Kỉ yếu Hội thảo Khoa học "Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn"
lượt xem 9
download
Kỉ yếu Hội thảo Khoa học "Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn" trình bày các nội dung chính sau: Tác động của các cam kết về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định EVFTA đối với doanh nghiệp Việt Nam, văn hóa tổ chức kinh doanh của người Hoa Triều Châu thành phố Sóc Trăng, hiểu biết tài chính và vấn đề giáo dục tài chính cho người tiêu dùng,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỉ yếu Hội thảo Khoa học "Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn"
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH HỘI THẢO KHOA HỌC “CÁC VẤN ĐỀ ĐƯƠNG ĐẠI TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ, LUẬT: TỪ LÍ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN” Tháng 12/2020
- BAN CHỦ TỌA 1. TS. Nguyễn Minh Hòa Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Trưởng ban Trà Vinh 2. PGS.TS. Phước Minh Hiệp Nguyên Trưởng Cơ quan Thường trực Phó Trưởng ban phía Nam, Tạp chí Cộng sản 3. GS.TS.NGND. Nguyễn Thanh Tổng Biên tập Tạp chí Phát triển Hội Phó Trưởng ban Tuyền nhập 4. PGS.TS. Phan Nhật Thanh Phó Trưởng Khoa Luật Hành chính, Ủy viên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh 5. PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Luật, Ủy viên Trường Đại học Trà Vinh BAN TỔ CHỨC 1. PGS.TS. Diệp Thanh Tùng Trưởng Khoa Kinh tế, Luật Trưởng ban 2. PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Luật Phó Trưởng ban Thường trực; Trưởng Tiểu ban Tài chính Ngân hàng 3. ThS. Huỳnh Thị Trúc Linh Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Luật Phó Trưởng ban; Trưởng Tiểu ban Luật 4. ThS. Lâm Thị Mỹ Lan Trưởng Bộ môn Kinh tế Phó Trưởng ban; Trưởng Tiểu ban Kinh tế 5. ThS. Nguyễn Thị Cẩm Q. Trưởng Bộ môn Quản trị Phó Trưởng ban; Phương Trưởng Tiểu ban Quản trị 6. ThS. Nguyễn Thị Thanh Q. Trưởng Bộ môn Kế toán Phó Trưởng ban; Thủy Trưởng Tiểu ban Kế toán 7. ThS. Dương Thị Tuyết Anh Chánh Văn phòng Khoa Kinh Thư kí hành chính tế, Luật
- 8. ThS. Phạm Thị Thu Hiền Giảng viên Bộ môn Tài chính Thư kí Tiểu ban Tài Ngân hàng chính Ngân hàng 9. ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu Phó Trưởng Bộ môn Luật Thư kí Tiểu ban Luật 10. ThS. Nguyễn Thị Thúy Phó Trưởng Bộ môn Kinh tế Thư kí Tiểu ban Kinh Loan tế 11. ThS. Nguyễn Thiện Thuận Phó Trưởng Bộ môn Quản trị Thư kí Tiểu ban Quản trị 12. ThS. Phan Thanh Huyền Phó Trưởng Bộ môn Kế toán Thư kí Tiểu ban Kế toán 13. ThS. Nguyễn Thị Bích Viên chức Văn phòng Khoa Thư kí Hội thảo Ngân Kinh tế, Luật BAN BIÊN TẬP 1. PGS.TS. Diệp Thanh Tùng Trưởng Khoa Kinh tế, Luật Trưởng ban 2. PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Luật Phó Trưởng ban 3. PGS.TS. Huỳnh Quang Linh Giảng viên Bộ môn Kế toán Ủy viên 4. ThS. Huỳnh Thị Trúc Linh Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Luật Ủy viên 5. ThS. Nguyễn Thị Bích Ngân Viên chức Văn phòng Khoa Kinh Ủy viên tế, Luật 6. ThS. Phạm Thị Tố Thy Tạp chí Khoa học Trường Đại học Ủy viên Trà Vinh 7. ThS. Nguyễn Đăng Hai Tạp chí Khoa học Trường Đại học Ủy viên Trà Vinh 8. CN. Phan Hoàng Minh Tạp chí Khoa học Trường Đại học Ủy viên Trà Vinh 9. KS. Hứa Minh Nhựt Tạp chí Khoa học Trường Đại học Ủy viên Trà Vinh
- MỤC LỤC LĨNH VỰC KINH TẾ 1. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CAM KẾT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG 1 HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga, ThS. Nguyễn Thị Hà Phương 2. VĂN HOÁ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA NGƯỜI HOA TRIỀU CHÂU THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG 7 NCS. Hồ Thanh Hải 3. HIỂU BIẾT TÀI CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TÀI CHÍNH CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG 17 TS. Nguyễn Văn Lương, PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung 4. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ SỰ GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN VỚI NGÂN HÀNG: TRƯỜNG HỢP NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU 28 LONG NCS. Lê Hoàng Thuya 5. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở TRÀ VINH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM 41 ThS. Huỳnh Minh Phúc 6. TÁC ĐỘNG COVID-19 ĐẾN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 48 PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà, ThS. Nguyễn Thị Bích Ngân 7. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG COVID-19 ĐẾN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 59 PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà, ThS. Phạm Thị Thu Hiền, ThS. Nguyễn Thái Mỹ Anh 8. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU 68 ThS. Lê Khánh Linh, TS. Lê Nhị Bảo Ngọc, ThS. Nguyễn Thị Khả Uyên, ThS. Nguyễn Duy Trường
- 9. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM TRONG NĂM 2020 78 TS. Lê Thành Lân, Huỳnh Thị Bích Ngân 10. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TUẦN HOÀN DƯỚI GÓC NHÌN TỪ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 84 TS. Đinh Kiệm, ThS. Phạm Hữu Chiến 11. XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI – CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP TỪ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ LOGISTICS 106 ThS. Huỳnh Tấn Khương 12. LIÊN KẾT VÙNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 116 TS. Trần Thanh Toàn 13. MÔ HÌNH GIÁ KÌ VỌNG CỦA NÔNG HỘ NUÔI TÔM Ở CÀ MAU 125 Lê Nhị Bảo Ngọc 14. HÀNH VI LÔI KÉO KHÁCH HÀNG BẤT CHÍNH BẰNG HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TỪ THỰC TRẠNG TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU 139 LONG ThS. Ngô Thiện Lương 15. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG QUA HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 149 ThS. Nguyễn Thị Hồng Phúc 16. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRONG LIÊN KẾT VÙNG VÀ BÀI HỌC CHO TỈNH QUẢNG BÌNH 158 ThS. Nguyễn Thị Diệu Thanh 17. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG – NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÔM NƯỚC LỢ Ở VIỆT NAM 169 PGS.TS. Phước Minh Hiệp, ThS. Lê Bảo Toàn, NCS. Võ Thế Trường 18. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN TỈNH KIÊN GIANG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 179 TS. Vòng Thình Nam
- 19. GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19 190 ThS. Nguyễn Diệp Phương Nghi, ThS. Lê Thị Nhã Trúc 20. VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI TÁC KINH DOANH CỦA NGƯỜI HOA TRIỀU CHÂU THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG 198 NCS. Hồ Thanh Hải 21. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH SARS-CoV-2 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 203 TS. Nguyễn Văn Nguyện 22. PHÁT TRIỂN NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN – ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CỦA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 218 NCS. Nguyễn Công Chánh 23. ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG NƯỚC UỐNG GIẢI KHÁT KHÔNG CỒN VÀ VAI TRÒ TRÁCH NHIỆM XÃ 225 HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NCS. Nguyễn Hoàng Khởi, PGS.TS. Dương Ngọc Thành 24. THƯƠNG MẠI VÀ CHUỖI CUNG ỨNG – NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN 236 NCS. Thái Doãn Hồng 25. XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO PHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG BÉ NHẤT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ KHÁCH SẠN 244 NCS. Đoàn Tuấn Phong, PGS.TS. Bùi Văn Trịnh 26. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2020 255 ThS. Phạm Thị Giang Thuỳ 27. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ KHÁCH SẠN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ 263 CẦN THƠ PGS.TS. Bùi Văn Trịnh, PGS.TS. Phước Minh Hiệp
- 28. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP HIỆN NAY 274 ThS.GVC. Tạ Trần Trọng 29. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP – TRƯỜNG HỢP SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY NINH 282 ThS. Nguyễn Thị Diễm Trinh, Nguyễn Hải Đăng 30. XU HƯỚNG TRUYỀN THÔNG TIÊU DÙNG TRONG VÀ SAU THỜI KÌ COVID-19: CƠ HỘI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 295 ThS. Trần Thị Diệu, ThS. Lê Yến Chi LĨNH VỰC LUẬT 31. THỰC TRẠNG THIẾU HỤT NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 305 ThS. Nguyễn Lê Anh, ThS. Vũ Thanh Tùng 32. MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ỦY THÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 315 NCS. Lê Đức Hiền, ThS. Trịnh Ngọc Thủy 33. BÀN VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN, ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI VIỆT NAM THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI THẾ HỆ 321 MỚI Lê Ngọc Thạnh 34. QUAN HỆ LAO ĐỘNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: NHÌN TỪ BIÊN BẢN THỎA THUẬN HỢP TÁC CỦA GRAB 329 Lê Ngọc Thạnh 35. QUAN HỆ XÃ HỘI PHI TRUYỀN THỐNG THỜI ĐẠI 4.0 VÀ VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT XỬ LÍ CÁC VI PHẠM CÓ LIÊN QUAN 338 TS. Lương Văn Tuấn
- 36. VẤN ĐỀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP: THAM CHIẾU TỪ DỊCH BỆNH COVID-19 349 TS. Cao Vũ Minh 37. PHÁP LUẬT VỀ KHAI THÁC THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 365 KINH TẾ QUỐC TẾ NCS. Lê Đức Hiền 38. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG RÀO CẢN VÀ THÁCH THỨC CỦA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG 373 TS. Nguyễn Ngọc Kiện, ThS. Trịnh Tuấn Anh 39. KIỂM SOÁT XÃ HỘI ĐỐI VỚI QUYỀN LỰC CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY 383 PGS.TS. Đỗ Minh Khôi 40. PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH KIỂM ĐẾM BẮT BUỘC – THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 397 ThS. Nguyễn Thành Phương 41. PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 409 Đào Mộng Điệp, Trịnh Tuấn Anh 42. NHU CẦU XÂY DỰNG LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI Ở VIỆT NAM 417 NCS. Nguyễn Nhật Khanh 43. MỘT SỐ NỘI DUNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 427 CN. Nguyễn Võ Anh, ThS. Trần An Phương, CN. Quản Tuấn Anh 44. NGHIÊN CỨU GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT – KINH NGHIỆM TỪ CỘNG HÒA PHÁP 435 PGS.TS. Phan Nhật Thanh 45. PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA TRONG KHỐI TƯ NHÂN: KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC DƯỚI GÓC NHÌN LUẬT HỌC ThS. Nguyễn Đình Thúy Hường, Đặng Hoàng Minh, 445 TS. Ngô Hồ Anh Khôi
- 46. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI TÒA ÁN 452 NCS. Đặng Quang Dũng, ThS. Châu Thanh Quyền 47. MÔ HÌNH PHÁP LÍ VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM TRONG BỐI 462 CẢNH TOÀN CẦU HÓA TS. Đoàn Thị Phương Diệp, Trịnh Tuấn Anh 48. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TẠI TỈNH TRÀ VINH 470 NCS. Lâm Thị Mỹ Lan
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” LĨNH VỰC KINH TẾ
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CAM KẾT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THE IMPACT OF INTELLECTUAL PROPERTY-RELATED COMMITMENTS IN THE EVFTA ON VIETNAMESE ENTERPRISES ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga1, ThS. Nguyễn Thị Hà Phương2 Tóm tắt – Sở hữu trí tuệ và thương mại quốc tế có mối quan hệ khá mật thiết, hầu hết các hiệp định thương mại song phương hay đa phương đều có những cam kết về sở hữu trí tuệ. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đã nâng mức độ cam kết sở hữu trí tuệ ở mức độ cao và toàn diện hơn, phạm vi điều chỉnh cũng đa dạng và bao trùm nhiều lĩnh vực. Điều này mang đến cho doanh nghiệp Việt Nam không ít thuận lợi và khó khăn. Bài viết này sẽ phân tích các cam kết về sở hữu trí tuệ trong hiệp định EVFTA, nhận dạng các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp của Việt Nam, từ đó đề xuất những kiến nghị góp phần thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ khóa: Hiệp định EVFTA, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp Việt Nam. 1. CÁC CAM KẾT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG EVFTA 1.1. Giới thiệu về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa một bên là Liên minh Châu Âu và các quốc gia thành viên, và bên kia là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được chính thức khởi động đàm phán tại Brussels (Bỉ) ngày 27 tháng 6 năm 2012, chính thức kí kết vào ngày 30 tháng 6 năm 2019 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 8 năm 2020 sau khi được Quốc hội Việt Nam và Nghị viện EU phê chuẩn. Mục tiêu của Hiệp định là tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa các bên [1]. Hiệp định gồm 17 Chương, hai Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kĩ thuật 1 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh; Email: nga.nguyen@hcmute.edu.vn 2 Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức 1
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lí – thể chế [2]. Với mong muốn nâng cao mức sống, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế, tạo ra cơ hội việc làm mới và cải thiện phúc lợi chung, Hiệp định sẽ tạo ra một không khí mới cho sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa các bên. 1.2. Các cam kết về sở hữu trí tuệ 1.2.1. Các vấn đề chung Các cam kết về sở hữu trí tuệ được quy định tại Chương 12 của Hiệp định gồm 63 Điều và 02 Mục lục. Mục tiêu của thỏa thuận về sở hữu trí tuệ là tạo thuận lợi cho việc chế tạo, sản xuất và thương mại hóa sản phẩm, đổi mới và sáng tạo nhằm đóng góp cho nền kinh tế bền vững và toàn diện hơn của mỗi bên; đạt được mức độ bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đầy đủ và hiệu quả. Đồng thời, việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải đóng góp vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, vì lợi ích chung của các nhà sản xuất, người sử dụng và theo cách thức có lợi cho phúc lợi xã hội và kinh tế, bảo đảm sự cân bằng giữa các quyền và nghĩa vụ. Về nguyên tắc chung, Hiệp định EVFTA yêu cầu các bên phải cam kết thực hiện các cam kết về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định trong các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của WTO (Hiệp định TRIPS), nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) (theo đó Việt Nam và EU cam kết dành cho công dân của nhau mức bảo hộ sở hữu trí tuệ không kém hơn mức bảo hộ dành cho công dân của bất kì một nước thứ ba nào khác) và nguyên tắc cạn quyền3 (Việt Nam và EU được quyền tự do quy định về cạn quyền sở hữu trí tuệ, miễn là phù hợp với TRIPS). 1.2.2. Các tiêu chuẩn bảo hộ đối với từng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cụ thể Thứ nhất, về quyền tác giả và quyền liên quan, EVFTA quy định để được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, các bên phải tuân thủ các quyền và nghĩa vụ quy định tại các điều ước quốc tế: (i) Công ước Berne (Việt Nam đã tham gia năm 2004); (ii) Công ước Rome (Việt Nam đã tham gia năm 2007); (iii) Hiệp định TRIPS (Việt Nam đã tham gia năm 2007). Ngoài ra, trong thời hạn ba năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, các bên phải gia nhập Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả và Hiệp ước của WIPO về cuộc biểu diễn và bản ghi âm được thông qua tại Genève (Thụy Sĩ) ngày 20 tháng 12 năm 1996. Hầu hết các quy định cụ thể về quyền tác giả và quyền liên quan của pháp luật Việt Nam hiện hành đã khá 3 Cạn quyền là trạng thái khi một sản phẩm mang đối tượng sở hữu trí tuệ (SHTT) được đưa ra thị trường bởi chính chủ thể nắm giữ quyền SHTT hoặc với sự đồng ý của chủ thể này, thì chủ thể nắm giữ quyền SHTT không còn quyền kiểm soát đối với việc phân phối và khai thác thương mại các sản phẩm đó nữa. 2
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” tương thích với các cam kết tại Hiệp định, Việt Nam cần quy định thêm một số nghĩa vụ khác như phải có biện pháp ngăn chặn các hành vi nhằm vô hiệu hóa các biện pháp công nghệ bảo vệ quyền tác giả (TPMs) và thông tin quản lí quyền (RMIs); còn về quyền của nghệ sĩ đối với việc bán lại tác phẩm, Việt Nam có thể cân nhắc quy định vì đây không phải là nghĩa vụ bắt buộc. Thứ hai, về nhãn hiệu, ngoài việc khẳng định tuân thủ các quy định của Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu và Thỏa ước Nice về phân loại hàng hóa và dịch vụ, Hiệp định còn quan tâm đến việc đơn giản hóa và thiết lập thủ tục đăng kí nhãn hiệu như quy định phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lí do cụ thể nếu từ chối đăng kí; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, cập nhật, dễ tra cứu về tất cả các nhãn hiệu đang được bảo hộ đặc biệt quy định về việc thu hồi nhãn hiệu nếu không sử dụng thực tế. Thứ ba, về chỉ dẫn địa lí. Đây là đối tượng được các bên quan tâm nhiều và mất rất nhiều thời gian để đàm phán. Về đối tượng bảo hộ, các cam kết về chỉ dẫn địa lí trong EVFTA chỉ áp dụng đối với nhóm sản phẩm: rượu vang, đồ uống có cồn, nông sản, thực phẩm. Về các trường hợp được bảo hộ đương nhiên, Chương 12 EVFTA có 02 Phụ lục GI-I và GI-II trong đó liệt kê 171 chỉ dẫn địa lí của EU và 39 chỉ dẫn địa lí của Việt Nam (gồm tên gọi, địa phương xuất xứ, nước xuất xứ) mà hai bên cam kết bảo hộ đương nhiên, không cần qua các thủ tục thẩm định, thông báo, khiếu nại… theo quy trình thông thường. Thứ tư, về kiểu dáng công nghiệp, Việt Nam phải gia nhập và bảo đảm thực thi các quy định của Hiệp định Hague (La Hay) về đăng kí quốc tế kiểu dáng công nghiệp đồng thời phải quy định rõ hơn về việc bảo hộ kiểu dáng tổng thể và kiểu dáng linh kiện thành phần (thông qua tiêu chí “nhìn thấy được”). Ngoài ra, Việt Nam cần quy định rõ hơn về việc kiểu dáng công nghiệp cũng có thể là đối tượng được bảo hộ theo quyền tác giả. Thứ năm, về sáng chế, EVFTA có một số cam kết mới (so với pháp luật hiện hành của Việt Nam) đáng chú ý sau đây: Quyền áp dụng Tuyên bố DOHA để tiếp cận những sáng chế về dược phẩm phục vụ cho lợi ích cộng đồng (đặc biệt là các ngoại lệ về quyền sử dụng các sáng chế dược phẩm). EVFTA yêu cầu Việt Nam phải có quy định cho phép “bù đắp” cho các trường hợp thời gian bảo hộ sáng chế bị rút ngắn do chậm trễ trong thủ tục cấp phép lưu hành (nhưng không ràng buộc về cách thức “bù đắp”) . Thứ sáu, về thông tin bí mật, các bên cam kết thực thi quy định của Hiệp định TRIPS và để bảo đảm sự bảo hộ hiệu quả trước sự cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Công ước Paris. Thứ bảy, về giống cây trồng, các bên phải bảo hộ quyền đối với giống cây trồng phù hợp với Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới bao gồm các 3
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” ngoại lệ đối với người nhân giống như được đề cập tại Điều 15 của Công ước đó, và hợp tác để thúc đẩy và thi hành các quyền này. 1.2.3. Các biện pháp bảo hộ Về cơ bản, EVFA đưa ra các cam kết mang tính nghiêm khắc cho việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất cứ thời điểm nào để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm; Tòa án có quyền yêu cầu các đối tượng khác thực hiện việc cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc về thực thi sở hữu trí tuệ mà Tòa đang xem xét. Hiệp định cũng quy định khá chi tiết về các nội dung như chứng cứ, việc bồi thường thiệt hại, chi phí pháp lí… Đặc biệt, Hiệp định có quy định về biện pháp kiểm soát tại biên giới như chủ thể quyền có thể nộp đơn yêu cầu cơ quan hải quan đình chỉ việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay cơ quan hải quan phải dừng thông quan hàng hóa nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (việc này phải phù hợp với thủ tục quốc gia). 2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Đã từ lâu, sở hữu trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Với tư cách là chủ thể sử dụng tài sản trí tuệ hay là chủ sở quyền, việc thực thi Hiệp định EVFTA đều có sự tác động mạnh mẽ theo cả hai hướng thuận lợi và khó khăn. 2.1. Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ trong EVFTA Khi EVFTA có hiệu lực, lượng hàng hóa từ châu Âu được nhập khẩu vào Việt Nam đa dạng hơn, phong phú hơn với nhiều sản phẩm mang nhãn hiệu mới, kiểu dáng công nghiệp mới hoặc sáng chế mới đã được cơ quan có thẩm quyền của châu Âu cấp giấy chứng nhận bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận và lựa chọn những đối tác mới phù hợp hơn với điều kiện của mình, tránh được việc mua hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ từ các nguồn cung khác. Nếu các doanh nghiệp đang là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ được hưởng nhiều lợi ích kinh tế từ việc khai thác quyền, được đảm bảo việc thực thi và tăng lợi thế cạnh tranh trong chính thị trường nội địa và cả thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm thuộc nhóm 39 chỉ dẫn địa lí của Việt Nam được Liên minh châu Âu công nhận có cơ hội rất lớn trong việc đầu tư phát triển mạnh tại thị trường châu Âu. Bên cạnh đó, khi EVFTA được thực thi sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu vào Việt Nam. Điều này giúp doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp châu Âu trong việc cải tiến kĩ thuật, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu sáng tạo; phát triển sản phẩm mới. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để học hỏi các doanh 4
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” nghiệp châu Âu về chiến lược bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cách thức khai thác các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp để tăng lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư. Những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ trong EVFTA Thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ trong EVFTA có hiệu lực có lẽ là nhận thức của doanh nghiệp về quyền sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Điều này gây không ít khó khăn cho chính các doanh nghiệp là chủ sở hữu các tài sản trí tuệ cũng như doanh nghiệp đang sử dụng tài sản trí tuệ. Về phía các doanh nghiệp là chủ thể quyền, việc thiếu hiểu biết về sở hữu trí tuệ dẫn đến việc bảo vệ và khai thác các thành quả của mình thiếu hiệu quả. Trong những năm trước đây Việt Nam đã chứng kiến nhiều thương hiệu nổi tiếng bị “đánh cắp” tại thị trường nước ngoài, nhiều kiểu dáng công nghiệp bị làm giả, làm nhái vì doanh nghiệp thiếu quan tâm đến việc bảo hộ tài sản trí tuệ như câu chuyện của cà phê Trung Nguyên, võng xếp Duy Lợi, Công ty Thuốc lá Vinataba, Công ty Vifon [3]. Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn có rất ít doanh nghiệp có chiến lược xây dựng hệ thống quản trị tài sản trí tuệ. Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp vẫn có sự sáng tạo nghiên cứu đổi mới công nghệ, có sự sáng tạo trong việc đổi mới mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu mới nhưng không thực hiện việc đăng kí xác lập bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, từ đó dẫn đến tình trạng nhiều nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp hay sáng chế mới của mình bị xâm phạm ở thị trường khác. Nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ các quy định về các biện pháp xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nên không chủ động yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lí, thậm chí có doanh nghiệp còn ngại việc tố giác các hành vi làm giả sản phẩm của mình vì sợ ảnh hưởng đến uy tín và doanh thu khi người tiêu dùng chưa thật sự phân biệt được hàng thật hàng giả [4]. Về phía các doanh nghiệp là chủ thể sử dụng, việc thiếu hiểu biết về sở hữu trí tuệ có thể dẫn đến nhiều thiệt hại. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp mua phải hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì khi nhập khẩu vào Việt Nam, hàng hóa đó có thể bị dừng thông quan khi có yêu cầu của chủ thể quyền. Hoặc trường hợp doanh nghiệp thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm ngăn chặn việc đưa vào và lưu thông hàng hóa, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu ngay sau khi được phép thông quan. Trong trường hợp việc xâm phạm mang quy mô thương mại, cơ quan tư pháp có thể yêu cầu bắt giữ hoặc phong tỏa động sản và bất động sản bao gồm phong tỏa tài khoản ngân hàng và các tài sản khác của người bị nghi ngờ có hành vi xâm phạm; thậm chí trong trường hợp doanh nghiệp không cố ý xâm phạm mà chỉ làm dịch vụ lưu giữ, vận chuyển, quản lí hàng hóa vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ thể quyền. Ngoài ra, các trường hợp doanh nghiệp bị thua kiện 5
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” trong các vụ tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ phải trả cho bên thắng các chi phí tòa án, chi phí thuê luật sư hợp lí và các chi phí khác... 3. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Một là, doanh nghiệp chủ động nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ và xây dựng chính sách sở hữu trí tuệ tại doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng bắt buộc phải đăng kí như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, bí mật kinh doanh…; có cơ chế khai thác hiệu quả các đối tượng đã được bảo hộ như kí hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng (hợp đồng li-xăng); thực hiện việc góp vốn, hay kêu gọi đầu tư để mở rộng sản xuất; có cơ chế giám sát việc thực thi các tài sản trí tuệ của mình bằng việc tận dụng các quy định dành cho chủ thể quyền. Hai là, các doanh nghiệp sử dụng các tài sản trí tuệ của chủ thể khác cần phải đánh giá xem xét cẩn thận về quyền sở hữu của đối tác. Cần trang bị các kiến thức sở hữu trí tuệ, hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình về các giao dịch liên quan đến tài sản trí tuệ, cần hiểu rõ về các loại hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ tránh những tranh chấp và kiện tụng tốn kém sau này. Ba là, doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào quá trình lấy ý kiến sửa đổi luật, đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng giữa một bên là quyền lợi của chủ thể quyền và một bên là quyền sử dụng, quyền tiếp cận tri thức, công nghệ của xã hội. Đồng thời, tích cực vận động và tham gia vào việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử về sở hữu trí tuệ do hiệp hội các doanh nghiệp thực hiện nhằm tuân thủ các cam kết của Hiệp định một cách hiệu quả nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu năm 2020 (VN-EU). [2] Bộ Công Thương. Tổng quan về Hiệp định EVFTA. Truy cập từ http://evfta.moit.gov.vn/?page=overview&category_id=fb203c7b-54d6-4af7- 85ca-c51f227881dd [Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2020]. [3] Phan Anh. Khi thương hiệu nổi tiếng bị lợi dụng. Truy cập tư https://vneconomy.vn/doanh-nhan/khi-thuong-hieu-noi-tieng-bi-loi-dung-656 03.htm [Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2020]. [4] Bảo Lâm. Vì sao nhiều doanh nghiệp ngại tố cáo hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Truy cập từ http://vietq.vn/vi-sao-nhieu-doanh-nghiep-ngai-to-cao-hang-gia-hang-vi-pha m-so-huu-tri-tue-d154392.html [Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2020]. 6
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” VĂN HOÁ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA NGƯỜI HOA TRIỀU CHÂU THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG THE ORGANIZATIONAL CULTURE IN BUSINESS BY THE CHAOZHOU CHINESE IN SOC TRANG CITY NCS. Hồ Thanh Hải1 Tóm tắt – Loại hình kinh doanh chủ yếu của người Hoa Triều Châu thành phố Sóc Trăng: bán lẻ – tiệm tạp hoá, buôn bán sỉ, doanh nghiệp tư nhân. Văn hoá tổ chức kinh doanh của người Hoa Triều Châu thành phố Sóc Trăng có sự gắn kết nội bộ cộng đồng người Hoa với nhau chặt chẽ; cơ chế quản lí kinh doanh chủ yếu theo gia đình. Từ khóa: cơ chế quản lí kinh doanh theo gia đình, người Hoa Triều Châu, văn hoá tổ chức kinh doanh . Theo số liệu điều tra dân số năm 2019 của Tổng cục Thống kê [1], tỉnh Sóc Trăng có 62.389 người dân tộc Hoa, chiếm gần 42% số người dân tộc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Theo số liệu Báo cáo công tác người Hoa năm 2019 [2] của Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, thành phố Sóc Trăng có 17.537 người Hoa, số hộ người Hoa hoạt động thương mại, dịch vụ và mua bán nhỏ: 3.440 hộ, chiếm 94,55% số hộ người Hoa ở thành phố Sóc Trăng. Người Hoa thành phố Sóc Trăng chủ yếu là người Hoa Triều Châu, đa phần sống bằng nghề kinh doanh, có truyền thống kinh doanh lâu đời, văn hoá tổ chức kinh doanh rõ nét, độc đáo. 1. HÌNH THỨC – LOẠI HÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU 1.1. Kinh doanh bán lẻ, tiệm tạp hoá Bán lẻ là hoạt động bán sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Người bán lẻ thường lấy hàng từ những người bán sỉ với giá cả thấp, số lượng lớn và đem bán trực tiếp cho người tiêu dùng với số lượng ít, giá cả cao hơn giá bán sỉ. Buôn bán lẻ của người Hoa Triều Châu hình thành từ khá lâu ở thành phố Sóc Trăng, phát triển rộng khắp từ thành thị đến trung tâm các vùng nông thôn với các tiệm tạp hoá, hàng xén, cửa hiệu. Đặc điểm của bán lẻ là hàng hoá đa dạng, nguồn vốn nhỏ. Hình thức bán lẻ phổ biến ở những người buôn bán nhỏ, họp chợ trao đổi mua bán hàng hoá, hoặc bán 1 Trường Đại học Trà Vinh; Email: hohaihaugiang@gmail.com 7
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” dạo. Với đức tính cần cù, nhẫn nại, nhiều người Hoa khởi nghiệp bằng nghề bán lẻ, bán dạo ngày nay đã trở thành những “đại gia” ở thành phố Sóc Trăng. Buôn bán lẻ của người Hoa Triều Châu phong phú về chủng loại hàng hoá, sản phẩm: tiệm bán bánh pía, lạp xưởng, điểm bán bánh cóng, sạp hàng chạp phô, cửa hàng đồ cúng lễ, tiệm bán bù lông ốc vít, điểm ăn tối, tiệm bán gạo, cửa hàng đông y... Có rất nhiều hình thức buôn bán lẻ, nhưng hình thức buôn bán lẻ phổ biến nhất mà nhiều người Hoa Triều Châu thành phố Sóc Trăng trước đây “khởi nghiệp” là tiệm tạp hoá. Tiệm tạp hoá là một cửa hàng loại nhỏ theo mô hình của cửa hàng bách hoá, là nơi lưu trữ hàng hoá và bày bán nhiều loại hàng hoá khác nhau trong đó có bán đầy đủ những thứ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày như các mặt hàng đồ ăn uống khô, đồ gia dụng, kim chỉ, vải vóc, một số loại đồ xây dựng như đinh, ốc, sơn, ống nước, đồ thiết yếu cho sinh hoạt như kem đánh răng, bóp đánh răng, các đồ phục vụ học tập... Đa số hàng hoá đều rẻ và đều tiện lợi tại các chợ hoặc các sạp bán hàng hay gian hàng theo phương thức bán lẻ và thanh toán trực tiếp. Người Hoa Triều Châu kinh doanh tiệm tạp hoá thường nhanh nhạy, năng động trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, nên chủng loại hàng phong phú, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng thông dụng hằng ngày của khách hàng. Nắm bắt những nhu cầu trong cuộc sống đời thường để kịp thời đưa sản phẩm hàng hoá đến tay người tiêu dùng là một trong các sở trường của người Hoa Triều Châu thành phố Sóc Trăng. Kinh doanh theo hướng dịch vụ này là một đặc trưng truyền thống của đại đa số người Hoa Triều Châu thành phố Sóc Trăng trước đây và hiện nay vẫn còn phổ biến. Mô hình cửa hàng tạp hoá phù hợp với quy mô hoạt động buôn bán nhỏ của đa số các chủ thể kinh doanh người Hoa Triều Châu thành phố Sóc Trăng. Nó gắn với kinh tế cá thể, hộ gia đình, linh hoạt trong việc lựa chọn mặt hàng và địa điểm, mặt bằng kinh doanh. Sự đa dạng về mặt hàng, chủng loại kinh doanh thể hiện sự nhanh nhạy của các chủ thể kinh doanh người Hoa Triều Châu thành phố Sóc Trăng trong việc nắm bắt nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Điều này cho thấy người Hoa Triều Châu thành phố Sóc Trăng từ lâu đã nắm vững một trong các quy tắc cơ bản của kinh doanh là nắm bắt và phản ứng nhanh nhạy trước thông tin, thị hiếu thị trường, chọn mặt hàng kinh doanh theo nhu cầu thị trường. Với đặc tính đa dạng về chủng loại hàng hoá, tiệm tạp hoá là mô hình chứa đựng nét văn hoá kinh doanh của người Hoa Triều Châu thành phố Sóc Trăng. Trong hoạt động kinh doanh tạp hoá, thoạt nhìn, tưởng chừng không tuân theo triết lí kinh doanh gì, nhưng thực tế, đa phần người Hoa Triều Châu thành phố Sóc Trăng kinh doanh tạp hoá đều có bí quyết, triết lí kinh doanh riêng. Nhiều người Hoa Triều Châu giàu có ở thành phố Sóc Trăng hiện nay, trước đây khởi nghiệp từ các tiệm tạp hoá, từ đó nắm vững nguyên lí thị trường, tích luỹ vốn và phát triển kinh doanh lớn hơn, trở thành người bỏ mối, buôn sỉ. Vì thế, hiện nay, 8
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” loại hình kinh doanh này vẫn được nhiều người Hoa Triều Châu thành phố Sóc Trăng lựa chọn để kinh doanh. Sở dĩ người Hoa Triều Châu thành phố Sóc Trăng thường lựa chọn loại hình bán lẻ, tiệm tạp hoá để kinh doanh, đặc biệt là những năm trước đây bởi các lí do sau: Thứ nhất, tổ chức kinh doanh hộ gia đình theo loại hình bán lẻ, tiệm tạp hoá là một trong các hình thức kinh doanh truyền thống của người Hoa trước đây, kể cả người Hoa sau khi rời khỏi Trung Hoa đi lập nghiệp, kinh doanh ở nước khác. Thứ hai, điều kiện kinh tế và bối cảnh của người Hoa Triều Châu trong những ngày đầu định cư, lập nghiệp ở Sóc Trăng: người Hoa Triều Châu xưa đến lập nghiệp ở Sóc Trăng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đều có điểm chung là họ đến Sóc Trăng với hai bàn tay trắng, hoặc có quy mô vốn nhỏ. Trong bối cảnh chưa tích luỹ được quy mô vốn lớn, môi trường sống mới, chưa có nhiều mối quan hệ với người dân và chính quyền sở tại, lựa chọn kinh doanh cá thể, hộ gia đình gắn với loại hình bán lẻ, tiệm tạp hoá là phù hợp nhất, thậm chí nhiều người phải bắt đầu từ nghề: trồng lúa, tỏi, hành tím, củ cải trắng, sau khi tích luỹ được lượng vốn khá khá, tạo lập được mối quan hệ với người dân bản địa, mới chuyển sang kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, bánh kẹo, các món ăn truyền thống, tiệm tạp hoá. Thứ ba, kinh tế – xã hội thành phố Sóc Trăng trước đây kém phát triển, là vùng nông thôn kiểu truyền thống, địa bàn kinh doanh nhỏ, chưa có điều kiện cho các loại hình kinh doanh hiện đại quy mô vốn lớn xuất hiện, trong bối cảnh đó, loại hình kinh doanh bán lẻ, tiệm tạp hoá gắn với nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân vùng nông thôn là phù hợp nên người Hoa Triều Châu đã lựa chọn. Người Hoa Sóc Trăng, ngoài người Hoa gốc Triều Châu, còn có người Hoa nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, nhưng do tính gắn kết nội bộ cộng đồng người Hoa, cùng có chung cội nguồn truyền thống thương nghiệp Trung Hoa, cùng hệ toạ độ không gian văn hoá, thời gian văn hoá kinh doanh ở thành phố Sóc Trăng, nên văn hoá tổ chức kinh doanh của người Hoa ngôn ngữ Triều Châu và người Hoa nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam ở thành phố Sóc Trăng không có sự khác biệt đáng kể. Thời gian đầu mới đến lập nghiệp ở Sóc Trăng, giữa người Hoa Triều Châu và người Hoa Quảng Đông có một số điểm khác nhau nhất định trong lựa chọn loại hình kinh doanh. Nhưng sự khác biệt đó mất dần trong quá trình họ cùng sinh sống, trao đổi, buôn bán, kinh doanh ở thành phố Sóc Trăng trong một không gian văn hoá, thời gian văn hoá, chủ thể văn hoá kinh doanh chung là cộng đồng người Hoa thành phố Sóc Trăng. Sau nhiều đợt di cư – biến động của cộng đồng người Hoa, hiện nay người Hoa thành phố Sóc Trăng, chủ yếu là người Hoa nhóm ngôn ngữ Triều Châu, văn hoá kinh doanh của họ là sự đại diện cho những đặc trưng tính cách văn hoá kinh doanh chung của cộng đồng người Hoa thành phố Sóc Trăng. Vì vậy, ở nội dung 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ứng dụng bài toán tối ưu trong mô hình tăng trưởng kinh tế có yếu tố vốn con người
6 p | 22 | 3
-
Ước lượng hiệu quả kĩ thuật bằng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên
9 p | 10 | 3
-
Hiệp định thương mại RCEP – Cơ hội nhiều, thách thức không hề nhỏ
8 p | 10 | 3
-
Xây dựng hệ sinh thái số phù hợp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam
11 p | 7 | 1
-
Xu hướng giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến tại Việt Nam – Một số khuyến nghị pháp lý
5 p | 6 | 1
-
Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam
10 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn