Nguyễn Thị Hồng Yến và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
65(03): 26 - 32<br />
<br />
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU - MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ<br />
CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM<br />
Nguyễn Thị Hồng Yến*, Trần Phạm Văn Cương<br />
<br />
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong nền kinh tế hiện nay, một trong những nguyên nhân chính gây ra những cuộc khủng hoảng<br />
kinh tế là do sự yếu kém của hệ thống ngân hàng. Khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra,<br />
dường như nó chỉ là một đốm lửa trên đỉnh núi. Nhưng trong thế giới kết nối mà chúng ta đang<br />
sống, đốm lửa nhỏ ấy đã mở đầu cho một đám cháy lớn. Cơn chấn động trên Phố Wall nơi ngọn<br />
lửa đã bùng cháy và tiếp tục lan xa đã tác động đến tất cả những ai có liên quan đến tài chính. Mối<br />
quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng - khách hàng - nền kinh tế, đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động<br />
trong mọi tình huống, dự báo, dự đoán được khả năng xảy ra và định lượng rủi ro. Từ đó có biện<br />
pháp phòng ngừa hạn chế thấp nhất tác động của rủi ro.<br />
Từ khóa: Khủng hoảng tài chính, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp ngăn chặn.<br />
<br />
<br />
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH LÀ GÌ?<br />
Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một<br />
hay một số nhân tố của nền kinh tế trong<br />
việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài<br />
chính của mình. Dấu hiệu của Khủng hoảng<br />
tài chính là:<br />
Các NHTM không hoàn trả được các khoản<br />
tiền gửi của người gửi tiền.<br />
Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng<br />
được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy<br />
đủ các khoản vay cho ngân hàng. Chính phủ<br />
từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.<br />
NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG<br />
HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU<br />
Các khoản cho vay mua nhà dưới chuẩn<br />
Bắt nguồn từ thị trường địa ốc Mỹ, cuộc<br />
khủng hoảng “nợ dưới chuẩn” (subprime) đã<br />
lan rộng như một virus máy tính, làm chao<br />
đảo thị trường tiền tệ và chứng khoán quốc tế.<br />
Ngân hàng trung ương các cường quốc đã<br />
phải lập tức đưa ra những biện pháp cấp cứu,<br />
nhiều tập đoàn ngân hàng, quỹ đầu tư, cơ<br />
quan tài trợ bất động sản chịu lỗ nặng khiến<br />
nhiều lãnh đạo bị mất chức và hàng loạt nhân<br />
viên bị sa thải. Nhiều kinh tế gia đã tiên đoán<br />
là kinh tế Mỹ sẽ bước vào giai đoạn suy thoái,<br />
gây ảnh hưởng lớn cho toàn thế giới! Để tìm<br />
hiểu, chúng ta hãy tìm về cội nguồn của vấn<br />
đề. Vậy thế nào là cho vay dưới chuẩn?<br />
Vay trả góp nhà theo hình thức cổ điển<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0912662033 , Email: ngocantra@yahoo.com<br />
<br />
Ngân hàng buộc người vay phải có ít nhất 10%<br />
- nghĩa là chỉ cho vay tối đa 90% trị giá căn<br />
nhà. Số tiền trả góp hàng tháng thì không nên<br />
vượt quá mức an toàn là một phần ba mức thu<br />
nhập trước khi tính thuế. Các ngân hàng Mỹ<br />
thường dùng một công thức gọi là “tỷ lệ<br />
28:36” dựa vào mức thu nhập hàng tháng 28% là tỷ lệ trước (front ratio) và 36% là tỷ lệ<br />
sau (back ratio). Ngân hàng thường chỉ cho<br />
vay nếu số tiền trả góp hằng tháng (kể cả thuế<br />
và tiền bảo hiểm ngôi nhà) không vượt quá<br />
28% (tỷ lệ trước) thu nhập hằng tháng. Cộng<br />
thêm các khoản nợ khác (như tiền trả nợ thẻ tín<br />
dụng, mua xe, nợ trả học phí cho con cái...) thì<br />
tất cả không được quá 36% (tỷ lệ sau) của số<br />
thu nhập hằng tháng. Một người lãnh lương<br />
5.000 USD mỗi tháng thì tốt nhất là có thể dành<br />
ra 1.400 USD (5.000 x 28%) để trả nợ mua<br />
nhà. Không kể thuế và tiền bảo hiểm nhà cửa,<br />
nếu dùng số tiền này để trả đều mỗi tháng thì<br />
người ấy có thể vay trả góp theo hình thức<br />
chiết khấu (amortization) trong 30 năm với lãi<br />
suất 7,25%, một món nợ là 205.000 USD. Vì<br />
cần ứng ra 10% nên người ấy có thể mua một<br />
ngôi nhà trị giá 228.000 USD (205.000/90%)<br />
và cần đặt cọc 23.000 USD. Ngoài ra, khi xét<br />
đơn vay nợ thì các ngân hàng Mỹ lại còn căn<br />
cứ vào “điểm tín dụng” (credit score) của<br />
người đi vay. Đây là thang điểm do Công ty<br />
Fair Isaac Corp. thiết lập, gọi tắt là điểm số<br />
FICO, từ 300 - 900 điểm. Điểm tín dụng này<br />
được thiết lập cho mỗi cá nhân dựa trên năm<br />
<br />
26<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Yến và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
65(03): 26 - 32<br />
<br />
yếu tố mà quan trọng nhất là “tiểu sử tín<br />
dụng”. Điểm càng cao thì càng dễ vay và<br />
được cho vay với lãi suất thấp hơn. Thông<br />
thường thì người vay sẽ gặp khó khăn với<br />
điểm tín dụng thấp hơn 620 (4).<br />
Cho vay dưới tiêu chuẩn (subprime lending)<br />
Là hình thức cho vay rất phổ biến, đặc biệt tại<br />
Mỹ. Thuật ngữ “dưới tiêu chuẩn - subprime” ở<br />
đây liên quan đến vị thế tín dụng của người vay.<br />
“Những người đi vay dưới tiêu chuẩn thường có<br />
quá khứ tín dụng (tiền sử tín dụng) không tốt,<br />
như thường có những khoản thanh toán quá<br />
hạn, và có thể có những vấn đề nghiêm trọng<br />
như phải ra toà, phá sản (4).<br />
Cho vay thế chấp nhà đất dưới tiêu chuẩn<br />
(subprime housing mortgage)<br />
Là một trong những loại hình thuộc lĩnh vực<br />
cho vay dưới tiêu chuẩn. Cho vay dưới hình<br />
thức này đều chấp nhận đảm bảo bằng tài sản<br />
hình thành từ vốn vay.<br />
Vay nợ... dưới chuẩn. Tại sao ở Mỹ lại phát<br />
triển hình thức cho vay này?<br />
Tin tưởng rằng giá nhà cửa sẽ tiếp tục gia tăng<br />
Nguồn tài trợ địa ốc gia tăng<br />
Lượng tiền cho vay địa ốc gia tăng<br />
Chứng khoán hoá các khoản cho vay thế chấp<br />
<br />
chứng khoán hóa các khoản cho vay đó<br />
KẾT QUẢ<br />
Thị trường, sẽ thừa nhà (xem biểu đồ 01).<br />
Biểu đồ 01 dưới đây cho thấy lượng cung nhà<br />
ở Mỹ tăng vọt bắt đầu từ nửa cuối năm 2005<br />
như là kết quả của quá trình cho vay mua nhà<br />
quá “phóng khoáng” của các ngân hàng Mỹ.<br />
<br />
Các Ngân hàng<br />
và các công ty<br />
tài trợ đị a ốc<br />
<br />
trong khi nhu cầu nhà ở lại giảm mạnh (xem<br />
biểu đồ 03), cứ như thế món nợ vay mua<br />
nhà bỗng tăng vọt. Đến lúc này các ngân<br />
hàng bắt đầu nhận thấy nợ xấu, nợ khó đòi<br />
tăng vọt. Số lượng nợ xấu và khách hàng vỡ<br />
nợ cứ thế tăng, đẩy các tổ chức cho vay vào<br />
cảnh thua lỗ đáng sợ.<br />
Chưa hết, các khoản vay tín dụng xấu này<br />
được chứng khoán hóa thành các loại cổ<br />
phiếu, chẻ nhỏ ra rồi đem lên giao dịch trên<br />
thị trường chứng khoán (TTCK).<br />
<br />
Người vay<br />
mua nhà<br />
<br />
Các<br />
<br />
Chứng<br />
<br />
Người vay<br />
mua nhà<br />
<br />
Những món<br />
nợvayđịa ốc đa cấp, đa<br />
khoándạng nay đã<br />
khoản<br />
được “trái phiếu hóa” thành những sản phẩm<br />
hoá các<br />
thế chấp<br />
tài chính thông dụng và gọn gàng, có thể mua<br />
khoảntệ.<br />
vay Với niềm<br />
bán dễ dàng trên thị trường tiền<br />
tin… mù quáng vào tương lai bất động sản<br />
Mỹ, mọi người - kể cả những ngân hàng lớn đều lao vào mua các trái phiếu bất động sản<br />
này. Thêm vào đó, những quỹ đầu tư lớn cũng<br />
đã vay rất nhiều từ các ngân hàng để mua các<br />
trái phiếu bất động sản cho nên chính các<br />
ngân hàng lại cũng “gián tiếp” gánh thêm các<br />
món nợ đầu tư địa ốc - qua việc tài trợ các<br />
quỹ đầu tư mua những trái phiếu này.<br />
Như vậy, cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp<br />
tại Mỹ xuất phát từ việc các ngân hàng giảm<br />
nhẹ các tiêu chuẩn cho vay cho đối với các<br />
khoản vốn vay để mua nhà có độ rủi ro cao và<br />
việc các ngân hàng nước này có xu hướng<br />
<br />
Thị trường đĩa ốc Mỹ lại rơi vào thời kỳ<br />
đóng băng, người vay tiền để mua nhà bán<br />
kiếm lời lại không thể bán được nhà (xem<br />
biểu đồ 02),<br />
<br />
27<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Yến và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Vì thế, mặc dù cuộc khủng hoảng cho vay<br />
mua nhà chỉ xảy ra ở Mỹ nhưng ảnh hưởng<br />
thì lan đến tận New Zealand, Đức, Pháp, Úc,<br />
Nhật... vì họ cũng tham gia mua bán chứng<br />
khoán loại này.<br />
Nguyên nhân căn bản của cuộc khủng hoảng<br />
tài chính toàn cầu hiện nay là do những vấn<br />
đề liên quan đến thị trường nhà ở thế chấp,<br />
Tuy nhiên, theo nhà phân tích chiến lược<br />
Igor Nikolayev của Cơ quan kiểm toán tư<br />
FBK - tác giả của bản nghiên cứu Thị<br />
trường chứng khoán: “Tăng trưởng cao, sụt<br />
giảm thấp”, nguyên nhân tiềm ẩn, sâu xa<br />
của vấn đề này chính là việc cấp quá nhiều<br />
vốn vào thị trường.<br />
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay<br />
là do tỷ lệ cấp vốn vào thị trường so với GDP<br />
vượt quá giá trị mà có thể đảm bảo một sự<br />
phát triển ổn định trong tương lai. Cuộc<br />
khủng hoảng thế chấp tại Mỹ chỉ là chất xúc<br />
tác cho tiến trình này. Nếu nó không xảy ra,<br />
thì cũng có một thứ khác thay thế. Một sự xụp<br />
giảm mạnh trong tỷ lệ cấp vốn vào thị trường<br />
chứng khoán của các nước khác nhau là điều<br />
tất yếu, cũng giống như là sẽ tất yếu dẫn đến<br />
cuộc suy thoái GDP.<br />
Mỹ đã không triệt để cải tổ cơ cấu kinh tế<br />
một cách mạnh mẽ kể từ khủng hoảng kinh<br />
tế Châu Á năm 1997<br />
Các nước Châu Á liên tục có thặng dự thương<br />
mại do đồng nội tệ bị phá giá trong khủng<br />
hoảng khiến xuất khẩu có tính cạnh tranh cao.<br />
Mặt khác, do mất niềm tin vào IMF, Châu Á<br />
tập trung củng cố dự trữ ngoại hối để tăng<br />
cường khả năng đối phó với khủng hoảng tài<br />
chính tiền tệ tương tự. Kết quả là dự trữ ngoại<br />
tệ của các nước Châu Á đã tăng mạnh (Trung<br />
quốc 1997: 180 tỉ; 2008: 1700 tỉ, Nhật 1997:<br />
210 tỉ, 2008: 1 nghìn tỉ, Ấn độ: 1997: 50 tỉ,<br />
2008: 250 tỉ). Châu Á chuyển từ châu lục<br />
thâm hụt và nhập vốn sang thặng dư và xuất<br />
vốn. Sau 1997, mặc dù kinh tế tăng trưởng<br />
nhưng Mỹ luôn trong tình trạng thâm hụt cán<br />
cân thanh toán vãng lai. Thâm hụt thương mại<br />
với Châu Á, đặc biệt với Trung Quốc tăng<br />
gần 250 tỉ đô la. Giá dầu tăng gấp 5 lần, từ 20<br />
đô/thùng dầu thô lên hơn 100 đô la/thùng năm<br />
2007 khiến nhập siêu tăng mạnh. Chiến tranh<br />
I-rắc, Afghanistan làm ngân sách thâm hụt<br />
<br />
65(03): 26 - 32<br />
<br />
800 tỉ đô. Các chính sách giảm thuế làm<br />
nguồn thu ngân sách giảm. Do vậy tăng<br />
trưởng kinh tế của Mỹ sau năm 1997 là không<br />
bền vững. Thay vì các biện pháp cải cách<br />
kinh tế sâu rộng để củng cố tăng trưởng, Mỹ<br />
chọn việc nhập khẩu vốn (vay nợ) của Châu<br />
Á, chủ yếu là của Trung Quốc để khác phục<br />
thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai. Việc<br />
vay nợ được thực hiện qua phát hành các trái<br />
phiếu kho bạc và doanh nghiệp. Trong gần<br />
mười năm, quá trình vay nợ này được tiến hành<br />
thuận lợi, Mỹ trở thành con nợ lớn nhất thế giới<br />
và châu Á, trong đó Trung Quốc là điển hình,<br />
trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới. Trung Quốc<br />
sở hữu 38% trái phiếu kho bạc Mỹ.<br />
Việc vay nợ dễ dàng để khắc phục cán cân<br />
thanh toán vãng lai không những trì hoãn cải<br />
cách kinh tế lẽ ra phải được thực hiện sớm, mà<br />
còn khiến tín dụng Mỹ phát triển thái quá.<br />
Thay vì nâng lãi xuất cơ bản để thắt chặt tín<br />
dụng, Ngân hàng Trung ương Mỹ lại duy trì lãi<br />
xuất thấp để khuyến khích vay nợ nước ngoài.<br />
Khi tín dụng mở rộng, lãi xuất cơ bản thấp đã<br />
kích thích thị trường tài chính và thị trường<br />
chứng khoán. Các ngân hàng đầu tư và công<br />
ty tài chính lao vào các hoạt động kinh doanh<br />
rủi ro với mục đích thu lời cao hơn nữa. Đầu<br />
tiên, các kinh doanh rủi ro tập trung vào lĩnh<br />
vực công nghệ viễn thông (IT). Sự đầu cơ quá<br />
đáng trong lĩnh vực IT đã dẫn đến qua bong<br />
bóng viễn thông nổ vào năm 2000 và kinh tế<br />
Mỹ đi vào suy thoái trong năm 2001. Cùng<br />
với quả bong bóng IT nổ, thị trường chứng<br />
khoán Mỹ cũng lao đao vì những vụ gian lận<br />
tín dụng như vụ Eron năm 2002.<br />
Mở rộng thị trường cạnh tranh, nhưng lầm<br />
lẫn giữa “rào cản” cần phá bỏ và các<br />
“kiểm soát” cần bảo vệ<br />
Cho phép ngân hàng thương mại (commercial<br />
banks) hoạt động đa năng và rộng khắp cả<br />
nước. Mở cửa tự do cho mọi loại công cụ tài<br />
chính mới xuất hiện mà không có sự kiểm<br />
soát nào.Cho phép các hành động đầu tư hoàn<br />
toàn mang tính đầu cơ. Bán khống trần trụi<br />
(naked shorting) là một thí dụ. Đây là hành<br />
động mà giới tài chính có thể sử dụng để đẩy<br />
giá một loại chứng khoán nào đó xuống để<br />
làm giàu. Họ bán chứng khoán ra (dù không<br />
có chứng khoán trong tay) - tức là bán được<br />
<br />
28<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Yến và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
giá cao - và làm thế giá chứng khoán bị đẩy<br />
xuống, họ mua lại với giá thấp.<br />
Kinh doanh mạo hiểm vượt quá giới hạn<br />
của các ngân hàng đầu tư và công ty tài<br />
chính (LÒNG THAM CỦA CÁC NH)<br />
Sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức<br />
năng cũng đóng góp phần không nhỏ tạo ra<br />
khủng hoảng. Trong khi các ngân hàng<br />
thương mại bị giám sát chặt chẽ với các hệ<br />
thống đánh giá rủi ro hiệu quả, thì các ngân<br />
hàng đầu tư và công ty tài chính hầu như<br />
không bị giám sát. Thêm vào đó, việc giám<br />
sát chất lượng đánh giá tín dụng của các công<br />
ty đánh giá tín dụng cũng không hiệu quả.Nói<br />
cách khác, hệ thống giám sát của Mỹ với thị<br />
trường tài chính rủi ro chưa đủ hiệu quả để có<br />
thể quản lý thị trường này.<br />
Bán khống làm trầm trọng thêm cuộc khủng<br />
hoảng vì đã tạo ra làn sóng bán tháo chứng<br />
khoán. Bán khống (Short-selling), trong tài<br />
chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ<br />
sự kỳ vọng tụt giảm giá của một loại chứng<br />
khoán, ngoại tệ... Bán khống là bán một loại<br />
chứng khoán mà người bán không sở hữu tại<br />
thời điểm bán(4). Cụ thể, họ vay chứng khoán<br />
để bán và sau đó mua lại chứng khoán với<br />
giá thấp hơn để trả cho người họ vay, phần<br />
chênh lệch giá thấp hơn đó mang lại lợi<br />
nhuận cho người bán khống.<br />
HẬU QUẢ<br />
Phá sản hàng loạt các ngân hàng và công<br />
ty tài chính<br />
Tổng số lượng vốn của toàn bộ hệ thống tài<br />
chính Mỹ bị thiệt hại là gần 2 nghìn tỉ.<br />
Các ngân hàng trên thế giới đồng loạt thua lỗ<br />
Các ngân hàng và các định chế tài chính có<br />
thể lỗ 1 tỷ USD từ cuộc khủng hoảng tín<br />
dụng do khủng hoảng nợ dưới chuẩn cho<br />
vay cầm cố.<br />
<br />
65(03): 26 - 32<br />
<br />
Do lượng nợ xấu ngày một tăng đã được<br />
chuyển sang cho những công ty thu hồi nợ<br />
chuyên nghiệp, nên ngành công nghiệp thu<br />
hồi nợ dự tính sẽ tăng trưởng 9,5% năm 2008<br />
và sẽ tiếp tục có tăng trưởng chừng nào nợ<br />
quá hạn vẫn tiếp tục tăng.<br />
Gánh nặng trả nợ của người vay tiền<br />
Suy thoái kinh tế toàn cầu: Dự báo tăng<br />
trưởng giảm.<br />
Những dự báo về tăng trưởng kinh tế ngày<br />
càng bi quan do thu hẹp tín dụng ngày càng lộ<br />
rõ. Dưới đây là dự báo của IMF kể từ năm<br />
2006 đối với kinh tế thế giới (3).<br />
<br />
Dự báo kinh tế thế giới từ năm 2006<br />
Thị trường tín dụng đóng băng<br />
<br />
Các khoản vay thế chấp đã giảm hẳn trong<br />
năm 2008 trong đó khoản vay thế chấp<br />
thương mại hoàn toàn biến mất trên biểu đồ.<br />
Thị trường chứng khoán bất ổn<br />
Thị trường chứng khoán trên toàn thế giới, từ<br />
Thượng Hải cho tới London đều sụt giảm.<br />
Trong khi đó tại nước Mỹ, chỉ số công nghiệp<br />
Dow Jones cũng mất điểm mạnh và xuống<br />
thấp nhất trong năm.<br />
Biểu đồ chỉ số công nghiệp Dow Jones<br />
trong 12 tháng qua (tính đến hết 31/7)<br />
<br />
Thị trường địa ốc sụp đổ<br />
Nguyên nhân cơ bản khiến thị trường tài<br />
chính chao đảo là do giá nhà tại Mỹ giảm<br />
29<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Yến và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
mạnh lan ra toàn nước Mỹ lần đầu tiên kể từ<br />
những năm 30.<br />
Giá nhà sẽ tiếp tục xuống. Cho đến nay giá<br />
nhà ở một số nơi như thành phố New York<br />
gần như chưa bị ảnh hưởng. Nhưng với số<br />
người trong khu vự tài chính mất việc làm,<br />
khả năng xuống giá ở New York là rất cao.<br />
<br />
Lạm phát gia tăng (giá cả lương thực, nguyên<br />
liệu): Giá hàng hóa leo thang<br />
<br />
Giá hàng hóa đã leo thang chóng mặt trong<br />
chỉ trong vòng 12 tháng qua đặc biệt là giá<br />
vàng và giá dầu. Giá vàng tăng thêm 54%<br />
trong khi giá dầu tăng tới 91%. Đồng euro<br />
trước khi bị mất giá so với đồng USD trong<br />
thời gian gần đây cũng đã tăng giá thêm 18%<br />
so với đồng USD.<br />
Lạm phát trong tương lai sẽ tăng cao dù giá<br />
xăng dầu xuống vì mức tín dụng được Fed<br />
đẩy mạnh để cứu nguy các công ty tài chính<br />
và để nền kinh tế không đi vào suy thoái.<br />
Điều có thể xảy ra là nền kinh tế suy thoái<br />
hoặc phát triển chậm nhưng lạm phát vẫn cao.<br />
Thất nghiệp<br />
Dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế Mỹ thể<br />
hiện rõ qua con số người bị mất việc làm.<br />
<br />
65(03): 26 - 32<br />
<br />
Kể từ đầu năm 2008 đến nay đã có khoảng<br />
1,2 triệu người Mỹ mất việc làm, chiếm<br />
8,5% dân số Mỹ.<br />
VIỆT NAM CÓ BỊ ẢNH HƯỞNG?<br />
Tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng đến<br />
kinh tế trong nước không lớn. Tuy nhiên, tác<br />
động gián tiếp thì lại rất mạnh mẽ. Thực tế,<br />
thời gian qua vẫn chưa ghi nhận và đo lường<br />
được những thiệt hại cụ thể nào từ cuộc<br />
khủng hoảng này đối với nước ta. Điều này<br />
được thể hiện ở một số mặt sau:<br />
Trong thời gian qua không biểu hiện nào cho<br />
thấy các ngân hàng có liên quan đến cho vay thế<br />
chấp bất động sản dưới tiêu chuẩn ở Mỹ có chi<br />
nhánh tại Việt Nam rút vốn về nước. Bên<br />
cạnh đó, hiện tại chưa có ngân hàng Việt<br />
Nam nào có hoạt động cho vay thế chấp bất<br />
động sản trên thị trường Mỹ. Vì vậy sự ảnh<br />
hưởng của cuộc khủng hoảng này đến Việt<br />
Nam hiện tại ít có khả năng.<br />
Mặc dù cuộc khủng hoảng nhà đất đã lan sang<br />
thị trường chứng khoán của một số quốc gia<br />
hàng đầu thế giới, nhưng ảnh hưởng của nó<br />
đối với thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn<br />
không nhiều. Sự sụt giảm chỉ số VN Index<br />
được đánh giá chưa hẳn là do tác động của<br />
cuộc khủng hoảng, nguyên nhân chính có thể<br />
là do VN Index trở về với giá trị thực của nó.<br />
VIỆT NAM LÀM GÌ NẾU KHỦNG<br />
HOẢNG KÉO DÀI<br />
Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia<br />
Lê Đức Thúy nhấn mạnh:<br />
"Nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối<br />
năm và năm sau là coi việc ngăn ngừa chiều<br />
hướng đình trệ sản xuất kinh doanh"(2).<br />
Một số giải pháp để ứng phó với cuộc khủng<br />
hoảng bao gồm:<br />
Nâng cao năng lực tài chính của các ngân<br />
hàng để tăng khả năng chống đỡ với những<br />
ảnh hưởng khách quan;<br />
Trở lại nguyên tắc lãi suất thỏa thuận chứ<br />
không nên áp dụng trần lãi suất như hiện nay;<br />
Phải lấy tỷ giá thực làm cơ sở định tỷ giá<br />
danh nghĩa;<br />
Tháo dỡ hạn mức tăng trưởng tín dụng không<br />
quá 30% để tạo điều kiện cho các tổ chức<br />
tín dụng có thể phân bổ vốn đến những nơi<br />
có hiệu quả.<br />
<br />
30<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />