải ngân FDI sẽ chậm lại đáng kể. Hầu hết các dự án đầu tư nói chung,dự án FDI nói riêng,phần nợ vay thường chiếm một tỉ phần rất lớn trong tổng số vốn đầu tư nên khi mà các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn sẽ làm cho nhiều hợp đồng vay vốn sẽ không được kí kết hoặc không thể giải ngân Mặt khác do phần còn lại của thế giới khó khăn,thu nhập của người lao động sẽ giảm sút,cuộc sống khó khăn hơn nên lượng kiều hối chuyển về có khả năng sẽ giảm và họat động XNK sẽ bị giảm sút. Huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn.Việc bán tháo chứng khoán ra khỏi thị trường Việt nam là cụ thể. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước lớn trong các năm tới.Việc huy động vốn qua thị trường vốn khó khăn khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ làm chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp lên cao Việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng rất khó khăn và chi phí tăng cao. Kiều hối với doanh số 8-10 tỷ USD/năm là một nguồn thu rất quan trọng của Việt Nam.Do phần lớn nguồnkiều hối từ Mĩ nên chắc chắn nguồn này cũng giảm sút Những giải pháp gì để lường trước và ứng phó với các khó khăn b. trong thị trường tài chính hiện nay? Trước tiên cần phải khẳng định rằng thị trường tài chính là thị trường rất nhạy cảm, nó chịu tác động từ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, là hàm thử biểu đo sức mạnh và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm tới 150% GDP của nước ta. Là một trong nước có tỉ lệ xuất khẩu trên GDP cao nhất thế giới.
- Do đó, khó khăn trong năm 2009 của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, để hạn chế những khó khăn của thị trường tài chính, dự kiến sẽ có một số giải pháp được triển khai trong năm 2009 như sau: Thứ nhất : thị trường trái phiếu sẽ tập trung vào các giải pháp đẩy mạnh phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm đảm bảo nhu cầu chi đầu tư và cho an sinh xã hội từ ngân sách nhà nước, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp và địa phương phát hành trái phiếu huy động vốn để tự đảm bảo nguồn vốn cho các dự án đầu tư. Thứ hai: thị trường chứng khoán sẽ tập trung, chủ động điều tiết cân bằng cung cầu trên, tăng cường công tác công khai thông tin và thanh tra giám sát thị trường, đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch và hiệu quả. Thứ ba, phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của nền kinh tế; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm; đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
- Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình tiền tệ- ngân hàng, Ts Tô Kim Ngọc, Học Viện Ngân Hàng. 2. http://vneconomy.vn/home.htm. 3. http://www.thanhnien.com.vn/Pages/default.aspx. 4. http:/ / tuanvietnam.net/ 5. Và nhiều phương tiện thông tin khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình "Khủng hoảng tài chính - tín dụng tại Mỹ và tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu"
34 p | 1475 | 687
-
Đề tài " Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với Việt Nam "
21 p | 1914 | 540
-
Một số vấn đề về vai trò của chính sách tiền tệ trong ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế
11 p | 649 | 322
-
Những ông trùm tài chính
51 p | 282 | 123
-
KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ-NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
35 p | 345 | 109
-
Khủng hoảng tài chính Mỹ dưới "góc nhìn Harvard" - lịch sử kinh tế quốc dân
4 p | 235 | 97
-
10 nhà đầu tư tài chính xuất sắc nhất mọi thời đại
11 p | 230 | 87
-
Khủng hoảng và hệ thống tài chính tín dụng: Phân tích ứng dụng với kinh tế Mỹ và Việt Nam
62 p | 156 | 42
-
Khủng hoảng tài chính Mỹ kinh nghiệm hoạt động ngân hàng Việt Nam
3 p | 120 | 28
-
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright "KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Ở ĐÔNG Á MÔ HÌNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ HỆ THỨ BA"
13 p | 169 | 28
-
KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ LÝ THUYẾT THẾ HỆ THỨ NHẤT VÀ THỨ HAI
9 p | 247 | 26
-
Bong bóng bất động sản sẽ không nổ
3 p | 96 | 20
-
Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ và thế giới đến nền kinh tế Việt Nam - PGS-TS Trần Hoàng Ngân
14 p | 111 | 16
-
Tái cấu trúc Hệ thống tài chính sau khủng hoảng 1997
8 p | 104 | 11
-
Các cuộc khủng hoảng kinh tế
2 p | 161 | 9
-
Tỉnh táo để tìm kiếm cơ hội từ khủng hoảng
4 p | 118 | 9
-
Trung Quốc với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
13 p | 53 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn