intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khuyến cáo sử dụng, bảo quản thuốc phải chia liều

Chia sẻ: Cho Gi An Do | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

62
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu trình bày thông tin chung của thuốc phải chia liều, thuốc tiêm đa liều, thuốc tiêm đơn liều, hạn sử dụng sau mở nắp, khuyến cáo sử dụng và bảo quản. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết nội dung hướng dẫn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khuyến cáo sử dụng, bảo quản thuốc phải chia liều

  1. BỆNH VIỆN ĐA KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHU VỰC CỦ CHI Độc lập- Tự do- Hạnh phúc TỔ THÔNG TIN THUỐC KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG, BẢO QUẢN THUỐC PHẢI CHIA LIỀU Củ chi, ngày 13 tháng 06 năm 2018 TỔ TRƯỞNG Đã ký
  2. Thông tin chung Sai sót hay gặp nhất tại các bệnh viện liên quan đến thuốc đa liều là thời gian bảo quản sau mở nắp, nhiệt độ bảo quản khi lọ thuốc còn nguyên vẹn - sau mở nắp.v.v. Ngoài ra, nguy cơ nhiểm trùng bệnh viện và nhiềm chéo tăng lên. Năm 1996, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (the Centers for Disease Control and Prevention – CDC) đã ước tính nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện do các thuốc tiêm đa liều bị tạp nhiễm bên ngoài chiếm một tỷ lệ: 0,5 trên 1.000 lọ thuốc [1]. Năm 2008, Bộ Cựu chiến binh Mỹ (the U.S Department of Veterans Affairs – VA) đã dự đoán sử dụng hơn 4.000.000 lọ thuốc tiêm đa liều và cho thấy khả năng xảy ra 2.000 ca nhiễm trùng bệnh viện mới có liên quan đến thuốc tiêm đa liều [2] . Trong một nghiên cứu tại trung tâm quản lý thuốc Chicago – Mỹ cho thấy 90% lọ thuốc tiêm đa liều [3] chỉ được sử dụng không quá 25% thể tích ban đầu trước ngày hết hạn của lọ thuốc . Đặc biệt hầu hết hiện nay các thuốc đơn liều đều thiết kế sử dụng cho đối tượng người lớn, khi sử dụng các thuốc này cho trẻ em có thể chưa hợp lý. Như vậy để giảm chi phí điều trị, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân thì việc sử dụng thuốc đơn liều hay đa liều nên cân nhắc và nhu cầu cần phải có những thuốc đơn liều thiết kế cho trẻ em. 2. Định nghĩa Theo Dược điển Mỹ (The United States Pharmacopeia – USP) thuốc tiêm đa liều (multiple - dose vial - MDV), thuốc tiêm đơn liều (single - dose vial - SDV) và hạn sử dụng của thuốc sau khi mở nắp (beyond - use date) được định nghĩa như sau: - Thuốc tiêm đa liều: là một vật chứa đa đơn vị (ví dụ như chai lọ) chế phẩm thuốc chỉ dùng theo đường tiêm và thường chứa chất bảo quản chống vi sinh vật. Bình(lọ) chứa thuốc đa liều được thiết kế để có thể rút thuốc nhiều lần khác nhau nhờ chúng có chứa chất bảo quản chống vi sinh vật. - Thuốc tiêm đơn liều: là vật chứa một đơn vị chế phẩm thuốc dùng theo đường tiêm, được thiết kế để chỉ dùng 1 lần. Ví dụ lọ chứa thuốc tiêm đơn liều: bút tiêm đóng sẵn thuốc tiêm 1 lần. USP lưu ý rằng: “các lọ chứa thuốc tiêm đơn liều đã được mở ra hoặc chọc kim tiêm như ống tiêm, túi, chai lọ, xi ranh và các lọ chứa sản phẩm vô khuẩn…nên được sử dụng trong vòng 1 giờ nếu chúng được mở ra trong điều kiện chất lượng môi trường thấp hơn tiêu chuẩn ISO cấp 5 (phòng dược pha chế thuốc IV) và phần thuốc còn dư phải bỏ đi. Các lọ thuốc và xi lanh(bơm tiêm) chứa thuốc không nên bảo quản để sử dụng tiếp [4]. - Hạn sử dụng sau mở nắp: Nếu không có hướng dẫn đặc biệt của nhà sản xuất (ghi rõ hạn sử dụng sau khi mở nắp là bao nhiêu) thì USP định nghĩa hạn sử dụng của thuốc sau khi mở nắp là 28 ngày kể từ
  3. ngày vật chứa thuốc tiêm đa liều lần đầu tiên được mở (ví dụ như chọc kim tiêm). Mọi thuốc tiêm đa liều nên được dán nhãn ngày hết hạn của nó. (Cần lưu ý phân biệt giữa hạn sử dụng của thuốc khi còn nguyên và hạn sử dụng sau khi mở nắp). Ngoài ra còn có các bình dạng bình xịt đa liều (dạng hít), lọ thuốc đa liều nhỏ mắt, lọ dùng ngoài da đa liều, lọ bột thuốc đa liều (đường uống sau khi pha với dd)… Các loại thuốc đa liều này được hiểu là chứa nhiều liều trong một vật (bình, chai, lọ, ống.v.v.) chứa thuốc. 3. Khuyến cáo sử dụng và bảo quản - Để giảm nguy cơ nhiểm trùng chéo cho bệnh nhân nên ưu tiên dùng thuốc tiêm đơn liều (SDV). - Nếu chỉ có sẳn thuốc tiêm đa liều (MDV), nên dùng loại thuốc cho phép rút ra 1 liều đơn nhỏ nhất về thể tích. - Mổi lọ thuốc đơn liều hay đa liều chỉ nên dùng cho 1 bệnh nhân. Các lọ thuốc không còn nắp cao su của nhà sản xuất nên được loại bỏ. Các trường hợp ngoại lệ như insulin và vắc xin phải được khoa Dược xác nhận tính an toàn trước khi sử dụng. - Luôn tuân thủ kỹ thuật vô trùng khi chuẩn bị dung dịch tiêm và khi tiêm. Theo dõi nhiểm bẩn, đổi màu thuốc. - Không dùng 1 bơm tiêm chứa thuốc cho nhiều bệnh nhân ngay cả khi kim tiêm đã được thay. Cần sử dụng 1 ống tiêm/1 bơm tiêm mới cho mổi bệnh nhân. Tái sử dụng là vi phạm nguyên tắc an toàn của CDC. Tất cả các bơm tiêm chứa thuốc, lọ thuốc (sau mở nắp) chứa thuốc đơn liều hay đa liều nếu không được sử dụng ngay đều phải dán nhãn: + Tất cả các bơm tiêm chứa thuốc, lọ thuốc (sau mở nắp) trong và ngoài môi trường vô trùng đều dán nhãn. + Ghi nhãn thuốc hay dung dịch ngay khi chuyển từ bao bì gốc sang bơm tiêm, hay chai lọ khác. + Nhãn bơm tiêm chứa thuốc ghi rỏ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, thời gian hết hạn sử dụng. Lọ thuốc gốc sau mở nắp phải ghi ngày mở nắp. + Những bơm tiêm chứa thuốc, lọ thuốc gốc sau mở nắp không có nhãn, hay mất nhãn đều loại bỏ. + Khi thay đổi ca trực nhân viên y tế có trách nhiện theo dõi chất lượng, màu sắc thường xuyên các bơm tiêm và lọ thuốc được dán nhãn. - Đối với các lọ/kít dùng để đánh dấu thuốc phóng xạ và dung dịch chiết TC-99m: tất cả các lọ/kít và dung dịch chiết TC-99mm đều không chứa chất kháng khuẩn. Vì vậy cần chú ý sau khi đánh dấu, dung dịch nên sử dụng sớm nhất có thể. Và nên đánh dấu trong lọ/kít (hạn chế đánh dấu trong bơm tiêm). Tài liệu tham khảo 1. Centers for Disease Control and Prevention(1996). Am J Infect Control, pp. 24:262-277. 2. Press Ganey. Press Ganey knowledge summary: The cost of nosocomial infections.http://www.pressganey.com/files/nosocomial_infections_cost.pdf. Accessed October 8, 2009. 3. Sheth, NK, Post, GT, Wisnieski, TR, Uttech (1983). J Clin Microbiol. pp. 17: 377-379. 4. U.S. Pharmacopeia. http://www.usp797.org/index.html. Accessed October 8, 2009.
  4. 5. Khuyến cáo của nhà sản xuất.
  5. HẠN DÙNG MỘT SỐ THUỐC PHẢI CHIA LIỀU Lọ thuốc phải được dán nhãn chú thích ngày mở vỏ&không sử dụng sau 28 ngày trừ khi có khuyến cáo hạn dùng cụ thể như bảng dưới. Hạn dùng TRƯỚC khi mở Hoạt chất Biệt dược Hạn dùng SAU khi mở nắp nắp Novorapid 30 tháng 4 tuần Insulin [5] Lantus 36 tháng 4 tuần Mixtard 30 Flexpen 100IU/ml x3ml 24 tháng 4 tuần Povidin 24 tháng 3 tháng Povidine 10%[5] Povidine dùng ngoài 60 tháng 6 tháng Tobradex Tobramycin + 36 tháng 30 ngày dexamethasone[5] Dex- Tobrin Tobidex 36 tháng 15 ngày Indomethacin[5] Indocollyre 18 tháng 15 ngày Tearbalance Sodium hyaluronate ophthalmic solution 0.1% 36 tháng 20 ngày
  6. Timolol[5] Timolol maeate 36 tháng 28 ngày Tropicamide+ Mydrin-P eye drop Phenyl-ephrine 10ml hydrochlorid[5] 30 tháng 25 ngày Argyrol[5] Argyrol 1% 9 tháng 15 ngày Ofloxacin[5] Ofloxacin 0.3% 24 tháng 15 ngày Tobramycin[5] Tobcol 24 tháng 15 ngày Isoflurane[5] Forane 60 tháng 1 tháng Sevoflurane[5] Sevorane 60 tháng 1 tháng Eytanac[5] Diclofenac 36 tháng 1 tháng 14 ngày sau khi pha hỗn Ceclor SUS 125mg Cefaclor[5] 60ml dịch 24 tháng 7 ngày Moxilen forte Amoxicilin[5] 250mg/5ml 36 tháng 15 ngày
  7. Salbutamol[5] Ventolin 24 tháng 6 tháng Budesonic và Symbicort formoterol[5] 24 tháng 3 tháng Budesonic[5] Benita 24 tháng 3 tháng Salmeterol xinafoat + Seretide evohaler dc fluticason propionat[5] 25/125mcg 120d 24 tháng 6 tháng Salmeterol xinafoat + Seretide evohaler dc fluticason propionat[5] 25/250mcg 120d 24 tháng 6 tháng Salmeterol xinafoat + Seretide evohaler dc fluticason propionat[5] 25/50mcg 120d 6 tháng 24 tháng Mutecium-M 24 tháng 15 ngày Domperidon[5] Motilium 30ml 24 tháng 15 ngày Dung dịch gốc: Heparin[5] Heparin 4 tuần Dung dịch pha loãng IV: 36 tháng 24h và 4h Chú thích
  8. Bảo quản nhiệt độ phòng Tránh ánh sáng Bảo quản tủ lạnh (2-80C) Không bảo quản tủ lạnh TỔ THÔNG TIN THUỐC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1