intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giám sát, kiểm tra chất lượng thực phẩm

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

100
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để chuẩn bị cho việc triển khai “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) năm 2011”, ngày 25-3, Cục ATVSTP – Bộ Y tế đã trả lời báo chí nhiều vấn đề “nóng” liên quan đến quản lý và khuyến cáo sử dụng thực phẩm an toàn. Không sử dụng bình sữa PC Trước thông tin bắt đầu từ 1-6-2011, các nước châu Âu (EU) sẽ cấm lưu thông và nhập khẩu bình sữa trẻ em bằng nhựa trong PC do lo ngại chất bisphenol A có thể thôi nhiễm khiến nhiều người dân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giám sát, kiểm tra chất lượng thực phẩm

  1. Giám sát, kiểm tra chất lượng thực phẩm Để chuẩn bị cho việc triển khai “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) năm 2011”, ngày 25-3, Cục ATVSTP – Bộ Y tế đã trả lời báo chí nhiều vấn đề “nóng” liên quan đến quản lý và khuyến cáo sử dụng thực phẩm an toàn. Không sử dụng bình sữa PC Trước thông tin bắt đầu từ 1-6-2011, các nước châu Âu (EU) sẽ cấm lưu thông và nhập khẩu bình sữa trẻ em bằng nhựa trong PC do lo ngại chất bisphenol A có thể thôi nhiễm khiến nhiều người dân nước ta, đặc biệt là các bà mẹ trẻ rất hoang mang. GS.TS Nguyễn Công Khẩn, Cục
  2. trưởng Cục ATVSTP cho biết, Bộ Y tế đã tiến hành rà soát các quy định liên quan đến bisphenol A đang áp dụng tại nước ta và kiểm tra một số bình sữa trẻ em PC đang lưu hành trên thị trường. Kết quả cho thấy, tất cả các mẫu bình sữa đều có hàm lượng bisphenol A không vượt quá quy định cho phép của Việt Nam. Tuy nhiên, Cục ATVSTP khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng bình sữa trẻ em bằng nhựa trong PC; nếu bắt buộc phải sử dụng bình sữa thì không sử dụng nước nóng trên 60 độ C để pha sữa trong bình, không cho bình sữa vào nồi đun cách thủy hoặc lò vi sóng. Trên thực tế, bình sữa bằng nhựa PC rất phổ biến trên thị trường nước ta hiện nay và giá cả cũng thấp hơn so với các bình sữa bằng thủy tinh. Đây cũng không phải là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, Cục ATVSTP ra khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng bình sữa bằng nhựa PC. Nhưng cũng giống như các lần trước, Cục ATVSTP không chứng minh tính độc hại của loại bình này và cũng không cấm hẳn, trong khi các nước châu Âu đã có quyết định cấm sử dụng và cấm nhập khẩu. Về vấn đề này, ông Khẩn nhấn mạnh, hiện mới chỉ có các nước châu Âu ra quyết định cấm
  3. sử dụng bình sữa bằng nhựa trong. Tại nước ta hiện chưa sản xuất được loại bình sữa bằng nhựa trong này, trong khi các sản phẩm nhập khẩu đều được kiểm tra, cấp phép và đảm bảo chất lượng. Dù vậy, “cũng phải thấy rằng việc các nước châu Âu quyết định cấm sử dụng bình sữa nhựa PC không chỉ xuất phát từ tính độc hại của loại nhựa này mà còn từ nhiều nguyên nhân khác, trong đó nguy hiểm nhất là tính nhân quyền. Bởi bình sữa bằng nhựa PC không chỉ độc hại mà việc quá lạm dụng vào bình bú đã khiến chúng ta đang đánh mất đi quyền quý giá nhất của trẻ, đó là bú trực tiếp nguồn sữa mẹ” – ông Khẩn nhấn mạnh. Do đó, các bà mẹ trẻ cần tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ, hạn chế tối đa cho trẻ bú bình. Nếu phải cho trẻ ăn thêm sữa bằng bú bình thì nên chọn loại bình bú bằng thủy tinh. Thành lập 8 đoàn kiểm tra Tháng hành động vì chất lượng VSATTP năm nay (diễn ra từ 15-4 đến 15-5) sẽ tập trung vào chủ đề “Sản xuất – Kinh doanh – Sử dụng thực phẩm theo Luật An toàn Thực phẩm”. Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục
  4. ATVSTP cho biết, trong Tháng hành động năm nay, Ban chỉ đạo ATVSTP Trung ương sẽ thành lập 8 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành thanh kiểm tra tại 25 tỉnh/ thành phố trọng điểm. Ở các địa phương cũng sẽ thành lập các đoàn thanh kiểm tra tại địa phương, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn về công bố tiêu chuẩn, điều kiện vệ sinh cơ sở, ghi nhãn, quảng cáo, khám sức khỏe cho người tham gia… Kết hợp với lấy mẫu để đánh giá chất lượng sản phẩm, xử lý vi phạm. Kết quả xử lý vi phạm sẽ được công khai theo đúng quy định của pháp luật. Ông Khẩn cho biết thêm, thời điểm diễn ra Tháng hành động vì chất lượng VSATTP chính là khi thời tiết chuyển từ xuân sang hè, vi khuẩn gây bệnh sẽ phát triển mạnh và là nguyên nhân khiến số vụ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Cục ATVSTP đã chỉ đạo các địa phương tăng cường triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh mùa hè, trong đó tăng cường kiểm tra các cơ sở thức ăn đường phố, cơ sở giết mổ, đặc biệt là tập trung vào vấn đề thức ăn sẵn (ở các bếp ăn tập thể cho công nhân). Ông Khẩn nhấn mạnh, việc kiểm tra bếp ăn tập thể năm nay phải bao gồm kiểm tra cả các cơ sở chế biến thức ăn và thức ăn đường phố (carriers and
  5. carrying), có như vậy mới hạn chế được tối đa số vụ ngộ độc thực phẩm từ nguyên nhân này. Liên quan đến vấn đề thực phẩm nhiễm xạ từ Nhật Bản đang được người dân rất quan tâm trong thời điểm này, ông Khẩn một lần nữa khẳng định, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lên phương án sẵn sàng ứng phó với sự cố dựa trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Đại sứ quán Nhật. Đặc biệt, Cục ATVSTP đã có văn bản thông báo cho các cơ quan nhập khẩu thực phẩm từ Nhật và Việt Nam phải có giấy chứng nhận an toàn phóng xạ đối với tất cả thực phẩm từ Nhật trước khi nhập vào nước ta. Phía Nhật Bản cũng cam kết sẽ kiểm tra và thông báo liên tục các mặt hàng thực phẩm của Nhật bị nhiễm xạ và sẽ kiểm tra chất lượng thực phẩm trước khi xuất khẩu. Do đó, người tiêu dùng không cần lo lắng nhiều về vấn đề này
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2